You are on page 1of 18

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

ThS. Lê Thị Đào Thanh


KẾT CẤU BÀI GIẢNG
• I- HOÀN CẢNH RA ĐỜI

• II- ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG QUAN


ĐIỂM KINH TẾ

• III- VỊ TRÍ LỊCH SỬ VÀ NHỮNG HẠN


CHẾ
I- HOÀN CẢNH RA ĐỜI
- Về mặt lịch sử:
• CNTT - tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư
sản, ra đời trước hết ở Anh, sau đó ở Pháp, Ý và các
nước khác, vào khoảng những năm 1450, phát triển
tới giữa thế kỷ XVII và sau đó bị suy đồi.
• CNTT ra đời trong bối cảnh: PTSX phong kiến tan
rã, PTSX TBCN mới ra đời, đang trong giai đoạn
tích luỹ nguyên thuỷ và chuyển dần từ kinh tế hàng
hóa giản đơn sang kinh tế thị trường. Lúc này cần 2
điều kiện ra đời của CNTB ( Tiền & lao động làm
thuê) CNTT ra đời đáp ứng yêu cầu đó
- Về mặt chính trị
• Giai cấp tư sản mới ra đời, chưa nắm được
chính quyền,
• chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý
tộc,
• chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại
chủ nghĩa phong kiến.
-Về phương diện khoa học - kỹ thuật:
+ 1492, Côlông tìm ra châu Mỹ và đường sang
châu Á + 1496 Vaxcôđơ Gama vòng quanh
C/Phi tìm ra đường sang Ấn Độ Dương

 trung tâm mậu dịch châu Âu được chuyển từ


Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, các nước
Hà Lan, Pháp, Anh giữ vai trò chính trong sự
phát triển mậu dịch, du thương để chuyển vàng
từ châu Mỹ về châu Âu. Nó đòi hỏi phải có lý
thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn cho
hoạt động thương nghiệp đang trên đà phát triển
- Về mặt tư tưởng, triết học
• là thời kỳ phục hưng
• đề cao tư tưởng tư sản, đề cao cá nhân,
• tập trung phê phán bóc lột, phê phán sở hữu
phong kiến và chống lại chế độ sở hữu phong
kiến;
• tư tưởng chống nhà thờ cũng phát triển mạnh
II- ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG
QUAN ĐIỂM KINH TẾ
1- Đặc trưng.
- là đường lối kinh tế của giai cấp tư sản trong
thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa.
- Đường lối kinh tế này phản ánh lợi ích của tư
bản thương nghiệp lớn lúc bấy giờ.
2.Tư tưởng kinh tế của CNTT
• Thứ nhất, coi tiền là nội dung căn bản của
của cải.
• Thứ hai, con đường để có tiền tệ (của cải) là
thương nghiệp, mà trước hết là ngoại thương.
• Thứ ba, lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi
không ngang giá.
• Thứ tư, đề cao vai trò của Nhà nước trong
phát triển thương nghiệp.
3. Những nhận xét
. Chủ nghĩa trọng thương là lý luận đầu tiên về
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó phản ánh
một cách ngây thơ cái bí mật của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, sự phụ thuộc hoàn toàn của chủ nghĩa tư
bản vào giá trị trao đổi.
. Đây là thứ lý luận của chủ nghĩa tư bản mới đi
những bước đầu tiên, còn kém tính lý luận, chưa khoa
học. Những đề xuất trong chính sách của họ thiên về
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
.Phương pháp nghiên cứu của họ miêu tả bề ngoài
của xã hội tư bản, chưa coi sản xuất quyết định của
cải xã hội, mà coi lưu thông là quyết định.
III- VỊ TRÍ LỊCH SỬ VÀ HẠN CHẾ

1- Vị trí lịch sử

2. Những hạn chế


1- Vị trí lịch sử
• - là học thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử, tuy còn hạn chế
về tính lý luận, nhưng vẫn tiến bộ hơn so với các tư tưởng kinh
tế phong kiến và các lý thuyết tôn giáo thịnh hành ở nhiều
nước thời bấy giờ là thoát khỏi các lý thuyết đạo đức, tôn giáo.
• - Lần đầu tiên đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là
những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền.
• - Nêu lên quan điểm về mục đích hoạt động của nền kinh tế
hàng hóa là lợi nhuận.
• - Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá
độ từ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
• - Tư tưởng Nhà nước can thiệp vào kinh tế về sau được các
nhà kinh tế hiện đại vận dụng.
2. Những hạn chế
-Học thuyết còn mang tính phiến diện, chỉ nghiên cứu
quan hệ kinh tế trong lĩnh vực lưu thông, tuyệt đối
hoá vai trò của lưu thông, xem nhẹ vai trò của sản
xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương mới
dừng ở phân tích thực tiễn để đưa ra những lời
khuyên về chính sách kinh tế, rất ít tính lý luận.
- Chưa biết đến các quy luật kinh tế, họ coi thương
trường là chiến trường, người này được thì người kia
mất, dân tộc này làm giàu thì dân tộc khác phải hy
sinh.
Câu hỏi
1- Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của chủ
nghĩa trọng thương và đường lối kinh tế của
trường phái này?
2- Vị trí lịch sử của chủ nghĩa trọng thương?

Câu hỏi trắc nghiệm:


Câu1- Theo quan điểm của Chủ nghĩa trọng
thương xem lĩnh vực nào sau đây quyết định
tạo của cải xã hội.
a. sản xuất. b. lưu thông. c. phân phối. d. cả 3
đều đúng.
Câu 2- Tư tưởng kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa trọng
thương là:
• a. coi tiền là nội dung cơ bản của của cải
• b. con đường để có tiền tệ là thương nghiệp
• c. a & b đúng
• d. a.b sai

Câu 3- Các trường phái của học thuyết trọng thương là:
a. học thuyết trọng thương về trọng kim
b. học thuyết trọng thương thiên về kỹ thuật
c. học thuyết trọng thương về ngoại thương
d. tất cả đều đúng.
Câu 4- Chủ nghĩa trọng thương có bao nhiêu
trường phái?
• a. 1. b. 2. c. 3 d. 4

Câu 5: Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên
của:
a. Giai cấp quý tộc phong kiến ở Tây Âu.
b. Chính phủ tư sản.
c. Những người đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội TB
d. Hệ tư tưởng tư sản trong kinh tế chính trị.
e. Ý kiến khác.
Câu 6 .Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là:
a. Tiền hay vàng và bạc. b. Thương nghiệp.
c. Ngoại thương. d. Lợi nhuận.
Câu 7 -Theo chủ nghĩa trọng thương, để có nhiều của
cải cần phải:
a. Mở rộng sản xuất. b. Nhập siêu.
c. Xuất siêu. d. Phát hành thêm tiền.
Câu 8. Câu nói: “Nội thương là một hệ thống ống dẫn,
ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có
ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương” là
của:
a. Thomat Mun (1751-1614).b. A. Montchretien (1575-1629).
c. W.Staord (1554-1612). d. W.Petty (1623-1687).
Câu 9.“Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự
phồn thịnh của một quốc gia; không có phép lạ nào
khác để kiếm tiền trừ thương mại” là câu nói của:
a. Tromat Mun ((1751-1614).
b. A. Montchretien (1575-1629).
c. W.Staord (1554-1612).
d. J.B.Collbert (1616-1683).

Câu 10. Theo chủ nghĩa trọng thương, mục đích hoạt
động của nền kinh tế hàng hoá là:
a. Mở rộng buôn bán. b. Có nhiều lợi nhuận.
c. Mua rẻ, bán đắt. d. Ý kiến khác.
Câu 11. Đóng góp của chủ nghĩa trọng thương là đưa
ra các quan điểm:
a. Sự giàu có là ở số tiền.
b. Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hóa là
lợi nhuận.
c. Nhà nước cần can thiệp vào kinh tế.
d. a, b và c.

Câu 12. Hạn chế của chủ nghĩa trọng thương là:
a. Ít tính lý luận. b. Ít tính thực tiễn.
c. Tuyệt đối hoá vai trò của thương nghệp. d. a & c

You might also like