You are on page 1of 2

HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), gói đường truyền

tốc độ cao, là một sản phẩm của công nghệ 3G cho phép các mạng
hoạt động trên hệ thống UMTS có khả năng truyền tải dữ liệu với tốc
độ cao hơn hẳn. Công nghệ HSDPA hiện nay cho phép tốc độ download
đạt đến 1.8, 3.6, 7.2 và 14.4 Mbit/giây, và trong tương lai gần, tốc độ
hiện nay có thể được nâng lên gấp nhiều lần. Khi đó, các mạng cung
cấp có thể được nâng cấp thành Evolved HSPA, cho phép tốc độ
download đạt đến 42 Mbit/giây. Với những ưu thế vượt trội đó, HSDPA
đang trở thành một công nghệ được nhiều nhà cung cấp quan tâm
phát triển.

2. Công nghệ HSDPA

HSDPA là một phương thức truyền tải dữ liệu theo phương thức mới. Đây được coi là
sản phẩm của dòng 3.5G. công nghệ này cho phép dữ liệu download về máy điện
thoại có tốc độ tương đương với tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở
cố hữu về tốc độ kết nối của một chiếc điện thoại thông thường. Đây là giải pháp
mang tính đột phá về mặt công nghệ và được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G
W-CDMA.

HSDPA có tốc độ truyền tải dữ liệu lên tối đa gấp 5 lần so với khi sử dụng công nghệ
W-CDMA. Về mặt lý thuyết, HSDPA có thể đạt tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 8-10
Mbps (Megabit/giây). Mặc dù có thể truyền tải bất cứ dạng dữ liệu nào, song mục
tiêu chủ yếu của HSDPA là dữ liệu dạng video và nhạc.

HSDPA được phát triển dựa trên công nghệ W-CDMA, sử dụng các phương pháp
chuyển đổi và mã hóa dữ liệu khác. Nó tạo ra một kênh truyền dữ liệu bên trong W-
CDMA được gọi là HS-DSCH (High Speed Downlink Shared Channel), hay còn gọi là
kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao. Kênh truyền tải này hoạt động hoàn toàn khác
biệt so với các kênh thông thường và cho phép thực hiện download với tốc độ vượt
trội. Và đây là một kênh chuyên dụng cho việc download. Điều đó cũng có nghĩa là
dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ nguồn đến điện thoại. Song quá trình ngược lại,
tức là truyền dữ liệu từ điện thoại đến một nguồn tin thì không thể thực hiện được
khi sử dụng công nghệ HSDPA. Công nghệ này có thể được chia sẻ giữa tất cả các
user có sử dụng sóng radio, sóng cho hiệu quả download nhanh nhất.

Ngoài HS-DSCH, còn có 3 kênh truyền tải dữ liệu khác cũng được phát triển, gồm có
HS-SCCH (High Speed Shared Control Channel – kênh điều khiển dùng chung tốc độ
cao), HS-DPCCH (High Speed Dedicated Physical Control Channel – kênh điều khiển
vật lý dành riêng tốc độ cao) và HS-PDSCH (High Speed Downlink Shared Channel –
kênh vật lý chia sẻ đường xuống tốc độ cao). Kênh HS-SCCH thông báo cho người sử
dụng về thông tin dữ liệu sẽ được gửi vào các cổng HS-DSCH.

Trong năm 2007, một số lượng lớn các nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn thế
giới đã bắt đầu bán các sản phẩm USB Modem có chức năng kết nối di động băng
thông rộng. Ngoài ra, số lượng các trạm thu phát HSDPA trên mặt đất cũng tăng
nhanh để đáp ứng nhu cầu thu phát dữ liệu. Được giới thiệu là có “tốc độ lên tới 3.6
Mbit/giây “, song đây chỉ là con số có thể đạt được trong điều kiện lý tưởng. Do vậy,
tốc độ đường truyền sẽ không nhanh như mong đợi, đặc biệt là trong điều kiện
phòng kín.
3. Sự phát triển và tương lai của công nghệ HSDPA

Chính thức được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2005, tính đến cuối năm
2006 đã có 19 nhà cung cấp 66 sản phẩm ứng dụng công nghệ HSDPA, trong đó có
32 sản phẩm điện thoại di động.

Với những cải tiến mang tính đột phá, HSDPA là một công nghệ đang được chú trọng
phát triển. Trên thực tế, thị trường của HSDPA phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là
ở giai đoạn khởi đầu, là ở những nước phát triển, nơi có lượng khách hàng khổng lồ
sử dụng điện thoại di động chất lượng cao. Lý do là vì những chiếc điện thoại HSDPA
sẽ có giá thành cao hơn hẳn những chiếc điện thoại thông thường – được nhắm vào
thị trường những nước phát triển thấp hơn.

Nhu cầu sử dụng điện thoại HSDPA được mong đợi là sẽ đạt con số 2100 sản phẩm
tính đến cuối năm nay. Đến năm 2010, con số này có thể là 100 triệu chiếc, theo
phân tích của IDC. Hơn nữa, theo Strategic Analytics, đến năm 2010, 70% điện thoại
3G sẽ sử dụng HSDPA.

Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để HSDPA thực sự trở nên phổ biến. Tính đến cuối
năm 2005, hầu hết các nước trên thế giới không có mạng 3G. Rất nhiều nhà cung
cấp dịch vụ di động đang cố gắng triển khai mạng 3G và có thể được nâng cấp thành
mạng 3.5G theo nhu cầu của thị trường.

Xét về lâu dài, tương lai và sự thành công của công nghệ HSDPA vẫn còn khá mù
mờ, bởi đây không phải là công nghệ download và truyền tải dữ liệu duy nhất được
phát triển tại thời điểm này. Hơn nữa, những công nghệ truyền thống như
CDMA2000 1xEV-DO và WiMax đang là những chuẩn công nghệ có nhiều triển vọng
hơn. Do là một phiên bản nâng cấp của W-CDMA, HSDPA không có nhiều khả năng
thành công tại những nơi mà W-CDMA đã được phát triển. Do đó, thành công cuối
cùng của HSDPA như một sản phẩm của công nghệ 3.5G sẽ phụ thuộc rất nhiều vào
sự thành công của W-CDMA với tư cách là một sản phẩm của công nghệ 3G.

You might also like