You are on page 1of 3

fvt 12A4

1/ Tại sao khi ngồi ghế đứng lên ta lại khom người về đằng trước hoặc kéo chân vào phía
gầm ghế?
Để trọng tâm cơ thể nằm trong mặt chân đế, không bị té.

2/ Khi cần thiết ta phải nhảy ra khỏi toa xe đang chạy như thế nào?
Thứ nhất, mặt luôn hướng về phía trước vì nếu té úp thì có thể chống tay đỡ nguy hiểm hơn té
ngửa. Thứ hai, nếu xe chạy chậm thì nhảy xuống và chạy song song với xe rồi chạy chậm dần.
Nếu xe chạy nhanh thì nhảy bật lùi về phía sau nhưng mặt vẫn hướng về phía trước. Nếu xe
chạy rất nhanh thì nên viết di chúc trước khi nhảy.

3/ Có phải mọi vật ném lên trên đều phải rơi về phía Trái Đất không?
Nếu ném với vận tốc đủ lớn thì một vật có thể biến thành vệ tinh bay vòng quanh trái đất mà
không rơi xuống hoặc bay luôn vào vũ trụ. Trong thực tế thì chẳng ai có thể ném được như
vậy. Dù cho có chế một khẩu súng rất to để bắn vật lên thì lực ma sát với không khí cũng làm
vật cháy như sao băng.

4/ Tại sao người trượt tuyết không bị ngập sâu trong tuyết?
Nhờ đứng trên bàn trượt.

5/ Khi hòn đá rơi trong không khí từ một nơi cao xuống, liệu nó có tăng mãi vận tốc không?
Ban đầu thì vận tốc tăng dần cho đến khi lực cản không khí cân bằng với trọng lực thì vận tốc
không tăng nữa.

6/Tại sao cái bumerang lại có lối di chuyển kỳ lạ như vậy?


Do trong khi di chuyển, bumêrăng còn tự quay quanh mình. Chính chuyển động quay giữ cho
bumêrăng luôn nằm ở hướng hơi chếch lên nên nó lướt trên không khí chứ không cắm đầu
xuống đất như khi ném hòn đá.

7/ Khi hạt giống mọc trên vành một bánh xe đang quay thì mầm cây hướng về phía nào?
Theo bản năng thì mầm cây luôn mọc ngược hướng với lực tác dụng. Bình thường thì cây
mọc ngược hướng với trọng lực tức hướng lên trên. Trên vành bánh xe đang quay thì cây mọc
hướng với hợp lực của trọng lực và lực ly tâm.
8/ Tại sao những hạt mưa lại tròn?
Do lực căng bề mặt nên mọi chất lỏng đều có xu hướng gom lại thành hình cầu. Giọt mưa khi
rơi trong không khí thì bị kéo hơi dài ra do áp suất phía sau thấp hơn phía trước.

9/ Tại sao xà phòng làm sạch vết bẩn?


Trong xà phòng có nhiều chất như chất oxy hóa làm mất màu vết bẩn, các chất béo có khả
năng hòa tan và cuốn theo bụi bẩn.

10/ Chất lỏng sẽ phải có hình dạng như thế nào nếu nó không có trọng lượng?
Giống câu 8.

11/ Có thể làm thế nào thả nổi một cái kim thép trên mặt nước không?
Đặt kim lên đầu ngón tay, từ từ nhúng tay vào nước. Để kim dễ nổi có thể bôi lên kim một lớp
nhớt hay dầu ăn.

12/ Tại sao chân rửa bằng nước nóng rất khó đi giày?
*Do da ngâm nước bị mềm ra nên tăng ma sát. *Do phản ứng của cơ thể mạch máu dãn ra khi
nhiệt đô cao. *Do hiện tượng dính ướt giữa chân và giầy.

13/ Tại sao khói lại bốc lên trên?


fvt 12A4
Khói là những hạt tro hoặc muội than nặng hơn không khí. Nhưng do luồng không khí nóng
bốc lên cao nên kéo theo khói bay lên. Khói trong tủ lạnh thì bay xuống.

14/ Tại sao bong bóng xà phòng lại bay lên cao? Ở trong gian phòng nào nó lên cao nhanh
hơn, trong phòng lạnh hay trong phòng ấm?
Sao tớ thổi bong bóng xà phòng toàn thấy nó rơi xuống đât rồi vỡ tan. Chắc là do người ta
thổi bằng khí hydro hoặc ở xứ lạnh hơi thở của người thổi ấm nên nó mới bay lên.

15/ Nếu thân thể bạn mất trọng lượng nhưng quần áo vẫn nặng như bình thường thì bạn vẫn
ở trên mặt đất được hay bị bay bổng lên cao?
Lúc đó thì cơ thể giống như trái bong bóng bay rồi. Người bay lên hay ở trên mặt đất còn tùy
vào trọng lượng quần áo và lực đẩy Ácimet cái nào lớn hơn.

16/ Nột người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng đá to. Sau đó
cho người khác lấy búa tạ đập vào đá. Khi tảng đá vỡ, người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười
chào khán giả. Điều gì đã giúp anh ta thoát khỏi " mối nguy hiểm " nêu trên ?
Thực chất lực quán tính mới có tác dụng chính làm vỡ đá, còn lực tác dụng lên cơ thể người
diễn viên không quá lớn mà lại trong thời gian ngắn!

17/ Một quả bóng đá khi bơm quá căng sẽ làm giảm tính đàn hồi của nó, khi đá sẽ rất khó
khăn, thậm chí cầu thủ có thể bị đau chân khi đá vào quả bóng này.Vì sao vậy?

18/ Trong các cuộc đua maratong hay đua xe đạp người ta thường thấy có một số vận động
viên thường bám sát sau đối thủ của mình, chỉ khi gần tới đích họ mới cố vượt lên phía
trước . vì sao vậy?
Lợi dụng dòng khí tạo thành phía sau người đi trước để giảm sức cản không khí và thậm chí
có thể tạo nên một lực kéo => đỡ tốn sức!

19/Quan sát một diễn viên đóng phim, mọi người đã trầm trồ khen ngợi sự dũng cảm khi anh
ta lao mình từ một chiếc ô tô sang một xe máy đang chạy song song với ô tô.Điều đó có quá
mạo hiểm không , hãy dùng kiến thúc vật lý để trả lời?
Không quá nguy hiểm vì vận tốc tương đối giữa chúng là nhỏ!

20/ 1 giọt nước được thả vào thanh sắt nóng ở 100 độ và 1 giọt nước thả vào thanh sắt nóng
ở 200 độ. Hỏi giọt nước nào bay hơi nhanh hơn . Vì sao?
- Ở thanh sắt 200 độ do áp suất xung quanh thanh sắt cao nên giọt nước rơi vào không tiếp
xúc trực tiếp với thanh sắt mà nhảy múa ở phía trên (Chảo nóng mà đổ nước vào là thấy
ngay). Những giọt nước này tụ lại, sẽ bốc hơi từ ngoài vào trong.
Còn giọt nước rơi vào thanh sắt 100 độ C sẽ loang ra, diện tích tiếp xúc lớn hơn, bốc hơi
nhanh hơn.

- Trước khi nhiệt độ bề mặt tấm sắt đạt đến 200 độ thì sự truyền nhiệt từ tấm sắt cho giọt nước
không nhanh bằng sự truyền nhiệt giữa các giọt nứoc với nhau , cho nên lớp tiếp xúc chưa kịp
sôi thì cả giọt nứoc đã nóng lên và sôi trong vài giây .
Còn khi nhiệt độ tấm sắt bằng và lớn hơn, hầu như mặt tiếp xúc của giọt nứoc sẽ bay hơi ngay
tức thì , làm cho giọt nước và tấm sắt bị ngăn cách với nhau bởi một lớp hơi nước. Hơi nước
dẫn nhiệt kém hơn nước, nên thời gian làm cho giọt nước bốc hơi hết sẽ lâu hơn

Hiệu ứng Leidenfrost


fvt 12A4
1. Ai đã chứng minh rằng các vật rắn rơi với tốc độ không phụ thuộc vào trọng lượng của
chúng, nếu ta bỏ qua sức cản của không khí.
Nhà vật lý và thiên văn Italia Galilê

You might also like