You are on page 1of 24

Câu 1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp.

-KN: dn là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký
kinh doanh theo quy định của luật pháp như mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
hoặc hoạt động công ích
-Đặc điểm cơ bản:
a. thành lập để sản xuất hàng hóa hay thực hiện dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc
phục vụ công ích.
b, có tài sản riêng và 1 số vốn điều lệ và vốn pháp định nhất định. Vốn điều lệ là do các
thành viên của doanh nghiệp đóng góp được ghi vào điều lệ, vốn pháp định là mức vốn tối
thiểu do pháp luật quy định để thành lập doanh nghiệp.
c, có 1 hình thức tổ chức quản lý hợp với pháp luật và khoa học quản trị, có địa điểm ổn
định
d,doanh nghiệp là nơi tổ hợp các nhân tố sản xuất kinh doanh(con người, thiết bị, máy
móc…) và thực hiện các giai đoạn, thu mua các yếu tố đầu vào, sản xuất chế biến sản phẩm,
tiêu thụ sản phẩm đầu ra để sinh lợi cho doanh nghiệp và xã hội.
e, là nơi hợp tác lao động để sản xuất kinh doanh và là nơi phát sinh, giải quyết các xung
đột về quyền lợi kinh tế.
f, là tế bào cơ bản của nền kinh tế quốc dân và là nơi tạo lợi nhuận cũng như phân chia lợi
nhuận cho các đối tượng và mục đích sau:
-cho chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp.
-cho người lao động của doanh nghiệp(thông qua việc thành lập quỹ phúc lợi công cộng,
quỹ khen thưởng, quỹ bảo hộ thất nghiệp…của doanh nghiệp).
-cho người cho doanh nghiệp vay vốn(thông qua lãi suất vay vốn).
-cho người cung cấp các yếu tố đầu vào(thông qua giá thu mua máy móc, vật tư…).
-cho người đại lý bán sản phẩm đầu ra.
-cho nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-VH-XH, an ninh và quốc phòng
thông qua các khoản thuế.
-cho các hoạt động công ích, từ thiện phục vụ xã hội 1 các tình nguyện.
Câu 2. Trình bảy phân loại doanh nghiệp theo kình thức sở hữu và tính chất pháp
+Theo hình thức sở hũu.
-doanh nghiệp có 1 chủ sở hữu: vd DN có 100% vốn nhà nước(gọi là doanh nghiệp nhà
nước) và doanh nghiệp có 100% vốn tư nhân. DN tư nhân là 1 doanh nghiệp do 1 cá nhân
làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt hoạt động của doanh
nghiệp.
-doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu
*công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ là được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần của doanh nghiệp gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm hữu hạn về kết quả hoạt đông kinh doanh cua công ty cổ phần tương xứng
với số vốn góp vào công ty. Cổ đông được quyền tự do trao đổng mua bán cổ phiếu, chứng
khoán trên thị trường theo quy định của pháp luật. công ty cổ phần được phép phát
hànhchứng khoán ra công chúng. Cổ đông được nhận cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh của công ty. Số lượng thành viên sáng lập ra công tư tối thiểu là 3, tối đa không giới
hạn.
ĐẶC ĐIỂM
+có thể dễ huy động và tích lũy được 1 nguồn vốn lớn của doanh nghiệp.
+tăng quyền giám sát và tham gia quản lý doanh nghiệp của cô đông, bảo đảm dân chủ
trong kinh tế.
+phân tán rủi ro cho mọi cổ đông 1 khi doanh nghiệp gặp phải rủi ro
+tăng tính minh bạch trong kinh doanh.
+các cổ đông có phần mua cổ phiếu lớn dễ thao túng và lũng đoạn doanh nghiệp theo
chiều hướng xấu.
+các hoạt động đầu cơ chứng khoán có thể gây tổn hại cho các cổ đông, gian dối trong
hoạt động kinh doanh, cuối cùng dẫn tới phá sản của doanh nghiệp.
*công ty TNHH
-cty TNHH có 1 thành viên:
+do 1 tổ chức làm chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
+chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hay 1 phần vốn điều lệ của công ty
cho tổ chức hay cá nhân khác.
+công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
-cty TNHH có 2 thành viên trở lên
+các thành viên góp vốn chỉ chịu TNHH về các khảon nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
+các thành viên của cty có thể là các cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50
người.
+cty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu để tạo vốn mà số vốn là do các thành viên
tham gia tự nguyện đóng góp vốn theo quy định . Cơ cấu tổ chức của cty gồm có hội đồng
thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc(hoặc tổng giám đốc) và ban kiểm soát
(khi công ty có 11 thành vien trở lên).
*cty hợp doanh
-phải có ít nhất 2 thành viên hợp doanh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành
viên góp vốn
-thành viên hợp daonh phải là cá nhân có trình độn chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ cty
-thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm TNHH về các khoản nợ của cty trong phạm vi số
vốn đã góp vào cty
-cty hợp doanh không có quyền phát hành chứng khoán.
-thành viên hợp doanh có quyền quản lý cty ngang nhau, tiến hành hợp đồng kinh doanh
nhân danh cty, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của cty.
*HTXã
-là 1 loại hình tổ chức sản xuất hay kinh doanh được sở hữu, và người tham gia hoàn toàn
tự giác hợp tác cùng nhau để hoạt động sản xuất kinh doanh theo 1 điều lệ nhất định và
những quy định nhất định của luật pháp
*THEO TÍNH CHẤT PHÁP LÝ
-các doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý hữu hạn: chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi vốn điều lệ của
doanh nghiệp.VD: cty TNHH các loại, cty cổ phần.
-các doanh nghiệp có trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp
toàn bộ tài sản của mình(cty trách nhiệm vô hạn). VD:doanh nghiệp tư nhân.
-các doanh nghiệp vừa có trách nhiệm vô hạn vừa có trách nhiệm TNHH các thành viên
hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn, các thành viên góp vốn chỉ chịu TNHH đơn vị các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản cty(cty hợp doanh).
Câu 3. Trình bày khái niêmh và đặc điểm của kinh doanh
*KN: kinh doanh là việc thực hiện 1 hoặc 1 số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
*Đặc điểm:
-kinh doanh luôn gắn với thị trường
-kinh doanh phải có chủ quyền sở hữu tài sản kinh doanh
-được tự do và chủ động kinh doanh theo pháp luật
-tự chịu trách nhiệm va kết quả kinh doanh tương xứng với quyền sở hữu
*Mục đích: chủ yếu của kinh doanh là sự sinh lời hợp pháp được nhà nước bảo hộ và thị
trường chấp nhận.
Câu 4. Nêu khái niệm và phân loại thị trường liên quan đế kinh doanh của doanh nghiệp.
-KN: thị trường là tổng hợp các điều kiện để thực hiện giá trị hàng hóa vật chất và dịch
vụ(tức là để mua bán hàng hóa), nó phản ánh quan hệ giữa con người với con người trong
lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hóa
-Phân loại:
A, theo yếu tố đâu vào và đầu ra của quá trình sản xuất được phân thành:
-thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào bao gồm thị truòng máy móc, thiết bị vật tư, thị
trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học-công nghệ, thị trường thông tin, thị
trường đất đai(ở nước ta đất đai theo quy định của hiến pháp là quyền sở hữu của nhà nước)
-thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, bao gồm:các doanh nghiệp sản xuất vật chất và dịch
vụ, nhà nước, các hộ dân cư và gia đình
B, theo đặc tính của hàng hóa, bao gồm:
-thị trường các hàng hóa là sản phẩm vật chất, gồm có thị trường hàng hóa tiêu dùng và thị
trường hàng hóa đầu tư phụ vụ cho sản xuất.
-thị trường hàng hóa là dịch vụ.
C, theo tính kế hoạch, bao gồm:
-thị trường được tổ chức có kế hoạch(thị trường chứng khoán, hội chợ…).
-thị trường tự do(các cửa hàng ở các đường phố..).
D, theo mức độ mở của thị trường, bao gồm.
-thị trường mở(mọi người đều có thể tham gia).
-thị trường hạn chế(khi muốn tham gia phải có 1 số điều kiện nhất định, VD: thị trường vay
vốn đòi hỏi phải có tài sản thế chấp).
-thị trường khép kín(chỉ có 1 số chủ thể nhất định được tham gia).
E, theo mức độ hoàn hảo:
-thị trường hoàn hảo.
-thị trường không hoàn hảo
Câu 5, trình bày về khái niệm và phân loại môi trường liên quan đến kinh doanh của doanh
nghiệp.
-KN: môi trường của doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các nhân tố bao quanh và nằm ngoài
doanh nghiệp và nó có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
-Phân loại:
+môi trường kinh doanh chủ yếu là các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, các thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
+môi trường KH-CN, như 1 lực lượng sản xuất trực tiếp có liên quan đến sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp khi chúng được áp dụng
+môi trường thông tin có tác động quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.
+môi trường quản lý kinh tế vĩ mô cấp nhà nước, bao gồm:
-mô hình kinh tế thị trường được lựa chọn áp dụng
-đường lối, mục tiêu, quan điẻm, chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước
-luật pháp và chính sách KT-XH nhất là các luật pháp và chính sách về doanh nghiệp, đầu
tư, tài chính, giá cả, tiền tệ, tín dụng….
-tổ chức quản lý nhà nước về kt.
-chỉ đạo điều hành thực hiện ở cấp vĩ mô, kiểm tra
-đường lối kinh tế đối ngoại, chiến lược hội nhập kinh tế TG và khu vực.
+môi trường văn hóa(lối sống, GD, truyền thống dân tộc…), và môi trường xã hội(các tầng
lớp dân cư, mức thu nhập, tình trạng thất nghiệp).
+môi trường tinh thần và môi trường tự nhiên
Câu 6, khái niệm, đặc điểm, các yêu tố cơ bản của QTKD
-KN: QTKD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thê doanh nghiệp
lên đối trượng quản trị của doanh nghiệp nhằm sử dụng 1 cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ
hội đạt mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng pháp luật quy định và thông lệ quốc tế.
-Đặc điểm:
+thực chất và trước hết của QTKD là quản trị con người trong doanh nghiệp, nhằm kết hợp
mọi nỗ lực của các cá nhân để đạt tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục đích riêng
của mỗi người 1 cách tốt nhất.
+bản chất của QTDN là vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tính chất sở
hữu của chủ doanh nghiệp.
+QTKD là 1 khoa học đòi hỏi phải có nhiều kiến thức khoa học tổng hợp về kinh tế, kỹ
thuật, chính trị, văn hóa và xã ội
+QTKD còn là 1 nghệ thuật
-Yếu tố:
1, phải luôn luôn bao gồm 1 chủ thể quản trị và 1 đối tượng bị quản trị
2,chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau
3, phải có 1 mục tiêu chung cho tất cả chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị
Câu 7, trình bày các bộ phận hợp thành hệ thống sản xuất kinh doanh
Hệ thống sản xuất kinh doanh bao gồm phân hệ chủ thể quản trị và phân hệ bị quản trị
Trong mối quan hệ lại gồm có 1 phần tình và 1 phần động
*Phân hệ chủ thể quản trị bao gồm:
A, bộ máy quản trị(phần tình) có các yếu tố hợp thành
+cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị.
+các chức năng quản trị
+cán bộ quản trị
B,quá trình quản trị(phần động) bao gồm:
- quá trình quản trị trung tâm(quản trị thu thập thông tin, xác định mục tiêu và ra quyết
định)
- quá trình quản trị công việc sản xuất kinh doanh
- quá trình quản trị con người trong sản xuất kinh doanh
*Phân hệ bị quản trị bao gồm:
A, cơ cấu sản xuất kinh doanh(phần tĩnh), thể hiện chủng loại sản phẩm hay dịch vụ, tỉ
trọng của mỗi loại trong tổng giá trị sản phẩm hay dịch vụ làm ra trong 1 thời đoạn và ở các
địa bàn kinh doanh nhất định.
B,quản trị sản xuất kinh doanh(phần động)bao gồm 3 giai đoạn chính: đưa các yếu tố đầu
vào qúa trình, gia công chế biến, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, 3 yếu tố này được thực hiện cho
3 bộ phận:
- quá trình chế tạo sản ohẩm thực(sản phẩm vật chất, hay dịch vụ)
- quá trình lưu chuyển của tiền tệ(sản phẩm danh nghĩa)
- quá trình thông tin(sản phẩm thông tin).
Câu 8, trình bày các nguyên tắc chung trong quản lý kinh tế của nhà nước vận dụng và
QTKD và các nguyên tắc riêng của QTKD
-Các nguyên tắc riêng của QTKD:
-kinh doanh không phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, phải sản xuất cái mà thị trường
cần chứ không phải sản xuất cái mà doanh nghiệp có thể sản xuất.
-kinh doanh phải tuân thủ pháp luật nhà nước
-kinh doanh phải dựa trên sự cạnh tranh lành mạnh, chống các hiện tượng gian dối trong
kinh doanh.
-kết hợp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp với tôn trọng quyền lợi của khách hành bảo
đảm chữ “tín’’trong kinh doanh
-kết hợp giữa tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp với an toàn kinh doanh.
-kinh doanh phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả, khoa học, hiện thực và linh hoạt
-phải biết đón đầu và vận dụng cơ hội kinh doanh.
-vận dụng các nguyên tắc quản lý kinh tế chung và QTKD
A, nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế
+nguyên tắc này là 1 đòi hỏi khách quan, vì kinh tế xét đến cùng là nhân tố quyết định
chính trị và ngược lại là biểu hiện tập trung của kinh tế có tác động tích cực đến kinh tê
+vận dụng nguyên tắc này, doanh nghiệp phải luôn gắn hoạt động kinh tế với mục tiêu,
đường lối phát triển KT-XH của Đảng và nhà nước tuân thủ luật pháp
B, nguyên tắc tập trung dân chủ
+nguyên tắc này cũng là 1 yếu tố khách quan, có mục đích kết hợp giữa lãnh đạo thống nhất
với tính tự chủ sáng tạo của quần chúng, vừa tránh tập trung quan liêu, lại vừa tránh tự do
vô chính phủ
+vận dụng nguyên tắc này,doanh nghiệp phải kết hợp với sự lãnh đạo tập trung của ban
giám đốc với sự tham gia quản lý dân chủ của tập thể lao động với sự sáng tạo của họ.
C, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ
+nguyên tắc này xuất phát từ 2 khuynh hướng khách quan của phát triển sản xuất là vừa
chuyên môn hóa theo nghành lại vừa phải phân bố trên nhiều địa phương và vùng nhất
định. Do đó phải kết hợp sự quản lý theo 2 khuynh hướng này để tránh chống chéo, phối
hợp tốt giữa các bộ, các ngành trung ương với các cơ quan quản lý địa phương
D, nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích xã hội.
+sự cần thiết khách quan của nguyên tắc này xuất phát từ luận điểm cho rằng QTKD trước
hết là quản trị con người với lợi ích khác nhau. Lợi ích xã hội bao gồm lợi ích QG, lợi ích
tập thể và lợi ích cá nhân. Phải đảm bảo công bằng nhưng chống chủ nghĩa bình quân
+Vận dụng nguyên tắc này, doanh nghiệp phải đảm bảo phân phối thu nhập hài hòa giữa
các thành viên của doanh nghiệp, có chú ý đến lợi ích của nhà nước, xã hội và khách hàng.
E, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
+nguyên tắc này đòi hỏi với 1 nguồn lực cho trước phải sản xuất ra nhiều nhất của cải xã
hội cả về vật chất lẫn tinh thần. tiết kiện bao gồm cả tiết kiện lao động vật hóa, lao động lối
sống, tiết kiệm ở cả phạm vi dân cư,doanh nghiệp, nhà nước. Hiệu quả bao gồm hiệu quả
KT-XH, bảo vệ môi trường và an ninh.
+vận dụng nguyên tắc này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,
đảm bảo thu lợi nhuận cao lại đảm bảo chi tiêu cho khách hàng, hiệu quả chung của nhà
nước và xã hội
Câu 9. Trình bày các quy luật liên quan đến QTLD
+Quy luật cạnh tranh
A, quy luật cạnh tranh trong kinh doanh để thu lợi nhuận tối đa là quy luật đặc thù nhất của
nền kinh tế thị trường. cạnh tranh là động lực phát triển của nền KT thị trường, kinh doanh
không có cạnh tranh thì không có KT thị trường.
B, đối với các doanh nghiệp việc nhận thức được quy luật cạnh tranh để có các chiến lược
cạnh tranh phù hợp là rất cần thiết, bao gồm:
-chiến lược cạnh tranh thông qua chính sách giá cả sản phẩm
-chiến lược cạnh tranh thông qua chính sách sản phẩm
-chiến lược cạnh tranh dựa trên yếu tố bất ngờ
-chiến lược cạnh tranh dựa trên liên kết để tạo thế lực
-chiến lược tập trung vào trọng điểm
-chiến lược dựa vào lợi thế so sánh
-chiến lược tạo ưu thế duy nhất và độc quyền
-chiến lược dựa vào sức mạnh thực lực
-chiến lược sáng tạo, táo bạo vượt lên trên đối thủ, nắm vững khuynh hướng then chốt của
phát triển và đón đầu phát triển của thời cơ.
-chiến lược tạo môi trường tương quan hợp lý giữa thế và lực trong kinh doanh.
-chiến lược phân tán rủi ro, chịu thiệt tạm thời nhưng được lợi lâu dài, cân nhắc tổng thể và
nhìn nhận theo quan điểm lâu dài, lấy ngắn nuôi dài…
+Quy luật lợi nhuận tối đa.
A, quy luật tối đa nói lên rằng động cơ và mục đích của kinh doanh trong nền KT là mong
muốn đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
B, các doanh nghiệp tuân theo quy luật lợi nhuân tối đa cần phải có các biện pháp về KH-
CN, tổ chức và quản lý về nhân sự thể hiện ở các chiến lược kinh doanh để đạt được mục
tiêu của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
mình cần phải đảm bảo các điều kiện về an toàn kinh doanh về pháp luật, về nghĩa vụ đóng
góp cho ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ phúc lợi xã hội khác.
+Quy luật về mối quan hệ giữa cung, cầu giá cả
Trong nền kinh tế thị trường sự biến động giữa cung cầu và giá cả sản phẩm có quan hệ
chặt chẽ với nhau và tuân thủ theo 1 quy lao động luật nhất định
Cung > cầu dẫn đến giá giảm
Cầu > cung dẫn tới giá tăng
Người mua và nguồn bán căn cứ vào quan hệ cung-cầu trên thị trường sẽ tự động điều
chỉnh gái mua và giá bán qua đó tạo ra sự cân bằng giữa cung và cầu
Doanh nghiệp cần phải có chính sách đúng đắn về chiến lược sản phẩm và mức giá cả phù
hợp với sự thay đổi của thị trường.
*Các quy luật về tiền tệ:
Trong nền kinh tế thị trường các chỉ tiêu đặc trưng cho các lĩnh vực tài chính và tiền tệ
như: thuế suất, lãi suất tín dụng vay vốn, tốc độ trượt giá và lạm phát, thay đổi tỉ giá hối
đoái..đều biến đổi có quy luật và có liên quan chặt chẽ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, chu
kỳ suy thoái và hưng thịnh kinh tế…Các doanh nghiệp và nhà nước cần nắm vững quy luật
này để có chính sách đầu tư đúng đắn và để có biện pháp ổn định vĩ mô cho nền kinh tế
quốc dân.
*Một số vấn đề có tính quy luật:
+Quy luật của người mua hàng.
-người mua hàng luôn xuất phát từ sự cần thiết của họ.
-Sản phẩm mua phải phù hợp về mặt chất lượng và giá cả phương thức mua bán.
-người mua luôn tự quyết định giá mua phù hợp với quan hẹ cung-cầu
+Quy luật của người bán hàng:
-người bán hàng luôn mong muốn đạt lợi nhuận tối đa nhưng chỉ đạt được lâu dài và ổn
định trên cơ sở tôn trọng lợi ích của khách hàng.
-kinh doanh phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, phải chấp nhận cạnh tranh, rủi ro.
-trường hợp bình thường ý chí tiến thủ của chủ doanh nghiệp phát triển từ thấp tới cao và có
khi xảy ra tình trạng thỏa mãn với thành tích và tình trạng trì trệ.
Câu 10. Phân biệt cơ chế hoạt động của quy luật kinh tế và cơ chế vận dụng quy luật kinh
tế.
A, cơ chế hoạt động của quy luật kinh tế
-đó là sản phẩm của khách quan, biểu hiện quy luật và cách thức vận động của các hiện
tượng kinh tế, con người không thể thay đổi nó mà chỉ có thẻ nhận thức nó để vận dụng.
- các đặc điểm chủ yếu: nhu cầu và lợi ích của các tầng lớp xã hội do chế độ sở hữu quy
định đóng vai trò động lực hoạt động, là quan hệ nhan quả trong hoạt động sản xuất của loài
người, là sự tác động qua lại của các quy luật kinh tế riêng lẻ trong 1 thể thống nhất, là sự
vận động của các mâu thuẫn trong lĩnh vực hoạt động xã hội của loài người.
-đó là sản phẩm khách quan, nó đảm bảo nền kinh tế thị trường tự vận động và điều chỉnh
được.
B, cơ chế vận dụng quy luật kinh tế.
-là sản phẩm của chủ quan trong sự nhận thức của con người đối với quay luật khác quan.
-cơ chế quản lý kinh tế. nói chung đó là hệ thống những tác động có ý thức và có tổ chức
của con người lên nền kinh tế, những tác động này phản ánh được và đúng các quy luật
kinh tế khách quan, bảo đảm cho nền kinh tế có thể vận động và tái vận động theo định
hướng và mục tiêu đã định.
Câu 11. Trình bày các phương pháp quản lý chung được vận dụng trong QTKD và các
phươn pháp riêng của QTKD.
*Các phương pháp quản lý chung được vận dụng trong QTKD
A, Phương pháp kinh tế
-là phương pháp tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý thông qua lợi ích và
các chính sách điều tiết kinh tế để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt
động của mình mà không cần phải có sự tác động trực tiếp có tính chất mệnh lệnh và sự
tham gia giám sát thường xuyên có tính chất hành chính của tổ chức quản lý cấp trên.
-vận dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể đề ra các quy chế và thủ tục hành chính
để đảm bảo kỷ luật, cũng như để giải quyết các vấn đề kinh doanh 1 cách trôi chảy
B, phương pháp hành chính
-đó là phương pháp tác động trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên đối với các đối tượng bị
quản lý bằng những quyết định và mệnh lệnh dứt khoát có tính chất hành chính phải thực
hiện trên lĩnh vực kinh tế.
-vận dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải có chủ trương và chính sách nội bộ về mặt
kinh tế để động viên tập thể lao động của doanh nghiệp tự giác hăng hái lao động(như các
biện pháp về tiền lương, thưởng, phạt…).
C, phương pháp giáo dục tâm lý.
-là phương pháp tác động lên đối tượng bị quản lý thông quan các biện pháp giáo dục tâm
lý và tình cảm. Phương pháp này xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất quyết định ý
thức, nhưng ý thức cũng có thể tác động trở lại đối với hoàn cảnh vật chất, con người vì
động cơ lợi ích tinh thần.
-vận dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp giáo dục về ý thức
tác phong làm việc, triết lý kinh doanh, truyền thống doanh nghiệp, xác định thương hiệu
doanh nghiệp, giáo dục ý thức tôn trọng khác, áp dụng phong trào thi đua, xác định mối
quan hệ tốt đẹp trong tập thể lao động của doanh nghiệp.
D, kết hợp giữa các phương pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, trong đối tượng đó lấy
phương pháp kinh tế là chính.
A, Các phương pháp riêng của QTKD
+các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
-theo tính chất của cạnh tranh được phân ra cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh, hợp
pháp và không hợp pháp. Trong 3 nhóm biện pháp cạnh tranh hợp pháp hành chính: nhờ cải
tiến tổ chức với áp dụng công nghệ để sáng tạo ra các sản phẩm rẻ và tốt, nhờ lợi dụng mối
quan hệ cung-cầu, nhờ quảng cáo thì nhóm biện pháp thứ nhất là chân chính hơn cả.
-theo các hình thức và phương pháp cạnh tranh ta có:
+cạnh tranh độc lập: dựa vào thực hiện bản thân, sáng tạo và vượt lên đối thủ, hướng tới
độc quyền.
+cạnh tranh liên kết
+cạnh tranh nhờ lợi thế so sánh.
+kết hợp giữa tấn công, phòng thủ và rút lui, cạnh tranh lâu dài và cạnh tranh trước mắt.
+tăng cường cạnh tranh chủ động, hạn chế và linh hoạt đối với cạnh tranh đột xuất và bị
động.
+giữ bí mật, dùng yếu tố bất ngờ, tôn trọng bản quyền sáng chế phát minh
-theo nội dung cạnh tranh:
+sử dụng lý thuyết maketing, thông qua các chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm,
chiến lợc giá cả, chiến lược giao tiếp quảng cáo, áp dụng maketing tổng hợp.
B,phương pháp đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm
-theo tính chất cạnh tranh lôi cuốn có thể có phương pháp lành mạnh và không lành mạnh.
Phương pháp lành mạnh nhất là bảo đảm chữ “tín”, chất lượng sản phẩm, phục vụ chu đáo
-theo cách tác động có thể phân thành phương pháp kinh tế và phương pháp dùng yếu tố
tâm lý
-theo lý thuyết maketting, bao gồm các chiến lược phân đoạn thị trường, giá cả, tiêu thụ,
giao tiếp và quảng cáo.
-theo tính chủ động, có thể phân thành các biện pháp thu động chờ vào nhu cầu của khách
hàng và chủ động khơi dậy như cầu và thị hiếu khách hàng
-phương pháp dựa trên lý thuyết về thái độ và quá trình quyết định mua hàng của khách
hàng
-phương pháp dự báo nhu cầu của khách hành:
+theo mức co giãn của nhu cầu
+/nhu cầu co giãn hoàn toàn: sản phẩm tăng lên -> giá không đổi (không độc quyền)
+/ nhu cầu co giãn đồng nhất:sản phẩm tăng -> giá tăng.
+/nhu cầu hoàn toàn không co giãn: sản phẩm không tăng, giá vẫn tăng (có độc quyền
sản phẩm).
+theo mức độ bức thiết
+/nhu cầu bức thiết
+/nhu cầu không bức thiết
+/nhu cầu xa xỉ.
+theo tính chất thay thế bổ sung:
-nhu cầu thay thế:khi các sản phẩm có cùng công dụng và có thể thay thế lẫn nhau
-nhu cầu bổ sung: là các nhu cầu có quan hệ bổ sung mật thiết với nhau
C, phương pháp đối với bán hành cung cấp
-sử dụng các phương pháp kinh tế và phương pháp quan hệ thân tín.
-sử dụng các phương pháp mua bán thông thường, mua bán đấu thầu, mua bán đấu giá
-kết hợp mua bán song phương và mua bán đa phương.
D, phương pháp đối với cơ quan nhà nước.
-kinh doanh phải phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà
nước, tuân thủ pháp luật
-tận dụng môi trường thuận lợi do nhà nước tạo ra và sử dụng các phương pháp đối với
khách nhàng khi nhà nước cùng là khách hàng của doanh nghiệp.
-chống hiện tượng móc ngoặc để kinh doanh gian dối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà
nước
Câu 12: trình bày về chức năng QTKD.
-KN: là hoạt động quản trị được chuyên môn hóa theo 1 phần việc quản trị nào đó, dựa trên
việc phân công lao động quản trị, là điều kiện cụ thể của tác động quản trị, là 1 bộ phận hợp
thành hệ thống, bộ máy QTKD, nó thể hiện mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ
phận của hệ thống kinh doanh.
-Phân loại chức nang QTKD
+chức nang quản trị trung tâm và bao quát quyết định QT.
+Chức nang QT công việc sản xuất kinh doanh.
A, chức nang bộ phận theo giai đoạn tác động QT.
-chức nang xác định mục tiêu
-chức nang lạp chiến lược, chương trình và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
-chức nang tổ chức.
-chức năng chỉ đọa điều khiển thực hiện
-chức kiểm tra.
B, các chức năng bộ phận theo nội dung tác động QT.
-QT sản xuất và công nghệ chế biện sản phẩm.
-QT cung ứng vật tư
-QT thương mại tiêu thụ sản phẩm đầu ra
-QT đầu tư
-QT tài chính-kế toán
-QT chất lượng.
-QT maketing.
+chức năng QT nhân sự và lao động.
-tuyển dụng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý và lao động
-tổ chức sử dụng cán bộ và lao động.
-thực hiện chính sách đối với người lao dộng
Câu 13. Trình bày về khái niệm và nội dung quản trị tài chính.
-KN: là việc lập kế hoạch, điều khiển và kiểm tra các dòng lưu thông của các phương tiện
tài chính của doanh nghiệp. Đó là sự QT các mối quan hệ tài chính phát triển trong nội bộ
doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với bên ngoài.
-ND: đó là bảo vệ vốn và tài sản của doanh nghiệp, QT kế hoạch tạo vốn(nguồn vốn và cơ
cấu vốn) nhất là về vấn đề vay và trả nợ, QT sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả,
nhất là quản lý thu chi, quản lý các dự án đầu tư tài chính(nếu có), quản lý việc phân phối
thu nhập, quản lý việc thực hiện các chế độ và nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và kiểm
tra tài chính.
Câu 14. Trình bày khái niệm về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng? QT chất lượng
gồm những nội dung gì?
-KN về chất lượng sản phẩm: là tập hợp những tính chất của sản phảm được quy định trước
và chúng thể hiện mức độ thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó.
-KN về QT chất lượng:
+QT chất lượng đồng bộ (toàn bộ) nghĩa là tránh trước các khuyết tật, đề phòng khuyết tật
còn hơn là sửa chữa khuyết tật và sửa chữa khuyết tật tận gốc.
+QT chất lượng là 1 tập hợp các tính chất của sản phẩm nhằm xác định các chỉ tiêu, tiêu
chuẩn chất lượng, nội dung, phương pháp và trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chuẩn
đã đề ra bằng các phương tiện thích hợp.
-ND:
A, ở lĩnh vực lập kế hoạch và mục đích chất lượng bao gồm các nội dung
+dự kiến đưa ra các đòi hỏi của khác hàng vào sản phẩm.
+phân tích cạnh tranh chất lượng và các biện pháp đối phó.
+phân tích khả năng và ảnh hưởng của khuyết tật
+đánh giá các bạn hàng cung ứng vật tư cho doanh nghiệp, chất lượng nguyên vật liệu hiện
dùng…
+xây dựng các phương án về hệ thống kiểm định chất lượng.
B, ở giai đoạn thiết kế và chế tạo sản phẩm.
+tối ưu hóa các thông số thiết kế.
+thiết kế và chế tạo thử nghiệm.
+lựa chọn công nghệ để chế tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng cao.
-xác định quy trình và quy tắc để tránh trước các khuyết tật
C, ở giai đoạn kiểm tra chất lượng.
-tổ chức công việc thanh tra chất lượng.
-tổ chức kiểm định sản phẩm và kiểm định nguyên vật liệu.
-tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng.
D, ở giai đoạn phân tích chất lượng sản phẩm.
-điều tra khách hàng.
-phân tích khuyết tật và khả năng ảnh hưởng của khuyết tật (do thiết kế hay do chế tạo).
-phân tích các chi phí khắc phục khuyết tật.
E, đề xuất các giải pháp giải quyết khuyết tật.
-xác định các biện pháp loại trừ khuyết tật cụ thể.
-phân công thực hiện.
-thời gian thực hiện.
Câu 15. Trình bài khái niệm và nội dung QT maketing.
-KN
Là việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng từ đó lập ra chiến lược, chính sách về
thị trường, về giá cả, phân phối, tiêu thụ, về quảng cáo nhằm đưa được hàng hóa đến tay
người tiêu dùng để thu được nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp.
-ND:
+nghiên cứu tâm lý và thái độ ứng xử của khách hành
+nghiên cứu thị trường và nhu cầu
+lập các chiến lược và chính sách về thị trường, về sản phẩm, về giá cả, về phân phối, về
tiêu thụ, về giao tiếp, quảng cáo, về chiến lược maketing tổng hợp.
+QT công việc maketing, lập bộ máy QT và xác đinh quá trình QT maketing, thu thập
thông tin có liên qua, lập các phương án giải quyết, xét duyệt phương án & lựa chọn
phương án.
Câu 16. Trình bày KN và nội dung QT nhân sự? Trong QT nhân sự cần nắm vững những
yếu tố tâm lý và xã hội nào?
-KN:
QT nhân sự là 1 tập hợp các biện pháp tác động lên người lao động nhằm thực hiện 1 cách
tốt nhất nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-ND.
A, theo mục tiêu phân ra: QT nhằm mục tiêu kính tế và QT nhằm mục tiêu xã hội
B, theo giai đoạn QT phân ra.
+QT ở khâu lập chiến lược và kế hoạch về lao động.
+QT ở khâu tuyển chọn để hình thành đội ngũ cán bộ và công nhân hợp lý.
+QT ở khâu nhân sự.
+QT ở khâu bồi dưỡng và phát triển nhân sự.
+QT ở khâu thực hiện chính sách xã hội đối với người lao động.
C, theo tính chất công việc phân ra: các công viẹc QT có tính chất chiến lược, các công việc
có tính chất nghiệp vụ.
-Các yếu tố tâm lý xã hội cần nắm vững.
+tâm lý cá nhân(nhu cầu cá nhân về vật chất và tinh thần, động cơ lợi ích, ý chí và tình
cảm, lòng tin, thói quen và sở thích).
Mẫu người X: coi lao động là cưỡng bức và chán ghét, phải có kiểm tra và hình phạt mới
làm việc có kết quả, chỉ muốn đóng vai trò phụ bị dẫn dắt, trốn tránh trách nhiệm, lòng tự
trọng thấp, hướng tới an toàn cho bản thân là trước hết.
Mẫu người Y: coi lao động là niềm vui, thực hiện nhiệm vụ hăng háo, có tinh thân trách
nhiệm và tự kiểm tra, cũng cần có sự kích thích dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân, có
khuynh hướng tự phát triển, có tinh thần trách nhiệm trong các điều kiện phù hợp.
+tâm lý tập thể gồm: bầu không khí lao đông trong doanh nghiệp, sự lây truyền tâm lý, dư
luận xã hội đối với doanh nghiệp, các yếu tố tiềm năng của xung đột lợi ích….
+tâm lý lãnh đạo: nhu cầu và động cơ lợi ích của lãnh đạo, ý chí của lãnh đạo, triết lý kinh
doanh, tâm lý sùng bái cá nhân hay vì lợi ích chung, giải quyết công việc thiên về lý trí hay
tình cảm, các thói quen sở thích…
Câu 17.KN và phân loại cán bộ QTKD, yêu cầu đối với cán bộ QTKD.
-KN:
Cán bộ QTKD là người thực hiện các chức nang QT với các cương vị khác nhau và phải
đảm bải có 1 phẩm chất và năng lực công tác theo 1 quy định nhất định.
-ND:
+theo cương vị công tác phân ra làm 3 cấp: cán bộ lãnh đạo, hội đồng QT hoặc ban giám
đốc trong trường hợp không có hội đồng QT cán bộ điều hành(GĐ hay TGĐ) và cán bộ
thừa hành.
+theo chức năng QT phân ra:cán bộ QT về kinh tế, cán bộ QT về KH-CN, cán bộ QT về
mặt luật pháp, cán bộ QT về mặt XH.
-Yêu cấu với cán bộ QT:
Phải có những phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn phù hợp, năng lực tổ
chức tập thể lao động trong sản xuất kinh doanh tốt và phẩm chất đạo đức tốt.
Câu 18. Trình bày nhiệm vụ và nội dung QT cung ứng vật tư
-NV: chức năng cung ứng vật tư có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, đúng về
chât lượng, đồng bộ về chủng loại, kịp thời về thời gian mọi loại vật tư cho quá trình sản
xuất với chi phí hợp lý nhất.
-ND: bao gồm:lập kế hoạch về cung ứng vật tư, tổ chức mua sắm, kiểm tra chất lượng và số
lượng vật tư, tổ chức bảo quản và dự trữ hợp lý, tổ chức vận chuyển vật tư đến nơi sản xuất,
lập kế hoạch chi phí, góp phần cải tiến các định mức chi phí về vật tư…
Câu 19. KN và các yếu tố cơ bản của cơ cấu tổ chức bộ máy QTDN.
-KN: cơ cấu tổ chức bộ máy QTKD là 1 tổng thể các bộ phận hợp thành có mối liên hệ hữu
cơ với nhau được chuyên môn hóa để thực hiện các chức nang QT nhất định, với những
trách nhiệm và quyền hạn tương xứng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra của doanh nghiệp.
-Các yếu tố cơ bản:
+các khâu quản lý (VD:kế hoạch, tài vụ, tổ chức…).
+các cấp quản lý(VD: tổng công ty, công ty, phân xưởng…).
+các mối quan hệ giữa các bộ phận, bao gồm: mối quan hệ chỉ đạo mệnh lệnh, mối quan hệ
phối hợp, mối quan hệ tư vấn, mối quan hệ dọc và ngang.
Câu 20. Các yêu cầu đạt được khi hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy QTDN.
Phải phù hợp với nhiệm vụ SX-KD và năng lực quản lý, vận dụng đúng các kiểu cơ cấu tổ
chức và phương thức quản trị phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công và phân
cấp hợp lý, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, phù hợp với lý thuyết điều khiển hệ thống,
xác định hợp lý mức độ điều khiển theo chương trình định sẵn và điều chỉnh tự do tùy thuộc
vào tình huống đột xuất, tránh quan liêu, cồng kềnh, xa vời thực tế và cơ sở, phải đảm bảo
độ tin cậy cần thiết, có tính linh hoạt và thích nghi cao, có khả nang tự phát hiện sai sót và
tự điều chỉnh, phải đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả, phải đảm bảo sự nhất trí và hài lòng
của quần chúng đối với cán bộ và phân công.
Câu 22. Trình bày phương pháp thiết lập bộ máy QTDN.
A, phương pháp tương tự
-phương pháp này dựa vào các cơ cấu tổ chức QT tương tự đã có để cải tiến cho phù hợp
với trường hợp đang xét
-việc hình thành cơ cấu tổ chức mới trong trường hợp này tương đối đơn giản, nhưng đòi
hỏi phải có các mô hình tương tự đã có sẵn.
B, phương pháp phân tích các yếu tố.
-trường hợp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hiện có.
+tiến hành phân tích cơ cấu tổ chức hiện có 1 cách toàn diện về các mô hình
+/loại hinh cơ cấu tổ chức đã áp dụng
+/trình độ cán bộ quản lý
+/trình độ trang thiết bị cho quản lý
+/ các thiếu sót và không phù hợp với nhiệm vụ hiện tại
+/hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đã đạt được.
+đề ra các biện pháp cải tiến bộ máy quản lý
-trường hợp lập bộ máy tổ chức mới:
+nghiên cứu nhiệm vụ được giao, nhất là cơ cấu SX-KD mà bộ máy quản lý phải đảm
nhiệm
+xác định kiểu cơ cấu tổ chức quản lý định áp dụng
+xác định chủng loại và số lượng các chức năng quản lý cần có
+xác định khối lượng của mỗi chức năng và xác định các bộ phận quản lý (số khâu quản
lý).
+xác định số cấp quản lý dựa trên khả năng xử lý thông tin, năng xuất của các bộ phận và
khối lượng công việc phải giải quyết.
+xây dựng các chức năng, quyền hạn cụ thể cho từng bộ phận QT.
+xác định điều lệ, nội quy và quy chế QT.
Câu 21. Trình bày KN về uy tín và nguyên tắc tạo lập uy tín của cán bộ QTKD.
-KN:
Uy tín là mức độ tác động hiệu quả của cán bộ QT đối với người bị lãnh đạo.
-Các nguyên tắc:
-luôn luôn tạo được thắng lợi cho doanh nghiệp.
-vai trò cá nhân trong việc tạo lập các thắng lợi cho doanh nghiệp chiếm phần nổi bật.
-đóng góp nhiều cho đất nước, xã hội và cho đời sống của người trong doanh nghiệp.
-phương pháp kinh doanh sáng tạo, sinh lợi do kết quả của lao động bản thân chứ không
phải các mánh lối tiêu cực.
-gương mẫu về đạo đức, được mọi người tin yêu.
Câu 24. Trình bày KN, nguyên tắc ủy quyền QT.
-KN:
+ủy quyền là việc cán bộ quản lý cấp trên cho phép cán bộ cấp dưới thay mìn ra quyền
quyết định trong 1 phạm vi cho phép. Trong khi đó người ủy quyền vẫn đứng ra chịu trách
nhiệm trước doanh nghiệp và pháp luật.
+ủy quyền có thể là chính thức (thông qua sơ đồ cấu tạo bộ máy quản lý đã được duyệt)
hoặc không chính thức ) thông qua tin cậy cá nhân).
-Các nguyên tắc.
+ủy quyền phải lấy khả năng kiểm tra được làm giới hạn, không thể ủy quyền vượt quá giới
hạn không thể kiểm tra được.
+quyền hạn được giao phải tỉ lệ với trách nhiệm được giao
+người ủy quyền chịu trách nhiệm kép (cho cả người ủy quyền).
+chỉ có 1 người ủy quyền duy nhất về 1 nhiệm vụ duy nhất cho 1 người duy nhất.
Câu 25. Trình bày quá trình ra quyết định QTKD.
A, sơ đồ ra nhiệm vụ: cần làm rõ.
-vì sao phải đề ra nhiệm vụ đó, tính chất của nhiệm vụ.
-khả năng thực hiện nhiệm vụ đề ra
-khối lượng thông tin đã dùng để đề ra nhiệm vụ và các thông tin còn thiếu.
B, chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án: đề so sánh phương pháp đưa ra.
-tiêu chuẩn đánh giá tùy thuộc vào mục đích của quyết định, có thể là các tiêu chuẩn được
dùng phổ biến như lợi nhuận, mức danh lợi, thời hạn thu hồi vốn, an toàn kinh doanh, có
thể là các mục tiêu đột xuất
C, thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đã đề ra.
-phải đảm bảo chính xác
-phải kịp thời.
-phải đầy đủ, hệ thống, tổng hợp.
-phải có tính pháp lý
-phải có ích.
-phải đúng thẩm quyền.
-phải tối ưu, tiết kiệm.
-phải đảm bảo bí mật cần thiết.
D. chính thức đề ra nhiệm vụ: phải làm rõ.
-các cơ sở khách quan dẫn đến ra quyết định.
-tác dụng của quyết định
-thời hạn thực hiện
-mục đích và các điều kiện ràng buộc của quyết định.
-các tiêu chuẩn hiệu quả của quyết định..
E, dự kiến các phương án
-để đạt mục đích có thể có nhiều phương án cho nên ở đây phải đưa ra 1 số phương án để
đảm bảo độ chính xác của quyết định.
F, xây dựng mô hình toán học; có thể là
-toán quy hoạch tối ưu.
-các mô hình tính hiệu quả của dự án đầu tư.
-các phương pháp toán ra quyết định trong điều kiện rủi ro và bất định
G, so sánh các phương án và đề ra quyết định
H, ra quyết định
Câu 26, Nêu các căn cứ khi ra quyết định và yêu cầu của quyết định QTKD.
*Căn cứ.
-chuẩn bị hình thành phương án (xác định cần thiết, thăm god, khảo sát…).
-xây dựng các phương án có thể có.
-tổ chức hội thảo và xin ý kiến chuyên gia.
-lựa chọn phương án tối ưu, tổ chức bảo vệ phương án quyết định, lựa chọn phương án
quyết định cuối cùng.
*Yêu cầu.
-Tổ chức thực hiện quyết định bao gồm
+truyền đạt thấm nhuần quyết định.
+chỉ đạo điều hành thực hiện quyết định
+kiểm tra thực hiện quyết định.
+điều chỉnh quyết định nếu có
+tổng kết.
Câu 27. Trình bày KN, vai trò và các đặc trưng của thông tin trong QT.
-KN:
Thông tin phục vụ quá trình QTKD là các phản ánh cần thiết có ích và lạc quan đến công
việc QTKD về tình hình diễn biến mọi mặt trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp và các phản ánh mà được truyền đi, thu nhận, xử lí và sử
dụng cho quá trình QTKD.
-Vai trò:
Có thể coi vai trò của thông tin như hệ thống thần kinh hay hệ thống mạch máu của 1
doanh nghiệp. thông tin có ảnh hưởng lớn đến mọi giai đoạn của quá trình QT kể từ khâu
hình thành phương án, quy định hoạt động cho đến khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm
tra, tổng kết. thông tin là 1 loại của cải đặc biệt và là 1 nguồn lực quan trọng của doanh
nghiệp.
-Các đặc trưng cơ bản:
+luôn gắn liền với quá trình quyết định và điều hành QT.
+chỉ có tính chất chính xác tương đối
+có thể chịu ảnh hưởng chủ quan của con người
+luôn có định hướng và mục tiêu
+mỗi thông tin có vật mang tin và lòng tin
Câu 27. KN đổi mới QTKD và nêu rõ lí do phải đổi mới QTKD.
*Các lý do:
-do tình hình thị trường luôn đổi mới, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay
gắt;tinh vi.
-do quy mô sản xuất ngày càng lớn, trình độ sản xuất ngày càng hiện đại và kĩ thuật phức
tạp, mức phụ thuộc lẫn nhau và rủi ro ngày càng cao.
-do sự phát triển nhanh chóng của KH-CN nhất là tin học và nền kinh tế trí thức bắt đầu tác
động mạnh.
-do trình độ xã hội và trình độ khách hành ngày càng cao.
-trình độ xã hội và con người bị quản lý ngày càng cao.
*KN
Đổi mới QTKD là quá trình làm cho doanh nghiệp thích ứng với đòi hỏi khách quan của
môi trường kinh doanh căn cứ vào qui luật phát triển của nền kinh tế thị trường nhờ ứng
dụng các thành tựu KHKT hiện đại vào việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 29. Các nguyên tắc đổi mới và tiến trình đổi mới QTKD.
*tiến trình
Gồm có các bước:
-xây dựng 1 nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới.
-xây dựng 1lộ trình đổi mới( xác định khâu đột phá, thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề, xác
định các điều kiện cần và đủ cho đổi mới, xác định các trở ngại và biện pháp khắc phục..).
-Tiến hành đổi mới(chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh).
*các nguyên tắc đổi mới.
-đổi mới phải kết hợp với ổn định sản xuất và ổn định xã hội, đổi mới trong ổn định và ổn
định để đổi mới.
-đổi mới phải có giải pháp quá độ phù hợp.
-đổi mới phải kế thừa cái tích cực của cái cũ, vừa chống bảo thủ vừa phải chống sự phủ
nhận sạch trơn cái cũ.
-bảo đảm chi phí ít nhất và an toàn mọi mặt.
Câu 30. KN, phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quá kinh
doanh xác định chung cho toàn doanh nghiệp và xác định riêng cho bộ phận chủ thể kinh
doanh.
*KN: hiệu quả của sản xuất kinh doanh là toàn bộ mục tiêu đạt được của doanh nghiệp
được trưng bày bằng 1 hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng thể hiện các kết quả về
các mặt tài chính-KT-CN cũng như về mặt XH của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nào đó.
Hiệu quả này là công lao chung của 2 nhóm người:nhóm cán bộ quản trị và nhóm những
người thừa hành trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất.
*Phân loại
Hiệu quả của sản xuất kinh doanh được phân loại như sau:
A, hiệu quả theo định tính (chủng loại hiệu quả) bao gồm:
-hiệu quả tài chính và kinh tế.
-hiệu quả về kỹ thuật và công nghệ
-hiệu quả về xã hội.
B, hiệu quả phân theo định lượng
-hiệu quả tính theo số tuyệt đối (tổng lợi nhuận và tính theo số tương đối( mức danh lợi của
1 đồng vốn).
-hiệu quả tính theo các thời đoạn khác nhau, ví dụ cả vòng đời của dự án đầu tư.
-hiệu quả đạt được mức yêu cầu và hiệu quả không đạt được yêu cầu.
*các chỉ tiêu đánh giá
2 chỉ tiêu:
-hiệu quả tính chung cho toàn doanh nghiệp
-hiệu quả tính riêng (chỉ là tương đối) cho chủ thể QT.
*Xác định hiệu quả chung cho toàn DN.
1, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính-kinh tế.
A, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
-tổng lợi nhuận tính thu được tính cho1 thời đoạn
-mức lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn sản xuất hàng hóa.
-thị phần của doanh nghiệp chiếm trong thị trường.

You might also like