You are on page 1of 5

Sáng tạo máy cắt, tách hạt điều tự động

Lâu nay việc bóc tách vỏ hạt điều để lấy nhân xuất khẩu, hoàn toàn
bằng thủ công. Mỗi người một thiết bị đạp chân cắt tách từng hạt một,
năng suất không cao, tốn nhiều nhân công. Từ thực tế đòi hỏi, ông Mai
Vĩnh Thạnh- chủ Cơ sở Cơ khí Vũ Thạnh (Quy Nhơn) sau nhiều năm
nghiên cứu đã chế tạo thành công máy cắt, tách hạt điều tự động. Máy thay
thế được hàng chục công nhân. Đây là thành công lớn cho ngành chế biến hạt điều, mở ra
hướng đi mới, giảm nhân lực, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
Chiếc máy độc đáo

Máy có cấu trúc khá đơn giản và gọn, nhẹ; kích thước (1,25 x 0,6 x 0,9m). Dùng công nghệ
PLC- (công nghệ tự động dùng khí nén) kết hợp cơ khí. Hoạt động theo chương trình được lập
sẵn trên máy tính. Chủ yếu dùng thiết bị Tiben, để đóng mở dao cắt, đẩy hạt tới hay khi lùi vào.
Bên cạnh đó có kết hợp thiết bị cơ khí như: hệ thống ru lô để điều chỉnh vị trí hạt, hệ thống rung
để hạt rơi xuống theo trình tự, hệ thống phân loại hạt, mô-tơ để vận hành các thiết bị cơ khí... và
nhiều thiết bị phụ trợ khác.

Hạt điều sau khi hấp hoặc chao được phân loại, theo băng tải, vào phễu đặt bên trên máy. Nhờ
hệ thống rung, hạt tuần tự rơi xuống, đi vào 4 cửa và vào khe của các cửa. Mỗi cửa đều có khe,
mỗi khe có gắn 2 trục ru lô. Khi 2 ru lô quay, hạt điều ở khe giữa được điều chỉnh, sao cho khi
đến vị trí dao cắt, hạt phải nằm nghiêng giữa 2 dao cắt. Lúc này hạt vừa đến vị trí là dao cắt tự
động khép lại và hạt điều được cắt làm đôi, sau đó tách khỏi vỏ. Nhân và vỏ rơi xuống. (Hạt kích
cỡ nhỏ không cắt được thì rơi xuống một cửa khác). Chu kỳ cứ vậy liên tục và hoàn toàn tự
động.
Nếu chỉ một máy hoạt động đơn lẻ như vậy thì không hiệu quả, mà phải là hệ thống. Tức là
kết hợp 9-10 máy như vậy tạo thành dây chuyền khép kín. Cụ thể: Hạt điều từ hệ thống hấp liên
tục (hay chao dầu - tức là hấp cho chín) được cho vào băng tải vào hệ thống phân loại thành 8-9
loại cỡ hạt khác nhau. Từng loại cỡ hạt cũng theo băng tải vào các máy cắt tách hạt điều phù hợp
(tìm máy có điều chỉnh dao cắt thích ứng cho từng cỡ hạt khác nhau) như đã mô tả trên. Sau khi
hạt được cắt tách, nhờ băng tải chuyển vào hệ thống phân loại để tách riêng hạt vỡ và hạt còn
nguyên, sau đó vào tiếp hệ thống sàn để loại bỏ vỏ, lấy nhân thành phẩm.

Điều khó khăn nhất là làm sao hạt nằm đúng vị trí cắt - tức nằm nghiêng, để khi cắt, 2 vỏ hạt
điều tách ra, mà không làm vỡ nhân bên trong. Vị trí lắp đặt, độ đóng mở dao cắt phù hợp kích
cỡ hạt, để sau khi cắt tỷ lệ hạt vỡ ở mức cho phép và thấp nhất. Nhiều lần thử nghiệm thất bại,
nhưng tác giả giải pháp vẫn kiên trì điều chỉnh. Sau 3 năm nghiên cứu ròng rã, hiện nay đã thành
công. Máy có tỷ lệ hạt vỡ trên dưới 11% là tỷ lệ chấp nhận được (cắt thủ công tỷ lệ này trung
bình từ 5-7%).

Tính ưu việt của máy


Theo ông Mai Vĩnh Thạnh: Hệ thống cắt tách hạt điều tự động có năng suất 180 kg hạt
nguyên liệu/giờ (khoảng 2 tấn/ngày). Tính ra thay thế được 50 lao động (mỗi công lao động cắt
tách thủ công trung bình 40kg hạt điều thô). Nếu trừ 15 công nhân vận hành cho hệ thống thì vẫn
giảm được 35 lao động so với làm thủ công, để cắt tách khoảng gần 2 tấn hạt điều nguyên liệu
trong một ngày. Như vậy nhiều cơ sở sản xuất lớn hàng chục tấn/ngày, thì số công nhân giảm là
con số khổng lồ. Đó là chưa kể chi phí vận chuyển, quản lý, tỷ lệ thất thoát khi chuyển hạt điều
đến nhiều địa điểm “vệ tinh” trong vùng để gia công cắt tách từ nhà máy chính.

Theo số liệu của Hiệp hội điều Việt Nam, cả nước có trên 300 ngàn lao động trong ngành điều
(mới chiếm 60% nhu cầu nhân lực cho chế biến) để tạo ra trên 130 ngàn tấn nhân điều thô xuất
khẩu một năm. Riêng ở Bình Định mỗi năm chế biến chừng 750 đến 980 tấn nhân điều xuất
khẩu, (chủ yếu của 3 công ty lớn và vài đơn vị gia công nhỏ lẻ) cũng cần hàng trăm lao động thủ
công. Như vậy khi máy cắt tách hạt điều ra đời sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động cho
ngành chế biến hạt điều.

Nếu tính nguồn nhiên liệu, năng lượng (điện, khí) để vận hành và khấu hao thiết bị so với giảm
lượng nhân công thì không đáng kể. Do đó nguồn lợi đem lại khi dùng hệ thống thiết bị cắt, tách
hạt điều tự động này là rất lớn. Từ đó giảm giá thành, cạnh tranh được trên thị trường thế giới,
lợi nhuận đem lại cũng cao hơn.
Đưa vào thực tế sản xuất

Là cơ sở cơ khí chuyên gia công sản xuất lắp đặt thiết bị chế biến hạt điều 10 năm nay, Cơ sở
Cơ khí Vũ Thạnh có kinh nghiệm và thành công trong sản xuất thiết bị lĩnh vực này. Đáng chú ý
là Cơ sở này cũng đã sáng tạo thành công nhiều thiết bị như Hệ thống hấp hạt điều liên tục (đạt
huy chương vàng Techmart Vietnam 2005, giải Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTECH), Hệ
thống sản xuất cơm dừa sấy khô - đạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Định năm (2006-
2007). Do sản xuất từ nhu cầu thực tế đòi hỏi, nên sản phẩm làm ra của Vũ Thạnh được nhiều cơ
sở sản xuất trong và ngoài tỉnh sử dụng rộng rãi.

Sau khi thử nghiệm thành công, cơ sở Vũ Thạnh chuẩn bị lắp đặt 2 hệ thống cắt tách hạt điều tự
động cho Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản Hà Việt (Phù Mỹ) trong năm 2008. Ngoài ra Cơ
sở còn chào bán thiết bị trên hệ thống email, website và trực tiếp đến các cơ sở chế biến hạt điều
trên toàn quốc. Ông Thạnh cho biết: Chưa công bố nhưng giá máy không cao lắm, chắc chắn thị
trường chấp nhận được.

Được biết đây là lần đầu tiên ở Việt Nam chế tạo thành công máy cắt tách hạt điều đạt kết
quả. Trước đó vào thập niên 1990 cũng có một số đơn vị nhập máy cắt hạt điều của Ý. Đây là
máy thuộc dạng bán cơ giới - dùng hệ thống xích và nhét từng hạt vào mắt xích đến vị trí cắt Sau
đó ở Việt Nam cũng có một số đơn vị sản xuất thử loại máy này nhưng không thể ứng dụng vào
thực tế vì cơ cấu cắt chưa hợp lý và không hiệu quả. Hiện nay cũng có một số loại máy cắt hạt
điều, bóc nhân lụa hạt điều của Ý nhưng giá nhập về Việt Nam rất cao, nên khó được chấp nhận.

Máy cắt tách hạt điều của Cơ sở cơ khí Vũ Thạnh tuy còn phải tiếp tục hoàn thiện để đạt hệ số kỹ
thuật tối ưu, sẽ giảm tỷ lệ hạt vỡ còn khoảng 8% nhưng thực tế cho thấy đây là thành công rực
rỡ, mở ra hướng mới cho ngành chế biến hạt điều Việt Nam, giảm lao động, giảm giá thành,
cạnh tranh được trên thị trường thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nên hay không nên xuất khẩu công nghệ chế biến hạt điều?
14/01/2010

Một trong những vấn nạn của ngành điều hiện nay là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu
trầm trọng và lâu nay chúng ta vẫn phải nhập từ các nước châu Phi.

Theo thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), từ năm 2007 đến nay Việt Nam đã
nhập khẩu trung bình 200.000 tấn/năm điều thô từ nước ngoài để phục vụ công nghiệp chế biến
trong nước, trong đó Tây Phi và Đông Phi (gồm các quốc gia Bờ Biển Ngà, Nigeria, Ghana,
Mozambique, Tanzania…) chiếm đến 80% sản lượng.

Việc nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam là tất yếu bởi sản lượng điều thô thu hoạch chỉ đáp
ứng được 60% nhu cầu chế biến. Từ năm 2007 đến nay sản lượng điều thô thu hoạch chỉ đạt xấp
xỉ 300.000 - 350.000 tấn/năm trong khi công suất chế biến của các doanh nghiệp lên đến 600.000
tấn/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 650.000 tấn.

Hồi đầu tháng 9 vừa qua, tại thành phố cảng Abidjan của Bờ Biển Ngà, Liên hiệp hội Điều châu
Phi (gọi tắt là ACA) đã tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 4. Hiệp hội Điều Việt Nam
(VINACAS) tham dự với bốn thành viên do ông Nguyễn Thái Học, chủ tịch VINACAS, làm
trưởng đoàn.

Tại thời điểm quý III/2009, khi nguyên liệu dự trữ đã cạn, các doanh nghiệp chế biến điều Việt
Nam kỳ vọng trong chuyến đi lần này đoàn đại biểu VINACAS sẽ giúp tìm kiếm được nguồn
nguyên liệu đầu vụ Đông Phi 2009 (khoảng từ tháng 10 trở đi) có chất lượng tốt và giá cả hợp lý,
để giải quyết các tồn đọng trong hợp đồng nhập khẩu điều thô, hoặc tìm cách hỗ trợ doanh
nghiệp Việt Nam mua bán điều thô trực tiếp chứ không phải mua qua nhiều trung gian như trước
(97% lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam được giao dịch thông qua các thương gia, nhà môi
giới Ấn Độ, Singapore…).

Trong khuôn khổ hội nghị nói trên, một doanh nghiệp thành viên VINACAS đã ký hợp đồng tài
trợ không hoàn lại (BOT) một nhà máy chế biến điều cho Bờ Biển Ngà có vốn đầu tư một triệu
USD với mong muốn dự án này là mô hình điểm giúp ngành điều Bờ Biển Ngà và châu Phi phát
triển công nghệ chế biến điều “made in Vietnam”.

Mặt khác, tại các biên bản ghi nhớ ký với các hiệp hội điều châu Phi, VINACAS đã quan tâm tập
trung đề xuất hỗ trợ bạn về công nghệ và thiết bị để họ có thể chế biến hạt điều như Việt Nam.

Nhận định về việc này, ông Nguyễn Văn Lãng - nguyên Phó chủ tịch VINACAS, cho rằng công
nghệ chế biến hạt điều Việt Nam không phải là vật dễ dàng trao đổi.

Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là “báu vật”, “bí kíp” vì đã góp phần vào sự thành
công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại đây, làm cho những quốc gia có
ngành sản xuất chế biến điều trước chúng ta hàng trăm năm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác. Từ chỗ xuất hạt điều thô giá trị thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia chế biến
nhân điều đứng thứ hai thế giới và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới.

Công nghệ chế biến điều Việt Nam là điều mà không chỉ các quốc gia có nền chế biến lâu đời
như Ấn Độ và Brazil mà kể cả cộng đồng các quốc gia có trồng điều ở châu Phi, vốn từ trước
đến nay chỉ tập trung xuất khẩu điều thô, rất quan tâm. Kể từ năm 2006, rất nhiều đoàn khảo sát
từ Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Mozambique, Tanzania… đã đến Việt Nam để tìm hiểu về
công nghệ này.

Hơn mười năm trước, vấn đề xuất khẩu công nghệ chế biến hạt điều của Việt Nam qua châu Phi
cũng đã từng được đặt ra, nhưng do gặp phản ứng dữ dội từ báo chí, từ nhiều cán bộ lão thành và
người có công với ngành điều, cuối cùng ý định trên đã phải gác lại. Bộ Khoa học - Công nghệ
và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn không đồng ý xuất khẩu thiết bị
và công nghệ chế biến điều của Việt Nam.
Tại thời điểm đó, Hiệp hội Điều Việt Nam từng khẳng định: “Công nghệ chế biến điều là của
Việt Nam mà chủ sở hữu là ngành điều Việt Nam”.

Ông Nguyễn Văn Lãng báo động một thực tế là trong tương lai, một khi đã nắm được công nghệ
chế biến thì có thể các đối tác châu Phi sẽ hạn chế việc bán điều thô. Về phía chúng ta, nếu thiếu
nguyên liệu thì ngành chế biến điều Việt Nam với hàng trăm ngàn lao động sẽ lao đao, trong khi
sản lượng điều thô chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu chế biến.

You might also like