You are on page 1of 7

Trên đời này chỉ có mẹ là tốt nhất Viết lúc 09:14 sáng hôm

qua

Những dòng chữ tâm sự mà Con đã từng nghĩ là sẽ chẳng bao giờ viết ra nay đã thành sự thật, và
Con biết Con vẫn còn nhiều điều thiếu sót với Mẹ lắm. Chúc Mẹ 20/10 hạnh phúc và vui vẻ !

....

Mẹ là con gái trưởng trong gia đình, từ ngày ông ngoại bỏ nhà ra đi, để lại cho bà ngoại một
mình với đàn con nhỏ, Mẹ vì thương ngoại đã phải bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm thêm tiền
nuôi nấng đàn em nhỏ. Được nhiều người con trai trong xóm dặm hỏi, Mẹ đều không để ý, cho
đến khi gặp Ba – chỉ là một chàng trai nghèo vừa mới đi lính về, gia sản chỉ có hai bàn tay trắng
và bộ đồ đang mặc trên người. Ba Mẹ đã thương nhau vì phải đồng cảnh ngộ, bản tính chân chất
và thật thà, chịu thương chịu khó. Ba Mẹ phải vượt qua nhiều rào cản tuổi tác của cả hai bên gia
đình để đến được với nhau (vì Ba lớn hơn Mẹ một con giáp).

Khi Ba và Mẹ lấy nhau, cuộc sống vô cùng cơ cực, Ba và Mẹ phải xây tạm một căn nhà gỗ trên
mảnh đất của ngoại để sống tạm. Cộng thêm Mẹ còn vướng phải căn bệnh động kinh quoái ác, vì
nó mà gia đình đã khó khăn nay còn eo hẹp hơn, Mẹ phải thường xuyên đi khám bác sĩ để chữa
trị, uống thuốc triền miên, cũng chính vì nó mà tính cách Mẹ có phần nào thay đổi về sau này.
Tuy rằng bị bệnh nhưng vì cuộc sống mưu sinh, Mẹ thường làm nhiều công việc khác nhau để
kiếm sống. Có thể Mẹ bán bánh kẹo trước cổng trưởng tiểu học nào đó, với vài thứ bánh kẹo mà
các bác sĩ, nha sĩ, các thầy cô giáo trên trường khuyến cáo học sinh trẻ em không được ăn, có
những đứa bé phải canh mấy cô bé cờ đỏ để được ăn hàng, còn Mẹ thì phải canh ông bác bảo vệ
của trường học, nếu để bảo vệ thấy, ông sẽ đuổi. Hoặc đến vụ mùa rau củ, Mẹ đem ra chợ bán,
cũng chẳng dễ dàng gì khi phải cạnh tranh với các bà chị bán hàng rau khác, nhiều lúc chỉ vì
tranh cái chỗ ngồi bán cho đàng hoàng mà phải dơ thẳng tay chân ra để đôi co với họ. Rồi Mẹ
chuyển qua một công việc ổn hơn, đỡ cạnh tranh hơn, đó là làm bánh bèo, bánh lọc,…mang đi
bán rong ngoài phố.

Ảnh minh họa

Ngày ngày Mẹ dẫn Con (lúc Con chừng 3 – 4 tuổi) cùng thúng bánh bèo mà Mẹ đã làm từ sớm,
đi dạo khắp phố rao bán, có hôm khách mua hết, xong có những hôm lại phải mang về,… hôm
nào trời nắng còn đỡ, còn hôm trời mưa thì Mẹ con cùng ướt mà về nhà. Mỗi ngày chỉ tích góp
được mười mấy ngàn cũng đủ cho hai Mẹ con vui mừng khôn siết, không phải lo cho ngày hôm
sau phải đói nữa. Rồi cứ đêm đến, Mẹ luôn phải chống chọi với căn bệnh động kinh, đó cũng là
cơn ác mộng đối với Mẹ, những tiếng kêu rên đau đớn, những cái đập tay bộp bộp lên đôi chân
tê cứng, Mẹ co giật và thoi thóp từng cơn, đôi lúc Mẹ chới với tay như cầu xin ai đó, hãy giúp
Mẹ thoát khỏi cảnh đau đớn này. Ba đi làm trên xã, nhiều đêm phải ở lại trực, Ba lại không về,
lúc ấy chỉ mỗi mình Con ngủ say, Con không thể cảm nhận hết những cơn co giật đau đớn của
Mẹ. Và nếu đêm qua Mẹ không ngủ được, nếu đêm qua Mẹ thức trắng vì cơn co giật hành hạ, thì
ngày hôm sau đó, Mẹ sẽ bị co giật khổ sở hơn, có thể trong lúc ở nhà, hoặc trong lúc đang bán
rong ở ngoài phố, người đi đường họ đâu biết rằng Mẹ bị bệnh, họ chỉ có thể đứng nhìn, nhìn
một người phụ nữ xa lạ đang bê thúng bánh bèo bán rong bỗng nhiên nằm lết xuống mặt đường,
thúng bánh cũng đổ ào xuống đất, cả thân xác co giật bần bật, mặt tái mét, miệng cứng đơ, tay
không ngừng đập đập vào chân, lắm lúc Mẹ chịu không nổi cơn đau giằng xé, Mẹ đã tè ra cả
quần,… người lớn nhìn Mẹ ái ngại, con nít nhìn Mẹ trêu cười, chẳng ai hỏi han Mẹ, không ai
dám đến gần Mẹ,… còn Con lúc ấy chỉ biết đứng khóc, khóc vì thấy Mẹ nằm đó, khóc vì Mẹ kêu
la đau đớn, khóc vì gọi Mẹ mà Mẹ không trả lời,…

Ảnh minh họa

Bác sĩ bảo phải hạn chế lao động và phải thường xuyên nghỉ ngơi, nhưng Mẹ vẫn lao tâm lao lực
để kiếm tiền, Mẹ ăn học ít, không đủ sức để kiếm được việc đàng hoàng như những người bạn
cùng trang lứa, Mẹ nấu ăn ngon, nhưng lại không có điều kiện nhà cửa để mở quán ăn, Mẹ đành
phải đi bán hàng rong, kiếm được đồng nào hay đồng ấy… Hôm nào Mẹ kiếm được nhiều nhiều
một chút, thì mấy cậu trong nhà lại uống rượu say khướt về nhà kiếm cớ sinh sự để quậy phá Mẹ,
cậu xin tiền Mẹ, Mẹ cho rồi thì cậu lại chê ít, đòi lấy hết, có khi Con còn thấy cậu đánh Mẹ nữa,
Con chỉ biết thời đó Con sợ mấy cậu lắm, Con rất sợ, và Con còn ghét họ nữa, vì Con chưa thấy
Ba đánh Mẹ bao giờ, chỉ toàn thấy mấy cậu ức hiếp Mẹ thôi. Có hôm mấy cậu điên lên, còn dùng
những từ ngữ thô tục để chửi Mẹ không ra gì, còn muốn đuổi Mẹ tôi ra khỏi nhà, mua xăng đòi
đốt nhà, vì đất này là của mấy cậu, Mẹ là phận đàn bà không có phần, muốn ở thì phải trả tiền,…
Mẹ đã phải nhẫn nhịn để mà sống, vì thực sự Mẹ và Ba đâu còn chỗ để nương thân nữa đâu,
ngoại biết chuyện thì chỉ biết can ngăn thôi chứ ngoại cũng đâu thể làm gì hơn đối với mấy cậu
được… Lúc nhỏ Con không biết chuyện, Con chỉ biết rằng Con ghét cái việc mấy cậu cứ ức hiếp
Mẹ, nhưng cho đến tận bây giờ, Con vẫn tự hỏi tại sao Mẹ đã phải ra đời rất sớm để phụ ngoại
kiếm tiền nuôi nấng các cậu ăn học, nhưng rốt cuộc các cậu lại đối xử với Mẹ như thế!?... kí ức
của Con về lúc nhỏ chỉ dừng lại nhiêu đó, nhưng đôi khi nghĩ lại Con vẫn còn thấy đau, thấy
thương cho Mẹ của Con.
Cũng vì ít học, là dân chợ, cũng vì chênh lệch tuổi tác,… mà bà nội không chấp nhận Mẹ, nên Ba
đành phải qua lại thường xuyên hai bên nội ngoại, đến khi trước ngày nội mất, nội mới nhìn nhận
Mẹ thực sự là con dâu, Mẹ được đón về bên nội ở. Những tưởng sẽ thoát khỏi cái cảnh chửi bới
đánh đập của mấy đứa em say xỉn, qua đây Mẹ lại chịu phải nhiều áp lực hơn,…Mẹ bắt đầu có
cuộc sống mới, có nhà cửa để kinh doanh, nhưng dường như nhiêu đó đã là quá sức đối với một
người bị bệnh động kinh như Mẹ, việc phải thường xuyên đứng bếp nấu ăn, ngày ngày thức
khuya để làm dọn dẹp và chuẩn bị đồ ăn, sáng phải đi chợ thật sớm,… dường như không còn
thời gian để nghỉ ngơi. Thần kinh Mẹ có xu hướng không còn ổn định được nữa, Mẹ không còn
giữ được bình tĩnh mỗi lúc tức giận, Mẹ hay chửi, hay la người nhà vô cớ, đôi lúc Mẹ lại còn gây
sự và cãi nhau với hàng xóm, thậm chí là có những lời lẽ thô tục như dân chợ đen vẫn hay nói
với nhau,… Có lần Mẹ còn lên cả phường nơi Ba làm việc để quậy, la lối om sòm chỉ vì một
việc là giờ này mà Ba vẫn chưa về nhà, còn ngồi trên đó lo họp hành,… Hàng xóm xung quanh
không ưa gì Mẹ, Con biết là họ rất ghét Mẹ, họ gọi Mẹ là “khùng”, là “điên”, là “dân vô học”…
Con biết Ba rất buồn về việc này, Ba cố gắng thường xuyên khuyên nhủ an ủi tinh thần Mẹ,
nhưng Mẹ dường như không hiểu, Mẹ cứ cho rằng Ba đang khinh thường Mẹ, Mẹ khóc vì không
ai hiểu Mẹ, rằng Mẹ không làm sai trái gì và rồi Mẹ vẫn hay làm nên những chuyện khiến cho
mọi người xung quanh không thể chấp nhận được.

Từ ngày dọn qua nội ở, Con thấy trong nhà ngày nào cũng có tiếng cãi nhau, điểm xuất phát luôn
là từ Mẹ. Ba có người em trai bị câm điếc, chú ấy cũng không thích Mẹ, và cũng từng đánh Mẹ,
vì có vài điều Mẹ đã không đúng. Nếu thời ở nhà ngoại, Mẹ phải sống nhẫn nhịn và căm lặng, thì
qua bên nội, tính cách Mẹ lại nóng nảy hung hăng hơn… Con vẫn thường nghe hàng xóm bảo
nhau rằng tại sao Ba lại không bỏ Mẹ cho rồi, sống như vậy chỉ khổ cho Ba hơn mà thôi? Con
biết Ba rất thương Mẹ, dù rằng Mẹ thường làm Ba mất mặt với bạn bè, với các đồng chí cán bộ
trên phường xã, có lẽ vì Ba nghĩ căn bệnh của Mẹ, Ba cũng có phần trách nhiệm trong đó. Song
điều mà cả nhà hiểu rõ hơn ai hết, đó là Mẹ bị bệnh, căn bệnh động kinh khiến tinh thần Mẹ
thường không ổn định, nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của Mẹ quá nhiều, và Mẹ đã hy sinh
quá nhiều vì nó. Đôi lúc Con nhìn khuôn mặt, đôi mắt cằn cỗi của Mẹ, Con biết Mẹ buồn, Mẹ
buồn vì Mẹ không hiểu tại sao hàng xóm ai cũng nói xấu Mẹ, không ai thích Mẹ, và dường như
Mẹ có cuộc sống một mình, cuộc sống chỉ có gia đình nhỏ nhoi này, không có một bạn bè nào
xung quanh để mà tâm sự, nhưng ngay cả chính những đứa con này, người chồng này cũng
không thương Mẹ - đó là suy nghĩ của Mẹ….
Ảnh minh họa

Đến nay Mẹ vẫn còn phải uống 2 viên thuốc màu hồng mỗi đêm, Con không biết tên gọi của
chúng, Con chỉ biết Mẹ phải uống thuốc đó để duy trì tính mạng và điều trị căn bệnh mà Mẹ
đang mắc phải thôi, Mẹ cũng đã uống hơn mấy chục năm nay rồi, sao Con có cảm thấy, bệnh của
Mẹ không hết mà càng nặng hơn thì phải? Nếu lúc trước phải mấy đêm Con mới thấy Mẹ trăn
trở co giật một lần, thì giờ đây, hầu như ngày nào Con cũng thấy Mẹ lên cơn co giật, nằm cạnh
Mẹ, giữa đêm chỉ cần nghe tiếng hét, tiếng la, tiếng gọi kêu “L ơi!” yếu ớt hoặc nhiều khi đau
quá không còn sức để gọi, chỉ cảm nhận được sự vùng vẫy bất lực của Mẹ, là Con phải bật dậy
ngay để xoa bóp chân tay cho Mẹ. Nhìn mẹ đau đớn Con cũng đau lắm, xót lắm, và nước mắt
con cứ chảy,…vì trong thâm tâm Con luôn sợ, luôn e sợ một điều mà Con không muốn nghĩ tới,
nhưng nó cứ ám ảnh lấy tâm trí Con, Con sợ một ngày không xa Mẹ sẽ ra đi lúc nào mà Con
không hay biết, có thể là trong những lần Con ngủ quá say, Con không kịp bật dậy để xoa dịu nỗi
đau thể xác cho Mẹ, không kịp giúp mẹ thoát khỏi cảm giác hãi hùng khi bị khó thở.... Song mỗi
lần qua cơn giật thì Mẹ lại thở phào, lại cười tươi như chẳng có gì xảy ra, có lẽ những cơn giật đó
đã đến với Mẹ quá thường xuyên, Mẹ vẫn đau, và vẫn cam chịu lãnh nhận nó một cách nhẹ
nhàng như thế!

Rồi những lúc Mẹ gây sự với hàng xóm, Mẹ gây phiền hà cho Ba, Mẹ lên trường Con chửi cô
giáo và nói những lời lẽ không hay, Mẹ có những hành động những cử chỉ, lời nói thái độ khiến
mọi người phản cảm. Con tức giận lắm, Con buồn vô cùng, Con nghĩ tại sao Mẹ lại không được
như những người Mẹ của bạn Con, Con chỉ cần một người Mẹ tâm lý và hiểu chuyện, một người
Mẹ san sẽ tâm sự với Con mà thôi. Nhưng có lẽ Con chưa thật sự hiểu, bản thân Con thiệt thòi đã
đành, nhưng bản thân Mẹ lại càng thiệt thòi nhiều hơn, vì Mẹ cũng đâu muốn như thế, số phận
mang đến cho Mẹ một cuộc sống không được đầy đủ, một cuộc sống gắn liền với bệnh tật triền
miên, Mẹ cũng đang đấu tranh với chúng, Mẹ vẫn cố sống trọn vẹn từng ngày, Mẹ vẫn làm đầy
đủ mọi việc để nuôi nấng chăm lo cái gia đình bé nhỏ của Mẹ. Mà mỗi đêm đến, Mẹ lại ôm cái
nỗi đau ấy vào người, chỉ mỗi mình Mẹ cảm nhận hết sự đau đớn, thấy Mẹ co giật thì Con lại
không cầm được nước mắt, tại sao? cũng chỉ vì căn bệnh này, sao nó phải cứ hành hạ Mẹ như
vậy, đã hơn 20 năm rồi, nó vẫn cứ dai diết mà mỗi ngày càng gia tăng thêm sự đau đớn thể xác
cho Mẹ, khiến Mẹ chẳng thể đi đâu được, Mẹ chỉ có ở nhà, Mẹ không thể đi chơi bình thường
như những người hàng xóm kia, thậm chí Mẹ muốn đi lễ nhà thờ cầu nguyện thường xuyên cũng
không được, cũng chỉ vì căn bệnh đó mà ra. Thật sự Con chạnh lòng lắm, Con chỉ mong Mẹ mau
chóng khỏi bệnh, hoàn toàn bình phục như những người Mẹ bình thường.

Mẹ của Con

Con vẫn còn nhớ cái ngày con được vào lớp 1, ngày ngày Mẹ hay đứng ngoài cửa sổ để trông
xem con học hành như thế nào, có chăm có ngoan không, có phát biểu được không, có bị ai ức
hiếp không? Con vẫn hay ái ngại nhìn ra cửa sổ lớp học mà bắt gặp ánh mắt của Mẹ nhìn Con,
lúc đó thực sự Con không thích điều đó, vì con ngại với bạn bè, nhưng Mẹ vẫn như vậy, Mẹ vẫn
ngày ngày đứng ngoài cửa quan sát con học như thế! Vì lúc mẹ sinh Con khó khăn (vì đầu con to
quá), Con lại rất yếu hay đau bệnh, khiến Mẹ lúc nào cũng phải lo lắng và bất an nếu Con ở xa
Mẹ… Sau này khi lớn lên Con còn biết cũng chính trong lần vượt cạn sinh Con khó nhọc, mà
bệnh tình của Mẹ lại trở nặng hơn, chỉ vì muốn ban đến cho Con sự sống.

Có thể ai đó có những người Mẹ rất tuyệt vời nhưng họ lại không biết quý trọng, có thể trong đời
người ai đó lại gặp những người Mẹ chưa được toàn tâm, và cũng có những người khi sinh ra và
lớn lên không có vòng tay của Mẹ… Nhưng đối với Con, Mẹ không những là nguồn sống chính,
mà còn là nguồn sống vĩnh cửu cho Con sau này, vì dẫu Mẹ có bệnh tật, tốt hay xấu thì Mẹ vẫn
là Mẹ con, vì Mẹ cũng đã sinh Con ra, cho Con được ăn học, và nuôi Con khôn lớn - người mẹ
mà con luôn yêu thương và tự hào. Vì Con biết trên đời này chỉ có Mẹ là tốt mà thôi!

Shi shang zhi you ma ma hao


you ma de hai zi xiang ge bao.
tou jin ma ma de huai bao
xin fu xiang bu liao.

Mẹ là người tuyệt nhất cõi đời này


Có mẹ, con như bảo bối được nâng niu
Nằm yên trong lòng mẹ
Hạnh phúc với con tựa hồ như bất tận

shi shang zhi you ma ma hao


mei ma de hai zi xiang ge cao
li kai ma ma de huai bao
xin fu na li zhao

Mẹ là người tuyệt nhất cõi đời này


Không có mẹ, con như cây cỏ mọc hoang
Rời khỏi lòng mẹ
Con biết tìm hạnh phúc nơi đâu?

You might also like