You are on page 1of 2

Gần hết họ tộc của lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Trung Trực hiện đang sống tại

tỉnh Cà Mau. Đó là thông tin mà nhà thơ Nguyễn Bá cho biết trong một buổi trò
chuyện lan man của ông với tôi cùng vài người bạn trẻ về vùng đất mới Cà Mau
cách nay vài năm
Dù có hơn 30 năm sống ở Cà Mau, thông tin
này khiến tôi cũng phải giật mình. Còn nhớ,
công bố của một nhà viết sử uy tín của Nam bộ
trong một hội thảo khoa học mới hơn hai mươi
năm trước, thì ông Nguyễn Trung Trực chỉ có
hai anh em. Tài liệu này cho biết, vợ ông Trực,
bà Lê Kim Định và đứa con trai duy nhất của
ông đều chết trong khi sinh nở giữa cuộc vây
ráp của chính quyền thực dân Pháp trên đảo
Phú Quốc. Sau đó, ngày 27 tháng 10 năm 1868,
ông Nguyễn Trung Trực bị Tây hành quyết tại
nhà Bưu điện Rạch Giá. Chỉ còn duy nhất em
Ông Lê Vũ Hoàng (bên trái), hậu duệ đời thứ 5 của Nguyễn gái ông là bà Nguyễn Thị Đạt, sống ở xóm
Trung Trực, giới thiệu cuốn gia phả đầy đủ của dòng họ Nguyễn Nghề, thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An.. Hậu
Trung Trực. Ảnh: Đ.Đ
duệ của bà Đạt hiện vẫn còn sinh sống nơi đây.
Thế mà thông tin của nhà thơ Nguyễn Bá lại
cho biết, ông Trực còn có sáu người em nữa, bốn trai, hai gái từng trốn tránh về sinh sống ở
đất Cà Mau. Cả mộ phần của cha mẹ ông Trực là ông Nguyễn Cao Thăng và bà Tô Kim Hồng
đều hiện nằm ở đất Cà Mau. Thế mà 141 năm qua, họ vắng bóng hẳn trong sử sách.

Khi thực hiện loạt phim Khám phá biển Tây, để “ngược dòng” tìm về cuộc di cư mất tích của
những người ruột thịt với vị anh hùng nghĩa quân, theo chỉ dẫn của nhà thơ Nguyễn Bá, chúng
tôi về Tân Đức thuộc huyện Đầm Dơi để tìm ông Lê Văn Khai – Sáu Khai, một hậu duệ đời thứ
tư của người em gái thứ bảy của ông Nguyễn Trung Trực là bà Nguyễn Thị Đào.
Ông Sáu Khai cùng hai người con trai trên hai chiếc vỏ lãi đưa chúng tôi từ Tân Đức ra Tân
Tiến để viếng mộ ông Nguyễn Cao Thăng và bà Tô Kim Hồng, thân phụ và thân mẫu của ông
Nguyễn Trung Trực. Con sông Đầu Trâu ngày nay hai triền sông vẫn còn ngút ngàn rặng lá dừa
nước. Theo ông Sáu Khai, câu chuyện người già trong họ tộc lưu lại cho con cháu, thì ngày đó,
sau khi ông Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông Nguyễn Cao Thăng đã chỉ huy cuộc di cư từ căn cứ
Tà Niêng ra cửa biển Tắc Cậu, dong buồm xuôi về Nam, vòng qua mũi Cà Mau, đi vào cửa Bồ
Đề, cửa biển phía đông của sông Cửa Lớn. Đoàn gồm sáu chiếc ghe, chở trên đó bảy kiến họ.
Ngoài thân nhân của Nguyễn Trung Trực, còn lại là các nghĩa quân và gia đình họ. Vào sông
Cửa Lớn, khi đến ngã ba Vàm Đầm đoàn ghe rẽ vô, lần mãi theo rạch Đầu Trâu cho đến khi lá
dừa nước ken kín không đi được nữa thì dừng lại. Về đây mới biết, hậu duệ của dòng họ
Nguyễn Trung Trực ngày nay đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, tập trung đông
nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến.

Trong trận bình sát nghĩa quân trên đảo Phú


Quốc, để buộc ông Trực hàng, thực dân Pháp
đã bắt mẹ ông và chúng quy ước trong thời gian
ngắn, nếu ông không ra hàng thì chúng sẽ giết
bà. Khi đoàn người di cư, bà Tô Kim Hồng vẫn

Phần mộ của ông Nguyễn Cao Thăng và bà Tô Kim Hồng, song


thân của anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Tân Tiến, Đầm Dơi,
Cà Mau. Ảnh: Đ.Đ
còn ở lại Hòn Chong, Hà Tiên trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó.
Mãi sau này hài cốt của bà mới
được cải táng về nằm bên cạnh chồng.
Trong cuộc khởi nghĩa của ông Trực, ngoài đông
đảo nghĩa dân hưởng ứng đi theo, ông còn có một
hậu thuẫn đáng tin cậy là cả gia đình. Đây thật sự
là một gia đình yêu nước, gia đình cách mạng. Nó
đã trở thành một truyền thống máu thịt của một
dòng họ, không chỉ có ở thế hệ ông Trực mà cả
bốn đời tiếp sau đó, dòng họ này không có một
người nào cộng sự với thực dân Pháp và cả người
Mỹ sau này. Bằng hai chiến công lừng lẫy: đốt cháy
tàu
L’Espérance – tàu Hy Vọng của Pháp trên vàm song Nhựt Tảo ngày 10 tháng 12 năm 1861 và
trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực xuất hiện giữa
những gương mặt lãnh tụ và thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp nửa sau thế kỷ 19 như một diện
mạo đặc biệt. Với trận Nhựt Tảo, ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt được
pháo thuyền của quân đội Pháp. Với trận tập kích đồn Kiên Giang, ông là thủ lãnh nghĩa quân
duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được một trung tâm cấp tỉnh từ sau tháng 8 năm 1867
khi thực dân Pháp thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam kỳ.
Trở lại Tân Đức, ông Sáu Khai đã dẫn chúng tôi ra thăm ao nước ngọt có tuổi đời gần một thế
kỷ rưỡi, tương truyền là do ông Cai Thoai, một võ tướng của Nguyễn Trung Trực đã khơi đào
từ ngày đoàn ghe lánh nạn đến đất này. Mãi đến ngày nay ao nước ngọt này vẫn được dùng
chung cho cả làng và nó vẫn được gọi bằng cái tên thuở xa xưa: ao Thuý.

You might also like