You are on page 1of 3

Thế giới, những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh chống thực

dân, đế
quốc để đến đích độc lập đã diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Trong yêu cầu của cộc đấu tranh là xóa bỏ chế độ thực dân giành độc lập, tùy theo tình
hình cụ thể của mỗi quốc gia, đặc biệt lực lượng và tương quan của các giai cấp, nhất là
những giai cấp chống lại sự thống trị của thực dân, đã xuất hiện những con đường, những
phương thức cứu nước khác nhau. Để có con đường cứu nước hiệu quả, phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội của mình, các dân tộc thuộc địa đã phải trải qua cuộc đấu tranh, sự
lựa chọn từ thấp lên cao cùng với sự trưởng thành của các tầng lớp xã hội và ý thức của
họ.
Con đường để đi đến đích độc lập dân tộc luôn khác nhau: bạo lực, ôn hòa,. Tất cả tùy
thuộc vào điều kiện lịch sử, xã hội mà mỗi quốc gia lựa chọn và bước đi phù hợp. Mặt
khác, kẻ thù của những nước thuộc địa và phụ thuộc rất mạnh, luôn đặt yếu tố bạo lực lên
hàng đầu. Với kẻ thù như thế, muốn chiến thắng buột phía cách mạng không thể đối phó
hoàn toàn bằng đường lối ôn hòa.
Sự lúng túng của giai cấp, chính đảng lãnh đạo chưa tìm ra con đường phù hợp. Chưa thể
kết hợp linh hoạt. Thời cơ chưa chín muồi.
Phục hưng văn hóa giáo dục, phát triển kinh tế dân tộc, tiến lên đòi quyền tự trị - độc lập
và đòi độc lập dân tộc hoàn toàn.

Truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc đã đặt nền làm cơ sở  những khác biệt để tạo
nên sự thống nhất trong đa dạng.

Chủ nghĩa tư bản phát triển, gắn liền với công cuộc xâm lược thuộc địa. Các nước thực dân
chuyển từ sự chiếm đóng, cai trị trực tiếp sang gián tiếp, bằng cách sử dụng những biện pháp
tinh vi, xảo quyệt hơn, thông qua bọn tay sai bản xứ, bằng “viện trợ” kinh tế, quân sự với hệ
thống cố vấn,…để tiếp tục thống trị các nước đã được độc lập về danh nghĩa.

Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc phù hợp và hiệu quả thật không đơn giản, dễ dàng.
Luôn phải qua sàng lọc, lựa chọn lâu dài, đánh đổi bằng nhiều sức lực và xương máu. Giai cấp
lãnh đạo … tùy vào điều kiện quốc gia, sự trưởng thành của giai cấp .. chọn ,, Kinh tế xã hội, sự
bình đẳng, ổn định, … là những bức bối luôn đi theo sau đường lối.

1. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:
• Các nước châu Phi đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua tổ
chức thống nhất châu Phi (1963). Từ khi ra đời cho đến nay, tổ chức này đã có vai trò quan trọng
trong việc lãnh đạo, phối hợp hành động thúc đẩy phong trào cách mạng ở châu Phi phát triển.
• Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị, hợp pháp.
* Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Phi chưa trưởng thành, chưa có chính đảng
độc lập của mình, thậm chí chưa có tổ chức công đoàn trước khi giành được độc lập ( trừ vài ba nước ở
Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng cộng sản nhưng lại không nắm được quyền lãnh đạo cách mạng ).
* Hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, thương
lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập.
• Các nước châu Phi giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và sự phát triển kinh tế - xã
hội rất không đồng đều sau khi giành được độc lập (Bắc Phi thì phát triển nhanh chóng nhưng
châu Phi xích đạo chậm phát triển).
• Ngày nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết như: đói rét, bệnh tật, , sự
xâm nhập của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc
phương Tây, nợ nước ngoài, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nội chiến. Các nước châu Phi đang ra
sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này.
2. PTGPDT ở Mĩ Latinh mang một số đặc điểm sau:
• Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào công
nhân ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
• Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Mĩ La tinh thì
giai cấp nông dân luôn luôn tỏ ra là một lực lượng chủ lực của cách mạng.
• Phong trào đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa và trở thành hình thức đấu tranh chủ
yếu ở khu vực này.
• Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát
triển ở hầu khắp các nước. Mặt trận đã tập hợp đông đảo các tầng lớp trong xã hội, vai trò của
Đảng cộng sản ngày càng được tăng cường, khối đoàn kết công – nông ngày càng được củng cố
trở thành động lực chính của phong trào.
• Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-Ba năm 1959, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh
ngoài nhiệm vụ là giành độc lập dân tộc thì còn có nhiệm vụ là ủng hộ và bảo vệ cách mạng Cu-
Ba.
• Sau khi khôi phục lại độc lập chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách về kinh tế - xã hội để cải
thiện tình hình đất nước. Bước vào thập niên 90, một số nước Mĩ Latinh đã trở thành những nước
Công nghiệp mới như: Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô. Bộ mặt của các nước Mĩ Latinh đã có
những biến chuyển căn bản.
So với châu Á và châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh mang đặc điểm riêng biệt :
Châu Á, châu Phi đấu tranh chống bọn đế quốc, thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc
và chủ quyền
Khu vực Mỹ latin đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân
tộc dân chủ, qua đó giành độc lập và chủ quyền dân tộc.
3. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
+ Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và các Đảng cộng sản đóng vai trò quan trọng
trong PTGPDT ở các nước châu Á bên cạnh giai cấp tư sản và chỉnh Đảng của mình lãnh đạo
PT.
+ Sau Chiến tranh, hầu hết các nước đều vùng dậy đấu tranh giành độc lập và giành thắng lợi ở
các mức độ khác nhau, thời gian khác nhau.
+ Phương thức tiến hành đấu tranh: đa dạng: từ khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị...
+ Sau khi giành đôc lập đều ra sức phát triển kinh tế và nhiều nước đã trở thành các nước công
nghiệp phát triển hoặc có nền kinh tế đang phát triển.
+ Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động của thế giới.

Trong thực tiễn, cuộc đấu tranh của các dân tộc Á, Phi và Mĩ latinh, do giai cấp vô sản lãnh đạo
hay do giai cấp tiểu tư sản hoặc tư sản dân tộc đứng đầu, đều tuỳ thuộc vào tình hình tương quan
lực lượng giữa các giai cấp - xã hội, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế… trong một quốc gia quyết định.
Dù là giai cấp nào lãnh đạo thì tất cả các giai cấp ấy đều sử dụng những hình thức đấu tranh
chống thực dân thích hợp và cuối cùng đi tới đích độc lập. Điều này nói lên tính đa dạng, phong
phú của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Á, Phi và Mĩ latinh

You might also like