You are on page 1of 5

Han quoc

Giai đoạn 1953 đến 1961 là thời kỳ khôi phục chiến tranh một cách chậm chạp, mặc dù đã có sự giúp đỡ to lớn của Mỹ. Tuy nhiên, tình
hình đất nước chỉ thực sự thay đổi nhanh chóng khi người dân Hàn bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào năm 1962. Ngay sau đó,
Hàn Quốc đã bứt lên bậc thang phát triển một cách thần tốc. Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản năm 1965, tiến hành những cải cách tài
chính giữa thập kỷ 60, là căn cứ quân sự cung cấp vật tư cho cuộc chiến tranh Việt Nam và điểm xuất kích thả bom Trung Đông những năm 70,
đồng thời thập kỷ 80, tất cả đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh. Đến năm 1971, Hàn Quốc trở thành nước mới công nghiệp
hóa (NIC), nếu tính thu nhập quốc dân đầu người, Hàn Quốc đã vượt CHDCND Triều Tiên và Philippin. Mặc dù xảy ra hai cuộc khủng hoảng
dầu lửa những năm 1970 song Hàn Quốc vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và đến cuối thập kỷ 70 đã vượt cả Malaysia (vốn được coi là
quốc gia tiên tiến thứ hai ở khu vực Đông Nam Á) và Cu ba. Giữa những năm 1980, Hàn Quốc đã vượt các quốc gia khác như Mê xicô, Áchen
tina, Braxin, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Séc và Hunggari. Đến Thế vận hội mùa hè năm 1988, người ta đã biết đến Hàn Quốc, một trong những
quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới thuộc khối các nước như Israen, Hồng Kông, Singgapo và Đài Loan (ba con
rồng nhỏ Châu Á).
Đến năm 1995, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người (GNP) của Hàn Quốc vượt 10.000 đô la Mỹ, xuất khẩu đạt 100 tỷ đô la
Mỹ. Hàn Quốc trở thành quốc gia đang phát triển lớn thứ ba sau Trung Quốc, Braxin nếu tính theo quy mô kinh tế GDP, là nước sản xuất ô tô
lớn thứ năm, nước xuất khẩu hàng dệt may thứ ba sau Đức và Italia, là nước đóng tàu thủy lớn thứ hai sau Nhật Bản, là nước thương mại lớn
thứ 11 và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới từ năm 1980.
Cái gì đằng sau sự tăng trưởng cao của Hàn Quốc - được biết đến như “kỳ tích sông Hàn”? Tại sao Hàn Quốc từ một quốc gia đổ nát vì
chiến tranh phát triển nhanh chóng thành một nước gìau có như hiện nay? Cơ cấu kinh tế - xã hội của Hàn Quốc thay đổi như thế nào trong quá
trình tăng trưởng? Hậu quả của quá trình tăng trưởng cao? Liệu Hàn Quốc có trở thành một nước tiên tiến khác giống như Nhật Bản mà không
chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây không? Những câu hỏi đó đã thu hút sự quan tâm không những của các nhà kinh tế mà còn của các nhà
quan sát trên thế giới. Chính vì vậy, cần lý giải những nguyên nhân, quá trình cũng như hậu quả của sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của Hàn Quốc.
Cũng đã có rất nhiều nhà học giả Hàn Quốc và nước ngoài nghiên cứu về những vấn đề này song mới chỉ chú trọng đến các chính sách
cũng như xu hướng kinh tế tầm vĩ mô mà quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc là một quá trình phát triển đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều
biến đổi trong một loạt các lĩnh vực hay nhân tố kinh tế, tác động qua lại giữa những thay đổi về văn hóa, xã hội, thể chế và chịu ảnh hưởng của
bối cảnh lịch sử, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, đặc điểm dân cư và một loại các nhân tố khác. Có thể khẳng định rằng các nước
đang phát triển muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao không thể áp ụng đơn giản các chính sách kinh tế vĩ mô tương tự như trường hợp Hàn
Quốc đã làm.
Hàn Quốc là một quốc gia nhỏ với diện tích gần bằng diện tích Bồ Đào Nha hoặc Hung - ga – ri, bằng một phần tư diện tích bang
Califonia (Mỹ) hoặc Nhật Bản. Song dân sốlớn, năm 1995 là 45 triệu người, nếu so sánh về dân số thì trong quá trình phát triển từ một nước
đang phát triển trở thành một nước phát triển, dân số của Hàn Quốc cũng đông bằng một nước công nghiệp lớn phương Tây.
Đất đai chật hẹp, dân số lớn làm cho Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có mật độ dân số lớn nhất trên thế giới. Hãy thử
xem chính sách sử đụng đất đai hiện tại của Hàn Quốc. Hơn 37 triệu người (chiếm 80% dân số Hàn Quốc) sống ở 139 khu đô thị trên một diện
tích bằng 14% tổng diện tích đất đai toàn lãnh thổ. Nhìn chung, đồi núi chiếm một tỷ lệ lớn trong khi đó diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5
toàn lãnh thổ Hàn Quốc. Chính vì vậy, tình trạng thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Hàn Quốc phải đối mặt trong quá tình tăng trưởng kinh
tế của mình cũng giống như Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
Cau 2 viet nam
60 năm phát triển kinh tế- xã hội từ nước Việt Nam DCCH đến nước CHXHCN Việt Nam
Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt. Số nhà máy trong những năm 1930 - 1943 khoảng 200 cái với qui mô nhỏ bé, trang bị cũ kỹ. Cả
nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo máy móc, công nghiệp hóa chất. Đầu tư cho công nghiệp ít ỏi và chủ
yếu chỉ tập trung vào khai thác mỏ. So với tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913 - 1939 vốn đầu tư cho ngành mỏ
chiếm 40%, riêng thời kỳ 1924 - 1930 là 52%.
Từ năm 1930 - 1945, thực dân Pháp đã tập trung khai thác tài nguyên của nước ta: 2765,7 nghìn tấn than, 217,3 nghìn tấn kẽm, chì; 598 nghìn
tấn sắt, măng gan, 1384 kg vàng, 315,5 nghìn tấn phốt pho.
Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào
lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp. Năng suất lúa bình quân 1 ha thời kỳ 1930 - 1944 là
12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ, Nhật Bản là 34 tạ.

Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng
36% ruộng đất. Trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cuốc mướn. Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới
thời thực dân Pháp chiếm đóng: hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại
luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 ở miền Bắc có trên 2 triệu người chết đói.
Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số nước ta bị mù chữ. Thời kỳ 1931 - 1940 trong 100 người dân chưa
được 3 người đi học, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hoặc đại học.
Kinh tế kháng chiến (1946 - 1954) chủ yếu là kinh tế nông thôn. Do đó, Đảng và Chính phủ đã chú trọng trước hết đến sản xuất nông nghiệp,
không ngừng động viên nông dân ra sức tăng gia sản xuất, đồng thời tiến hành từng bước chính sách ruộng đất để giải phóng lực lượng sản
xuất ở nông thôn, cải thiện đời sống cho nông dân, góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội.
Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1953 ở vùng tự do và đến tháng 7 năm 1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được
chia 475,9 nghìn ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410 nghìn ha. Do lực lượng sản xuất được giải
phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với
năm 1946, trong đó 2,3 triệu tấn thóc tăng 15,9%.
Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu
chiến đấu và tiêu dùng. Ngoài số lượng lớn về vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được sản xuất ngày càng nhiều. Từ năm 1946
- 1950 đã sản xuất 20 nghìn tấn than cốc, 800 kg ăngtimon. Từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc, 43,0 tấn chì. Những
năm 1950 - 1954 đã sản xuất được 169,3 triệu mét vải, 31,7 nghìn tấn giấy.
Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự nghiệp giáo dục - chống giặc dốt được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với chống giặc
ngoại xâm, giặc đói. Từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp cực kỳ lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu đời của đế quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến
chín năm gian khổ chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện biên phủ chấn động địa cầu.
Thời kỳ 1955 - 1975
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm
vụ chiến lược khác nhau: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước.
Các ngành kinh tế quan trọng đều có tăng trưởng. Sản lượng lương thực qui thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975;
đàn lợn từ 2,45 triệu con lên 6,75 triệu con. Trong sản xuất công nghiệp, nếu lấy năm 1955 làm gốc so sánh, đến năm 1975 giá trị tổng sản
lượng công nghiệp tăng 16,2 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp thiết yếu tính bình
quân đầu người năm 1975 cao hơn nhiều so với năm 1955 như: điện gấp 13,8 lần; than gấp 4,8 lần; xi măng gấp 25,2 lần; giấy gấp 14,5 lần; vải
gấp 4,8 lần; đường gấp 2,0 lần.
Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu
tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ
1958 - 1964 đạt tỷ lệ 63,7%.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của
nhân dân tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã
viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%.
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi học năm 1955 là 1288,0 nghìn người thì đến năm 1975 đạt 6796,9 nghìn
người, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1955, trong đó trung học chuyên nghiệp là 2,8 nghìn người và 83,5 nghìn người, tăng gấp 29,8 lần, đại học
là 1,2 nghìn và 61,1 nghìn người, tăng gấp 50,9 lần. Tính bình quân cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2769
người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và đại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần.

Thời kỳ 1976 - 1986

Vào những năm 1976 - 1985, chúng ta bước vào xây dựng đất nước trong điều kiện thách thức và thời cơ, khó khăn và thuận lợi
đan xen. Chúng ta có thuận lợi đất nước thống nhất, hòa bình, nhưng chúng ta cũng có nhiều khó khăn khách quan như đất
nước vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, xuất phát điểm nền kinh tế quá thấp kém, sự chống phá của cả thế lực phản động
quốc tế và cũng có nhiều những khuyết điểm chủ quan như duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Những
khó khăn khách quan và những khuyết điểm chủ quan đã không thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như mong muốn mà
ngược lại vào những năm giữa thập kỷ 80, nền kinh tế đất nước đi vào khủng hoảng trầm trọng mà biểu hiện là: (1) kinh tế tăng
trưởng thấp và thực chất không có phát triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình
quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8 bình quân hàng năm chỉ tăng 3,7% trong khi dân số tăng
trung bình hàng năm 2,3%; (2) không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng
80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng; (3) siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976 - 1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa
năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19 - 92%. Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ
tăng giá 774,7% và (4) đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn.
Thời kỳ 1986 - 2004
Trước những thách thức, khó khăn hết sức nặng nề của khủng hoảng kinh tế tưởng chừng khó vượt qua, bằng việc đúc rút kinh
nghiệm của các bước thử nghiệm đổi mới cơ chế quản lý, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới trong phát triển
đất nước mà nội dung quan trọng có tính quyết định là thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế; chuyển cơ chế quản lý kế hoạch
hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đường lối đổi mới đúng đắn, hợp quy luật phát triển tạo nên động lực to lớn đã vực dậy nền kinh tế đang suy yếu trong khủng
hoảng, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy các tiềm năng của đất nước và thu được nhiều thành tựu to lớn.
Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng khá cao, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991 đến năm 2000
tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. So với năm 1990, năm 2000 tổng
sản phẩm trong nước tăng gấp 2,07 lần. Từ năm 2001 đến 2004 tổng sản phẩm trong nước có nhịp tăng trưởng bình quân hàng
năm 7,25%. Như vậy liên tục trong hơn 14 năm qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu
vực.
Do nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm nên tích luỹ của nền kinh tế ngày càng mở rộng. Năm 1990 tỷ lệ
tích luỹ tài sản trong sử dụng tổng sản phẩm trong nước chiếm 14,36% thì đến năm 2004 tỷ lệ này đạt 35,58%.
Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tiêu biểu cho sự biến đổi kỳ diệu của công cuộc đổi mới. Trước năm 1986, bảo đảm khẩu
phần lương thực cho người dân là nỗi lo toan thường xuyên của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước và toàn xã hội. Mặc dù đã
tập trung nhiều cho phát triển nông nghiệp, nhưng sản lượng lương thực có hạt chỉ xoay quanh mức 16 - 17 triệu tấn, hàng năm
phải nhập khẩu khối lượng lớn lương thực cho nhu cầu trong nước, cao nhất là năm 1979 đã nhập 1,58 triệu tấn; nhưng khi
đường lối đổi mới trong nông nghiệp đi vào cuộc sống; sản xuất lương thực đã có bước chuyển đột biến. Nếu sản lượng lương
thực có hạt năm 1990 chỉ đạt 19,90 triệu tấn thì đến năm 2004 đã tăng lên 39,32 triệu tấn. Như vậy, sau 15 năm sản lượng lương
thực có hạt đã tăng thêm 19,4 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng thêm 1,29 triệu tấn. Do sản xuất lương thực tăng nhanh, nước
ta không những đã bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dành khối lượng khá lớn cho xuất khẩu. Nếu năm 1989,
xuất khẩu được 1,42 triệu tấn gạo thì đến năm 2004 đạt 4,06 triệu tấn, đưa nước ta vào hàng các nước đứng đầu về xuất khẩu
gạo trên thế giới. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển nhanh. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2004 so với năm 1990
tăng gấp 2,28 lần; nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,06%.
Sản xuất công nghiệp sôi động hơn do các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển.
Giá trị sản xuất công nghiệp trong cả giai đoạn luôn đạt mức tăng trưởng cao góp phần quan trọng đóng góp cho mức tăng
chung. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 so với năm 1990 tăng gấp 6,5 lần, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
14,3%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng gấp 4,73 lần và nhịp độ tăng bình quân 11,74%; kinh tế ngoài nhà nước gấp 6,25
lần và nhịp độ tăng bình quân 13,98%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 13,88 lần và nhịp độ tăng bình quân 20,07%.
Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả chất lượng và số lượng đã đáp
ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Năm 2004 than khai thác đạt 26,29 triệu tấn, gấp 5,7 lần năm
1990; điện sản xuất 46,05 tỷ kwh, gấp 5,24 lần; dầu thô khai thác 20,05 triệu tấn, gấp 7,43 lần; xi măng 25,33 triệu tấn, gấp 10,0
lần; thép cán 2,93 triệu tấn gấp 29 lần; phân hóa học 1,45 triệu tấn, gấp 4,1 lần; giấy bìa 78,1 vạn tấn, gấp 10 lần; vải lụa 518,2
triệu mét, gấp 1,63 lần; đường mật 1,37 triệu tấn, gấp 4,2 lần; lắp ráp ti vi 2,48 triệu chiếc, gấp 17,6 lần; quần áo may sẵn 784,05
triệu chiếc, gấp 6,26 lần; xà phòng giặt 45,9 vạn tấn, gấp 8,37 lần; bia 1166,4 triệu lít, gấp 12,4 lần; ô tô lắp ráp 42,65 nghìn chiếc
(năm 1990 chưa có lắp ráp ô tô); xe máy lắp ráp 1,57 triệu chiếc (năm 1990 chưa có lắp ráp xe máy).

Kinh tế đối ngoại được rộng mở theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước. Tính tới tháng
7 - 2000 nước ta ký Hiệp định thương mại với 61 nước, trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại thương với nước ta
từ 50 nước năm 1990 lên 170 nước năm 2000. Năm 2004 tổng mức lưu chuyển ngoại thương nước ta đạt 54,46 tỷ USD tăng
gấp 11,34 lần so với mức 5,10 tỷ USD năm 1990 trong đó xuất khẩu 26,50 tỷ USD tăng 11,02 lần; nhập khẩu 31,95 tỷ USD, tăng
gấp 11,61 lần. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm tổng mức lưu chuyển ngoại thương thời kỳ 1991 - 2004 đạt 18,94% trong đó
xuất khẩu 18,70%; nhập khẩu 19,14%.
Do kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm liền nên đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của dân cư được cải
thiện rõ rệt.
Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đã tăng từ 88% năm 1989 lên 91% năm
1999. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục trung học
chuyên nghiệp và đại học có bước mở rộng nhanh về quy mô đào tạo. Năm 1990 nước ta có 105,9 nghìn học sinh trung học
chuyên nghiệp, tính bình quân cho 1 vạn dân có 16 học sinh thì đến năm 2004 là 465,3 nghìn và 97 học sinh. Năm 2004 so với
năm 1990, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 4,39 lần. Giáo dục đại học, cao đẳng năm 1990 có 93,04 nghìn sinh viên đại
học, cao đẳng, tính bình quân 1 vạn dân có 14 sinh viên thì đến năm 2004 là 1319,8 nghìn sinh viên và 161 sinh viên. Năm 2004
so với năm 1990 số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 14,2 lần.
Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống y tế đã được phát triển từ tuyến cơ sở tới trung ương
với nhiều loại hình dịch vụ y tế đã tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp. Năm 1990, tính bình
quân 1 vạn dân có 3,5 bác sĩ, đến năm 2004 là 6,1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 từ 51,5% đến năm
2004 còn 26,7%. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm xuống bằng với mức
phổ biến ở những nước có thu nhập đầu người cao gấp 2-3 lần Việt Nam. Năm 2003 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn
26%0. Tuổi thọ bình quân tăng từ 64 tuổi năm 1990 lên 68 tuổi năm 2000.
Cùng với thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Chủ
trương của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã thành công trong việc giải
phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến khích họ tự mình phấn đấu cải thiện cuộc sống. Tính theo chuẩn nghèo
chung, tỷ lệ nghèo đã giảm từ trên 70% năm 1990 xuống còn 32% năm 2000 và 28,9% vào năm 2001 - 2002. Như vậy so với
năm 1990, năm 2000 Việt Nam đã giảm 1/2 tỷ lệ nghèo và về điều này nước ta đã đạt được mục tiêu phát triển của Thiên niên kỷ
do Quốc tế đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn 1990 - 2015.
60 năm qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay
là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn. Đó là thắng lợi của các
cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện
thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra và lãnh đạo đã đưa nước
ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Từ những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX và nhất là từ Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời đã làm cho đất nước ta "từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị trí ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn,
lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa." (Trích báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).
Nghịch lý xuất-nhập
(ANTĐ) - Nghịch lý của nền kinh tế nước ta hiện nay là: muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tăng nhập khẩu hơn nữa, đặc
biệt là nhóm mặt hàng phục vụ cho sản xuất, làm nguyên liệu đầu vào hiện chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy
nhiên, theo một quan chức Bộ Tài chính nói bên hành lang Quốc hội, nhóm hàng nhập khẩu là nguyên liệu và máy móc
chiếm tới 92% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Tăng xuất khẩu là biện pháp lý tưởng để giảm thâm hụt thương mại, giảm nhập siêu đã trở thành một nghịch lý nan giải khi mà
cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn muôn thuở dựa vào khoáng sản thô và hàng gia công “bán” mồ hôi đổi lấy ngoại tệ.
Một chuyên gia nghiên cứu kinh tế Đông Nam á chỉ ra rằng, viễn cảnh lý tưởng nhất để giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam
là tăng cường xuất khẩu, còn các tư liệu sản xuất nhập khẩu thì được chuyển thành năng lực sản xuất. Thế nhưng, đẩy mạnh
xuất khẩu lại đi kèm với rủi ro. Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu quý I-2008 sẽ thấy rõ tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về ngắn hạn và trung hạn.
Mức tăng xuất khẩu đạt 22,7%, tức là thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (23,9%) và thấp hơn cả mong muốn của Chính phủ
(25%). Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 13,03 tỷ USD, yếu tố tăng giá đã góp 1,4 tỷ USD và kim ngạch tăng do lượng tăng là 1,1
tỷ USD. Bộ Công thương thừa nhận chưa tìm ra lối thoát để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, từ các mặt hàng chủ lực là khoáng
sản thô, gia công, cơ chế chuyển sang các mặt hàng tinh chế, hàm lượng công nghệ cao.
Ví dụ xuất khẩu dầu thô năm 2007 là 8,5 tỷ USD và nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu là 7,5 tỷ USD, tức là thặng dư 1 tỷ
USD, con số thặng dư này đã chuyển thành thâm hụt khoảng 200 triệu USD. Như vậy gia tăng xuất khẩu trong khi cơ cấu hàng
xuất khẩu chưa cải thiện không phải là lối thoát tốt nhất để giảm nhập siêu. Dù biết rõ nguyên nhân thâm hụt thương mại nhưng
không thể thít chặt bởi hạn chế nhập khẩu tức là làm tắc nghẹn “mạch máu” nuôi dưỡng nền sản xuất, đẩy lùi mục tiêu tăng
trưởng GDP và xuất khẩu cũng tắc theo. Trước yêu cầu của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, không tăng giá trước 1-7 tới, nhiều
nhà sản xuất đã nhập đủ “no” nguyên liệu nhưng vẫn hoạt động cầm chừng, phân phối hàng nhỏ giọt chờ giá cả bung ra sau thời
hạn này. Có cảm giác các nhà quản lý chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu nào với một số nhóm hàng nhập khẩu thiết yếu, thậm chí
còn cho rằng việc nhập khẩu là điều hiển nhiên nên tình trạng nhập siêu là tất yếu. Việc phân loại các nhóm hàng thiết yếu phải
nhập khẩu cũng không chính xác khiến tình trạng nhập siêu gia tăng.
Theo tính toán của Chính phủ cũng như khuyến cáo của một số chuyên gia nước ngoài, tăng xuất khẩu để giảm thâm hụt thương
mại là giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay. Song, rõ ràng là không chỉ trông cậy vào tăng xuất khẩu, mà cốt yếu là phải sử
dụng công cụ thuế và thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu. Trong khi chưa ra tăng được năng lực sản xuất trong nước mà lại hạn
chế nhập siêu thì nên dùng các công cụ thuế để điều tiết. Dẫu vậy thời gian qua, việc sử dụng công cụ này chưa hợp lý.
Trong đợt điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu gần đây nhất cho 167 dòng thuế, nhiều mặt hàng xuất khẩu dạng thô và một số mặt
hàng nhập khẩu không thiết yếu đã bị tăng thuế để hạn chế xuất-nhập. Tiếc thay, một số mặt hàng vẫn “lọt lưới”. Nghịch lý xuất
khẩu-nhập khẩu, giảm thâm hụt thương mại theo hướng nào để giảm áp lực cho nền kinh tế dường như vẫn lúng túng chưa “hóa
giải” được.
Xuất khẩu – nghịch lý “lượng tăng, giá giảm”?
Sản xuất nông nghiệp muốn đạt được có hiệu quả cao thì giải pháp quan trọng là phải nâng tỷ lệ hàng hóa đã qua chế biến để
tăng giá trị và giá bán sản phẩm, và quan trọng hơn là phải làm chủ được quá trình gia tăng giá trị của sản phẩm.
Gần đây nhiều kết quả xuất khẩu nông sản công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn kèm theo thông tin“tăng về
lượng hàng nhưng giảm về giá xuất”. Phía sau thông tin những tưởng đơn giản này lại chứa đựng nhiều điều đáng lo lắng và suy
ngẫm. Đó là những thiệt thòi của người nông dân, là những thua thiệt của nhiều doanh nghiệp trên thương trường và cuối cùng là
những thiệt hại của nền kinh tế. Vậy liệu có thể cải thiện nghịch lý này?
Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam trong một cuộc hội thảo của các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi cho biết, người tiêu dùng Nam
Phi thường xuyên dùng gạo của Việt Nam và nhiều loại hàng hóa công nghiệp, nội thất khác, song hầu như rất ít người biết đấy
là hàng Việt Nam vì những hàng hóa này đều phải nhập khẩu qua trung gian Singapore và Hồng Kông nên mang nhãn mác,
thương hiệu của các doanh nghiệp nhập khẩu.
Thực tế, hàng loạt nông sản của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Cà phê Việt Nam xuất khẩu
nhiều tới mức có thể làm thay đổi giá cà phê quốc tế, nhưng luôn chỉ bán được ở giá thấp. Chè Việt Nam ít có tên tuổi trên thế
giới bởi hầu hết xuất đi dưới dạng chè nguyên liệu. Các doanh nghiệp Nga, Ấn Độ… nhập khẩu chè Việt Nam về chế biến thành
sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp Nga và Ấn Độ. Theo số liệu do một nhà ngoại giao Nhật Bản cung cấp đã được
công bố trên báo chí Việt Nam, năm 2008 Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam 45.500 tấn tôm đông lạnh, 55.000 tấn cà phê, 7.500
tấn rau và nhiều nông sản, hải sản khác. Thế nhưng chính nhà ngoại giao này cũng cho biết trên thị trường Nhật, hầu như không
có tên tuổi các sản phẩm này của Việt Nam. Đó là vì hàng hóa nông lâm thủy sản rau quả này vào thị trường Nhật luôn ở dạng
nguyên liệu thô (đương nhiên với giá thấp). Sau đó các nguyên liệu thô này được chế biến tinh thành các đặc sản của Nhật với
giá bán cao hơn gấp nhiều lần giá nhập khẩu ban đầu. Ai cũng biết chuyện hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam có thể hiện
diện trên các kệ hàng trong siêu thị của Nhật là điều rất khó. Mà đấy mới chính là điểm cốt yếu tạo nên giá trị gia tăng của nông
sản xuất khẩu, mới đem lại lợi nhuận như mong muốn.
Theo tính toán của Tổ chức OXFARM, trong tổng lợi nhuận của một cốc cà phê bán đến tay người tiêu dùng châu Âu, người
nông dân chỉ nhận được 8%, số còn lại thuộc về doanh nghiệp rang xay, chế biến.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Trường Đại học Cần Thơ về chuỗi giá trị
cá tra ở ĐBSCL, trong tổng lợi nhuận thu được từ con cá nổi tiếng của ĐBSCL, người nuôi cá thu được 19,4%, thương lái thu
được 2,1%, và 78,5% còn lại hoàn toàn thuộc về công ty chế biến và kinh doanh xuất khẩu.
Hai ví dụ rất tiêu biểu này cho thấy sản xuất nông nghiệp muốn đạt được có hiệu quả cao thì giải pháp quan trọng là phải nâng tỷ
lệ hàng hóa đã qua chế biến để tăng giá trị và giá bán sản phẩm, và quan trọng hơn là phải làm chủ được quá trình gia tăng giá
trị của sản phẩm. Hai ví dụ này cũng cho thấy các công ty trong nước hoàn toàn có thể tăng tỷ trọng hàng hóa đã qua chế biến
trước khi xuất khẩu. Hay nói cách khác cần phải giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Phải đầu tư đúng mức cho khâu chế biến, thiết
thực nhất là thiết bị, công nghệ chế biến.
Mức đầu tư trung bình cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nước ta vào thời điểm ta gia nhập WTO chỉ khoảng 0,2% –
0,3% tổng doanh thu, nay đã tăng thêm chút ít nhưng vẫn quá ít ỏi nếu so với tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp Ấn Độ là 5% và Hàn
Quốc là 10%. So sánh các số liệu này thấy quả là đáng ngại cho hạt lúa, con tôm con cá và hàng hóa xuất khẩu của chúng ta.
Nhưng không thể chỉ nhìn vậy, chỉ thấy lo ngại mà cải thiện được tình hình. Quan trọng là phải ứng dụng các chính sách ưu đãi
trong lĩnh vực này vào trong thực tế.
Chính phủ đã liên tục có các chính sách khuyến khích mua sắm và khuyến khích phát triển máy móc thiết bị công nghệ. Đáng chú
ý là chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cho tổ chức, cá nhân mua bằng sáng chế các loại máy móc có khả năng áp dụng rộng rãi
trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Các tổ chức cá nhân thực hiện dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực
này thì được hỗ trợ một nửa chi phí chuyển giao công nghệ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Người nông dân còn được hỗ
trợ cả vốn vay lẫn lãi suất vay vốn để mua sắm thiết bị sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. Chính phủ chỉ đạo, đối với
lương thực là lúa và ngô, phải tập trung vào cải thiện các khâu đang có mức tổn thất lớn, phải tăng nhanh tỷ lệ cơ khí hoá kết
hợp với ứng dụng các kỹ thuật bảo quản tiên tiến, xây dựng hệ thống kho chứa thóc gạo có sức chứa 4 triệu tấn, phấn đấu có
một nửa diện tích lúa được thu hoạch bằng máy. Và rất nhiều chính sách khác nữa.
Thế nhưng cũng cần phải nhắc đến một yếu tố quan trọng là muốn tăng tỷ lệ nông sản đã qua chế biến và tăng giá trị hàng hóa
xuất khẩu phải tính toán hợp lý để cân đối, hài hòa lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi sản xuất kinh doanh. Thực tế lâu nay
mối quan hệ này ít xử lý để đạt được mục tiêu này. Người nông dân thường thiếu chủ động và luôn phải nhận về phần thiệt thòi
hơn. Họ sản xuất rồi bán nông sản cho thương lái hay doanh nghiệp với giá cả và tiến độ phụ thuộc vào người mua. Thế nhưng
cũng nhiều trường hợp chính người nông dân lại găm hàng, lên giá, làm khó khiến doanh nghiệp lao đao vì thiếu nguyên liệu cho
chế biến, bị bạn hàng phạt vì giao hàng không đúng tiến độ và còn lỡ mất các hợp đồng xuất khẩu mới. Cách ứng xử như vậy lâu
nay thường xảy ra với lúa, cá, tôm, mía và nhiều nông sản khác. Liên kết giữa 4 nhà (nhà nông –sản xuất, nhà doanh nghiệp -
tiêu thụ, nhà khoa học - giải pháp giống và công nghệ, nhà nước - quản lý) dường như chỉ được nhắc đến nhiều chứ ít được áp
dụng nghiêm túc, đầy đủ vào thực tế.
Brazin
Giai đoạn 1960-1980
- Tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân có những thay đổi rõ rệt từ năm 1959-1969 TB năm tăng 5.9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973:
11.4%.
- Sản lượng cà phê đứng đầu thế giới , ngô đứng thứ 2, ca cao đứng thứ 3, bông vải đứng thứ 5(1972) . Sản lượng nông nghiệp chiếm 20%
GDP
Giai đoạn 1960-1980
Vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng năm 1960 khoảng 3.6 tỷ USD đến tháng 7/1974 là khoảng 5.6 tỷ. Ở Brazil có 498 công ty và có khoảng 36
chi nhánh nước ngoài hoạt động, 510 xí nghiệp lớn nhất là của tư bản nước ngoài.
Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nặng: xe hơi, đóng tàu khá phát triển. Trị giá hàng xuất khẩu trị giá từ 2.5-3 tỷ USD
Giai đoạn 1981-1994
Những năm 1980: Là thời kỳ khó khăn của Brazil do nước này đã vay nợ nước ngoài rất nhiều trong những năm 70, đồng tiền bị phá giá, tiền
lương thực tế Tb giảm 3%
Trong những năm 1990 nước này phát triển mô hình kinh tế mở cửa tự do sự can thiệp của nhà nước bị bãi bỏ thông qua tư nhân hóa ngân hàng
và các ngành thuộc sở hữu nhà nước
Bảng số liêu về tốc độ tăng GDP
Giai đoạn 1981-1994
1981-1994,tỷ lệ lạm phát tăng với tốc độ khá nhanh
Tuy nhiên 1992- 1994, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống.
Nguyên nhân:
Chính sách của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế . Nước này đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển công nghiệp khai mỏ,
công nghiệp chế tạo máy, luyện kim .Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản,buôn bán gỗ,kim cương…
Giai đoạn 1981-1994 Giai đoạn 1994 đến nay
Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao Brazil thực thi một chương trình với tên gọi là kế hoạch Real (7/1994)
Tỷ lệ lạm phát đạt 5000% (1993) giảm rõ rệt xuống còn 2.5% (1998) sự phát triển đó là hệ quả của hiện tượng đô thị hóa và bùng nổ kinh tế thi
trường. Tuy nhiên CP đã không kiểm soát được dẫn đến:
Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%.1/1999 chính phủ Brazil thực hiện rất nhiều biện pháp như tăng thuế , thắt chặt chi tiêu chính phủ đồng Real mất
giá 37%; NHTW nâng lãi suất lên 37%; giá cả leo thang; IMF đề nghị tăng lãi suất lên 70%1999 Nợ nước ngoài tới 244 tỷ USD (46%
GDP).Thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 4.2% GDP (1998).rong năm 97-98 CP Brazil đã phải trích ngân sách để trang trải. Tình trạng này
kéo dài đến 2001
Năm 2005:
GDP tăng 2.6% đạt 619.7 tỷDV 50.6%, CN 39.4%, NN 10%Lãi suất: 17.35%, lạm phát giảm 0.8%Dự trữ vàng ngoại tệ: 5307 tỷ USDThu
thuế đạt 35.91%Ngoại thương 191.8 tỷ USD
2007 tốc độ tăng trưởng, GDP:1504.7 tỷ USD,GDP/ người đạt 7950 USD, tỷ lệ lạm phát 4.36%, dự trữ ngoại tệ 197.9 tỷ USDLà nước có sản
lượng mía số một thế giớithứ hai về sản xuất cồn, vị trí quán quân tuyệt đối về khai thác nhiên liệu sinh học.Lĩnh vực năng lượng và xây
dựng hạ tầngtrở thành tâm điểm phát triển của BrazilChứa đựng 250 triệu ha đất có khả năngtrồng trọt được ví là “kho lương thực thếgiới
thế kỷ 21”.Hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo có thể lên tới hơn 53 triệu
người (30% dân số) chủ yếu sống ở các khu ổ chuột, ở những vùng xa xôi ít có những phát triển kinh tế và xã hộiBrazil là nước đứng đầu
thế giới về hệ số GINI:( bang)
Năm 2009:
Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ giảm mạnh.Do tác động của khủng hoảng kinh tế nền kinh tế của nước này chính thức rơi vào suy thoái khi
GDP trong quý I/09 giảm 0.8% co với quý IV/08
III Các chỉ tiêu xã hội
Chỉ số phát triển con người( HDI) cung cấp một biện pháp hỗn hợp của ba kích thước của phát triển con người:
Sống cuộc sống lâu dài lành mạnh( tuổi thọ) Được giáo dục( tỷ kệ đi học)Và tiêu chuẩn của phong nha sống( sức mua, thu nhập)HDI= 0.8
đứng thứ 70
KL
Mô hình kinh tế “Tăng trưởng nhanh” của Brazil đã mang lại cho đất nước Châu Mỹ Latinh những thành tựu to lớn, sự khởi sắc trong quá trình
phát triển kinh tế:Nền kinh tế đứng đầu Châu Mỹ Latinh; thứ 10 trên Thế giới.Công thương nghiệp phát triển.Tăng trưởng GDP cao.
2. Tuy nhiên, mô hình cũng mang lại cho Barzil những hệ quả không đáng mong muốn, làm cho sự ổn định của đất nước bị đe dọa:
Tình trạng thất nghiệpTỷ lệ lạm phátBất bình đẳng thu nhập, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.Bất bình đẳng giới.
3.Vì vậy trong những năm gần đây,Chính phủ đã có những chính sách tích cực nhằm hạn chế những khuyết điểm mà mô hình “Tăng trưởng
kinh tế” mang lại, góp phần tạo nên đất nước Brazil như ngày hôm nay:“Tăng trưởng nhanh đồng thời thúc đẩy công bằng xã hội”

You might also like