You are on page 1of 3

Hàn gắn mối phân chia sâu sắc của Thái Lan

I/ Giới thiệu
Cuộc đụng độ chính trị bạo lực nhất giữa chính phủ và người biểu tình
trong lịch sử hiện đại Thái Lan nổ ra từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 19
tháng 5 sau hàng tuần biểu tình trên đường phố Băng cốc. Mặc dù
chương mới nhất của nền chính trị hỗn loạn của nước này cuối cùng phải
kết thúc bằng một cuộc đàn áp của chính phủ, xung đột giữa tầng lớp
thượng lưu bảo thủ và các đồng minh của chính trị gia theo trường phái
dân túy vẫn chưa thể chấm dứt. Một bên là một thể chế không do bầu cử
bao gồm hoàng gia, quân đội, tòa án và hệ thống chân rết, và những
người áo vàng. Còn một bên là Thaksin Shinawatra - một đại tá cảnh sát,
một thương nhân, một chính trị gia, người thách thức chế độ cũ bằng
những người áo đỏ, chủ yếu là người nghèo ở nông thôn cũng như thành
thị. Không phe nào thực sự đoàn kết và không phe nào thực sự có đồng
minh. Tầng lớp trung lưu thành thị, những người rất phẫn nộ trước sự
tham nhũng, gia đình trị, và lạm dụng quyền con người của Thaksin,
đứng về phe thể chế hoàng gia bảo thủ. Còn một số thành viên quân đội
và phần lớn cảnh sát đứng về phe nhà chính trị gia dân túy Thaksin. Xã
hội, thể chế, thậm chí từng gia đình Thái Lan luôn ẩn chứa nguy cơ rạn
nứt.
Như chúng tôi đã tìm hiểu, sau các cuộc biểu tình và lệnh đàn áp của
chính phủ được ban bố, chế độ “tình trạng khẩn cấp” đã được áp dụng ở
Bangkok và 23 tỉnh khác, hạn chế các quyền về chính trị. Hàng tá đài
phát thanh, trang web, một đài truyền hình cáp và một tờ báo mà chính
phủ cho rằng có liên quan đến những người áo đỏ phải đóng cửa. Những
người lãnh đạo cuộc biểu tình và cả Thaksin bị buộc tội khủng bố, tội
danh bị kết án tử hình. Những người chưa bị bắt giữ thì lẩn trốn, che giấu
thông tin cá nhân, và không đưa ra những bình luận công khai. Cả cộng
đồng cân nhắc việc tổ chức các cuộc họp công cộng.
Chính phủ sử dụng truyền thông chính thống để điều khiển dư luận và
đảm bảo tính pháp lí cho việc đàn áp có bạo lực. Các chiến dịch đe dọa
nhằm vào những cá nhân đồng tình với mục tiêu của người áo đỏ và
truyền thông quốc tế bị buộc tội ủng hộ người áo đỏ được tiến hành
thông qua mạng internet. Việc này đã khuấy động dư luận xã hội và cản
trở tự do biểu đạt ở Thái Lan. Sống trong hoàn cảnh này, mỗi người luôn
phải thận trọng về việc mình giao tiếp với ai, mình nói những gì, và luôn
lưỡng lự khi lời nói của mình được ghi lại.
Báo cáo này dựa trên những cuộc phỏng vấn rộng rãi, nghiên cứu tài liệu
thời sự cũng như báo cáo của các phương tiện truyền thông trong nước và
quốc tế để nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến xung đột bạo lực ở thủ đô,
phân tích lí do đàm phán thất bại, và đề xuất những điều nên làm để Thái
Lan tiếp tục hướng đến tương lai. Khác với hầu hết các công trình nghiên
cứu trước đây đều tập trung vào các cuộc xung đột ở phía Nam, nơi dân
cư chủ yếu là người Malai Hồi giáo, báo cáo này tập trung vào vấn đề
chính trị quốc gia. Trong thời gian này, cuộc nổi loạn dân tộc sắc tộc ở
các tỉnh phía nam ít được chính phủ quan tâm hơn nhưng vẫn không hề
suy yếu.
II/ Đường dẫn đến xung đột bạo lực
B/ Ngày 10 tháng 4 và cuộc hành quân Rapchaprasong.
Tháng 2 năm 2010, tình hình càng trở nên xấu hơn sau khi tòa án tối cao
về các vụ án có liên quan đến chính trị yêu cầu phong tỏa 46 tỉ bạt (tương
đương 1,4 tỉ USD) trong số tài sản của Thaksin. Những người áo đỏ tập
trung đầy đường phố Bangkok, chiếm hơn 2km đường gần nhà quốc hội,
khu vực thường được dùng để tổ chức các sự kiện chính trị. Họ đòi giải
tán chính phủ. Ban đầu, bầu không khí hòa bình còn bao trùm khu vực
này, hơn nữa, có phần nào đó còn giống với lễ hội, vì những người áo đổ
diễu hành trên xe tải cỡ lớn, cỡ nhỏ, xe máy, và đi bộ. Người ủng hộ trên
vỉa hè và trong các tòa nhà dọc tuyến phố vẫy chào họ bằng cờ hoặc
những mảnh vải đỏ.
Căng thẳng leo thang khi những người áo đỏ chiếm đóng vùng
Rachaprasong thuộc khu trung tâm thương mại của Bangkok vào ngày 3
tháng 4, buộc các khu mua sắm cao cấp và khách sạn 5 sao phải đóng
cửa. Ngày 7 tháng 4, một nhóm người biểu tình áo đỏ do Arisman
Phoruangrong dẫn đầu, đã tấn công quốc hội, buộc các thành viên quốc
hội phải ngừng cuộc họp. Nhóm người này đến để tìm Suthep
Thaugsuban, phó thủ tướng phụ trách các vấn đề an ninh, tuy nhiên, ông
này cùng một số thành viên nội các đã trốn thoát bằng cách trèo thang ra
ngoài hàng rào phía sau tòa nhà và được trực thăng quân đội đến cứu.
Đáp trả cuộc nối loạn này, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở thủ
đô và cấm biểu tình.
Sau khi đạo luật hà khắc đó được ban hành, chính phủ tiến hành những
bước cứng rắn hơn, bắt đầu bằng cái gọi là “cuộc hành quân giành lại
Rachaprasong” vào ngày 10 tháng 4. Trong khi chính phủ cam kết thực
hiện nghiêm chỉnh các biện pháp kiểm soát bạo động tiêu chuẩn, vẫn có
đạn thật trong các cuộc xung đột hỗn loạn ban đêm. Thông tin chi tiết về
chuyện này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Sự thực là quân đội bị tấn công
lựu đạn và súng bởi các nhóm có vũ trang. 5 binh sĩ đã bị giết, trong đó
có 1 chỉ huy, đại tá Romkhao Thuwatham. 21 dân thường bị bắn chết, kết
quả khám nghiệm tử thi cho thấy hầu hết những người này bị giết bởi
súng côn quay tốc độ cao. Hơn 860 người bị thương, trong đó có 350
binh lính.
Trong khi đã có những đoạn băng ghi lại cảnh binh lính chĩa súng trường
về phía những người biểu tình, đến giờ, sự thực ai đã nổ súng vẫn chưa
được làm rõ. Những kẻ tấn công có vũ trang bí ẩn, một số tên mặc đồ
đen, đã bị camera ghi lại. Trong đoạn băng ghi hình của BBC, một tay
súng mặc áo trùm đen mang súng trường, đi giữa dòng người áo đỏ. Một
đoạn băng khác trên YouTube lại ghi lại được cảnh một nhóm người có
vũ khí cầm khiên, nổ súng về phía quân đội. Hiro Muramoto, phóng quay
phim truyền hình của Reuters, người bị bắn chết tại hiện trường, đã ghi
lại được hình ảnh lựu đạn tấn công vào quân đội và những người lính
đang kéo lê thân thể đẫm máu của đồng đội mình. Lãnh đạo người áo đỏ
coi những người đàn ông áo đen là vị cứu tinh, song khẳng định họ không
biết những người này là ai.
Chính phủ Thái Lan dựa vào sự xuất hiện của những người áo đen trong
ngày 10 tháng 4 để khẳng định có khủng bố trà trộn trong đám người biểu
tình. Chính phủ áp dụng biện pháp cứng rắn hơn và buộc tội những người
áo đỏ âm mưu lật đổ vương quốc. Luật hoàng gia, bao gồm hình phạt
nặng nhất lên đến 15 năm tù, thường được áp dụng để làm mất uy tín đối
thủ và đàn áp những tư tưởng chính trị đối lập. Trung tâm giải quyết tình
trạng khẩn cấp với lực lượng chủ yếu là quân đội, do chính phủ thành lập
để theo dõi hoạt động an ninh trong tình trạng khẩn cấp, công bố biểu đồ
mạng lưới chống vương quốc gồm nhiều cá nhân liên quan đến những
người áo đỏ và đảng Puea Thai, trong đó, Thaksin là trung tâm mạng
lưới.
Đối với quân đội, sự kiện ngày 10 tháng 4 là một nỗi xấu hổ và khiến họ
càng thặt chặt tuần tra hơn. Việc lựu đạn được nén trúng vào nhóm chỉ
huy đi lẫn trong đoàn quân trên đường phố đã dấy lên nghi ngờ rằng đó là
1 vụ tấn công có mục tiêu rõ ràng. “Lính dưa hấu” – xanh vỏ đỏ lòng – bị
nghi ngờ là chỉ điểm.
Sau sự kiện 10 tháng 4, những người áo đỏ từ bỏ điểm biểu tình ban đầu
gần tòa nhà chính phủ và dần xây dựng khu trại kiên cố ở trung tâm
thương mại Bangkok. Từ trung tâm, một sân khấu được dựng lên ở
Rapchaprasong, khu trại trải dài theo hình chữ thập: 2,2km theo hướng
bắc nam và 1,8 km theo hướng đông tây. Lo sợ bị lực lượng an ninh tân
công, những người biểu tình xếp lốp xe cũ gắn với nhau bằng tre nhọn
thành tường bao quanh khu trại.

You might also like