You are on page 1of 114

Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt

nhËp khÈu ®Õn m«i trêng


LỜI NÓI ĐẦU
Điểm xuất phát là, bất kể ai dù là nam hay nữ, những người lãnh đạo đất
nước và mọi người dân, những người sống trên trái đất này không thể sống tách
biệt khỏi thế giới loài người. Hơn nữa, vào thời điểm cuối thế kỉ này mọi người
VIệt Nam, nam cũng như nữ, đang cố gắng hết sức để đạt một vị trí thuận lợi
trong thời đại sau. Đây sẽ là cuộc chiến đấu khó khăn nhất trong lịch sử nước
Việt Nam: cuộc đấu tranh vì hoà bình và thịnh vượng.
Mặc dù quá trình “đổi mới” của Việt Nam là chậm chạp nhưng không thể
đảo ngược.
Đúng như vậy, Việt Nam đang thực sự hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ
sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ thì thế giới đang chuyển biến một cách
nhanh chóng.
Vậy thì thế giới ngày nay như thế nào? Và thế giới đã trải qua những biến
đổi gì?
Trước khi bức tường Berlin bị phá bỏ, nền kinh tế toàn cầu bao gồm các
lĩnh vực khác nhau và phát triển trên cơ sở các hệ thống kinh tế và xã hội khác
nhau, thậm chí đối kháng và xung đột với nhau.
Từ nay thời kì ấy đã chấm dứt.
Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường là điều không thể đảo lộn
được trên toàn thế giới này. Đây là sự khởi đầu của quá trình toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá ở những mức độ khác nhau, của các nền kinh tế quốc gia
khác nhau và của mọi mặt trong đời sống kinh tế ( từ các thị trường tiền tệ đến
vấn đề sức khoẻ xuyên qua thương mại, môi trường, bảo trợ xã hội, lao động
v.v…) là không thể trốn tránh và không thể đảo ngược được.
Từ thuở xa xưa, con người sinh sống trên trái đất và duy trì cuộc sống
của mình bằng việc tiêu thụ, sản xuất và trao đổi. Khi dân số trên địa cầu ngày
càng tăng, khi các cư dân ngày càng thịnh vượng thì các nhu cầu ngày càng trở
nên quan trọng, đa dạng, cầu kì. Những mất cân đối giữa tiêu thụ, sản xuất, trao
đổi đang tạo ra những tác động có hại đối với trái đất- nơi che chở cho con
người. Như vậy, dù muốn hay không việc bảo vệ trái đất là một trong những ưu
tiên không thể đảo ngược trong toàn cầu hoá.
Chính trong bối cảnh này mà mối liên hệ giữa xuất nhập khẩu và môi
trường phải được đề cao ngang với tầm quan trọng của nó. Ta hãy xem xét một
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 1
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hình ảnh đơn giản: xuất nhập khẩu và môi trường đều cùng ở trên một con tàu,
do đó cả hai có thể cùng chìm nghỉm khi xảy ra bão tố hoặc con tàu sẽ đưa
chúng đến bến bờ thanh bình và giầu có. Và để con tàu cập bến ở hải cảng tốt
như vậy thì đoàn thuỷ thủ và những hành khách ( như tiền tệ, tài chính, giáo dục,
y tế, văn hoá và nhất là lao động và bảo trợ xã hội) phải được hoan nghênh trên
tầu. Sau hết và cần nhất là phải có một e kíp tốt hỗ trợ cho thuyền trưởng.
Hình ảnh này rất có tính thuyết phục và cần được áp dụng ở cả phạm vi
quốc gia và toàn cầu. Thật vậy, trên phạm vi toàn cầu, có thể nào lại để cho các
thị trường vô tâm, vô hồn, với một mong muốn duy nhất là lợi nhuận, nhất là
các thị trường tài chính, quyết định cuộc sống của mọi người không? Có thể
nào chúng ta lại chịu đựng hay tìm ra một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới để thay
thế cho cơ cấu đã tồn tại suốt 50 năm sau các cuộc thế chiến, một cơ cấu được
gọi là cơ cấu sống còn nhưng lại không thể vượt qua được những khó khăn và
thách thức của toàn cầu hoá hơn nữa.
Do vậy, trên con đường tới thời đại mới, các tổ chức quốc tế với khả
năng chuyên sâu phải cùng nhau xây dựng một cơ cấu kinh tế toàn cầu chung
để thúc đẩy và quản lí mối liên hệ sống còn của các thành phần khác nhau của
đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có mối liên hệ thương mại quốc tế ( xuất
nhập khẩu) và môi trường.
Việt Nam còn đang chậm chạp trên con đường từ liên kết quốc gia đến
liên kết quốc tế. Tuy nhiên, với luồng sinh khí của công cuộc đổi mới bắt đầu từ
cuối những năm thập kỉ tám mươi, Việt Nam đã tiến một bước dài theo hướng
hiện đại hoá nền kinh tế và đang sánh cùng các nước trong khu vực. Sự phát
triển này đã nảy sinh những thách thức mới, mà nó khác với những khó khăn
chúng ta đã vượt qua trong 30 năm qua. Sự phát triển của thương mại nói chung
và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng làm cho nền kinh tế chịu một sức căng
mới, như cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm sự che phủ của rừng, môi trường
sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tác động
tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu tới môi trường tự nhiên là điều hết sức
cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Tác động của hoạt động
xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam ”. Mục đích của khóa luận là
thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lí và thực trạng mối
quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường để thấy được ảnh hưởng của các
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên, trong đó em chỉ xin tập
trung vào nghiên cứu các tác động tiêu cực, từ đó đưa ra những giải pháp ,
kiến nghị nhằm làm hài hoà mối quan hệ này.
Để thực hiện mục đích như em trình bày ở trên, khoá luận được chia
thành ba phần như sau:
Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi
trường
Chương II: Thực trạng tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập
khẩu đến môi trường tự nhiên.
Chương III: Các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác
bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Trong một thời gian ngắn với phạm vi đề tài tương đối rộng, do kiến thức
còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo,
các Cô giáo và các bạn.
Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm kính trọng đối với tất
cả các Thầy Cô giáo, các cán bộ công tác tại trường Đại học Ngoại thương. Em
xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS. Nguyễn Hữu Khải, Trưởng Phòng Quản
lí khoa học trường đại học Ngoại thương; Chú Nguyễn Văn Tài, Chuyên viên
Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường; Bác Nguyễn Phi Thanh, Chuyên
viên Vụ KHCN- BTM; PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Viện Khoa học- Công
nghệ- Môi trường trường Đại học Bách Khoa, Bác Vũ Trường Khang, Vụ phó
Vụ KHCN- BTM. Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo, TS. Vũ Sĩ Tuấn, Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành khoá luận này.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 3
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
MÔI TRƯỜNG

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG


1. Khái niệm môi trường
Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi
trường. Trong tiếng Anh môi trường “Environment” có nghĩa là cái bao quanh,
trong tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh”. Nói đến môi trường là
nói đến môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện nhất định.
Môi trường là khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
đặc biệt là sau hội nghị Stockhom về môi trường năm 1972.
+ Định nghĩa của S.V Kalenski( 1959,1970): Môi trường chỉ là những gì có
quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con
người. Định nghĩa này về môi trường là muốn nói đến môi trường địa lý.
+Định nghĩa của I.P Gheraximou (1972): Môi trường là khung cảnh của lao
động cuộc sống riêng tư của con người, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở
cần thiết cho sự tồn tại của nhân loại.
+Trong báo cáo toàn cầu công bố năm 1982: Môi trường là những vật thể vật
lý và sinh học bao quanh con người...mối quan hệ với loài người của nó chặt chẽ
đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà đi.
+Trong tuyên ngôn UNESCO năm 1981: Môi trường là toàn bộ hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người
sinh sống và bằng lao động cuả mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm làm thoả mãn các nhu cầu của con người
+R.G Sharma1988: Môi trường là tất cả những gì xung quanh con người.
+Trong Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam (thông qua
ngày 27/12/1993) môi trường được định nghĩa như sau: “ Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đờí sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên”.
Môi trường sống của con người theo chức năng được phân thành các loại:
+Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật,
thực vật, đất, nước….Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây
dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất
thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm
phong phú.
+Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định …..ở các cấp khác nhau như
Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể…Môi trường kinh
tế xã hội định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với sinh vật khác.
+Ngoài ra ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống
như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
+Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng cảnh quan, quan hệ xã hội.
+Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
của con người.
Tóm lại, môi trường của một vật thể, hay một sự kiện là tổng hợp các điều
kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó. Môi trường là tất cả
những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Như vậy môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và
phát triển cùng với trình độ phát triển của khoa học công nghệ nói riêng, của nền
kinh tế- xã hội và nhận thức của loài người nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi
của khoá luận này, em chỉ xin trình bày môi trường với khái niệm môi trường
tự nhiên.
2. Thành phần môi trường
Thành phần môi trường là các yếu tố hợp thành môi trường: không khí, nước,
đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh
thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Môi trường tự nhiên trên hành tinh hiện nay bao gồm:
- Khí quyển có cấu tạo phức tạp với nhiều tầng lớp khí khác nhau, trong đó
mỗi tầng khí quyển là một hỗn hợp các chất khí có nồng độ và thành phần khác
nhau, có tác động mạnh yếu khác nhau đến sự sống của con người.
- Thuỷ quyển bao gồm các tầng nước khác nhau trong các đại dương,
sông ngòi, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất, kể cả sự sống trong các đại dương,
sông ngòi đó.
- Địa quyển là lớp vỏ trái đất, bao gồm bề mặt trái đất, cùng với sự sống và
các tài nguyên khoáng sản nằm trong lòng đất.
3. Tính chất môi trường
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, môi trường ngày càng
mang đậm tính chất của một dạng hàng hoá công cộng đa dụng, với các đặc
trưng cơ bản là không cạnh tranh và không loại trừ. Nghĩa là với hàng hoá môi
trường thì, một mặt sự tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của
người khác ( trừ khi họ phải trả giá rất đắt), và mặt khác, môi trường, với tất cả
những tiện ích của mình, ngày càng trở thành sản phẩm và tài sản chung của
cộng đồng, vì cộng đồng và do cộng đồng cả ở cấp vùng, quốc gia, khu vực và
toàn cầu.
4. Một số khái niệm liên quan đến sự biến đổi môi trường.
+Ô nhiễm môi trường: Nếu nhìn dưới góc độ vật lí thuần tuý thì khái niệm ô
nhiễm môi trường chỉ trình độ của môi trường trong đó những chỉ số hoá lí của
nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Theo Luật Bảo vệ môi trường ( khoản 2,
điều 6) thì ô nhiễm môi trường “ là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Như vậy, nếu nhìn môi trường theo góc độ pháp lí thì một hành vi tác động
đến môi trường được coi là gây ô nhiễm môi trường nó phải đạt hai tiêu chí:
- Thay đổi tính chất môi trường
- Vi phạm tiêu chuẩn môi trường
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu một khu vực nhất định nào đó chưa được pháp
luật quy định tiêu chuẩn môi trường thì một hành vi làm thay đổi môi trường
theo hướng xấu đi ở khu vực đó có thể bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Điều này chỉ là nhìn nhận về mặt pháp lí để quy trách nhiệm. Song trên thực tế
có rất nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường mà chưa vi phạm tiêu chuẩn môi
trường ( ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông) hoặc đã vượt tiêu
chuẩn cho phép rất nhiều mà không quy trách nhiệm cho ai được bởi đó là kết
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
quả tất yếu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Giải quyết vấn đề
này chỉ có thể tự giác mỗi người nhìn nhận được tác hại và góp phần giảm bớt
sự gia tăng ô nhiễm.
+ Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động quản lí môi
trường, tổ chức môi trường vừa được xem là công cụ kĩ thuật, vừa là công cụ
pháp lí giúp Nhà nước quản lí môi trường chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường,
các cơ quan Nhà nước mới có thể xác định chính xác chất lượng môi trường,
biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đã bị ô nhiễm hay chưa?Ô
nhiễm đến mức độ nào? Ai là người gây ô nhiễm? Trên cơ sở các tiêu chuẩn môi
trường, Nhà nước mới có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khắc phục
tình trạng môi trường bị ô nhiễm và xử lí kịp thời các vi phạm môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường 1993 ( khoản 7, điều 2) thì “ Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ
để quản lí môi trường”.
Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất
ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường mà Nhà nước thấy có thể
chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn
an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng
như trong tương lai.
Tuy nhiên, việc xác định tiêu chuẩn môi trường cũng cần xuất phát từ thực
tiễn của từng nước, chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế, trình độ KH và CN để
sao cho các tiêu chuẩn môi trường vừa phải đảm bảo chất lượng môi trường, vừa
không vì vậy mà gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế.
+Chất thải : Là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong sản xuất hay trong các
hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác.
+Chất gây ô nhiễm môi trường: Là những nhân tố làm cho môi trường trở
thành độc hại.
+Suy thoái môi trường: Là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người và thiên nhiên.
+Sự cố môi trường: Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 7
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
II.MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ VÀ MÔI
TRƯỜNG
Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường là một trong những nội
dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Phần lớn thiệt hại môi
trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế. Thương mại
quốc tế đóng một vai trò ngày càng lớn trong sự gia tăng các hoạt động kinh tế
và vì thế là một trong những tác nhân quan trọng của những biến đổi môi
trường.
1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển thương mại quốc tế trên cơ
sở bảo vệ môi trường sinh thái
Tự do hoá thương mại và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang trở thành
những vấn đề mang tính toàn cầu. Ngay trong lời nói đầu của hiệp định WTO đã
ghi nhận vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Sự quan
tâm về môi trường cũng được nhắc lại trong nhiều hiệp định mà WTO giám sát,
như các hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại, nông nghiệp, trợ cấp,
các quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ.
Việc phát triển thương mại tự do trên cơ sở bảo vệ môi trường không còn là
vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề của cả thế giới, là xu thế, kết quả tất yếu
của quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, khi mà các yếu tố, các nguồn dự
trữ cho phát triển kinh tế đang ngày càng cạn kiệt, bị lãng phí vì ô nhiễm trầm
trọng, cũng như trước sức ép về sự gia tăng dân số trên toàn thế giới.
Trong phạm vi, khuôn khổ của một quốc gia, tính tất yếu của việc phát triển
thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái là do:
Thứ nhất, do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu
dài, giữa lợi ích cục bộ và tổng thể trong quá trình phát triển kinh tế.
Giữa kinh tế và môi trường có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ. Mặc dù tình
trạng liên quan đến ô nhiễm từ các ngành công nghiệp và ô nhiễm không khí ở
một số nước, nhất là những nước kém phát triển, chưa phải là ở mức cao, song
hiện nay, những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, nạn xói
mòn và thoái hoá đất, việc huỷ hoại cân bằng sinh thái ở một số tiểu vùng, sự
mất dần các nguồn gen,v.v… đang là những vấn đề cấp bách có ảnh hưởng lâu
dài tới sự phát triển lâu bền. Cải cách kinh tế làm cho các hoạt động khai thác tài
nguyên và môi trường trở nên mãnh liệt hơn. Cải cách kinh tế, nếu không có thể
chế thích hợp, thì nạn ô nhiễm môi trường do công nghiệp, trước hết ở các trung

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
tâm công nghiệp khai khoáng, ở các đô thị, ở các vùng thu hút đầu tư nước
ngoài, sẽ trở thành hiện thực.
Như vậy, vấn đề đặt ra là: không được phép vì mục đích tăng trưởng kinh tế
mà huỷ hoại, tàn phá môi trường, không thể vì lợi ích trước mắt mà để lại gánh
nặng và hậu quả cho những thế hệ mai sau.
Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia tăng trưởng kinh tế,
nhưng tăng trưởng kinh tế lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái
trên các khía cạnh sau: một là khai thác quá mức dự trữ tài nguyên làm mất cân
bằng sinh thái; hai là, do tăng trưởng kinh tế, các chất thải công nghiệp làm huỷ
hoại môi trường ngày càng cao ( chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp hoá
dầu…); ba là, việc nhập máy móc, trang thiết bị cũ từ nước ngoài vào biến các
nước nhập khẩu trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển, thương
mại thì thu được lợi nhuận, song nền kinh tế thì suy tàn do công nghiệp lạc hậu,
môi trường sinh thái bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải là lý do duy nhất làm suy thoái
môi trường sinh thái, mà còn có nhiều nguyên nhân khác nằm trong chính sách
phát triển kinh tế các nước khi lựa chọn cơ cấu kinh tế. Điều này có thể thấy rõ
ở các nước chậm phát triển như các nước châu Phi, với nền kinh tế lạc hậu,
thương mại không phát triển, nạn nghèo đói đã và đang trở thành kinh niên mà
môi trường vẫn bị phá hoại ở mức báo động. Điều này có thể giải thích nguyên
nhân gây ra sự huỷ hoại môi trường sinh thái ở những nước này là để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải cho đầu tư phát triển kinh tế, giải
quyết lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.
Tóm lại, môi trường sinh thái là giá đỡ của sự sống, bao hàm các yếu tố về
tiềm năng phát triển kinh tế mà xét cho đến cùng, tất cả mọi hoạt động kinh tế
đều phụ thuộc vào đó. Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái cũng tức là bảo vệ
các yếu tố tiềm năng cho phát triển, phân phối một cách có hiệu quả nguồn dự
trữ tài nguyên cho các ngành kinh tế, cho giai đoạn trước mắt và giai đoạn lâu
dài theo hướng phát triển bền vững. Trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế
và bảo vệ môi trường thì chúng vừa là định chế vừa có sự tương tác hỗ trợ lẫn
nhau.
Thứ hai, thực hiện chiến lược con người và phát huy yếu tố con người
trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường
Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng thị trường, kinh
doanh có hiệu quả, phát triển mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh trên thị trường

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 9
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
quốc tế, giúp cho con người mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài, nâng cao tri thức.
Đồng thời thương mại quốc tế cũng có nghĩa là thị trường hoá các mối quan hệ
kinh tế lẫn các mối quan hệ phi kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong
hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, con
người bao giờ cũng là chủ thể, là người tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng là người ban hành các luật lệ, chính sách và lại là người thực hiện
các luật lệ chính sách, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng, gìn giữ cảnh quan,
môi trường sinh thái. Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái và việc thực thi chiến
lược con người có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong mối quan hệ đó, một
mặt con người được sinh tồn trên các điều kiện của môi trường như không khí,
nước, thức ăn…, mặt khác do việc sử dụng, khai thác (nhiều khi là khai thác quá
mức) nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái,
làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Như vậy,
để duy trì và phát triển sự sống của chính mình, con người không thể không thực
thi các biện pháp giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường sinh thái là một tất yếu khách quan trong quá trình tự do
hoá thương mại nhằm thực thi chiến lược con người và phát triển đất nước một
cách bền vững.
Khi con người là một yếu tố cấu thành của hệ môi trường sinh thái cần được
chăm lo, phát triển một cách hài hoà với các nguồn dự trữ tài nguyên như quỹ
đất đai ( đất ở và đất sản xuất lương thực, thực phẩm), nguồn nước ( nước sinh
hoạt, nước tưới tiêu…) thậm chí ngay cả các chất thải do con người thải vào môi
trường trong quá trình sản xuất, tiêu dùng của mình cũng cần phải hài hoà với
sức chứa có thể chấp nhận của môi trường.
Hiện nay, chúng ta đang đứng trước tình hình là nhu cầu của con người tăng
lên nhưng nguồn tài nguyên có giới hạn. Sự quá tải của hành tinh sẽ không chịu
đựng được nhịp điệu tăng dân số, thêm 90 triệu người mỗi năm và trong 50 năm
nữa sẽ tăng gấp đôi số lượng người hiện nay, 12 tỷ người. Cuộc khủng hoảng
sinh thái không chỉ làm suy thoái môi trường tự nhiên mà còn đẩy mạnh suy sụp
kinh tế, phá vỡ hoà hợp xã hội. Cơn stress sinh thái gây ra các cuộc ở Xômali,
Haity hay Ruanđa là một chứng cứ. Bệnh dịch sinh thái sẽ xuất hiện với những
bệnh ung thư mới, với những suy thoái hệ thống, suy thoái khu vực, với một số
khu vực rộng lớn trên trái đất không thể sống được, hoang mạc rộng ra, với sự
biến mất các động vật thực vật cần cho sự sống con người, với sự rối loạn khí
hậu quả đất. Khu vực thiếu lương thực sẽ tăng lên, sản xuất giảm, giá cả lương
thực , thực phẩm thì tăng vô độ.
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá là do con người thực hiện. Như
vậy, cần phải có chính sách và chiến lược con người đúng đắn. Con người khi
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần tuân thủ luật pháp( trong đó có luật
bảo vệ môi trường). Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lí nền kinh tế, khi ban
hành chính sách, luật pháp phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mỗi người,
đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế, và giữ gìn môi trường sinh thái. Con
người phải được bồi dưỡng và nâng cao trình độ toàn diện về mọi mặt để tiến
hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sự nghiệp cải cách kinh tế theo
hướng thị trường cũng là sự nghiệp của con người. Cải cách thành công nhanh
hay chậm tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng cải tạo con người, bao gồm con
người với tư cách là chủ thể quản lí. Ngược lại, sự tăng năng suất lao động sẽ
làm cho các nhà đầu tư quan tâm đến chiến lược phát triển dài hạn nhằm đạt
được phần lợi nhuận lớn hơn trong thương mại quốc tế.
Thứ ba, hoà nhập nền kinh tế của mỗi nước vào khu vực và trên thế giới
thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư liên doanh, liên kết kinh tế
thương mại và hợp tác quốc tế
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các quan hệ kinh tế quốc tế đã phát
triển tới mức không một quốc gia nào dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có
thể vẫn tồn tại hoặc phát triển mà không chịu sự tác động qua lại của các mối
quan hệ này.
Về phương diện kinh tế, thế giới hôm nay đang tiến tới khuôn khổ toàn cầu.
Do sự phát triển khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất trên quy mô thế giới,
toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế tất yếu thúc đẩy hầu hết các
quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở bằng cách giảm bớt, thậm chí xoá bỏ
hàng rào thuế quan và phi quan thuế; chuyển dịch một cách thông thoáng hàng
hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ lao động giữa các quốc gia với quy mô ngày
càng lớn, hình thành các tổ chức kinh tế – tài chính mang tính toàn cầu và khu
vực, kí kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương, công ước kinh tế
quốc tế, phát triển củng cố các tập đoàn xuyên quốc gia. Muốn tận dụng được
công nghệ, tiền vốn và thị trường để phát triển kinh tế, các nước phải tích cực và
chủ động mở cửa. Tuy nhiên, để giữ vững chủ quyền bảo đảm sự phát triển
nhanh của mỗi quốc gia phải có những đối sách hợp lí trong việc hợp tác song
phương và đa phương trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó bao hàm
cả các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 11
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
2. Bản chất của mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường
Thương mại quốc tế và môi trường có mối quan hệ nhân quả. Trước hết, môi
trường phải là giá đỡ của cuộc sống, chính vì vậy mọi hoạt động kinh tế , thương
mại đều phải dựa trên nền tảng của môi trường. Môi trường cung cấp mọi thứ
nguyên liệu đầu vào như kim loại, sản phẩm rừng, thuỷ sản… cũng như năng
lượng cho quá trình chế biến. Môi trường cũng đồng thời là nơi tiếp nhận chất
thải của các hoạt động thương mại. Thứ hai, các hoạt động thương mại cũng
chịu những tác động mạnh mẽ của các yếu tố môi trường. Những biện pháp và
chính sách môi trường có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với thương mại
tự do, thúc đẩy hoặc là tạo ra rào cản đối với thương mại.
Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến môi trường, trước hết bởi tính chất của
hoạt động này. Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán, là khâu trung gian
giữa sản xuất và tiêu dùng, do vậy, vừa là nguyên nhân lây lan ô nhiễm vừa có
thể phổ biến một cách nhanh nhất những sản phẩm và công nghệ thân thiện với
môi trường.
Ảnh hưởng tiếp theo của thương mại quốc tế đối với môi trường là bởi tính
quy mô của nó. Thương mại quốc tế ngày nay mang tính toàn cầu. Do đặc tính
này mà thương mại quốc tế có thể mở rộng quy mô của sản xuất thông qua sử
dụng các phương pháp sản xuất ngày càng hiệu quả, sản xuất nhiều hàng hoá
hơn trên cùng một đơn vị lao động , tài nguyên và công nghệ. Như vậy, thương
mại quốc tế góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên. Tăng quy mô thương mại cũng làm tăng nhu cầu bảo vệ
môi trường sống của con người. Tuy nhiên , sự gia tăng quy mô sản xuất do tác
động của thương mại quốc tế cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Một mặt, hoạt động này làm tăng các yếu tố đầu vào, khuyến khích khai thác và
sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Mặt khác, quy mô thương mại và sản xuất gia tăng sẽ làm tăng chất thải ô
nhiễm từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Điều này có thể thấy rất rõ về tình
trạng rác thải và chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở các nước phát triển.
Một khía cạnh tác động khác của thương mại quốc tế đối với môi trường là
tính chất cơ cấu của nó. Thương mại quốc tế có thể tạo ra thay đổi cơ cấu sản
xuất của một nước theo nguyên tắc lợi thế so sánh , tức là , tập trung sản xuất
những mặt hàng có lợi thế để trao đổi lấy những hàng hoá khác. Nếu cơ cấu sản
xuất chuyển sang những hàng hoá ít tổn hại đến môi trường hơn, khi đó thương
mại quốc tế có tác dụng tốt đối với môi trường. Tuy nhiên, nếu một nước có khả
năng cạnh tranh tốt đối với những sản phẩm dựa trên các nguồn tài nguyên thiên
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 12
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
nhiên hoặc những hàng hoá mà khi sản xuất chúng có khả năng ô nhiễm cao thì
thương mại quốc tế lại làm cho nước đó bị gia tăng ô nhiễm môi trường, gây cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lại, thương mại quốc tế và môi trường có môí quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phát triển thương mại quốc tế sẽ tạo ra động lực để phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống và nhận thức của mỗi người về môi trường cũng như làm tăng chi phí
bảo vệ môi trường. Ngược lại, môi trường với vai trò là giá đỡ của cuộc sống,
bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác quá mức, bảo tồn và phát triển các nguồn
tài nguyên không tái tạo là cơ sở để phát triển kinh tế, thương mại và thương
mại quốc tế một cách bền vững. Mặt khác, thương mại quốc tế có thể làm tổn
hại đến môi trường, làm lây lan ô nhiễm, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, tăng chất thải độc hại. Các biện pháp và công cụ môi trường
cũng có thể tạo ra rào cản hạn chế thương mại , bóp méo giá cả, tạo bất bình
đẳng trong thương mại quốc tế. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thương
mại quốc tế và môi trường, mục tiêu phát triển thương mại và mục tiêu bảo vệ
môi trường phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là
dung hoà giữa việc bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Phát triển bền
vững là mục tiêu chung nhất không chỉ riêng cho thương mại quốc tế và môi
trường mà đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại. Một môi
trường tự nhiên bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững, trong đó có
phát triển thương mại quốc tế.
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1. Quy định về môi trường của tổ chức thương mại quốc tế WTO
WTO là một tổ chức quốc tế nghiên cứu các điều lệ buôn bán quốc tế. Mục
đích của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch giữa các nước bằng cách đề
ra các điều kiện cạnh tranh tốt và bình đẳng. Để đạt được mục tiêu này, WTO
khuyến khích các nước tham gia vào các cuộc thương lượng về việc cắt giảm
thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào thương mại và yêu cầu các nước áp dụng các quy
định chung về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ.
Thương mại quốc tế và môi trường là một trong những vấn đề đáng quan tâm
trên toàn cầu. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường đã
được đặt ra từ đầu những năm 1970 ở các cấp độ khác nhau. Tháng 11/ 1971,
các đại diện hội đồng GATT thoả thuận thành lập một tổ chức chuyên trách về
các biện pháp môi trường và thương mại quốc tế ( còn gọi là tổ chức EMIT).
Năm 1972, Hội nghị Stockholm 1972 về môi trường và nhân loại được tổ chức.
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 13
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Trong thời gian chuẩn bị hội nghị , Tổng thư kí của GATT đã đưa ra một bản
nghiên cứu với tựa đề Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và thương mại quốc tế.
Mãi đến năm 1991, tổ chức EMIT mới có cuộc họp đầu tiên, đưa ra một bản
dự thảo để phục vụ Hội nghị LHQ 1992 về môi trường và phát triển. Năm 1992,
UNCED đã tổ chức một cuộc hội nghị lớn hay còn được biết đến bởi tên ‘ đỉnh
cao của thế giới’, thông qua ‘ chương trình nghị sự 21’, chỉ ra tầm quan trọng
của việc thúc đẩy sự phát triển bền vững , thông qua một số biện pháp trong đó
có thương mại quốc tế.
Tháng 4 năm 1994, khi kết thúc vòng đàm phán Urguay, một quyết định cấp
bộ trưởng về thương mại và môi trường đã được thông qua. Một Uỷ ban về
thương mại và môi trường (CTE) thuộc khuôn khổ WTO đã được thành lập.
CTE tiếp quản công việc từ nhóm EMIT.
WTO không phải là một tổ chức bảo vệ môi trường, phạm vi thẩm quyền của
tổ chức này chỉ liên quan đến các chính sách về môi trường được giới hạn bởi
chính sách về thương mại và có thể dẫn đến những ảnh hưởng quan trọng đối
với thương mại. Các thoả thuận GATT/ WTO đã tạo cơ hội cho những chính
sách về bảo vệ môi trường quốc gia nhưng với điều kiện là không được phân
biệt đối xử; những cơ hội tiếp cận thị trường là yếu tố cần thiết để bảo đảm giúp
các nước đang phát triển phát triển bền vững. Về tăng cường sự hợp tác giữa các
quốc gia như là sự hợp tác đa phương cần thiết để đưa ra những vấn đề về gắn
thương mại với môi trường một cách tương xứng.
Một số điều khoản của GATT có liên quan trực tiếp tới các vấn đề gắn thương
mại với môi trường bao gồm điều I và III của GATT về sự không phân biệt đối
xử, cũng như các mục cụ thể của điều XX (GATT) về những ngoại lệ chung.
Tất cả các điều khoản GATT/ WTO liên quan đến các vấn đề gắn thương mại và
môi trường được trình bày dưới đây:
(1) Sự không phân biệt đối xử:
Quy tắc về sự phân biệt đối xử có hai phần: Quy chế tối huệ quốc( MFN) có
trong điều I và chính sách đãi ngộ quốc gia(NT) có ở trong điều III của GATT.
Theo điều I của GATT, các thành viên WTO nhất định phải dành các ưu đãi như
nhau đối với các sản phẩm như nhau được sản xuất từ các nước khác. Do đó,
không một nước nào có thể ban những đặc lợi về kinh doanh cho một nước khác
hoặc phân biệt đối xử. Tất cả các thành viên đều có điạ vị ngang bằng và những
lợi nhuận sẽ được lần lượt phân chia theo các hàng rào thương mại thấp hơn.
Quy chế tối huệ quốc đảm bảo rằng, các nước đang phát triển và những nước có

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 14
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
nền kinh tế ít phát triển có thể thu được lợi nhuận một cách tự do từ các điều
kiện kinh doanh tốt nhất bất cứ lúc nào họ đàm phán. Phần thứ hai của các điều
khoản không phân biệt đối xử là chính sách đãi ngộ quốc gia . Điều này của
GATT quy định rằng nếu một sản phẩm được tham gia vào thị trường của một
nước nào đó thì chúng phải được xem xét một cách tương xứng với sản phẩm
hàng hoá được sản xuất trong nội địa của nước nhập khẩu.
Quy định không phân biệt đối xử là một quy định chính trong các điều luật
của hệ thống thương mại đa phương. Với sự lưu ý tới các vấn đề gắn thương mại
vơí môi trường, quy tắc này đảm bảo rằng những chính sách bảo vệ môi trường
quốc gia sẽ không được thông qua với ý định phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện
giữa hàng ngoại và hàng nội, hoặc giữa những hàng hoá nhập khẩu từ các đối
tác kinh doanh khác nhau. Do đó, điều này có thể ngăn ngừa sự lạm dụng bởi
những chính sách về môi trường ngăn ngừa cách sử dụng sự che đậy các hạn chế
về thương mại quốc tế.
(2) Điều XX về các ngoại lệ chung:
Trong cuộc đàm phán đầu năm 1947, điều XX của GATT đã đưa ra một số
trường hợp đặc biệt của các bên tham gia GATT, hoặc những thành viên hiện
hành WTO. Bao gồm hai trường hợp về bảo vệ môi trường có thể loại trừ từ
những quy định của GATT. Điều luật này nêu rõ:
‘ Yêu cầu các giải pháp này không được áp dụng theo kiểu sẽ tạo đà cho việc
phân biệt đối xử không rõ ràng giữa những nước có cùng điều kiện tốt như nhau,
hoặc trong thoả thuận này sẽ được diễn giải để ngăn chặn sự ép buộc của những
giải pháp của các bên tham gia:
….(b) cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật;
….(g) liên quan đến việc bảo tồn những nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt,
nếu những giải pháp này được thiết lập có hiệu quả, kết hợp với các hạn chế về
sản xuất và tiêu dùng trong nước.’
Điều XX(b) và (g) cho phép các hội viên WTO có quyền áp dụng – các giải
pháp chính sách nếu điều này “ cần thiết” để bảo vệ con người, động thực vật,
hoặc nếu các giải pháp liên quan đến việc bảo tồn những nguồn tài nguyên đang
cạn kiệt. Tuy nhiên, nội dung của điều XX nhằm để đảm bảo rằng GATT
không bao gồm các giải pháp mà gây ra sự phân biệt đối xử, sự thiết lập những
hạn chế về thương mại quốc tế. Có nghĩa rằng, các giải pháp đó chỉ nhằm các
mục đích môi trường chứ không phải vì mục đích bảo hộ mậu dịch.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 15
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
(3) Điều khoản ngoại lệ chung trong hiệp định thương mại dịch vụ
(GATS):
Tại vòng đàm phán Urguay, GATS có một điều khoản về những ngoại lệ
chung trong điều XIV, tương tự như ở điều XX của GATT, khi giải quyết các
vấn đề về môi trường. Điều này của GATS cho phép các thành viên của WTO
được thông qua GATT- cũng được áp dụng những giải pháp chính sách nếu
điều này ‘cần thiết cho việc bảo vệ con người, động thực vật hay sức khoẻ’ (và
cũng giống như điều XX(b) của GATT). Tuy nhiên, điều này phải không gây ra
sự phân biệt, và không tạo ra những hạn chế về thương mại quốc tế.
(4) Những thoả thuận về hàng rào kĩ thuật trong thương mại quốc tế
(TBT):
Trong thoả thuận tại vòng đàm phán Urguay về TBT, các thành viên đã đưa ra
những cố gắng để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và quy định về kĩ thuật cũng như
các thủ tục chứng nhận và kiểm tra, mà không gây cản trở với thương mại.
Trong phần mở đầu của thoả thuận đã thừa nhận những quyền của các nước để
thông qua các giải pháp này, với phạm vi họ cho là thích hợp- ví dụ về việc bảo
vệ sức khoẻ con người, động thực vật, hoặc về bảo vệ môi trường. Hơn nữa, các
thành viên được cho phép áp dụng các giải pháp để đảm bảo rằng họ đã đáp ứng
được những tiêu chuẩn về bảo vệ của họ cũng như những thủ tục để đánh giá .
Sự không phân biệt đối xử trong việc chuẩn bị , chấp nhận và áp dụng các quy
định, tiêu chuẩn về kĩ thuật, các thủ tục để đánh giá là một trong những quy tắc
chính của thoả thuận này. Sự rõ ràng của những giải pháp này được trình bày
qua sự thông báo của họ với ban thư kí WTO và sự thiết lập những điều khoản
chính thức của quốc gia, là những nét nổi bật của thoả thuận.
Thoả thuận cho phép một nước thông qua các quy định, tiêu chuẩn về kĩ thuật
và các thủ tục để đánh giá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thoả thuận này
gắn những biện pháp với những yêu cầu đa dạng, trong số đó bao gồm tính rõ
ràng và sự không phân biệt đối xử.
(5) Thoả thuận về những biện pháp bảo vệ sức khoẻ và kiểm dịch thực vật
(SPS):
Trong thoả thuận về SPS tại vòng đàm phán Urguay đã đưa ra ứng dụng về sự
an toàn của thực phẩm, những quy định về y tế của động thực vật. Công nhận
những quyền của một thành viên được thông qua các giải pháp SPS, nhưng họ
phải dựa vào cơ sở khoa học, chỉ được áp dụng trong phạm vi cần thiết để bảo
vệ sức khoẻ con người, động thực vật và không được phân biệt giữa các thành

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 16
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
viên có cùng điều kiện thuận lợi như nhau. Thoả thuận này bổ sung cho thoả
thuận TBT. Về vấn đề môi trường, thoả thuận này cho phép các thành viên
thông qua các biện pháp SPS, nhưng phải đưa ra những yêu cầu, bao gồm các
vấn đề về đánh giá rủi ro, sự không phân biệt đối xử, sự rõ ràng và các vấn đề
khác.
(6) Thoả thuận về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại (TRIPS):
- Nhằm để tăng cường các quyền sở hữu trí tuệ, thoả thuận TRIPS tại
vòng đàm phán Urguay đã xem xét rõ ràng phần 5 trong hiệp định về quyền sở
hữu nhãn mác. Điều 27( 2) cho phép các thành viên của tổ chức thương mại thế
giới được tiếp tục không công nhận sáng chế cho một số đối tượng như:
+ Động vật thực vật và những quy trình sinh học cần thiết nhưng với điều
kiện chúng phải phục vụ cho quá trình tạo ra những cấu trúc vi sinh vật mới và
những quy trình vi sinh vật.
+ Điều khoản này quy định các Quốc gia thành viên phải bảo vệ đa dạng sinh
học thông qua Quyền sáng chế hay hệ thống sui generis hoặc cả hai.
+ Hơn nữa, các quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới không
công nhận sáng chế cho một số đối tượng khi việc ngăn chặn sự thương mại hoá
của các đối tượng này là “cần thiết” để duy trì ổn định xã hội, giữ gìn đạo đức xã
hội, bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật và tránh những ảnh hưởng
xấu đến môi trường.’
(7) Thoả thuận về những biện pháp để bù đắp và trợ cấp:
Thoả thuận về trợ cấp được áp dụng với những sản phẩm không thuộc nông
nghiệp tại vòng đàm phán Urguay nhằm để quy định việc trợ cấp. Theo thoả
thuận này, các biện pháp trợ cấp cụ thể được đề cập đến như biện pháp ‘ không
thể khiếu nại’. Nói chung, những biện pháp đều được thông qua trong thoả
thuận này. Theo điều 8 trong thoả thuận về các biện pháp trợ cấp trực tiếp đề
cập đến vấn đề môi trường, trong số các biện pháp về trợ cấp được đề cập đến,
là các biện pháp để thúc đẩy những điều kiện thuận lợi hiện có, thích ứng với
những yêu cầu của môi trường mới. Thông thường các quy định của luật pháp
gây ra những gánh nặng về tài chính cho các công ty (điều 8 (c)). Tuy nhiên, các
biện pháp trợ cấp này nhằm tạo điều kiện cho các thành viên kiểm soát được
tình trạng bên ngoài về môi trường khi có phát sinh.
(8) Thoả thuận về nông nghiệp

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 17
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Được thông qua tại vòng đàm phán Urguay, thoả thuận về nông nghiệp đã cố
gắng cải cách lại việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và đưa ra những cơ
sở chính sách định hướng thị trường. Trong phần mở đầu các thoả thuận này, đã
khẳng định sự cam kết của các thành viên trong việc cải cách nông nghiệp theo
hướng bảo vệ môi trường. Theo thoả thuận này, các biện pháp trợ giúp trong
nước với tác động tối thiểu với thương mại ( được biết như các chính sách ‘ hộp
xanh’ ) được loại bỏ từ sự rút gọn những cam kết ( trong phụ lục 2 của thoả
thuận). Các biện pháp này áp dụng theo các chương trình về môi trường , miễn
là phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể. Sự cắt giảm này tạo điều kiện cho
các thành viên có thể kiểm soát được tình trạng bên ngoài của môi trường.
(9) Các quyết định có liên quan:
Hai quyết định về các vấn đề môi trường đã được thông qua tại vòng đàm
phán Urguay. Theo công bố trước đây, quyết định cấp Bộ trưởng về vấn đề
thương mại và môi trường, được thiết lập bởi CTE với mục đích đưa ra các
chính sách để tương trợ lẫn nhau về thương mại và môi trường quốc tế. Đây là
những quyết định có trong chương trình hành động của CTE. Quyết định về
kinh doanh các dịch vụ và môi trường cũng được các Bộ trưởng thông qua.
Quyết định này đã chỉ thị cho CTE kiểm tra và báo cáo vì mối quan hệ giữa các
dịch vụ thương mại và môi trường liên quan đến vấn đề về phát triển bền vững,
hơn nữa để quyết định nếu điều XIV cần được sửa đổi. CTE cũng đã đưa ra vấn
đề này trong chương trình hành động của mình.
Vấn đề môi trường là nổi cộm trong thời gian hiện nay nhưng vì sao buộc
phải đưa vấn đề này vào chương trình bàn luận và thậm chí phải thành lập một
tổ chức (CTE) thuộc khuôn khổ của WTO để chuyên trách về những vấn đề môi
trường? Các câu trả lời có thể khác nhau nhưng nói chung chủ yếu là ngoài các
lĩnh vực liên quan như chính trị, đạo đức, sự lên án của dân chúng… thì cái còn
lại chỉ là những biện pháp kinh tế. Vấn đề môi trường đã gây nên sự chú ý đặc
biệt của dân chúng nhất là ở các nước phát triển vào thời kì mà sự liên kết kinh
tế của thế giới đã trở thành một xu thế tất yếu. Sự liên kết đó được thể hiện bằng
tính toàn cầu hoá kinh tế thương mại. Tổ chức thương mại thế giới WTO là tổ
chức cao nhất đại diện cho xu thế nói trên. Một điều quan trọng là tất cả các
nước thuộc các nước phát triển hoặc đang phát triển đều có một mong muốn là
gia nhập tổ chức này(WTO) để tìm kiếm các cơ hội thuận lợi trong việc phát
triển kinh tế của đất nước và coi đó là một mục tiêu cần phải đạt được. Vai trò
của WTO không chỉ quan trọng trong việc phát triển thương mại mà còn quan
trọng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 18
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
2. Những điều khoản về thương mại trong các hiệp định môi trường đa
biên MEAs
MEAs (Multilateral Environmental Agreements) – những hiệp định môi
trường đa phương- là thuật ngữ dùng để chỉ các hiệp định môi trường được kí
kết giữa nhiều bên với nhau ( nhiều hơn hai nước trở lên) và đa phương ở đây có
hàm nghĩa là mang tính toàn cầu.
Trong số hơn 200 hiệp định môi trường đa phương hiện chỉ có khoảng 20
hiệp định là có những biện pháp thương mại. Tuy nhiên, nhiều hiệp định môi
trường đa phương (MEAs) như công ước Basel về những chất thải nguy hiểm,
Nghị định thư Montreal về những chất huỷ diệt tầng ôzôn hoặc Công ước buôn
bán quốc tế về những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ( CITEs) là những hạn chế
đáng kể trong buôn bán quốc tế.
Một số hiệp định môi trường đa phương có các biện pháp thương mại:
Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITEs)-
1975 : có mục tiêu bảo vệ những động vật có nguy cơ bị diệt chủng. Công ước
này hạn chế việc buôn bán những loài theo mức độ về sự đe doạ diệt chủng.
Nghị định thư Montreal – 1987: cấm xuất khẩu những chất đã được kiểm soát
sang các nước không tham gia công ước và ngăn cản việc chuyển nhượng kĩ
thuật để sản xuất những chất đó.
Công ứơc Basel – 1992: cấm các nước xuất khẩu rác thải nguy hiểm mà
không được khẳng định bằng văn bản của nước nhập khẩu.
Công ước về đa dạng sinh học- 1993 : nhằm đảm bảo việc sử dụng một cách
công bằng các nguồn lợi từ gen
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học- 2000: cho phép các nước có thể
hạn chế việc nhập khẩu các sinh vật sống đã bị thay đổi gen như là một hình
thức kiểm soát các mối nguy hiểm đã xác định.
Những hiệp định môi trường đa phương không bao gồm những biện pháp bắt
buộc mà chủ yếu là dựa vào nguyên tắc tự nguyện, cho nên việc thực thi thường
kém hiệu quả, còn trong hoạt động thương mại biện pháp để thực hiện nội dung
của các hiệp định là bắt buộc. Tính bắt buộc được biểu hiện thông qua các biện
pháp hạn chế và trừng phạt thương mại. Vì vậy, người ta lại dùng các biện pháp
thương mại để đạt được mục tiêu môi trường. Việc dùng những hạn chế và trừng
phạt thương mại là công cụ thích hợp ở những phạm vi nhất định để giải quyết
mối lo ngại về môi trường. Điều này trái với mục đích của GATT/ WTO , tuy
nhiên lại được sự ủng hộ của một số nước nhất là các nước phát triển.
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 19
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Những hiệp định môi trường quốc tế như là công ước Basel và Nghị định thư
Montreal, cho phép sự hạn chế thương mại, hoặc cấm buôn bán đối với bên
không tuân theo hoặc bên không kí kết như là một phương tiện của những điều
khoản tăng của hiệp định. Việc dùng những cơ chế bắt buộc, trong các hiệp định
môi trường đa phương làm nổi bật sự mâu thuẫn tiềm tàng với những chính sách
thương mại và những nguyên tắc buôn bán công khai và tự do: mục tiêu hoạt
động của GATT là giảm thiểu những chính sách và thực tiễn làm sai lệch hoặc
can thiệp vào mục tiêu của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, việc dùng những hạn
chế thương mại là một phương tiện để đạt đến một mục tiêu về môi trường có
thể đi ngược lại những mục tiêu nói trên. Đồng thời , những nguyên tắc buôn
bán tự do có thể xung đột với những biện pháp bảo vệ môi trường, dựa trên
những sự hạn chế thương mại là một phương tiện hoàn thành mục tiêu môi
trường.
Điều khoản 12 của bản tuyên bố RIO đòi hỏi mọi cố gắng thích hợp được tạo
ra phải đảm bảo rằng, các biện pháp về môi trường đề cập đến các vấn đề môi
trường qua biên giới hay toàn cầu hay phải dựa trên cơ sở đồng nhất quốc tế.
Hơn thế nữa, bản tuyên bố nói rằng phải tránh những biện pháp thương mại đơn
phương nhằm đạt được những mục tiêu môi trường nằm ngoài phạm vi quyền
hạn của nước đó. Người ta lo ngại là phương sách đối với những biện pháp đơn
phương trong văn bản này dẫn đến nguy cơ có sự phân biệt đối xử giả tạo và bảo
hộ trá hình làm ảnh hưởng đến hệ thống thương mại và có thể đe doạ chương
trình môi trường quốc tế.
3. Quy định về môi trường trong ISO 14000
Rõ ràng, thương mại cần phải được củng cố và phát triển hơn nữa để nhằm
đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống con người. Bên cạnh đó, như đã
trình bày ở trên, môi trường cũng cần phải được bảo vệ và xem như là nền tảng
hay giá đỡ cho sự phát triển của xã hội loài người. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế ISO (International Stand Organisation) với bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là công
cụ hữu hiệu, một cuộc cách mạng trong việc giải quyết vấn đề về môi trường.
Trước khi bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 được tiểu ban kĩ thuật TC 207 của
tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế biên soạn, một số nước và doanh nghiệp đã tiến
hành việc quản lí môi trường theo hệ thống. Còn hầu hết các nước và doanh
nghiệp khác đều áp dụng mô hình ‘ mệnh lệnh và kiểm soát’ nhằm đối phó với
tình hình thực tế và theo yêu cầu của luật pháp. Theo phương pháp cũ, để phù
hợp với các yêu cầu về môi trường, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào kiểm
soát chất thải cuối đường ống dẫn là có thể đáp ứng với các yêu cầu đặt ra. Việc
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 20
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
xử lí môi trường theo phương pháp cuối đường ống dẫn (end- of- pipe polution
control) vừa không hiệu quả lại vừa tốn kém. Các nhà môi trường đã chỉ ra rằng,
cách giải quyết vấn đề môi trường như vậy là thụ động, rời rạc, không tổng thể.
Đó chính là phương pháp hạn chế chứ không phải là phòng ngừa và chưa giải
quyết vấn đề một cách triệt để bởi vì nó mới chỉ tập trung vào dập chữa cháy
nhiều hơn là phòng cháy để cho đám cháy không xảy ra. Tuy nhiên, dù áp dụng
phương pháp mới – quản lí theo hệ thống thì sự ô nhiễm môi trường do sản xuất
gây ra vẫn có nhưng mức độ sẽ ít hơn rất nhiều so với phương pháp cũ. Trong
thực tế, lượng các thành phần ô nhiễm đã có mầm mống từ trong sản phẩm, kể
cả khi sản phẩm được đưa vào sản xuất cho đến khi vứt bỏ sản phẩm ra môi
trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lí sự
tác động của các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ của họ đối với môi trường và
cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan cho các Tổ chức doanh nghiệp để quản
lí sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đối với môi
trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của
lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản
xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lí.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành để áp dụng cho các doanh nghiệp
sản xuất, dịch vụ, các tổ chức cơ sở lớn và nhỏ trên phạm vi toàn cầu, có xem
xét đến các yếu tố của khu vực phát triển và đang phát triển của thế giới một
cách thích hợp. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có thể chấp nhận được đối với bất kì
doanh nghiệp nào không phân biệt loại hình, quy mô, hình thức hoạt động hoặc
vị trí. Các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc gia cũng được xem xét một cách
ảnh hưởng đến khi xây dựng bộ tiêu chuẩn này.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được dự kiến ban hành gồm 21 tiêu chuẩn và
hướng dẫn kĩ thuật, đề cập đến các vấn đề sau:
1. Hệ thống quản lí môi trường
2. Kiểm tra đánh giá môi trường
3. Nhãn môi trường
4. Đánh giá kết quả hoạt động môi trường
5. Đánh giá chu trình sống của hoạt động
6. Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm
7. Thuật ngữ và định nghĩa trong lĩnh vực quản lí môi trường

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 21
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Trong số các tiêu chuẩn nêu trên về hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho việc
quản lí môi trường thì tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lí môi trường là
quan trọng nhất. Đây là tiêu chuẩn có thể sử dụng để bên thứ ba độc lập có thể
đánh giá một cách khách quan sự phù hợp giữa cam kết của tổ chức, doanh
nghiệp với các quy định của pháp luật về các vấn đề môi trường, cũng như đánh
giá các tác động lên môi trường của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của
tổ chức doanh nghiệp. Và tất nhiên, nó được dùng để xây dựng hoặc cải thiện
HTQLMT của họ.
Đây là tiêu chuẩn duy nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu cầu
đối với Hệ thống quản lí môi trường bao gồm các yếu tố của HTQLMT mà các
tổ chức, doanh nghiệp muốn được chứng nhận phải thoả mãn. Các tiêu chuẩn
còn lại là các tiêu chuẩn mang tính chất hướng dẫn giúp cho việc xây dựng và
thực hiện HTQLMT có hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 14001 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các kinh nghiệm của
ISO 9000 ( về quản lí chất lượng sản phẩm theo hệ thống) và được thực hiện
theo mô hình quản lí P-D-C-A tương tự như ISO 9000. Các yếu tố của hệ thống
quản lí môi trường được chi tiết hoá trong ISO 14001 phải được áp dụng , lập
thành văn bản và thực hiện sao cho cơ quan Chứng nhận bên thứ ba có thể xác
minh và cấp giấy chứng nhận trên cơ sở của các bằng chứng xác thực rằng tổ
chức, doanh nghiệp đã áp dụng tốt và có thể duy trì HTQLMT được. ISO 14000
cũng thiết kế cho các tổ chức , doanh nghiệp muốn công bố sự phù hợp với tiêu
chuẩn cho các bên thứ hai có ý định sẵn sàng chấp nhận việc tự công bố mà
không có sự can thiệp của bên thứ ba.
ISO 14000 cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp một khuôn khổ để đạt được
sự quản lí môi trường một cách tin cậy và đầy đủ hơn. Các yêu cầu của hoạt
động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức bao gồm chính sách môi trường, nguồn
lực đào tạo vận hành đáp ứng các trường hợp khẩn cấp, đánh giá , kiểm tra đo
đạc và xem xét lại của lãnh đạo.
Một nội dung đáng lưu ý khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 trong mối quan
hệ đối với thương mại là vấn đề nhãn môi trường. Đây là một nội dung quan
trọng nhất của ISO 14000 đối với các sản phẩm. Trong vòng trên một thập kỉ trở
lại đây, nhiều quốc gia đã áp dụng chương trình về nhãn môi trường của mình
đối với các sản phẩm lưu thông trên thị trường. Hiện tượng nhãn môi trường
đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và tổ chức thương mại thế giới
( WTO) quan tâm trong các cuộc thảo luận về thương mại quốc tế. Đó là vấn đề
liệu sự xuất hiện nhãn môi trường có thể làm xuất hiện một rào cản mới như là
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 22
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
các rào cản thường được gọi là “rào cản xanh” hay không? Nội dung về nhãn
môi trường được thực hiện trong khuôn khổ ISO/TC 207 nhằm thống nhất và
hướng dẫn các khái niệm , tiêu chí cơ bản đối với việc quy định thực hiện nhãn
môi trường nhằm dỡ bỏ hàng rào trên. Điều đó có thể hiểu rằng khi tất cả các
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đều có nhãn môi trường thì sự lưu thông của
chúng trên thị trường sẽ không vấp phải một rào cản nào khác. Và như vậy hàng
rào TBT sẽ được dỡ bỏ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại
quốc tế. Mặt khác, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế các hàng hoá
và dịch vụ đều đáp ứng những tiêu chuẩn quản lí môi trường theo ISO 14000
nên đó là các sản phẩm sạch, các sản phẩm thân thiện với môi trường kể từ trước
và sau quá trình sản xuất. Điều đó đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển
bền vững mà hiện nay chúng ta vẫn thường nói tới.
4. Quy định về môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam
4.1 Khái quát về các chính sách thương mại và chính sách môi trường trong
các văn bản pháp luật quan trọng của Việt nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, cũng như
yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong bối cảnh tự do hoá thương
mại, mở cửa hội nhập, trong những năm gần đây Đảng và Chính Phủ Việt Nam
đã triển khai nhiều hoạt động để đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi
trường. Các chủ trương về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường được thể hiện
khá rõ nét trong hầu hết các văn bản pháp luật cơ bản của nước ta.
Tư tưởng chỉ đạo quan trọng nhất về phát triển bền vững được thể hiện một
cách rõ ràng trong Hiến pháp của nước ta năm 1992. Điều 29 của Hiến pháp nêu
rõ “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá
nhân phải thực hiện và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy
kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường.”. Tiếp đó Điều 112 của Hiến pháp cũng
đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc “thi hành những
biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho
công dân sử dụng quyền vè làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích
của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường”. Đây chính là tiền đề cơ bản
cho sự ra đời sau này của hàng loạt các đạo luật và văn bản dưới luật trong lĩnh
vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Một trong những đóng góp quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững là việc ra đời Luật bảo vệ môi trường năm 1994. và Luật thương mại 1997.
Đây là hai văn bản pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 23
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trường và hoạt động thương mại. Mặc dù trong hai bộ Luật này chưa thể hiện rõ
nét mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường trong
việc thúc đẩy phát triển bền vững nhưng rất nhiều điều khoản của chúng đã đề
cập đến một số khía cạnh thương mại liên quan đến môi trường cũng như nhiều
văn bản dưới luật khác được ban hành nhằm đảm bảo triển khai thương mại bền
vững trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật bảo vệ môi trường (1994) đã đề cập tới những vấn đề cơ bản trong việc
phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường hợp tác quốc
tế về bảo vệ môi trường, khen thưởng cũng như xử lý vi phạm những quy định
về bảo vệ môi trường. Nhiều điều khoản của luật cũng đã đề cập đến những vấn
đề môi trường liên quan đến hoạt động thương mại. đặc biệt là trong lĩnh vực
khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn chế hoặc
cấm sản xuất và trao đổi thương mại những hàng hoá có nguy hại đối với môi
trường. Chẳng hạn, điều 12 của Luật bảo vệ môi trường quy định: “tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ
tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái. Việc khai thác
phải theo đúng quy hoạch và các quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng.
Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, các nhân trồng rừng, phủ xanh
đất trống, đồi núi trọc để mở rộng, nhân diện tích của rừng, bảo vệ các vùng
đầu nguồn sông suối”. Điều 16 quy định quy định “Tổ chức, các nhân trong sản
xuất kinh doanh và các hoạt động khai thác thực hiện các biện pháp vệ sinh môi
trường, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường, phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi
trường”. Điều 19 quy định “Việc nhập, xuất khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị,
các chế phẩm sinh học hoặc hoá học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài
động vật, thực vật, nguồn gen, vi sinh vật có liên quan đến bảo vệ môi trường
phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường”. Điều 23 quy định “Tổ chức, cá nhân sản xuất, vận
chuyển, buôn bán, sử dụng, cất giữ, huỷ bỏ các chất độc hại, chất dễ gây cháy,
nổ, phải tuân theo quy định về an toàn cho người, sinh vật, không gây suy thoái
môi tường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường”. Tại điều 29 Luật bảo vệ môi
trường nghiêm cấm các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường như: Đốt phá
rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môi trường, làm mất
cân bằng sinh htái, Thải khói, bụi, khí đọc, mùi hôi thối gây hại vào không khí;
phát bức xạ, phóng xạ, quá giói hạn cho phép vào môi trường xung quanh; Thải
dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giói hạn cho phép, các chất thải,

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 24
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào
nguồn ngước; Chôn vùi , thải vào đất các chất độc hại quá giói hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy
định của Chính phủ; Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn
môi trường; nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; sử dụng các phương pháp, phương
tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật,
thực vật.
Như vậy có thể nhận thấy rằng, Luật bảo vệ môi trường đã đề cập đến hầu hết
các vấn đề môi trường liên quan đến phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, điều
chỉnh phần lớn các hành vi của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, chưa có sự gắn kết các vấn đề môi trường với phát triển thương mại
khi nước ta mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều điều khoản của
Hiệp định thương mại đa biên liên quan đến môi trường chưa được thể hiện rõ
trong văn bản pháp luật này.
Để hoà nhập các vấn đề môi trường vào trong các chính sách thương mại cần
phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, trong đó Chính phủ phải có
chương trình định hướng cho hoạt động này. Ngoài Luật bảo vệ môi trường nói
trên, trong những năm qua đã có nhiều văn bản pháp lý điều tiết vấn đề phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường như Luật đất đai (1993), Luật bảo tồn và
phát triển tài nguyên rừng (1991), Luật khoáng sản (1996) Pháp lệnh về nguồn
thuỷ sản (1989), Pháp lệnh thuế tài nguyên (1990)… Song song với các văn vản
Luật nêu trên, Chính phủ cũng đã ban hành chiến lược về cải tiến công tác quản
lý môi trường, bao gồm việc thực hiện Chương trình nghị sự 21, chương trình
kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và đô thị, chương trình quốc gia về bảo vệ rừng,
loại bỏ các chất làm thủng tầng ôzôn, hành động quốc gia về bảo tồn đa dạng
sinh học.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã tham gia ngày càng nhiều các điều ước quốc tế
về môi trường có liên quan đến thương mại như : Công ước quốc tế về buôn bán
các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (1994); Công ước Viên về bảo vệ
tầng ozon(1994); Nghị định thư Montreal về biến đổi khí hậu (1994) Công ước
khung về biến đổi khí hậu (1994)
Luật Thương mại được Quốc hội ban hành ngày 10/5/1997 cũng đã đề cập
đến nhiều khía cạnh môi trường trong hoạt động thương mại, nghiêm cấm các
hành vi thương mại gây ảnh hưởng đến môi trường. Chẳng hạn, Điều 15 của
Luật quy định “Cấm lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến
quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử văn hoá, đạo
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 25
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
đước, thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ
của nhân dân”, đồng thời công bố danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh
doanh, kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Luật thương mại còn có quá ít các
điều khoản liên quan đến môi trường, những lĩnh vực thương mại nhạy cảm đối
với môi trường trong quá trình hội nhập chưa được đề cập một cách thoả đáng
như các biện pháp thương mại liên quan đến môi trường trong các hiệp định của
Tổ chức thương mại thế giới, cam kết thương mại khu vực và các hiệp định
thương mại song phương khác.
Để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và bảo vệ môi trường toàn cầu và
khu vực, Việt nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế, tham gia ký kết nhiều hiệp
định thương mại như gia nhập ASEAN (1995). APEC (1997), ký hiệp định
thương mại với EU (1996) với Hoa Kỳ (2001)… và hiện nay đang nỗ lực đàm
phán để gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Như vậy, có thể nói, về cơ bản, các quy định về môi trường ở Việt Nam khá
phong phú và toàn diện. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát các quy định về
môi trường cũng chỉ mới chỉ là những nỗ lực nhằm nâng cấp và bảo về môi
trường tự nhiên ở Việt Nam. Nếu xét về góc độ thương mại, chính sách về môi
trường trên chưa có sự chi tiết hoá các biện pháp nhằm nâng cao năng lực môi
trường ở doanh nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP, dán nhãn sinh
thái cho sản phẩm hoặc các tiêu chuẩn CODEX Alimentus. Trong bối cảnh mở
rộng thương mại, một chính sách môi trường có hiệu quả và phù hợp cần bao
quát được cả vấn đề nêu trên để thực sự hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
của Việt Nam. Tương tự, các quy định về thương mại liên quan đến môi trường
mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề thương mại mà chưa thể hiện rõ khía
cạnh bảo vệ môi trường trong nước.
Trên cơ sở những quy định pháp lý cơ bản điều chỉnh các chính sách thương
mại và chính sách môi trường của Việt Nam trong quá trính công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã ban hành các văn bản
dưới luật nhằm thực hiện các quy định nói trên. Mục tiêu tiếp theo em sẽ trình
bày chính sách thương mại và chính sách môi trường trong việc giải quyết các
vấn đề xuất nhập khẩu- môi trường hiện nay ở nước ta.
4.2 Chính sách thương mại và môi trường trong việc hạn chế và phòng ngừa
ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu.
Để kiểm soát ô nhiễm môi trường qua biên giới thông qua hoạt động nhập
khẩu, Chính phủ đã ban hành nhiều văn vản pháp lý quy định về việc nhập khẩu
hàng hoá có ảnh hưởng tới môi trường. Những quy định trong lĩnh vực này tập
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 26
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trung vào các biện pháp quản lý nhập khẩu là ngăn chặn và hạn chế nhập khẩu.
Các biện pháp ngăn chặn (cấm) thường áp dụng đối với một số hàng hoá nhất
định mà việc nhập khẩu gây nguy hại đến môi trường. Biện pháp hạn chế nhập
khẩu thường được áp dụng nhằm kiềm chế số lượng nhập khẩu thông qua giấy
phép, thuế, hạn chế sử dụng trong thị trường nội địa qua đó kiềm chế việc nhập
khẩu các loại hàng hoá có liên quan đến môi trường. (Hoàng Tích Phúc, 2002)
Chính sách thương mại quản lý nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường: Chính
sách thương mại quản lý nhập khẩu các sản phẩm có liên quan đến môi trường
được quy định một cách cụ thể tại Nghị định 57/1998/ND-CP (gọi tắt là Nghị
định 57) hướng dẫn thi hành Luật thương mại và Quyết định của Thủ tướng
chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về kế hoạch xuất nhẩu khẩu thời
kỳ 2001-2005 (gọi tắt là quyết định 46).
Tại Nghị định 57, Chính phủ đã quy định về nhập khẩu như sau :
- Cấm nhập khẩu đối với những hàng hoá có ảnh hưởng tới an ninh, quốc
phòng, sức khoẻ con người, đời sống động thực vật, văn hoá, giáo dục, các giá
trị nghệ thuật khảo cổ. Cấm nhập khẩu 11 nhóm hàng gồm vũ khí, ma tuý, hoá
chất độc, văn hoá phẩm đồi truỵ, pháo, thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng đã qua sử
dụng, ôtô tay lái nghịch, phụ tùng ôtô, xe máy đã qua sử dụng, sản phẩm vật liệu
có chứa amiăng, động cơ đốt trong đã qua sử dụng. Những hàng hoá thuộc diện
cấm chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt với
sự cho phép của chính phủ.
- Áp dụng giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhạy cảm, hàng
cần có sự quản lí của Bộ Thương mại hoặc Bộ chuyên ngành, cụ thể bao gồm 20
nhóm hàng là: xăng dầu, xe máy, ôtô, quạt dân dụng, gạch ốp lát và ceramic,
hàng tiêu dùng bằng sành sứ, bao bì nhựa thành phẩm, khung xe gắn máy, xút
lỏng NaOH, xe đạp, dầu thực vật tinh chế, chất dẻo DOP, Clinker, xi măng đen,
đường, phân bón, rượu, kính xây dựng, giấy viết và một số loại thép.
Để điều chỉnh các mặt hàng cấm, hạn chế nhập khẩu phù hợp với từng giai
đoạn, tại quyết định 46, chính phủ đã có quy định cụ thể những mặt hàng được
phép , hạn chế hoặc cấm xuất khẩu trong từng lĩnh vực cụ thể như đối với nông
sản, thuỷ sản, hoá chất, thiết bị, công nghệ… và giao cho các ngành có liên quan
trực tiếp quản lí. Cụ thể:
- Những loại hàng hoá có liên quan đến môi trường thuộc thẩm quyền
chung của Bộ thương mại: Ngoại trừ các loại hàng hoá liên quan đến an ninh,
quốc phòng, trật tự đô thị, thuần phong mỹ tục, hầu hết hàng hoá liệt kê trong

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 27
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
danh mục cấm của Quyết định số 46 là các loại hàng hóa có liên quan đến môi
trường, bao gồm: Các loại ma tuý; Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các
nhóm hàng: hàng dệt may, giày dép, quần áo, hàng điện tử, hàng điện lạnh, hàng
điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ
tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và vật liệu khác. Để cụ thể hoá danh mục
hàng cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và thi hành Quyết định 46.
- Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 của Bộ Thương mại đã
quy định chi tiết hơn danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng. Trong đó, đã xác
định rõ các mặt hàng bị cấm theo từng mã HS, tạo thuận lợi cho việc tra cứu của
cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Những loại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ công nghiệp: Trên cơ sở quyết
định 46, thông tư số 01/2001/TT-BCN được Bộ Công nghiệp ban hành ngày
26/4/2001 để hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất thời kỳ 2001-
2005. Phụ lục 1 của Thông tư này đã xác định 2 nhóm hoá chất bị cấm nhập
khẩu, kinh doanh. Nhóm thứ nhất là những hoá chất có tính độc hại mạnh (gồm
25 loại). Nhóm thứ 2 là những hoá chất cấm kinh doanh, sử dụng theo Công ước
về vũ khí hoá học (gồm 26 loại). Việc cấm kinh doanh, sử dụng ở đây đồng
nghĩa với việc cấm nhập khẩu.
Sau đó, để tiện lợi cho việc tra cứu tên gọi và công thức các loại hoá chất, Bộ
Công nghiệp hướng dẫn sửa đổi tên danh mục hoá chất xuất khẩu, nhập khẩu
thời kỳ 2001-2005 (đã được xếp theo vần ABC) ban hành kèm theo thông tư
ngày 14/9/2001. Thông tư này vẫn xác định 2 nhóm hoá chất bị cấm nhập khẩu,
kinh doanh. Tuy nhiên, nhóm thứ nhất – các hoá chất có tính độc hại mạnh -
được sửa từ 25 loại xuống còn 23 loại. Nhóm thứ 2 vẫn giữ nguyên 26 loại.
Những loại thuộc thầm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Trong phạm vi quản lý của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN và PTNT) đã ban hành Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 5/6/2001
hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành
nông nghiệp theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng
Chính phủ. Về nhập khẩu, thông tư này quy định cấm nhập khẩu các loại hàng
hoá dưới đây:
+ Cấm nhập khẩu các loại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng
ở Việt Nam do Bộ NN và PTNT ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN
– BVTV ngày 6/3/2001. Trong quyết định số 17 này, bộ NN và PTNT đã xác
định rõ 26 loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt nam, gồm: 18 loại

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 28
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
thuốc trừ sâu, 6 loại thuốc trừ bệnh hại cây trồng, 1 loại thuốc trừ chuột và 1 loại
thuốc trừ cỏ.
+ Cấm nhập khẩu các loại sản phẩm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ NN
và PTNT ban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 11/5/2001.
- Những loại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế: Bộ Y tế đã ban hành
Thông tư số 06/2001/TT-BYT ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xuất nhập khẩu
thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người thời kỳ 2001-
2005. Phụ lục số 1 của Thông tư này đã xác định Danh mục nguyên liệu và
thành phẩm thuốc phòng chống và chữa bệnh cho người cấm nhập khẩu bao
gồm 30 loại khác nhau.
Việc hạn chế nhập khẩu các loại sản phẩm ảnh hưởng tới môi trường cũng
được thể hiện qua các mức thuế nhập khẩu. Thuế suất những hàng hoá có nguy
cơ ô nhiễm môi trường được định ở mức cao hơn so với mức bình thường như
hoá chất, các sản phẩm công nghiệp, dược phẩm… Tuy nhiên nhìn chung biểu
thuế của nước ta chưa thể hiện rõ yếu tố môi trường, diện áp dụng quá mỏng,
chưa cụ thể hoá đến từng sản phẩm.
Như vậy, các chính sách quản lý nhập khẩu của nước ta đã có tính đến những
tác động môi trường, chủ yếu tập trung vào việc ngăn cấm hoặc hạn chế nhập
khẩu những hàng hoá nhạy cảm với môi trường như hàng hoá chất độc hại, chất
thải, động thực vật có nguy cơ lây lan dịch bệnh, quý hiếm, nhập khẩu hàng hoá
đã qua sử dụng, công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu.
Các chính sách môi trường liên quan đến quản lý nhập khẩu: Các quy định về
môi trường liên quan đến kiểm soát nguy cơ ô nhiễm xuyên quốc gia thông qua
hoạt động nhập khẩu được thể hiện khá rõ nét trong các văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường. Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường đã quy định việc cấm,
hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nguy hại đối với môi trường như: Cấm nhập
khẩu công nghệ thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, quy định các tiêu
chuẩn đối với hàng hoá, vật tư, máy móc, công nghệ thiết bị nhập khẩu, quy
định danh mục các loại động vật cấm xuất nhập khẩu, sản phẩm biến đổi gen,
các loại chất thải, hoá chất độc hại… Quyết định số 1091/1999/QĐ-BKHCNMT
ngày 22/6/1999 quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu và quy định ban hành kèm theo quyết định này là văn bản quan trọng quản
lý hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến môi trường. Quy định về kiểm tra Nhà nước
đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ban hành theo Quyết định số
2578/QĐ-TĐC ngày 28/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 29
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Môi trường đã có quy định chi tiết về danh mục hàng hoá cấm và hạn chết nhập
khẩu có ảnh hưởng tới môi trường…
- Về nhập khẩu chất thải, phế liệu: Thông tư liên bộ Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường – Thương mại số 2880/KCM-TM ngày 19/12/1996 quy
định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu đã công bố danh mục các loại
phế liệu cấm nhập khẩu (phụ lục 1) như: Hoá chất độc, chất phóng xạ, nấm mốc
các loại, côn trùng, các chất hữu cơ có mùi hôi thối, hoặc có hàm lượng “vi
khuẩn chỉ danh ô nhiễm” cao hơn giới hạn cho phép theo các quy định hiện
hành, vi sinh vật gây bệnh, cặn dầu, cặn mỡ, kim tiêm, kim chích, các chất
không phân huỷ… Các chất độc bị nhà nước cấm, các chất thải bị cấm vận
chuyển theo các công ước và nghị định thư quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và
các loại phế liệu khi nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện quản lý về thương
mại và môi trường (phụ lục 2) như: Phế liệu từ sản xuất và gia công giấy, thùng
bìa carton, phế liệu bông, phế liệu từ sản xuất vải dầu tấm từ ngành dệt, phế liệu
từ sản xuất và gia công kim loại đen, phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại
màu.
- Về nhập khẩu động vật thực vật quý hiếm và nguy cơ lây bệnh: Để hạn
chế lan tràn dịch bệnh thực hiện công ước CITES, bảo vệ nguồn tài tài nguyên
đa dạng sinh học, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc hạn
chế và cấm nhập khẩu các loại động thực vật quý hiếm, lây lan mầm bệnh, đe
doạ sức khoẻ con người và động vật. Điều 19 luật môi trường quy định về việc
cấm, hạn chế nhập khẩu động thực vật quý hiếm và lây lan mầm bệnh. Pháp
lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Quốc hội thông qua thàng 7/2001 với
mục đích “phòng ngừa, phát hiện, diệt trừ kịp thời, triệt để, đảm bảo hiệu quả
phòng trừ sinh vật gây nguy hại, an toàn sức khoẻ cho người, hạn chế ô nhiễm
môi trường, giữ gìn hệ thống sinh thái” (điều 14). Pháp lệnh cũng quy định đối
với việc nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất, tạm xuât tái nhập (tức là có việc nhập khẩu vào Việt Nam) thì bắt buộc
phải được kiểm dịch. Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính
phủ về bảo hộ giống cây trồng cũng đã có nhiều nội dung liên quan đến việc
nhập khẩu các giống cây ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta.
- Về việc nhập khẩu hoá chất độc hại: Điều 23 Luật bảo vệ môi trường quy
định rõ việc hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hoá chất độc hại như phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, các sản phẩm có nguồn góc hoá chất độc hại có hại cho sức
khoẻ của người và động, thực vật. Quyết định của Chính phủ về cơ chế điều
hành xuất nhập khẩu hàng năm cũng quy định danh mục các sản phẩm có nguồn
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 30
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
gốc hoá chất độc hại bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu, hoặc nhập khẩu phải có ý
kiến của các bộ chuyên ngành như Bộ công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường..
- Có thể kể thêm một số quy định khác về thương mại và môi trường liên
quan đến quản lý nhập khẩu, hạn chế ô nhiễm môi trường qua biên giới. Nhìn
tổng thể, các quy định về lĩnh vực này khá toàn diện, đã đề cập đến hầu hết các
nhóm hàng nhập khẩu có ảnh hưởng đến môi trường. Đã có sự phối hợp chính
sách giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhập khẩu. Danh mục hành
hoá cấm, hoặc hạn chế nhập khẩu vì lý do môi trường ngày càng nhiều và cụ thể
hơn. Tuy nhiên, có thể nói chính sách nhập khẩu của Việt Nam chưa có các điều
khoản cụ thể về môi trường như nhiều nước khác. So với danh mục những sản
phẩm không thân thiện hoặc gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho môi
trường được đề cập đến trong các Hiệp định đa phương về môi trường hoặc các
tài liệu liên quan của các tổ chức quốc tế như UN, FAO, WHO thì danh mục các
sản phẩm bị cấm hoặc cần có giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam quả là
còn quá mỏng, hầu như bỏ ngỏ cơ chế quản lý đối với các sản phẩm nguy hại về
môi trường đã và đang được thế giới quan tâm. Ví dụ:
- Liên hợp quốc đã thống kê danh sách trên 700 mặt hàng mà việc tiêu
dùng, sản xuất hoặc thương mại cần phải được hạn chế và quản lý nghiêm ngặt.
Danh sách này còn chưa kể đến các chất phụ gia thực phẩm độc hại và một số
loại dược phẩm được đưa vào danh sách của FAO và WHO.
- Công ước Basel xây dựng 2 danh mục (A&B) các loại chất thải cần kiểm
soát về thương mại/ vận chuyển qua biên giới.
- Nghị định thư Montreal đã xây dựng 6 phụ lục về các loại hoá chất và các
thiết bị, sản phẩm có nguy cơ gây thủng tầng ozon cần hạn chế/loại bỏ việc
thương mại và sản xuất.
- Ngoài ra một loạt các sản phẩm tiêu dùng khác như đồ dùng trẻ em, đồ
gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, các chất tẩy rửa … đều được thế giới coi là các
mặt hàng có chứa các chất gây nguy hại cho môi trường, cần được quản lý sát
sao việc tiêu dùng và thương mại hoá.
Các quy định về môi trường cũng như thương mại đối với hàng nhập khẩu
chỉ mới tập trung vào mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, an toàn xã hội, an
ninh quốc gia và các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống mà chưa chú ý nhiều
đến khía cạnh tạo thuận lợi cho thương mại. Nhiều vụ cấm nhập khẩu nguyên
liệu, phế liệu không có cơ sở khoa học và pháp lý rõ ràng đã gây ảnh hưởng đến

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 31
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như vụ án làm hàng giả của công ty
TNHH Tây Đô vì doanh nghiệp sử dụng chất tạo ngọt cyclamat. Hoặc vụ nhập
khẩu thép phế liệu của Công ty gang thép Thái Nguyên…
Bên cạnh các biện pháp phi thuế quan quản lý những hàng hoá liên quan đến
môi trường rất mỏng như đã đề cập ở trên, hệ thống thuế xuất nhập khẩu của
Việt Nam cũng chưa có mức thuế suất phù hợp đối với những sản phẩm không
thân thiện môi trường cần hạn chế tiêu dùng. Cụ thể là đối với nhóm hàng hoá
chất, biểu thuế của VIệt Nam có tới 264 mặt hàng có thuế suất nhập khẩu bằng
0, thuế suất trung bình của nhóm hàng này chỉ có 6,2%, sản phẩm nhóm hàng
này là 14,5%. Như vậy, có thể nói các chính sách thuế và phi thuế của Việt Nam
chưa có các biện pháp hợp lý để quản lý và điều tiết việc nhập khẩu các sản
phẩm không thân thiện môi trường.
4.3. Chính sách thương mại và môi trường trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và
bảo vệ môi trường:
Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những định hướng chiến lược quan trọng
của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đất nước. Trong hơn 15 năm thực hiện đường lối mở của và hội nhập, xuất
khẩu đã trở thành động lực chính tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm hơn 50%
GDP (2002). Tuy nhiên, là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, phát triển xuất khẩu nước ta đang phải dựa nhiều vào lợi thế của
các yếu tố tự nhiên. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn suy thoái môi trường. Để hạn
chế các tác động tiêu cực này của hoạt động xuất khẩu đối với môi trường,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này, tập
trung nhất là Luật bảo vệ môi trường, Luật thương mại và các văn bản dưới luật
khác. Những quy định pháp lý trong lĩnh vực này đều tập trung chủ yếu vào việc
cấm hoặc hạn chế xuất khẩu những hàng hoá ảnh hưởng đến môi trường, chủ
yếu là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Quy định chung về quản lý xuất khẩu những hàng hoá ảnh hưởng đến môi
trường được quy định tại Điều 15 của Luật thương mại. Tiếp đó, Nghị định số
57/1998/CP ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại, Thủ
tướng chính phủ quy định các mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có
điều kiện như sau:
- Danh mục hàng hoá bị cấm xuất khẩu bao gồm: vũ khí, đạn dược, vật liệu
nổ, quân trang, đồ cổ , ma tuý, các hoá chất độc, gỗ mới đốn, gỗ xẻ và gỗ…

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 32
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
- Hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép (ví dụ như: một nhóm các mặt
hàng lâm sản khác và các sản phẩm từ gỗ chỉ có thể được xuất khẩu khi có giấy
phép của bộ Lâm nghiệp. Lý do cơ bản của việc cấm xuất khẩu các mặt hàng
này là nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái của Việt Nam).
Để cụ thể hoá danh mục hàng hoá cấm hoặc hạn chế xuất khẩu vì lý do môi
trường trong từng giai đoạn cụ thể, Chính phủ ban hành Quy định về quản lý
xuất khẩu hàng hoá cho từng thời kỳ 5 năm, trong đó quy định các hàng hoá
cấm, hoặc hạn chế xuất khẩu. Nhiều mặt hàng, xuất khẩu thuộc diện quản lý và
những hàng hoá có ảnh hưởng đến môi trường. Chẳng hạn Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 đã quy định chi tiết danh mục hàng hoá xuất
khẩu
Hàng hoá cấm xuất khẩu liên quan đến môi trường: các loại hoá chất độc hại,
gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn
gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, động vật hoang dã và động thực vật quý
hiếm tự nhiên.
Hàng hoá xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành: động vật hoang dã và
động vật quý hiếm, thực vật rừng quý hiếm, giống cây tròng và giống vật nuôi
qú hiếm, các loại thuỷ sản cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.
Trên cơ sở những nhóm hàng hoá cấm hoặc hạn chế xuất khẩu theo Quyết
định 46, Chính phủ giao cho các bộ ngành liên quan xây dựng danh mục cụ thể
các hàng hoá cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chịu trách nhiệm về hàng nông sản xuất khẩu. Bộ Thuỷ sản công bố danh
mục các loại thuỷ sản cấm hoặc xuất khẩu có điều kiện, Bộ Y tế xây đựng danh
mục các loại thuốc chữa bệnh, Bộ công nghiệp - các loại hóa chất độc hại …
Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định quan trọng nhằm tăng cường
quản lý xuất khẩu đối với một số mặt hàng có nguy cơ đe doạ suy thoái môi
trường như xuất khẩu động thực vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Chẳng hạn,
Nghị định chính phủ số 11/2002/NĐ-CP này 22/1/2002 về việc quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động thực vật hoang dã. Cấm
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất và nhập nội từ biển vì mục đích thương mại mẫu
vật của các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục I của
Công ước CITES (Điều 2). Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật
của các loài động vật, thực vật hoang dã đã được quy định trong các phụ lục của
công ước CITES có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo chỉ

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 33
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
được thực hiện khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan
thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp (điều 6).
Để khuyến khích hoạt động xuất khẩu theo hướng hạn chế khai thác tài
nguyên thiên nhiên, chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách như ưu đãi
nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất để sản xuất hàng xuất khẩu,
khuyến khích giảm tỷ trọng hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu
bằng việc áp dụng công nghệ chế biến hiện đại đi đôi với các biện pháp bảo vệ
môi trường, khuyến khích sản xuất sạch, hạn chế nhập khẩu công nghệ trung
gian, tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế hợp lệ để bảo vệ môi trường
trong tiến trình tham gia hội nhập…
Bên cạnh những chính sách thương mại quản lý hoạt động xuất khẩu liên
quan đến môi trường, các chính sách môi trường liên quan đến hoạt động xuất
khẩu cũng được đề cập trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều
19 Luật bảo vệ môi trường quy định “Việc xuất khẩu… các chế phẩm sinh học
hoặc hoá học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, nguồn gen, vi
sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường phải được phép của cơ quan quản lý
ngành hữu quan và các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường”. Luật
bảo vệ môi trường đặc biệt chú trọng đến việc buôn bán, khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Trên cơ sở đạo luật này, Quốc hội
chính phủ đã ban hành một số luật và pháp lệnh liên quan đến bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên như Luật đất đai (1996) và Pháp lệnh về phát triển tài
nguyên rừng (1991), Luật khoáng sản (1996) và Pháp lệnh về nguồn thuỷ sản
(1989), Pháp lệnh Thuế tài nguyên (1990). Những điều luật trong các văn bản
pháp luật nêu trên đều đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quản lý
xuất khẩu các hàng hoá ảnh hưởng đến môi trường, khai thác một cách hiệu quả
tài nguyên.
Để đảm bảo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu, chính phủ cũng đã ban
hành nhiều quy định, tiêu chuẩn môi trường liên quan đến khai thác, sản xuất,
lưu thông, bảo quản hàng xuất khẩu. Chẳng hạn quy định về lượng phân hoá học
được bón trên đơn vị diện tích nuôi trồng, dư lượng vi sinh và độc tố trong sản
phẩm xuất khẩu (đối với thực phẩm), yêu cầu môi trường đối với các dự án đầu
tư, phí và lệ phí môi trường đối với hoạt động kinh doanh…
Như vậy, các chính sách thương mại và chính sách môi trường nhằm thúc đẩy
phát triển xuất khẩu và hạn chế suy thoái môi trường do hoạt động này gây ra
đều tập trung chủ yếu vào việc cấm hoặc hạn chế xuất khẩu các sản phẩm gây
nguy hại đối với môi trường. Những nhóm sản phẩm được đặc biệt quan tâm là
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 34
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
động, thực vật quý hiếm, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy là các chính sách môi trường liên quan đến thương
mại và chính sách thương mại liên quan đến môi trường trong lĩnh vực xuất
khẩu mới chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà chưa chú trọng đến việc
làm thuận lợi hoá cho hoạt động nhập khẩu. Các biện pháp được áp dụng trong
quản lý xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến môi trường còn mang nặng tính
hành chính, áp đặt mà chưa khai thác sử dụng các công cụ kinh tế như thuế, phí,
lệ phí môi trường.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 35
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

I.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM


1. Tổng quan về môi trường thế giới
Hiện có hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỉ thứ ba:
Thứ nhất, đó là hệ sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất cân bằng
sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỉ lệ đáng kể
nhân loại hiện vẫn còn sống trong nghèo khó, và xu hướng được dự báo là sự
khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển
kinh tế và công nghệ và những người không có được lợi ích này. Sự phát triển
không bền vững theo hai thái cực( của sự phồn thịnh và sự cùng cực) đang đe
doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn
cầu.
Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi trong đó sự phối hợp quản lí môi
trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế xã hội.
Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách
mới đang không theo kịp với nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển
kinh tế. Các quá trình toàn cầu hoá đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiến
hoá của xã hội phải được định hướng nhằm giải quyết chứ không phải làm trầm
trọng thêm những mặt cân đối nghiêm trọng mà thế giới hiện đang hứng chịu.
Toàn bộ những đối tác liên quan, các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, khu
vực tư nhân, giới khoa học, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội phải
cùng nhau cộng tác giải quyết các thách thức phức tạp và ảnh hưởng lẫn nhau về
xã hội và môi trường, vì một tương lai bền vững hơn cho hành tinh và xã hội
loài người.
1.1. Biến đổi khí hậu
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon hàng năm xấp xỉ bằng
bốn lần mức phát xít phát tán của năm 1950 và hàm lượng dioxit cacbon trong
khí quyển đã đạt đến mức cao nhất trong 160.000 năm trở lại đây. Theo Ban
liên chính phủ về biến đổi khí hậu, “ có bằng chứng về ảnh hưởng rất rõ của con
người đến khí hậu toàn cầu”. Những kết quả được dự báo gồm sự dịch chuyển
của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 36
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hệ sinh thái, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động
đến sức khoẻ của con người.
Theo Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định
thư Kyoto, có nhiều nỗ lực đang được thực hiện nhằm kiểm soát và làm giảm
mức phát tán các khí nhà kính. Hội nghị lần thứ ba các bên tham gia Công ước
tại Buenos Aires năm 1998, đã đưa ra một Kế hoạch hành động nhằm sử dụng
các công cụ chính sách quốc tế như buôn bán mức phát thải và Cơ chế phát triển
sạch. Tuy nhiên, chỉ một Nghị định thư Kyoto sẽ không đủ hiệu quả để ổn định
được hàm lượng dioxit cacbon ở trong khí quyển.
1.2. Suy giảm ôzôn tầng bình lưu
Giảm mạnh việc sản xuất, tiêu thụ và phát thải các chất làm suy giảm tầng
ôzôn đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện theo Nghị định thư Montreal và
các văn bản sửa đổi của Nghị định thư này. Các chất làm suy giảm ôzôn trong
tầng thấp bình lưu đã ở mức cao nhất vào năm 1994 và hiện đang giảm dần. Hy
vọng rằng tầng ôzôn sẽ được phục hồi bằng mức những năm trước 1980 vào
năm 2050.
Việc buôn bán bất hợp pháp các chất làm suy giảm tầng ôzôn hiện vẫn là một
vấn đề đang được chính phủ các nước giải quyết, song các chất này hiện vẫn
đang được buôn lậu qua biên giới của các nước với khối lượng lớn. Quỹ Đa
phương và Quỹ Môi trường toàn cầu đang giúp đỡ các nước đang phát triển và
các nước có nền kinh tế chuyển đổi loại bỏ các chất làm suy giảm ôzôn. Từ ngày
1 tháng 7 năm 1999 những nước này đã bắt đầu phải thực hiện các nghĩa vụ của
mình theo Nghị định thư Montreal.
1.3. Tăng khối lượng Nitơ
Chúng ta đã sử dụng phân bón ở quy mô toàn cầu trong thâm canh nông
nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và gieo trồng các cây rau đậu. Ngày càng
có nhiều bằng chứng về khối lượng lớn Nitơ đang được sử dụng làm cho quá
trình axit hoá tăng lên, gây ra những biến đổi lớn về thành phần loài trong hệ
sinh thái , làm tăng hàm lượng nitơrat trong nước ngọt trên cả mức giới hạn cho
phép để con người sử dụng và gây phi dưỡng trong các trong các môi trường
sống nước ngọt. Thêm vào đó, nước thải giàu nitơ từ cống thải và nước rửa trôi
phân bón trên đồng ruộng đổ xuống sông và đổ ra biển sẽ tạo điều kiện cho tảo
phát triển mạnh mẽ ở các vùng nước ven biển, dẫn đến việc thiếu hụt ôxy và kế
đó là làm cho cá chết ở các vùng nước nông, làm giảm tính đa dạng sinh học
biển. Các phát thải Nitơ vào khí quyển đang đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 37
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Các nhà nghiên cứu ngày càng đạt sự nhất trí cao rằng quy mô của sự phá vỡ
chu trình nitơ có tác động toàn cầu có thể so sánh được với sự phá vỡ chu trình
cacbon.
1.4. Các rủi ro hoá chất
Với việc tăng khối lượng và mở rộng việc sử dụng các hoá chất trên toàn thế
giới, sự tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, kim loại nặng, các chất dạng hạt mịn
và nhiều hợp chất khác đang làm tăng mối đe doạ đối với sức khoẻ của con
người và môi trường. Việc sử dụng thuốc trừ sâu đã gây ra hàng năm từ 3,5 đến
5 triệu ca ngộ độc cấp tính thuốc trừ sâu. Hàng năm trên thế giới có 400 triệu tấn
chất thải nguy hại được sản sinh. Gần 75% việc sử dụng thuốc trừ sâu và sản
sinh ra các chất thải nguy hại là ở các nước phát triển. Mặc dù đã có sự hạn chế
các hoá chất độc và bền vững như DDT, PCBs và dioxin ở nhiều nước phát
triển, song những chất thải này vẫn được sản xuất để xuất khẩu và vẫn còn được
sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Hiện đang có những nỗ lực đẩy
mạnh sản xuất sạch hơn, hạn chế các phát thải và loại bỏ việc sử dụng các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, nhằm kiểm soát sản xuất và buôn bán chất thải, cải
thiện khâu quản lí chất thải.
1.5. Các thiên tai
Tần suất và ảnh hưởng của thiên tai như động đất, phun trào núi lửa, gió bão,
hoả hoạn và lũ lụt ngày càng tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống
của hàng triệu con người một cách trực tiếp, như tử vong, thương tổn và những
thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Chỉ
lấy một ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên không kiểm soát được vào những năm
1996-1998 đã quét sạch những khu rừng ở Braxin, Canada, Khu tự trị Nội Mông
ở Đông Bắc Trung Quốc, Pháp, Hy lạp, Inđônêxia, ý, Mê hicô, Thổ Nhĩ Kì, Liên
Bang Nga và Hoa Kì. Những tác động đến sức khoẻ của các trận cháy rừng có
thể là nghiêm trọng. Các chuyên gia coi chỉ số ô nhiễm ở mức 100Mg/m3 là đã
có tác động xấu tới sức khoẻ; ở Malaixia , chỉ số này đã đạt tới 800mg/ m 3. Chi
phí y tế ước tính do nạn cháy rừng đối với người dân Đông Nam á là 1,400 tỷ đô
la Mĩ. Các vụ cháy rừng còn đe doạ nghiêm trọng tới đa dạng sinh học, đặc biệt
khi các khu bảo vệ bị đốt cháy. Các hệ thống cảnh báo và ứng phó hiện nay vẫn
còn rất yếu kém, đặc biệt ở các nước đang phát triển; nhu cầu cấp bách hiện nay
là phải cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin và tăng cường năng lực ứng phó về mặt
kĩ thuật.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 38
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
1.6. Đất, rừng và đa dạng sinh học
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị thoái hoá hoặc bị triệt phá. Đất
hoang bị biến thành sa mạc, các hệ sinh thái tự nhiên bị suy giảm hoặc bị phân
chia đe doạ sự đa dạng sinh học. Một bằng chứng mới cho thấy sự biến đổi khí
hậu có thể làm trầm trọng thêm sự xói mòn đất đai ở nhiều khu vực trong các
thập kỉ tới, đe doạ đến sản xuất lương thực. Sự phá rừng còn tiếp diễn ở tốc độ
cao ở các nước đang phát triển, chủ yếu là do nhu cầu về sản phẩm gỗ và nhu
cầu lấy đất cho nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác. Gần 65 triệu hecta
rừng bị mất vào những năm 1990-1995, trong tổng số 3500 triệu ha. ở các nước
phát triển diện tích rừng tăng 9 triệu hecta và con số này là quá nhỏ so với số bị
mất. Chất lượng của những khu rừng còn lại đang bị đe doạ bởi nhiều sức ép
như axit hoá, khai thác củi đun và nước, cháy rừng. Nơi cư trú bị thu hẹp hoặc bị
tàn phá đe doạ đến tính đa dạng sinh học ở các mức độ về gien, các giống loài
và hệ sinh thái, gây cản trở đến nguồn dự trữ các sản phẩm và dịch vụ cơ bản
của con người. Việc du nhập ồ ạt các loài ngoại lai là một nguyên nhân chính
nữa làm mất đa dạng sinh học. Hầu hết các loài bị đe doạ đều là các loài trên
mặt đất và trên một nửa sống ở trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và biển,
đặc biệt là các dải san hô, là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn.
1.7. Nước ngọt
Sự gia tăng nhanh dân số cùng với công nghiệp hoá , đô thị hoá, thâm canh
nông nghịêp và thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng
nước toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50%
thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng
hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước và đối với các
khu vực ven biển đó là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ biến ở các
siêu đô thị, ô nhiễm nitơrat và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác
động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi. Nguồn cung cấp nước sạch
trên thế giới không thể tăng lên được nữa; ngày càng có nhiều người phụ thuộc
vào nguồn cung cấp cố định này; và ngày càng có nhiều nguồn nước bị ô nhiễm
hơn. An ninh về nước, giống như an ninh về lương thực, sẽ trở thành ưu tiên
chính của quốc gia và của nhiều khu vực trên thế giới trong những thập kỉ tới.
1.8. Biển và các khu vực ven biển
Phát triển đô thị và công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thuỷ sinh, và đổ chất thải
xuống biển đang làm xuống cấp các khu vực biển ở trên toàn thế giới; phá huỷ
các hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô. Biến đổi
khí hậu cũng tác động đến chất lượng nước đại dương cũng như làm dâng cao
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 39
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
mực nước biển. Các khu vực thấp, bao gồm các đảo nhỏ có nguy cơ bị ngập
nước. Sản lượng cá biển đánh bắt được trên toàn cầu gia tăng gần gấp đôi vào
những năm 1975 –1995 và tình trạng nguồn lợi cả thế giới đã đi đến giới hạn
khủng hoảng. Gần 60% ngư trường thế giới gần đạt hoặc đạt tới mức giới hạn đe
doạ sự suy giảm sản lượng cá.
1.9. Khí quyển
Có sự khác biệt lớn giữa các xu thế ô nhiễm không khí ở các nước phát triển
và đang phát triển. Đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí ở
nhiều nước công nghiệp, song ô nhiễm không khí đô thị đang đạt đến mức
nghiêm trọng ở hầu hết các thành phố lớn của các nước đang phát triển. Giao
thông đường bộ, sử dụng than đá và các nhiên liệu giàu lưu huỳnh , cháy rừng là
các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí.
Người dân ở các nước đang phát triển còn phải tiếp xúc ở mức độ cao với các
chất gây ô nhiễm ở trơng nhà do các lò bếp phát thải ra. Gần 50% các bệnh mãn
tính về phổi hiện được coi là ô nhiễm không khí. Các khu rừng và đất trồng trọt
lớn cũng đang bị thoái hoá do mưa axit.
1.10. Các tác động đô thị
Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật
độ dân cao; ô nhiễm không khí, rác rưởi, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và
nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường. Trẻ em
là đối tượng dễ bị thương tổn nhất đối với các rủi ro khó tránh khỏi về sức khoẻ.
Khoảng 30-60% dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu nhà ở
và các điều kiện vệ sinh, hệ thống thoát nước và đường ống cấp nước sạch. Đô
thị hoá và công nghiệp hoá tiếp diễn gia tăng cùng với sự thiếu thốn nguồn lực
và kinh nghiệm đang làm cho vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Hiện trạng môi trường Việt Nam
2.1. Khí quyển và khí hậu
Trong những năm qua, thời tiết, khí hậu nước ta biến động mạnh. Nhiệt độ
không khí trung bình có xu thế tăng. Lượng mưa trung bình tháng và năm trong
các năm gần đây của các vùng có biến động: trong 4 năm gần đây có 3 năm tổng
lượng mưa năm ở Hà Nội giảm, ngược lại ở Đà Nẵng và Cần Thơ tăng rõ rệt.
Có những trận mưa đặc biệt lớn, gây ra hai trận lũ lụt lích sử trong gần 100 năm
qua ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà. Mùa bão và áp thấp nhiệt đới
xuất hiện chậm hơn về cuối năm làm tăng số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới
đối với các tỉnh phía Nam dẫn đến thiệt hại lớn về tính mạng và của cải.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 40
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Từ tình hình, diễn biến nêu trên về thời tiết, khí hậu, các cơ quan chức năng
cần phải tổ chức sẵn sàng ứng phó kịp thời với các hình thái khí hậu cực đoan,
tích cực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giải quyết hậu quả thiên tai cũng
như khôi phục môi trường sinh thái sau thiên tai.
2.2. Môi trường đất
Những quan trắc từ nhiều năm qua cho thấy: trên 50 % diện tích đất tự nhiên
của cả nước (3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái hoá. Đó
là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi. Sự suy
thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều
hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đến mức báo động.
Tình hình sử dụng đất những năm gần đây đã có những tiến bộ: trên đất dốc
đã tăng diện tích đất rừng và đất trồng cây lâu năm, tăng diện tích đất cây công
nghiệp được thâm canh, giảm diện tích đất trồng một vụ quảng canh. ở đồng
bằng đã tăng diện tích đất nông nghiệp được tưới. Các mo ình nông lâm kế hợp
và đa dạng hoá cây trồng đã phổ biến ở nhiều vùng. Tuy nhiên, để khắc phục tốt
hơn các nguyên nhân gây thoái hoá đất, cần tổ chức sử dụng đất bền vững, có
phối hợp các hoạt động quốc gia, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực này.
2.3. Môi trường nước lục địa
Nguồn nước tự nhiên của nước ta khá dồi dào, tuy nhiên mức khai thác nguồn
nước mặt đã gần đến mức tối đa cho pháp , vệ nước ngầm thì cả trữ lượng lẫn
chất lượng đã bị giảm sút.Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước chỉ đạt 40-70% với
mức 40-50 l / người/ ngày. Tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước sạch bình quân
trong toàn quốc là hơn 30%. Nước thải sinh hoạt ở các thành phố và nước thải
công nghiệp ở nhiều nơi không được xử lí trực tiếp thải vào nguồn nước mặt,
gây ô nhiễm nước, nhiều nơi ở mức độ trầm trọng.
Theo các kết quả quan trắc thì nước các sông miền Bắc chỉ đạt tiêu chuẩn
nước mặt loại B. Cục bộ, một số đoạn của các con sông như sông Hồng, sông
Cỗu, Sông Tam Bạc, sông Cấm môi trường nước đã bị ô nhiễm đáng kể. Chất
lượng nước các sông miền Trung còn tương đối tốt. Phần thượng lưu và trung
lưu thường đạt loại A, vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm và thuộc loại B.Các
sông ở Nam Bộ được quan trắc đều bị ô nhiễm chất dinh dinh dưỡng (N,P) gấp
từ hai đến hai mươi lần so với nguồn loại B. Một số sông bị axit hoá nặng như
sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông (pH= 3,8-4,0-5,0).

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 41
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Đối với nước ngầm thì hiện tượng nhiễm mặn khá phổ biến ở các vùng ven
biển . Nước ngầm đã bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (Nox, PO43-); ở các
vùng núi đá vôi có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ.
Để quản lí và bảo vệ tài nguyên nước, Luật tài nguyên nước đã được ban hành
và có hiệu lực từ 1/1/1999. Chính phủ cũng đã ra quyết định thành lập Hội đồng
Quốc gia về tài nguyên nước. Tuy vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc ban hành và
hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật cũng như các chính sách phù hợp để
quản lí tài nguyên nước. Ngoài ra cần áp dụng các nguyên tắc “ người hưởng lợi
phải trả tiền”, “ngưòi gây ô nhiễm phải trả tiền”, “ nước phải được xem là hàng
hoá kinh tế”.
2.4. Môi trường nước vùng biển ven bờ
Biển và vùng ven bờ nước ta có tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, cho
nên từ lâu đã thu hút nhiều hoạt động phát triển. Bên cạnh những lợi ích kinh tế
thu được, các hoạt động này cũng tác động mạnh mẽ và lâu dài đến môi trường
sinh thái và tài nguyên biển.
Chất lượng nước biển ven bờ gần đây đã diễn biến theo chiều hướng xấu: các
chất gây ô nhiễm tăng về số lượng và mức độ, chủ yếu do dầu, kẽm, phù sa, đặc
biệt là chát xyanua- một loại độc tố mạnh được dùng để đánh bắt cá. ở gần một
số khu vực bãi tắm và một số khu dân cư ven biển, nước biển bị ô nhiễm bởi
nước thải sinh hoạt với chỉ số coliform nhiều năm cao hơn giới hạn cho
phép.Hàm lượng đồng và thuốc trừ sâu tuy chưa vượt quá giới hạn cho phép và
chưa phổ biến rộng,nhưng đã có hệ số tích lũy và tồn dư trong môi trường liên
tục từ 5 năm trở lại đây và cần phải cảnh báo.
Ô nhiễm môi trường biển đã ảnh hưởng đến nguồn lợi sinh vật của vùng biển
và ven bờ và đến sức khoẻ cộng đồng; đã xuất hiện các đợt nở hoa của tảo độc
do hiện tượng phú dưỡng. Khai thác quá mức nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ,
dùng các phương tiện khai thác huỷ diệt và các hoá chất độc làm nguồn lợi suy
giảm, đa dạng sinh học giảm và năng suất đánh bắt giảm. Các sự cố môi trường
biển và ven bờ tiếp tục gia tăng về quy mô và cường độ. Các sự cố do bão lũ ở
vùng bờ, cửa sông và đầm phà ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Xói, sạt lở
bờ biển ngày càng mở rộng quy mô và tăng cường độ. Hiện tượng tăng nhiệt độ
nước biển đang diễn ra và sẽ có ảnh hưởng xấu.
Trong thời gian qua Nhà nước cùng các ngành đã ban hành nhiều chính sách
cũng như các văn bản quy định pháp luật trong quản lí môi trường biển và ven
bờ; phê chuẩn các công ước quốc tế về môi trường biển; xúc tiến thực hiện các

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 42
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
chương trình nghiên cứu môi trường quốc tế, khu vực và quốc gia trong phạm vi
vùng biển và ven bờ nước ta và đã thành lập Ban chỉ đạo biển và hải đảo, lực
lượng cảnh sát biển.
Tuy nhiên, các chính sách và thể chế liên quan tới quản lí biển và vùng ven
bờ chưa có tính hệ thống, liên ngành, còn chia cắt, kém hiệu lực; phân cấp trách
nhiệm không rõ, chồng chéo. đặc biệt, còn thiếu các hỗ trợ kĩ thuật trong quản lí
môi trường biển và ven bờ, cũng như trong việc phục hồi các dạng nguồn lợi và
các hệ sinh thái biển đã bị suy thoái. Những tồn tại này cần phải được nhanh
chóng khắc phục.
2.5. Rừng
Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, chiều hướng diễn biến rừng cơ bản vẫn ở
tình trạng suy thoái. Một số diện tích rừng thứ sinh được phục hồi nhưng nhiều
diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi trưởng thành bị xâm hại, đốn chặt
và phát đốt. Diện tích mất rừng tự nhiên hàng năm trung bình từ 120.000 đến
150.000 ha. Rừng trồng hàng năm trung bình không quá 200.000 ha.
Tuy nhiên, từ đầu năm 1999 đến nay đã hạn chế mạnh mẽ cháy rừng, kiểm
soát được phần lớn các vụ xâm hại rừng, xu thế khôi phục và phát triển rừng
tích cực hơn. Độ che phủ của rừng năm 1998 là 28,8% vào thời điểm tháng 6
năm 2000 đạt 29,7% ( theo số liệu của Trung tâm Tài nguyên môi trường Lâm
nghiệp, Viện điều tra Quy hoạch rừng) và sẽ đưa lên 40% vào năm 2010.
Từ năm 1990 đến nay đã có nhiều chủ trương chính sách của Nhà nước đối
với bảo vệ rừng, trồng rừng, nhưng chỉ là bước đầu, đạt hiệu quả môi trường còn
thấp. Trong năm 1999 và đầu những năm 2000, một số chính sách áp dụng cho
quản lí bảo vệ và phát triển rừng đã được Nhà nước phê chuẩn điều chỉnh, phù
hợp hơn và khích lệ tính xã hội của nghề rừng, là động lực mới thúc đẩy phát
triển lâm nghiệp.Trong các năm tới cần tích cực thực hiện Chương trình trồng
rừng 5 triệu ha đến năm 2010; áp dụng các biện pháp kinh tế và luật pháp cần
thiết để tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh tạm thời
đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đi đôi với việc giải quyết đời sống cho dân
sinh sống với rừng.
2.6. Đa dạng sinh học
Với nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ( ĐDSH) rất phong phú, nước ta được
thừa nhận là một trong 10 trung tâm ĐD sinh học trên thế giới. Từ năm 1992
đến 2002 đã phát hiện thêm nhiều loài mới và quý hiếm không chỉ đối với Việt
Nam mà còn đối với thế giới, trong đó có 10 loài động vật có vú, 10 loài chim,

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 43
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hàng trăm loài thực vật, côn trùng và nhiều loài cá mới. Đây thực sự là một tiềm
năng to lớn và lợi thế so sánh trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước và cần
được bảo vệ tích cực.
Những vấn đề bức xúc trong quản lí và bảo vệ DDSH là : Nhiều hệ sinh thái
tự nhiên đang bị phá huỷ nhanh, mạnh như : hệ sinh thái đầu nguồn, rừng ngập
mặn ven biển, các rặng san hô, thảm cỏ biển, đầm phá và các vùng triều cửa
sông; số lượng loài và cá thể sinh vật giảm rõ rệt, số loài bị đe doạ và có nguy
cơ mất hoàn toàn ngày càng tăng, đặc biệt đối với các loài có giá trị kinh tế;
chính sách và kế hoạch bảo tồn ĐDSH đã được xây dựng, nhưng chưa được
lồng ghép vào trong các dự án phát triển kinh tế – xã hội và trong các chính
sách kinh tế của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
liên quan đến bảo tồn, phát triển ĐDSH, thực hiện các nghiên cứu, giám sát và
các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Đã thành lập thêm các khu rừng đặc
dụng và các khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 15 khu bảo tồn biển đầu tiên.
Các vườn thực vật, động vật, trạm cứu hộ động vật và ngân hàng giống cũng
được thành lập và củng cố. Công tác nuôi trồng được đẩy mạnh. Sự hỗ trợ kĩ
thuật và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng ĐDSH được chú
trọng. Các biện pháp bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị đã và đang được
triển khai thực hiện. Đã bổ sung kế hoạch hành động ĐDSH quốc gia sau khi đã
tổng kết 5 năm thực hiện.
Bên cạnh những cố gắng to lớn, hoạt động bảo tồn và sử dụng ĐDSH còn bộc
lộ những yếu điểm: chưa tổng thể và liên ngành; phân công, phân nhiệm giữa
các bộ/ ngành còn chồng chéo và chưa rõ ràng; chưa ngăn chặn được tình trạng
khai thác tự do nguồn lợi ĐDSH. Công tác quy hoạch các khu bảo tồn được đẩy
mạnh, song đầu tư không tương xứng nên các kế hoạch quản lí và tổ chức thực
hiện có hiệu quả.
II. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN
Trước hết, không thể phủ nhận được rằng, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có
những ảnh hưởng tốt đẹp tới môi trường tự nhiên.
Thứ nhất, thông qua thương mại quốc tế các nước trao đổi, buôn bán hàng
hóa với nhau. Và cũng chính nhờ thông thương mà các quốc gia nhận ra tính
toàn cầu của vấn đề môi trường. Khi sản phẩm của một nước có tác động xấu tới
môi trường được xuất khẩu sang thị trường các nước khác cũng sẽ là nguy cơ đe

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 44
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
dọa cho môi trường của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó hoạt động thương mại
của một quốc gia nếu có tác động xấu tới môi trường thì nó không chỉ ảnh
hưởng tới môi trường riêng nước đó mà là tác động xấu lên môi trường toàn cầu
và qua đó gián tiếp gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Chính vì vậy, các quốc
gia đã cùng nhau thành lập nên các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường và các hội
nghị về bảo vệ môi trường như:
- Hội nghị thượng đỉnh toàn thế giới về bảo vệ môi trường (1972) tại
Stockholm, tại Rio de Janeiro Braxin (1992) và NewYork (1997)
- Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP)
- Uỷ ban liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu (IPCC)
- Hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUON)…
Ngoài ra các nước còn tham gia thực thi các luật quốc tế về bảo vệ môi
trường hay ký kết các hiệp định liên chính phủ về bảo vệ môi trường khu vực.
Chẳng hạn như năm 1985 ở châu Âu, 21 nước đã ký nghị định thư Helsinki để
đến 1993 giảm mức thải đioxit S xuống không quá 70% mức năm 1980. Mới
đây chính phủ Trung Quốc và chính phủ Nhật Bản đã ký hiệp định song phương
về môi trường . Hai hiệp định tương tự cũng đã được ký giữa Trung Quốc và
Hàn Quốc, giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là nỗ lực đầu tiên của ba nước trên
con đường hạn chế rồi tiến tới loại bỏ các trận mưa axít đã và đang gây ra những
hậu quả không thể khắc phục nổi cho cây rừng, công trình xây dựng và nguồn
nước dự trữ ở vùng này.
Thứ hai, thông qua giao lưu buôn bán giữa các nước với nhau mà có thể học
tập kinh nghiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường của các nước đi tiên phong.
Chẳng hạn như các nước đã học tập nhau trong việc khuyến khích dán nhãn hiệu
sinh thái cho sản phẩm. Mục đích của nhãn hiệu sinh thái là đẩy mạnh việc tiêu
dùng và sản xuất nhiều sản phẩm phù hợp về mặt môi trường hơn bằng việc
cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về ảnh hưởng môi trường của các
sản phẩm tương tự. Hệ thống “thiên thần xanh” của Đức và nhãn hiệu “xanh”
của Singapo đã xác nhận rằng người tiêu dùng rất chuộng cả hai nhãn hiệu này.
Thứ ba, cũng nhờ có thương mại quốc tế mà một số nước mới biết đến “công
nghệ lành mạnh về môi trường”, mới có thể được chuyển giao những công nghệ
này và học hỏi về cách sử dụng chúng từ những nước tiên tiến hơn. Cũng từ đó
mà tiến được một bước trong việc bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, và cũng là tác động tích cực nhất của thương mại quốc tế tới môi
trường. Thương mại quốc tế có phát triển thì mới thúc đẩy được phát triển kinh

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 45
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
tế và chính sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện để thực thi các giải pháp bảo
vệ môi trường. Kinh tế có phát triển, người dân có no đủ thì họ mới nghĩ tới việc
bảo vệ môi trường và khi đó mới có thể phát huy hết sức mạnh của nguồn nhân
lực trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Mặt khác, một đất nước có nền kinh tế
phát triển mới có thể thành lập nên các quỹ nhằm bảo vệ môi trường, mới có
tiền để trợ giúp các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ đáp ứng các yêu
cầu về bảo vệ môi trường cũng như mới có thực lực để tham gia các hoạt động
của các tổ chức quốc tế về vấn đề môi trường.
Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ công nghệ còn lạc
hậu. Việ Nam xuất khẩu vẫn chủ yếu là các sản phẩm thô, sơ chế, sản phẩm xuất
khẩu còn chưa mang nhiều hàm lượng chất xám. Lĩnh vực nhập khẩu thì ngược
lại. Chính vì vậy, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của hoạt động xuất nhập
khẩu vẫn chủ yếu và cần thiết phải đề cập đến tác động tiêu cực.
1. Tác động tiêu cực của hoạt động xuất khẩu tới môi trường tự nhiên
Chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu của Việt Nam trong hơn 10
năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu bình quân trong những năm năm từ 1991-2002 đạt 20%. Những
năm gần đây, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế Châu á, tốc độ nói trên có
phần chững lại nhưng vẫn tăng về giá trị tuyệt đối và đạt hơn 11540 tỷ USD
năm 1999, 14,455 tỷ USD năm 2000 và 15,5 tỷ USD năm 2001. Bên cạnh
những thành tựu về kinh tế - xã hội, hoạt động xuất khẩu cũng có tác động của
tiêu cực đối với môi trường. Xuất khẩu hàng thô, sơ chế vẫn chiếm tỉ trọng cao
trong cơ cấu xuất khẩu (gần 60% năm 2002). Có thể nói, hoạt động xuất khẩu
của nước ta hiện nay mang đậm nét thâm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào tài nguyên dẫn đến tình trạng khai thác quá
mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái hệ đa dạng sinh
học nước ta. Đó là nạn chặt phá rừng, khai thác lậu các loại gỗ quý, săn bắn các
loài thú hiếm, đánh bắt thuỷ, hải sản theo lối huỷ diệt, khai thác trái phép các
loại khoáng sản, sử dụng quá mức các loại hóa chất trong nông nghiệp... Mặc
dù, trên thực tế, hoạt động xuất khẩu không phải là nguyên nhân cơ bản và trực
tiếp gây nên thiệt hại về môi trường. Tuy nhiên những chính sách thúc đẩy xuất
khẩu không tính đến những hậu quả môi trường sinh thái sẽ làm gia tăng nguy
cơ ô nhiễm.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 46
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
1.1 Ảnh hưởng của việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tới môi
trường
Trong những năm gần đây, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang tăng dần
về số lượng và cả chất lượng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước. Trong giai đoạn 1991 - 1995 giá trị nông sản xuất khẩu chiếm tới
50% tổng giá trị kim ngạch. Những năm gần đây tỷ trọng này có giảm (40%)
nhưng nông sản xuất khẩu vẫn là một trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam hiện nay cũng như những năm tới.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu thời kỳ 1996-2001:
ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Cao su
Số lượng 1.000T 195 194 191 263 273 308
Trị giá Tr.US 263 191 128 146 166 166
D
Cà phê
Sốlượng 1.000T 283 391,6 382 483 743 931
Trị giá Tr.US 336,8 497,5 594 585 502 319
D
Chè
Sốlượng 1.000T 20,8 33 33 36 56 68
Trị giá Tr.US 29 48,3 51 45 70 78
D
Gạo
Sốlượng 1.000T 3,003 3,775 3,730 4,508 3,477 3,729
Trị giá Tr.US 854,6 870,9 1,020 1,025 667 625
D

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 47
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Hạt điều
Sốlượng 1.000T 103,5 149,9 115,2 82,2 153,9 423,6
Trị giá Tr.US 103,8 133,3 117 110 167 152
D
Hạt tiêu
Sốlượng 1.000T 25,3 24,7 15 35 37 57
Trị giá Tr.US 46,7 67,5 64 137 146 91
D
Lạcnhân
Sốlượng 1.000T 127 86 87 56 76 78
Trị giá Tr.US 71 47 42 33 41 38
D
Rau quả Tr.US 90 71,2 53 107 214 330
D
(Nguồn: Bộ Thương mại, 9/2002)
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành nông nghiệp nói chung mà cụ
thể là hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản còn bộc lộ những mặt
trái của nó, đặc biệt là sự tác động đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng
đồng.
Trước tiên phải kể đến việc sử dụng và khai thác không hợp lý đất nông
nghiệp. Bên cạnh những cố gắng để mở rộng diện tích lương thực và thâm canh
tăng vụ, ngành nông nghiệp đã lạm dụng quá giới hạn tự nhiên của đất mà
không có biện pháp cải tạo đất thích hợp, gây nên sự thoái hóa của đất và gây
những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất như hiện tượng xói mòn, rửa trôi, mặn
hóa, sình lầy... Tác động tiêu cực của con người còn biểu hiện ở chế độ canh tác
nguyên thuỷ lạc hậu, phương thức canh tác du canh du cư, chặt phá rừng làm
nương rẫy bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá, một trong những nguyên nhân chính
gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi và lũ lụt nặng nề. Trong số 200.000 ha rừng bị
mất hàng năm có 60.000 ha bị chặt phá làm nông nghiệp, phục vụ xuất khẩu
không theo quy hoạch.
Việc sử dụng quá mức các loại hóa chất trong sản xuât nông nghiệp cũng làm
ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Hóa học hóa nền
nông nghiệp nước ta theo từng bước từ thấp đến cao, từ bộ phận đến toàn bộ đã
có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền nông nghiệp nhiệt đới của Việt
Nam, làm tăng độ sinh trưởng của cây trồng, hạn chế sâu bệnh, từ đó tăng năng
suất cây trồng. Tuy nhiên việc sử dụng quá mức hoá chất, không tuân thủ các
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm làm suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước,
ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Theo điều tra của Cục bảo vệ thực vật
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 48
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
về thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả cho thấy 8/24 mẫu
đậu, đỗ tìm thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 7/24 mẫu
nho quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (trong đó có hai mẫu vượt quá mức
tối đa cho phép); 4,2-12,5% các mẫu hoa quả ở các chợ đầu mối tại Hà Nội như
chợ Mơ, chợ Long Biên, chợ Cầu Mới đều có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
quá mức cho phép. Với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả như đã nêu
trên thì khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng là rất cao và đây cũng là
nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra do lạm dụng thuốc bảo
vệ thực vật, không tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường đã làm cho một
khối lượng không nhỏ hoá chất bị rửa trôi làm ô nhiễm đất, nguồn nước, không
khí, giết hại nhiều quần thể sinh vật có ích trong đất, làm cho đất bạc màu, mất
khả năng tự hồi phục. Điều tra của Trung tâm tài nguyên môi trường Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2000 tại tỉnh Khánh Hoà, nơi sử dụng nhiều hoá chất bảo
vệ thực vật cho thấy: 39% số mẫu đất có chứa tồn đọng hoá chất trừ sâu vượt
quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 40 lần; 55% số mẫu không khí chứa tồn lượng
hoá chất trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-10 lần; 24,7 số mẫu rau có
chứa tồn lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần;
36% số mẫu nước có chứa tồn lượng hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 2-50 lần.
Chất thải nông nghiệp do sử dụng bừa bãi các loại phân bón, thuốc trừ sâu,
trừ cỏ. đã gây ô nhiễm môi trường nước và cả không khí do các khí thải độc hại
CO2, CH4, NO2 và các chất khí phát sinh khác. Tình trạng nước bị ô nhiễm vi
sinh do phân người, súc vật, nước thải gây ra đã trở nên phổ biến ở hầu hết các
nguồn nước trong cả nước. Mức độ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nông
nghiệp thể hiện tính chu kỳ rõ rệt, đó là tập trung vào các thời vụ nông nghiệp.
Sử dụng công nghệ sinh học và việc áp dụng công nghệ cấy ghép gen đã làm
tăng sản lượng nông nghiệp và giảm chi phí, song có thể dẫn đến việc giảm tính
đa dạng di truyền của cây trồng và ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học tự
nhiên. Không những thế, hoạt động chế biên nông sản xuất khẩu cũng có những
ảnh hưởng khá lớn tới môi trường. Công nghiệp chế biến của mỗi ngành hàng có
những tác động khác nhau tới môi trường song chủ yếu là do các chất cặn bã
thải ra, trong đó có cả chất thải chứa hóa chất độc, bụi khói, bụi nguyên liệu
trong quá trình chế biến và tiếng ồn. Đối với hoạt động chế biến rau quá tuy
khối lượng rau quả đưa vào chế biến của ta chưa nhiều (chỉ khoảng 2-5% so với
tổng lượng rau quả sản xuất ra), nhưng do điều kiện trang thiết bị và kỹ thuật
của các nhà máy hầu hết trong tình trạng lạc hậu, không đồng bộ, hơn nữa chúng

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 49
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chống ô nhiễm môi trường nên thường
xảy ra tình trạng rác thải và chất thải ứ đọng, không được xử lý gây nên mùi hôi
thối và làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Ngành chế biến hạt
điều xuất khẩu gây ô nhiễm không khí do khí thải độc hại, bụi và tiếng ồn từ các
công đoạn chế biến như chiên hạt điều thô, sấy, ly tâm phân loại hạt, bóc vỏ
cứng...Trong chế biến gạo xuất khẩu tác nhân gây ô nhiễm chính là bụi cám thải
vào không khí và tiếng ồn, nhất là ở các cơ sở xay xát, đánh bóng gạo.
Bên cạnh những tác động tiêu cực của hoạt động xuất khẩu nông sản đến môi
trường, hoạt động này cũng có những tác động tích cực đến môi trường Việc mở
rộng diện tích canh tác trên những vùng đất trống như trồng rừng, cây ăn quả...
góp phần phủ xanh đất đồi, khôi phục hệ sinh thái rừng, phòng chống thiên tai.
Những phương pháp canh tác khoa học, hạn chế sử dụng phân hoá học, khuyến
khích sử dụng phân hữu cơ, luân canh cây trồng có tác dụng làm tăng độ màu
mở của đất...
Để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản đối với
môi trường và sức khoẻ cộng đồng ở Đức người ta đã áp dụng các biện pháp
như: giới hạn khu vực canh tác để đảm bảo việc sử dụng hóa chất độc tránh xa
các nguồn nước; giảm số lượng phân bón dùng trong nông nghiệp mà nhất là
việc sử dụng phân đạm; áp dụng các biện pháp tạo nên một nền nông nghiệp
sạch, trong đó có cả việc tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ và giáo dục ý
thức cho người nông dân trong việc sử dụng hóa chất cũng như vấn đề bảo vệ
môi trường. Ở một số nước như Nga, Mỹ đã sản xuất và ứng dụng thành công
các chế phẩm kích thích và điều hoà sinh trưởng cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà không gây nên ảnh hưởng xấu đến môi trường, đó là các chất
điều hoà sinh trưởng thực vật như các loại Ethephan, Axid Min, Acid Naphtil
Acetic... Các nước phát triển cũng ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực
sản xuất, chế biến nông sản như kỹ thuật di truyền, nuôi cấy mô và tế bào thực
vật, kỹ thuật enzyme, công nghệ hóa học... Các nước đang công nghiệp hóa ở
Châu Á áp dụng các công cụ kinh tế và luật pháp trong quản lý môi trường. Ở
những nước này, các công cụ kinh tế thị trường đã được lồng ghép vào hệ thống
quản lý môi trường, dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. Ngoài ra,
hàng loạt những bộ luật và quy định về bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng
môi trường đã và đang được ban hành.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 50
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
1.2 Ảnh hưởng của việc khai thác, chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu tới môi
trường
Việt Nam là nước có bờ biển dài và có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi
cho việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ
hàng năm chúng ta có thể khai thác từ 1,2- 1 ,4 triệu tấn hải sản mà không ảnh
hưởng đến tiềm năng của biển. Ngoài sản lượng cá khá lớn, Việt Nam còn có
nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm, (có thể khai thác 50-60 ngàn
tấn/năm), mực (30- 40 ngàn tấn/năm), các loại nhuyễn thể, vỏ cứng, rong tảo và
nhiều loại thuỷ sản nước ngọt, nước lợ khác. Thuỷ sản đã trở thành một ngành
kinh tế quan trọng với truyền thống lâu đời ở nước ta, mà đặc biệt trong thời
gian gần đây kể từ khi mở cửa nền kinh tế, vai trò của ngành thuỷ sản ngày càng
được nâng lên và đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định đời sống nhân dân,
tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về khai thác hải sản, chúng ta đã khôi
phục và phát triển một số ngành nghề truyền thống cho năng suất cao. Đi đôi với
việc đánh bắt, khai thác thuỷ, hải sản, việc nuôi trồng thuỷ sản đã và đang trở
thành một ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch lớn. Năm 2001 kim
ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam đạt 1.778 triệu USD, mức cao nhất
kể từ trước đến nay.
Xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 1996-2002:
Đơn vị tính: Triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000 2002
697 782 858 974 1.479 1,778
(Nguồn : Bộ Thương Mại, 6/2003)
Hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đang gây ra những tác
động tiêu cực nhất định tới môi trường. Trước hết đó là việc sử dụng các
phương tiện đánh bắt không hợp lý làm huỷ diệt các loài sinh vật biển. Do sự
phát triển ồ ạt của nghề đánh cá kết hợp ánh sáng ở vùng nước ven bờ, tỉ lệ cá
non, cá chưa đến tuổi trưởng thành trong mỗi mẻ lưới đánh cá đã tăng lên rất
cao, gây hại lớn cho nguồn lợi hải sản. Việc dùng lưới kéo đánh bắt hải sản
không đúng tiêu chuẩn quy định như mắt lưới quá nhỏ gây cản trở cho việc tái
tạo nguồn lợi vì quá nhiều lượng cá con, kể cả trứng cá và các loại tôm mực
đang trong thời kỳ mang trứng bị đánh bắt và có thể làm phá vỡ hệ sinh thái ven
bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi san hô, khu thực vật ngầm vốn là nơi
cư trú, sinh sản của nhiều loại hải sản. Hơn nữa, công nghệ đánh bắt, khai thác
còn lạc hậu và việc khai thác tuỳ tiện cũng là một trong những nguyên nhân làm
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 51
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
cạn kiệt và huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Do ý thức bảo vệ môi trường của dân
chúng còn quá thấp nên hiện tượng dùng mìn, hóa chất độc, xung điện để đánh
bắt hải sản vẫn còn tồn tại, làm nhiễm độc cả khu vực xung quanh, giết hại một
số lớn sinh vật, trứng và ấu thể.
Chặt phá rừng ngập mặn mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng làm phá
huỷ nơi sinh sản và phát triển của nhiều loại hải sản, gây nên hiện tượng xâm
thuỷ, nhiễm mặn đất và nước. Những vùng ven biển nuôi trồng hải sản thường
sản xuất chủ yếu theo phương thức quảng canh, người dân khai thác nguồn lợi
tự nhiên theo kiểu đơm đó" dẫn đến không đảm bảo sự gắn kết với rừng ngập
mặn. đới san hô và rong biển.
Việc sử dụng thức ăn và thuốc phòng bệnh cho các loài thuỷ sản đang gây ô
nhiễm tại các cơ sở nuôi trồng. Chất thải của các loài thuỷ sản, đặc biệt là tôm
rất độc hại đối với sức khoẻ con người. Khảo sát mới đây của Trung tâm tài
nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy ô nhiễm sinh học
nguồn nước tại các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ đã
đến mức báo động, 100% các cơ sở nuôi trồng không có các thiết bị xử lý nước
thải. Những tác động trên đây là nguồn gây nên các dịch bệnh không những đối
với con người mà còn đối với các loài thuỷ sản nuôi trồng. Điều này còn ảnh
hưởng tới chất lượng hải sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành chế biên thuỷ, hải
sản cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Đó là tình trạng kém
chất lượng của các thiết bị sản xuất chế biến thủy sản nhất là các thiết bị cấp
đông lạnh dạng bốc hiện nay. Tình trạng kỹ thuật kém thể hiện ở chỗ tuổi thiết
bị cao và điều kiện bảo trì thiếu bảo đảm, chế biến thuỷ sản cũng gây ra ô nhiễm
đối với môi trường nước và không khí.
Công nghệ chế biến thuỷ sản có 7 dạng chính, trong đó có thể chia làm 2
nhóm là nhóm có nguy cơ ô nhiễm cao bao gồm: Công nghệ bảo quản, bốc dỡ
nguyên liệu, công nghệ sản xuất Agar, công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh
chế biến thức ăn chín và nhóm thứ hai là nhóm có nguy cơ ô nhiễm thấp gồm:
công nghệ nước mắm, chế biến bột cá gia súc, chế biến đồ hộp. Chất thải của
công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh thuộc 2 dạng ô nhiễm chính: dạng ô
nhiễm hóa lạnh và dạng ô nhiễm hóa sinh. Một trong những nguyên nhân chính
dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường là do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ công nghệ
lạc hậu, điển hình nhất là tình trạng nghèo nàn và lạc hậu trong hệ thống trang
thiết bị bảo quản nguyên liệu thuỷ sản trên biển. cơ sở cầu cảng, bốc dỡ và các
công nghệ chế biến bột cá, mắm tôm, nước mắm vẫn chỉ là phương pháp thủ
công. Một nguyên nhân khác nữa là do bố trí công nghệ không hợp lý và các địa
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 52
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
phương không có quy hoạch trước trong việc xây dựng nhà máy chế biến, do đó
chất thải của nhà máy sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân và ngược lại
chất thải sinh hoạt của khu dân cư sẽ gây ô nhiễm và tạo ra nguy cơ không an
toàn vệ sinh cho các sản phẩm che biến của nhà máy.
Việc buôn bán các mặt hàng thuỷ sản được thực hiện ở các cảng cá, chợ cá,
các cửa hàng quốc doanh, các quán ăn, nhà hàng chuyên lính doanh đồ biển, các
quán cá... chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là vấn đề nôi trường. Hơn nữa, với
hiện trạng công nghệ bảo quản, bốc dỡ và giao nhận nguyên liệu thuỷ sản có
trình độ kỹ thuật và trang bị yếu kém nhất như hiện nay thì hậu quả của nó trước
hết là chất lượng nguyên liệu cho chế biến bị suy giảm, sau đến là làm ảnh
hưởng đến môi trường sống của ngư dân và môi trường nước nuôi trồng của
ngành thuỷ sản.
1.3 Ảnh hưởng của việc săn bắt, buôn bán và xuất lậu động vật quý hiếm tới
môi trường
Động vật quí hiếm nói riêng và các loài động vật hoang dã trong rừng nói
chung, là một trong những yếu tố liên quan mật thiết tới môi trường rừng và môi
trường sinh thái. Chính vì thế, việc buôn bán, săn bắt động vật quý hiếm đã bị
nghiêm cấm ở đại đa số các quốc gia trên toàn thế giới. Nhưng thực tế, trên khắp
thế giới, nạn buôn lậu các loài động vật quý hiếm vẫn đang diễn ra từng ngày
từng giờ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái. Tính
chung hàng năm, trên trái đất mất đi 6000 loài động vật, thực vật rừng (chưa kể
dưới nước), đây là một hậu quả vô cùng tai hại về nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học quí giá của nhân loại. Hàng năm, việc buôn bán hợp pháp các loại thú
hoang và chim muông trên thế giới chiếm khoảng 5 tỷ USD, trong khi đó việc
buôn bán bất hợp pháp các loại động vật này còn nhiều hơn gấp 2-3 lần. Hiệp
ước cấm buôn bán các loại động vật quí hiếm, đặc biệt những giống động vật có
nguy cơ tuyệt chủng được ký kết tại Washington năm 1973 đang bị vi phạm
nghiêm trọng bởi trào lưu săn bắt những giống chim, thú ngoại quốc hiện nay ở
khắp nơi trên thế giới. Hoạt động buôn bán các loài dộng vật hoang dã đang bị
tuyệt chủng, mà hầu hết là vi phạm các Hiệp định quốc tế, đã lên tới hàng tỷ
USD.
Riêng ở Việt Nam cho đến nay chúng ta mới chỉ biết đến 11.050 loài, trong
đó có khoảng 5000 loài côn trùng, 250 loài cá biển, 240 loài bò sát, 84 loài ếch
nhái, 1226 loài và phân loài chim, 275 loài động vật có vú và hàng vạn loài vi
sinh vật cùng các loài động vật không xương sống khác phân bố khắp nơi trong
cả nước. Việt Nam được đánh giá là một nước khá giàu.về chủng loại các loài và
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 53
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương.
Gần đây, Việt Nam đã phát hiện cho khoa học thế giới 3 loài thú lớn đó là: Sao
La và Mang lớn ở Hà Tĩnh, bò sừng xoắn ở Tây nguyên. Như vậy có thể nói
rừng Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới và
nếu chúng ta biết giữ gìn và bảo quản hợp lý nguồn tài nguyên giàu có, đa dạng
ấy thì nó sẽ là nền tảng cho sự phát triển công nghệ sinh học, song ngược lại có
khi gây những tác động tiêu cực đối với môi trường nếu không nói rằng sẽ gây
ra hậu quả nghiêm trọng đối với con người. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân
rừng Việt Nam đã bị suy giảm nặng nề, nhiều hệ sinh thái tự nhiên đã bị biến
đổi, nhiều loài động thực vật hoang dã đã và đang bị cạn kiệt hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng. Một trong số những nguyên nhân là do: Việt Nam là nước nghèo
với hơn 80% dân số là nông dân, trong đó hơn 24 triệu người sinh sống ở các
vùng nông thôn, miền núi, cuộc sống chủ yếu dựa vào canh tác, làm nương rẫy
và khai thác, săn bắn các sản phẩm từ rừng, và chính tình trạng nghèo đói đã dẫn
đến hiện tượng phá rừng bừa bãi, gây nên sự suy thoái nghiêm trọng các nguồn
tài nguyên đa dạng sinh học. Số vụ buôn bán, săn bắt, xuất lậu động vật ra nước
ngoài, chủ yếu là sang các nước châu âu và Trung Quốc ngày càng tăng. Ví dụ
các loại động, thực vật rừng như tê giác, voi, khỉ, vượn, pơ-mu, trầm hương, gỗ
đỏ... ngày càng trở nên khan hiếm; nhiều loại động vật thông thường như tê tê,
rùa, rắn, kỳ đà, ếch, ba ba... đang được xuất khẩu một cách nhộn nhịp sang Hồng
Kông, Thái Lan, Trung Quốc. Chính giá trị xuất khẩu các loài nói trên và những
khoản lợi nhuận lớn đã thúc đẩy nhiều người tìm đủ mọi cách để sắn bắt chúng
ở mọi nơi làm cho số lượng các loài động vật này ngày càng giảm sút, đó là một
sự tổn thất lớn về đa dạng sinh học và là mối đe dọa lớn đối với môi trường sinh
thái. Các loài động vật quý hiếm được phân bố rải rác ở khắp các vùng trong cả
nước như Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Tây Nguyên, Hà Tây... nhất
là trong những khu rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, với các loài thú
như voi bò tót, lươn nai, hổ, loài mang lớn, các loài bò sát, ếch nhái... Riêng ở
đồng bằng sông Con Long, rừng ngập mặn của vùng này vẫn duy trì được tính
đa dạng sinh học của nó ở mức độ nhất định mà biểu hiện cụ thể là sự tồn tại của
những sân chim, vườn chim. Qua khảo sát cụ thể và tổng kết lại một số loài
chim hiện đang cư trú ở vùng này, ta thấy có: sếu đầu đỏ, cốc, cổ rắn, diệc lửa,
diệc xám, cò trắng, cò mồi, cò bợ, vạc, quắm trắng, quắm đen... Song số lượng,
chủng loại các loài này đều đang bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng săn bắt,
buôn bán động vật rừng nói chung, bò sát ếch nhái nói riêng ở nước ta ngày một
gia tăng. Tình trạng này kéo dài chắc chắn dẫn đến nhiều loài nhất là những loài

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 54
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
quí hiếm, có giá trị kinh tế cao sẽ nhanh chóng giảm sút số lượng, có loài sẽ bị
tuyệt chủng nếu ta không có những biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển đúng
mức.

1.4 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, buôn bán lâm sản và tới môi trường
Việc khai thác và xuất khẩu lâm sản đã ít nhiều có ảnh hưởng tới môi trường
đất, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm mất dần tầng đất màu.
Xói mòn rửa trôi chủ yếu xảy ra ở những vùng đất trống đồi núi trọc. Đất bị xói
mòn gây hiện tượng hoang mạc hóa, đất bị suy thoái sẽ mất dần khả năng
chuyển hóa ni tơ thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ được. Đất bị rửa trôi
còn bồi lấp các lòng sông, lòng hồ, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện... gây
nhiều thiệt hại liên tiếp khó có thể lường trước được. Những vụ cháy rừng
không những gây tổn thất nhiều về tài nguyên rừng, môi trường sinh thái mà còn
gây ảnh hưởng xấu đến các công trình trọng điểm quốc gia như các thảm rừng
phòng hộ đầu nguồn ở các công trình thủy điện, đường dây tải điện siêu cao thế.
Nguyên nhân do con người thiếu ý thức, chính quyền các cấp ở một số địa
phương chưa nhận thức và thấy hết vai trò, trách nhiệm của công tác phòng
chống cháy rừng, kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn rất
thiếu. Xuất khẩu lâm sản còn có thể tác động và mất đi tính đa dạng sinh học do
việc chú trọng khai thác, khai thác không hợp lý một số loại lâm sản nào đó vì
mục đích thương mại. Việt Nam là vùng có đa dạng sinh học cao, tập trung ở 4
vùng chủ yếu: Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn - Phan xi păng; khu vực núi cao
Ngọc Lĩnh; khu vực núi Langbian, Đúp và vùng dọc biên giới Campuchia; khu
vực Bắc Trường Sơn. Hiện nay, các loài động vật, đặc biệt là các loại thú lớn
như: voi, bò tót, bò rừng, hổ... rất thiếu nơi sinh sống do con người chuyển đất
sang làm nông nghiệp, vùng tìm kiếm thức ăn của chúng bị thu hẹp, cũng như
nạn săn bắn trộm đang ngày một gia tăng... Có 15 loài đang nguy cấp báo động
tuyệt chủng như voi, bò tót, vọc Hà ĩnh, tê tê, rùa...
Với vốn rừng hiện nay, nếu tính bình quân chỉ đạt 0,15 ha/người và bình quân
trữ lượng đạt 9,45 m3 gỗ/người. Ước tính tổng giá trị trữ lượng rừng của cả
nước đạt khoảng 590 triệu USD. Thực tế những năm vừa qua cho thấy diện tích
rừng che phủ ở nước ta suy giảm nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân
gây nên tình trạng xói lở, ngập mặn ở nhiều vùng, đặc biển là ở những vùng cửa
sông, cửa biển. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do rừng không có
chủ, nhất là trong điều kiện việc thực thi pháp luật còn lỏng lẻo. Không những
thế, việc mở mang các khu kinh tế mới nhằm khai thác tiềm năng đất đai, lao
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 55
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
động và phân bố lại dân cư là một chủ trương đúng đắn, nhưng vì buông lỏng
khâu quản lý nên công tác khai hoang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đèn thảm
ừng. Sự nghèo đói và tập quán du canh du cư của các đồng bào dân tộc, rẻo cao
cũng làm mất một diện tích rừng khá lớn. Theo điều tra của Ban dân tộc miền
núi ( 1991 ) , hàng năm từ 30-60 ngàn ha rừng bị triệt hạ do tập quán du canh du
cư. Mặt khác, việc lạm dụng khai thác rừng để lấy gỗ củi vì mục đích thương
mại hoặc phá rừng bừa bãi để lấy đất nông nghiệp cũng là một trong những
nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng. Chúng ta cũng đang thiếu quy hoạch
về môi trường và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng
để chỉ đạo, phát triển cân đối các ngành sản xuất liên quan như nông nghiệp, sử
dụng đất đai, khai thác tài nguyên rừng với bảo vệ môi trường. Các sản phẩm
công nghiệp thay thế gỗ, củi rừng tự nhiên như ván nhân tạo, khí đất để nung
sấy và sử dụng trong sinh hoạt gia đình còn chậm phát triển. Chính điều này
cũng làm tăng sức ép đối với rừng tự nhiên. Bên cạnh đó nạn cháy nmg, sự tàn
phá của chiến tranh, xây dựng hồ, đập chứa nước.... cũng đã và đang làm thu
hẹp diện tích rừng vốn đã nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp hơn nữa.
Mặt khác, chúng ta cũng thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm vĩnh
viễn khai thác gỗ và lâm sản trong các khu rừng đặc dụng, các khu rừng phòng
hộ đầu nguồn rất xung yếu trong 30 năm. Nghiêm cấm khai thác thương mại ở
tất cả các khu rừng tự nhiên còn lại. Trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng phòng
hộ. Dự kiến tới 2010 trồng mới 2 triệu ha và khoanh nuôi tái sinh khoảng 1 - 1 ,
3 triệu ha. Trồng rùng kinh tế và trồng cây phân tán để tăng nguồn cung cấp gỗ
củi trong nước cũng đang được thực hiện trên quy mô lớn. Trong giai đoạn
1998-2010, trồng mới 3 triệu ha rừng kinh tế, định hướng kế hoạch như sau:
Rừng nguyên liệu giấy: 1 triệu ha; nguyên liệu gỗ ván nhân tạo: 500.000 ha; gỗ
trụ mỏ: 80.000 ha; gỗ gia dụng: 370.000 ha; gỗ xây dựng cơ bản: 45.000 ha; ừng
đặc sản: 300.000 ha; rừng tre, luồng, trúc: 30.000 ha.
Đối với việc trồng cây phân tán, trong những năm tới cần duy trì và phát triển
trồng cây phân tán trên đất xung quanh nhà ở, trường học, ven đường giao thông
bờ vùng, bờ thửa... ở mức 350-400 triệu cây/ năm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng
chú trọng phát triển chế biến lâm sản. Trong thời kỳ 1997- 2010, dự kiến nhà
nước cung cấp tín dụng để xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến lâm sản
như nhà máy giấy có công suất 50.000 tấn/ năm trở lên ở Khu 4 cũ, Duyên hải
Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; các nhà máy ván nhân
tạo có công suất 35.000- 54.000 m3 sản phẩm/ năm tại Hoà Bình, Gia Lai, Thái
Nguyên, Long An, Đồng Nai, Thanhh Hóa, Bình Thuận. Đầu tư chiều sâu nâng
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 56
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
cao sản lượng và chất lượng chế biến nhựa thông tại Uông Bí, Quảng Ninh,
Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế với công suất 2.000- 4.000 tấn/ năm.
1.5 Ảnh hưởng của việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản tới môi trường
Nếu năm 1995, khối lượng xuất khẩu than đá là 2.800 ngàn tấn thì đến nay,
năm cao nhất xuất khẩu là 4.290 ngàn tấn (năm 2001 ) , tăng 1 ,5 lần so với năm
1995. Hiện nay, dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim
ngạch xuất không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 1996 ta xuất 8.705.000
tấn, đạt trị giá 1.346 triệu USD thì năm 2001 tương ứng là 1.672.000 tấn và
3.126 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu cả nước; Khối lượng
xuất khẩu Rôm và thiếc không lớn và thường không ổn định Riêng thiếc chủ yếu
xuất khẩu dưới dạng thiếc thỏi loại 99,85% - 99,9% hàm lượng Sn (loại chất
lượng cao) và loại 99,75% hàm lượng Sn (loại tiêu chuẩn).
Đặc điểm khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng thô,
sơ chế dưới dạng nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế chưa cao do thiếu vốn, công
nghệ khai thác lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém. Trong những năm tới, ngành khai
thác khoáng sản đang phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như đạt trên
40 triệu tấn dầu qui đổi/năm vào 2010. Tập trung đầu tư khai thác quặng sắt
Thạch Khê, tiếp tức khai thác ở khu vực Bắc Thái. Nghiên cứu phương án để
xúc tiến hình thành công nghiệp khai thác bôxit- luyện nhôm. Bên cạnh đó, đảm
bảo đá vôi và phụ gia cho sản xuất 42 triệu tấn năm 2010. Toàn ngành phấn đấu
khai thác 1 ,6 triệu tấn apatit vào năm 20 10. Xác định các vùng có triển vọng,
qui mô và chất lượng đá quí, sử dụng phương pháp đấu thầu thărn dò khai thác,
tập trung thăm dò khai thác các mỏ có qui mô vừa và nhỏ bằng công nghệ tiên
tiến, khuyến khích sử dụng công nghệ nước ngoài trong khâu tuyển luyện. Đầu
tư thăm dò, xác định trữ lượng các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguyên
liệu cho sứ gốm, thủy tinh ... đảm bảo cho khai thác, làm giàu, luyện kim.
Xuất khẩu khoáng sản 1999-2001
ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Than đá
Số 1.000T 3.647 3.454 3.162 3.260 3.41 4.290
lượng Tr.USD 114,2 110,8 102 96 94 113
Trị giá
Dầu thô
Số 1.000T 8.705 9.638 12.145 14.882 15.423 16.732
lượng
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 57
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Trị giá Tr.USD 1.346 1.423 1.232 2.092 3.503 3.126
Nguồn: Bộ Thương mại, 9/2002
Có thể khái quát ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác và xuất khẩu
khoáng sản như sau:
Khai thác khoáng sản làm thu hẹp diện tích rừng một cách nhanh chóng, làm
mật đi các thảm thực vật, thu hẹp diện tích đất canh tác. Các bãi thải mỏ lộ thiên
đã bao phủ toàn bộ lớp phủ thực vật. Điều này dẫn đến hiện trạng xói mòn đất
đai và gây lũ quét cho các vùng dưới hạ lưu. Tháng 8/95 mưa mới chỉ ở mức
700 mm đã cuốn trôi cả cầu Lò Phong trên đường quốc lộ 1 SA. Tại Hòn Gai -
Cầm Phả, việc khai thác than đá tác động đến một vùng rộng 5.497 ha, chiếm
14,2% toàn khu vực. Đất đá bị mưa dồn xuống chân đồi đã san lấp khoảng 200
ha đất trồng, ao hồ, khu dân cư, khiến hàng trăm gia đình phải chuyển đi nơi
khác. Ngoài ra việc khai thác còn làm giảm mực nước ngầm nhanh chóng và
thải vào không khí rất nhiều loại khí độc và bãi mỏ. Ở các vùng có các mỏ kim
loại quý khác như vàng ở Na rì - Bắc Cạn do áp dụng phương pháp tuyển trọng
lực nên môi trường đất ở đây bị xáo trộn mạnh. Nhìn chung, toàn bộ khu khai
thác vàng với diện tích 44 ha hiện tại không còn khả năng trồng trọt nếu không
có giải pháp hoàn thổ tích cực. Tại huyện Phước Sơn - Quảng Nam môi trường
đất tại các máng đãi bị axit hóa nặng, nhìn chung thì môi trường dết thải tại khu
vực đào đãi vàng bị biến đổi từ trung tính sang axit và rất axit, đồng thời cũng bị
nhiễm thủy ngân và bị xáo trộn mạnh mẽ. Tại huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai: môi
trường đất bị những người đào đãi vàng dùng vôi và một số hóa chất ủ mẫu
quặng nên đất ở đây có tính kiềm hơn sản phẩm ở những nơi khác. Tại miền Tây
Nghệ An, do khai thác thiếc và đá quí (ruổi, safir) nhất là những nơi mà hàng
vạn dân vào đãi trái phép, môi trường đất bị tàn phá nghiêm trọng, phả huỷ hàng
ngàn ha đất, hàng trăm ruộng lúa bị nước thải tràn qua, bùn thải đọng lại nên lúa
ở đây không thể phát triển được. Đất đai tại các khu mỏ và vùng phụ cận bị ô
nhiễm do các chất thải rắn, bụi đá, quặng và than, do các chất khí thải và nước
thải chảy qua nhiễm vào đất. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do các
hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. ở khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả nước cấp
cho sinh nguồn nên nước sông bị đục, chất lượng nước và khối lượng nước được
cấp đều bị giảm đáng kể. Hàm lượng bụi trong bầu khí quyển tại các vùng mỏ
rất lớn. Bụi do nổ mìn phá đá, bụi do xúc than quặng, bụi do vận chuyển khoáng
sản, bụi do đổ đá xuống bãi thải. Tỷ lệ số người bị mắc bệnh bụi phổi đa số tập
trung ở ngành mỏ, nhất là ngành than. Nồng độ bụi trong ngành khai thác
khoáng sản thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ hàng phục đến hàng trăm lần.
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 58
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Khi khai thác, gia công, chế biến và luyện các khoáng sản kửn loại như Fe, CR,
Pb, Zn ... thì bụi quặng và sỉ quặng các kim loại nói trên có thể nhiễm vào đất
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và độ sạch các loại rau quả. Do khai
thác bằng khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển quặng, không khí bị ô nhiễm do
bột quặng và bột đá nhất là khi gió mạnh vào mùa khô. Khí độc hại trong mỏ và
khí thải từ các khâu làm giầu, chế biến khoáng sản và nhà máy luyện kim không
chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể gây cháy, nổ trong hầm lò và các tai
biến khác gây thiệt hại về người và của. Tiếng ồn ở các khu vực khai thác làm
ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân dân vùng phụ
cận về các chứng bệnh như nhức đầu, mệt mỏi ù tai, điếc tai. Không những thế,
hoạt động khai thác khoáng sản còn gây ô nhiễm không khí do việc làm tăng
nhiệt độ trong khu vực. Nhiệt độ và bức xạ nhiệt ảnh hưởng xấu đến môi trường
và sức khoẻ con người do hầu hết những mỏ khai thác thủ công đều không có hệ
thống quạt gió. Tại miền Tây Nghệ An do khai thác thiếc và đá quí (ruổi, safư)
với công nghệ lạc hậu nên nước thải có hàm lượng bùn rất cao đã làm vẩn đục,
gây ô nhiễm nặng sông Dinh suốt chiều dài 50 km. Việc sử dụng hóa chất độc
hại ở các khu khai thác vàng ngoài gây huỷ hoại môi trường đất, lớp phủ rừng,
chất thải từ quá trình phân kim thô tại chỗ dùng thủy ngân đã gây nhiễm độc
môi trường nước các vùng lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dân cư
trong vùng và nhiều hậu quả lâu dài chưa lường hết. Ở tỉnh Bắc Thái nước từ
các công trường khai thác đổ ra sông suối một lượng đáng kể các chất Xyanur,
thủy ngân, Sen, chì, kẽm và than cùng bùn đất làm ô nhiễm nước trong vùng.
Tại nhiều vùng khác, việc khai thác quặng đều gây ô nhiễm nặng nguồn nước,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và dân sinh Bên cạnh đó, hoạt
động khai thác khoáng sản còn g~ ô nhiễm không khí nặng nề cho khu vực khai
thác cũng như các vùng phụ cận.
2. Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu đối với môi trường
Trong điều kiện tự do hóa thương mại, hoạt động nhập khẩu được đẩy
mạnh, nhất là đối với những quốc gia đang trong thời kỳ công nghiệp hóa như
Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường biên
giới. Ở Việt Nam trong những năm gần đây ảnh hưởng môi trường hoạt động
này có nguy cơ gia tăng. Đó là việc nhập khẩu khẩu các thiết bị cũ, công nghệ
lạc hậu, nguyên liệu phế thải, hàng hóa, thực phẩm kém chất lượng không đảm
bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Ngoài hoạt động nhập khẩu chính ngạch,
công khai, hợp pháp có thể quản lý được do đó tác động đối với môi trường
trong một chừng mực nhất định có hạn chế, song tác nhân quan trọng gây ảnh
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 59
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hưởng môi trường ở nước ta hiện nay là hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch, nhập
lậu. Dưới đây là kết quả đánh giá một số hoạt động nhập khẩu gây tác hại đối
với môi trường.

2.1Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng thiết bị, công nghệ cũ tới môi
trường
Là một nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam
cần rất nhiều vốn và công nghệ của nước ngoài, do đó nhu cầu nhập khẩu thiết
bị, máy móc, công nghệ ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê, số lượng
nhập khẩu máy móc thiết bị trong cơ cấu một số mặt hàng nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn vừa qua như sau:
Nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2002:
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2002
Tổng trị giá 11.134 11.592 11.500 11.742 15.639 16.162
Máy, thiết bị 3,075 3.512 3.607 3.372 4.580 2.741
và phụ tùng
Nguyên, nhiên 6,585 6.910 7.070 7.650 7.650 12.592
vật liệu
Hàng tiêu dùng 1,483 1.170 850 600 600 829
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1997 - 2002
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, trên 50% kim ngạch nhập khẩu
máy móc, thiết bị của ta hiện nay là từ các nước có "công nghệ trung gian" như
Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan hoặc Trung Quốc, những quốc gia được coi là
có nền công nghệ thấp và chỉ có 20% là được nhập từ Nhật Bản và các nước
phát triển khác. Cho tới nay, phần lớn các loại máy móc thiết bị nhập khẩu về từ
giai đoạn 1975 đều đã hết khấu hao và lạc hậu về kỹ thuật. Một thực tế đáng
quan tâm khác là do việc quản lý chưa chặt chẽ, thẩm định, xử lý chưa nghiêm
mà một khối lượng máy móc, thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng cũng được đưa
vào Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các liên doanh, các xí nghiệp đầu tư
vào Việt Nam. Hầu hết các thiết bị và công nghệ do phía nước ngoài góp vốn
đầu tư chỉ ở trình độ trung bình so với các nước khác trong khu vực, số dự án có
công nghệ cao chiếm tỷ lệ quá nhỏ, đó là chưa kể rất nhiều dự án đầu tư có trình
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 60
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
độ còng nghệ và trang thiết bị lạc hậu. Điều đó không những ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất lao động trong các ngành công nghiệp đó mà còn ảnh hưởng
rất lớn tới môi trường sinh thái. Khảo sát điều tra ở một ngành với 727 thiết bị
và 3 dây chuyền công nghệ của 42 cơ sở thì có đến 76% thuộc thế hệ những năm
1950-1960, 70% máy móc thiết bị đã hết khấu hao và gần 50% được tân trang
lại. Phân tích về thành phần chất thải không khí của một số nhà máy sản xuất
công nghiệp và kết quả khảo sát không khí do sản xuất công nghiệp gây ra ở
một số nhà máy ở Việt Nam cho thấy môi trường không khí hiện đang có nguy
cơ bị đe dọa bởi các chất thải khí độc hại như CO, NO2, SO2, NH3 muội dầu,
hơi xăng và bụi... Báo cáo hiện trạng môi trường 2001 của Việt Nam cũng chỉ ra
rằng một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm chính không khí nước ta hiện
nay là do hoạt động của công nghiệp cũ (gồm các xí nghiệp được xây dựng
trước năm 1975). Số xí nghiệp loại này còn rất lớn. Chẳng hạn ở thành phố Hồ
Chí Minh có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số 700 cơ sở công nghiệp, ở thành
phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số 300 cơ sở công nghiệp nằm
trong nội thành. Đây là những xí nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính hạn chế
cho việc đầu tư thiết bị xử lý, hơn nữa phần lớn các xí nghiệp loại này chưa phải
là đối tượng chính của các đợt thanh tra môi trường.
Tại thành phố HCM ô nhiễm môi trường đô thị do hoạt động của các cơ sở
công nghiệp cũng đang trong tình trạng báo động. Với hơn 30.000 nhà máy xí
nghiệp đang hoạt động, nguồn thải ô nhiễm ngày càng tăng cả về số lượng và
phạm vi ảnh hưởng, trong đó có nhiều chất độc hại mới, đặc biệt là ở huyện Thủ
Đức môi trường không khí, môi trường nước xung quanh nhiều cụm công
nghiệp bị ô nhiễm nặng ở các cụm công nghiệp thuộc Quận 6, Quận 4, Quận 8
và quận 10. Nồng độ các khí SO2, NO2 trong môi trường không khí ở khu vực
này vượt TCCP từ 2-4 lần, nồng độ bụi có nới cao hơn TCCP tới 10 lần.
Tại thành phố Biên Hoà qua kiểm tra có đến 80-90% số nhà máy không có
thiết bị xử lý chất thải. Số liệu điều tra cho thấy:
- Về bụi: 17 trong số 20 điểm đo (85%) ở xung quanh Biên Hòa có nồng độ
bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 lần, 10% số điểm đo cao hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 3 - 4 lần (xung quanh các nhà máy VICASA, SADAKYM, Giấy Đồng
Nai (COGIDO), Đường Biên Hòa.
- Về nồng độ khí NO2: 8 trong 20 điểm đo có nồng độ khí NO2 cao hơn tiêu
chuẩn cho phép từ 1,5 - 3 lần, những nơi bị ô nhiễm nặng khí NO2 là xung
quanh các nhà máy VICASA, SADAKYM.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 61
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
- Về môi trường nước: Nước thải của nhiều nhà máy thải ra có hàm lượng
chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng BOD5 cod Cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều
lần, như là nước thải của các nhà máy Giấy Đồng Nai, Giấy COGIDO, Giấy
Đồng Hiệp, Gỗ Diêm Đồng Nai... ước tính mỗi ngày các cơ sở sản xuất ở Khu
Công nghiệp Biên Hòa thải ra sông Đồng Nai khoảng 20 kg chất lơ lửng, 9 kg
BOD5 21 kg COD, 6 kg phenol, 6 kg đồng và 2 kg chì.
Tại Hải Phòng có khoảng 155 nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động, trong đó
92 cơ sở (chiếm 59%) nằm ở nội thành. Trung tâm gây ô nhiễm lớn nhất là Nhà
máy Xi măng Hải Phòng, sau đó là Nhà máy Thuỷ tinh, Tráng men - Nhôm,
Hóa chất Sông Cấm, Thảm Tràng Kênh, Đúc Tân Long. Nhà máy Cá hộp Hạ
Long là cơ sở gây ô nhiễm lớn nhất cho nguồn nước ở Hải Phòng. Môi trường
nước mặt của Thành phố nói chung đã bị ô nhiễm, hàm lượng BOD5 và các chất
lơ lửng đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần tiêu chuẩn cho phép đối với
nguồn nước sử dụng để bơi lội và tắm giặt. Các nơi bị ô nhiễm môi trường
không khí nặng là xung quanh nhà máy xi măng Hải Phòng, thuỷ tinh Hải
Phòng. Nồng độ bụi trong không khí ở các khu vực này cao hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 3 -5 lần, nồng độ khí SO2 cao hơn TCCP từ 1 ,2 - 1 ,5 lần. Từ các số
liệu về ô nhiễm công nghiệp nêu trên tại một số thành phố lớn cho thấy nguyên
nhân chủ yếu và quan trọng nhất gây nên ô nhiễm công nghiệp là do trình độ
công nghệ, máy móc của các xí nghiệp cũ kỹ, lạc hậu, chậm đổi mới. Tình trạng
phổ biến nêu trên ở các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân như hạn chế về khả
năng đầu tư, nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường... Tuy nhiên một
lý do khá quan trọng là công tác kiểm tra giám sát nhập khẩu máy móc, công
nghệ của ta còn nhiều bất cập, việc xử lý hành chính đối với các doanh nghiệp vi
phạm các quy định về môi trường chưa nghiêm khắc. Bên cạnh việc nhập khẩu
máy móc, thiết bị, nhập khẩu phế liệu, vật liệu hàng tiêu dùng... nếu không được
kiểm soát có thể gây nên những hậu quả môi trường khó lường. Điển hình là vụ
nhập khẩu thép phế liệu về cảng Hải Phòng đầu năm 2001 nhưng thực chất là
chất thải công nghiệp và phế thải dân dụng theo như kết luận của Cục Môi
trường.Trong gia đoạn tới, việc nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ tăng lên. Theo dự
đoán, tỷ trọng nhập khẩu thiết bị, công nghệ năm 2010 đạt 40-45% tổng giá trị
nhập khẩu (so với mức 29% năm 2000). Nếu không có những chính sách và
biện pháp kịp thời để hạn chế việc nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu, thì việc
khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị sẽ rất khó khăn.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 62
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
2.2 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng phương tiện giao thông đến
môi trường tại Việt Nam
Những năm gần đây, cùng với việc mở cửa và chuyển nền kinh tế sang cơ chế
thị trường, nguồn nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải được mở rộng, chất
lượng khá hơn trước nhiều và số lượng ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1996-
2001 số lượng các phương tiện giao thông vận tải được nhập khẩu như sau:

Mặt hàng ĐV 1996 1997 1998 1999 2000 2001


Ô to nguyên
chiếc
Số lượng Chiếc 19.169 13.975 17.202 10.723 15.74 28.26
Trị giá Tr.USD 155 136 130 89 0 6
Ô tô linh 134 197
kiện
Số lượng 8.697 4.812 3.874 4.524
Trị giá 66 52 40 39 10.95 21.18
8 2
97 234
Xe gắn máy
Số lượng 1000Bộ 472 247,3 384 509 1.807 2.50
Trị giá Tr.USD 433,7 233 351 399 787 668
(Nguồn : - Niên giám thông kê 2002- Bộ Thương mại)
Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến hết năm 2001 lượng xe
máy đăng ký sử dụng là 7.752.928 chiếc, trong đó xe ba bánh trở lên là 743.000
chiếc, xe hai bánh là 7.009.928 chiếc (không kể xe của Bộ Quốc phòng) . Lượng
xe ô tô và xe máy tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn , ví dụ như thành phố
Hồ Chí Minh chiếm khoảng 30%, Hà Nội 12%. Mặc dầu chất lượng xe cơ giới
ngày càng tết hơn, tuy nhiên, do cơ sở hạtầng và mạng lưới giao thông ở các
thành phố lớn, khu đô thị chưa được nâng cấp mở rộng thì sự gia tăng quá mức

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 63
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
các loại hình phương tiện GTVT sẽ gây cản trở cho việc đi lại của dân cư, gây ô
nhiễm môi trường, nhất là tại các điểm nút giao thông quan trọng. Theo điều tra
thực tế, mức độ ô nhiễm môi trường do các giao thông ở Việt Nam hiện đang
gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các nơi tập trung dân cư hay khu công nghiệp và
các thành phố lớn, đó là ô nhiễm không khí (qua phân tích nồng độ các chất thải
độc hại: CO, CO2, NO2, Pb, bụi lắng, bụi lơ lửng và các nhân tố gây ô nhiễm
không khí khác); ô nhiễm bụi (các loại bụi đá, bụi cao su, bụi kẽm, đồng, rôm,
niken, sắt, bụi các bon); ô nhiễm tiếng ồn (từ các động cơ, sự rung động của các
bộ phận...); ô nhiễm đất và nước (do các loại chất thải rơi vãi gây ~ ra, cả chất
thải rắn và lỏng như cặn xăng dầu); ô nhiễm nhiệt, bụi chì (do vẫn còn sử dụng
xăng pha chì). Theo tính toán của các chuyên gia, ở Việt Nam hiện nay nguồn
gây ônhiễm môi trường không khí lớn nhất là các loại LTGT đường bộ như ô-tô,
xe máy. Các loại phương tiện này sử dụng tới 65% lượng nhiên liệu trong toàn
ngành nên phát thải của giao thông đường bộ cũng lớn nhất (chiếm khoảng 75%
tổng lượng phát thải trong toàn ngành), đặc biệt là ở các đô thị, thành phố lớn
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn và dự
báo khối lượng chất độc hại do các phương tiện giao thông gây ra ở nước ta cho
thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị đã tới mức nghiêm trọng. Trong
những năm tới nếu khối lượng tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay (khoảng
15% đối với xe gắn máy, 8% đối với ô tô), trong khi chất lượng cơ sở hạ tầng
đường bộ không được cải thiện thì vấn dề ô nhiễm không khí do ô-tô, xe máy sẽ
là điều đáng quan tâm lo ngại trong một tương lai không xa.
Vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường do hoạt động của các phương tiện giao
thông vận tải cũng đã được các nước quan tâm và có hướng giải quyết phù hợp
với hoàn cảnh của từng nước. Tại Philippin để giải quyết tình trạng ô nhiễm do
do giao thông ở thủ đô Manila - theo đánh giá của Liên Hiệp quốc là một trong
những thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên thế giới, chính quyền thành
phố đã áp dụng những biện pháp kiên quyết như: kiểm tra mức độ ô nhiễm của
các phương tiện GTVT lưu hành trong thành phố; khuyến khích và tăng cường
trồng các thềm thực vật, cây xanh trong thành phố, đồng thời mở mang, nâng
cấp cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Trong khi đó, Singapore lại áp dụng các
biện pháp như sử dụng các loại nhiên liệu sạch và áp dụng công nghệ lọc khí
thải từ động cơ các loại phương tiện GTVT; thu thuế ô nhiễm môi trường và cấp
giấy phép hoạt động cho các loại xe ở từng khu vực Kinh nghiệm của Thái Lan
lại cho thấy: một trong những biện pháp tích cực trước mắt để giải quyết tình
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 64
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trạng ô nhiễm môi trường là tăng cường sử dụng xe ô-tô chạy khí tự nhiên hóa
lỏng và ô-tô chạy điện thay cho những loại xe chạy bằng dầu diezel, đồng thời
khuyến khích người dân sử dụng các loại xe có bộ lọc khí xả để giảm mức độ ô
nhiễm không khí. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao
thông, Đài Loan đã đưa vào áp dụng các quy định về tiêu chuẩn môi trường
nghiêm ngặt đối với các loại phương tiện giao thông đường bộ, bên cạnh đó là
việc thi hành những hình phạt rất nặng đối với các hành vi vi phạm các quy định
về tiêu chuẩn môi trường. Đối với Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc có chủ
trương cấm nhập các loại ô tô, xe máy đã qua sử dụng và đánh thuế cao đối với
các loại xe nhập khẩu nhằm hạn chế việc lưu hành sử dụng xe gắn máy trong
thành phố. Họ cũng chú trọng đến việc phát triển hệ thống giao thông công
cộng, từ đó giảm tối đa mức độ ô nhiễm môi trường không khí.
2.3 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu tới môi trường
Hàng năm, hoạt động nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu đã mang lại nguồn
thu lớn, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các hoạt động đó
cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

Lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2001:
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Số lượng (1000 5.899 5.958 6.830 7.403 8.777 8.998
tấn)
Trị giá (triệu 1.104 1.123 872 1.054 2.057 1.828
USD)
(Nguồn : Niên giám thống kê 2002-Bộ Thương Mại)
Ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động của các cảng, kho chứa xăng dầu:
Theo điều tra thực tế và đánh giá của các nhà chuyên môn thì các cảng xăng dầu
(bến cảng và kho chứa) có thể có các nguồn gây ô nhiễm như sau:
- Ô nhiễm không khí trong quá trình bơm, xuất nhập xăng dầu
- Ô nhiễm do nước thải chứa dầu, do dầu rò rỉ và rơi vãi
- Ô nhiễm do nước thải và chất rắn từ các tàu chở dầu
- Ô nhiễm không khí trong Quá trình bơm. xuất nhân xăng dầu ở các cảng
xăng dầu, do đặc thù là hoạt động xuất nhập xảy ra thường xuyên và với khối
lượng lớn nên việc bơm xăng dầu trong quá trình này đã gây ảnh hưởng tới môi
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 65
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trường không khí. Hơi xăng rất dễ khuếch tán trong không khí, đặc biệt là với
điều kiện thời tiết có nhiệt độ cao, làm lan truyền các loại hyđro cacbon nhẹ và
sunphua hydro... gây ô nhiễm môi trường không khí Nếu nồng độ xăng dầu
trong không khí đạt tới 45 % sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy và tác động trực tiếp
lên da, gây nên một số bệnh ngoài da dối với những người nhạy cảm. Không
những thế, với một nồng độ chì dáng kể được pha vào xăng để hạn chế cháy nỏ,
trong hơi xăng còn có sự hiện diện của chì. Khi vào cơ thể, 30- 40% chì sẽ đi
vào máu. Nếu nồng độ chì trong máu vượt quá 200- 250 g/1 sẽ gây nguy hiểm
cho tính mạng.
- Ô nhiễm do nước thải chứ a dầu, do dầu rò rỉ và rơi vãi...
Nước biển, sông và các nguồn nước ngầm trong khu vực xung quanh các
cảng xăng dầu có thể bị ô nhiễm bởi dầu và nhũ dầu thoát ra khỏi bể chứa khi xả
nước đáy bể; xăng dầu bám dính vào bề mặt phương tiện chứa, trang thiết bị
dụng cụ lao động; tràn, vãi trong quá trình xuất nhập; rò rỉ trên đường ống xuất
nhập, do khói thải của tàu, xe ngưng đọng. Không những thế, nước mưa, đặc
biệt là nước mưa đợt đầu chảy từ kho và bến cũng là một nguồn gây ô nhiễm
nguồn nước. Các loại nước thải này chứa nhiều sản phẩm hữu cơ, các chất vô cơ
dạng hạt và lẫn nhiều sản phẩm xăng dầu. Khi xả vào biển, do nước biển có tỷ
trọng lớn, tổng lượng chất khoáng cao và do chế độ thuỷ triều nên các chất bẩn
trong nước thải xăng dầu khó có khả năng phát tán ra ngoài xa. Chính vì vậy, chì
và một số kim loại trong nước thải sẽ tích tụ trong vùng cửa sông gần miệng xả
gây ô nhiễm khu vực này, làm chết các loài động thực vật. Váng dầu ngăn chặn
sự thâm nhập ánh sáng và ôxy vào nước làm hệ sinh vật của thủy vực bị thay
đổi.
- Ô nhiễm do nước thải và các chất thải rắn từ các tàu dầu: Trên các tàu chở
dầu còn có các loại nước thải khác như nước vệ sinh tàu nước ống dầu (khi kéo
từ biển lên boong) cũng là nguồn gây ô nhiễm. Các yếu tố chính có thể gây ô
nhiễm của các loại nước thải này là dầu mỡ (dầu nổi, nhũ tương, dầu hoà tan...),
chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N và P) và vi sinh vật.
Chất thải rắn được tạo thành trong quá trình hoạt động của tàu chủ yếu là rác
thải sinh hoạt của thuỷ thủ, cặn bám, bùn đất, dầu mỡ, paraphin, sơn... sau khi
làm vệ sinh tàu được thải ra dưới dạng rắn. Bên cạnh việc gây ô nhiễm không
khí do hơi xăng dầu; ô nhiễm nguồn nước do nước thải thì hoạt động của cảng
xăng dầu còn ảnh hưởng tới môi trường đất do các chất thải rắn, nguồn nước
nhiễm dầu:.. gây ra. Khảo sát đợt 1 ở cảng dầu B 1 2 vào tháng 4/1 999 đã tiến
hành lấy mẫu phân tích bùn cặn và đất tại các điểm:
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 66
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
- Cặn lắng đọng tại hố xả hệ thống thoát nước kho (Đi)
- Đất ven bờ bến cảng, tại cống xả nước mưa và nước thải khu vực kho cảng
(Đ2)
- Bùn trầm tích tại vị trí phao số 1 sau khi đã cải tạo, sửa chữa neo rùa (Đ3)
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hàm lượng dầu, Pb và Zn trong bùn đất khu
vực
Chỉ tiêu Mẫu Đ1 Mẫu Đ2 Mẫu Đ3
Hàm lượng dầu, 6.400 240 108
mg/kg
Pb, mg/kg 71 80 70
Zn, mg/kg 50,5 38 35
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường cảng dầu BI2, Bộ tài nguyê
môi trường, 2003
Số liệu ở bảng trên cho thấy một lượng nước thải có dầu và kim loại nặng sẽ
ngấm vào đất, các kim loại nặng còn trầm tích lại trong bùn đáy khu vực cảng,
trong đó có chì- một trong những tác nhân gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ
con người và môi trường sinh thái.
- Ảnh hưởng tới môi trường của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Một trong
những nguồn gây ô nhiễm môi trường là các điểm kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Điều tra thực tế tại một số địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố trong cả
nước cho thấy: ở tất cả các điểm kinh doanh xăng dầu này, ít nhiều đều có các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc trưng là các chất Pb, hơi xăng.
Điều tra điển hình ở các tỉnh thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
cho thấy các điểm kinh doanh xăng dầu đã được trang bị những thiết bị bơn róc
khá hiện đại, hạn chế ô nhiễm được phần nào. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố
gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, điển hình là hơi xăng,
tiếng ồn và bụi. ó tất cả các điểm bán xăng dầu đều có sự hiện diện của chì trong
không khí, tuy chỉ mới ở mức vết hoặc 0,001 mg/m3 (so Với TCCP là 0,005
mg/m3), chưa vượt quá giới hạn nồng độ cho phép song cũng rất cần thiết loại
trừ tác nhân gây ô nhiễm này trong không khí để hạn chế ô nhiễm môi trường và
đảm bảo sức khoẻ con người. Chưa có số liệu khảo sát về chất lượng đất và
nước tại các điểm bán lẻ xăng dầu song chắc chắn hàm lượng chì có trong đất,
nước tại đó sẽ cao hơn nhiều so với trong không khí do sự lắng đọng của phân tử
chì.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng bang chì đối với sức khoẻ con người: Việc sử
dụng xăng dầu, đặc biệt là xăng pha chì hiện nay ở nước ta ảnh hưởng rất lớn tới
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 67
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
sức khoẻ con người, đặc biệt là đối với nhân viên trực tiếp tiếp xúc với xăng dầu
và dân cư đô thị. Qua kết quả trên đây cho thấy, các triệu chứng nổi bật của
công nhân xăng dầu là đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh
thực vật, đau mỏi xương khớp... Mặc dầu ở Việt Nam chưa có số liệu đầy đủ về
tác hại của chì đối với sức khoẻ của dân cư đô thị và các đối tương khác trực
tiếp với xăng pha chì, nhưng với lượng xăng pha chì được sử dụng hiện nay ở
nước ta hiện nay cũng cho thấy mức độ nguy hiểm của chì đối với sức khoẻ
đông đảo tầng lớp dân cư.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, để ngăn ngừa sự cố xăng dầu và hạn
chế ô nhiễm môi trường người ta đã đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, áp
dụng những trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến phục vụ việc bơm hút và vận chuyển
xăng dầu; lắp đặt các thiết bị đo độ nhả khói đen ở động cơ dế có biện pháp xử
lý triệt để chất thải gây ô nhiễm; các cảng dầu, nhà kho được quy hoạch mặt
bằng theo những tiêu chuẩn tiên tiến nhất đảm bảo xử lý kịp thời những sự cố kỹ
thuật có thể xảy ra...
2.4 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu, lưu thông hóa chất tới môi trường
ở Việt Nam
Hoạt động nhập khẩu và lưu thông hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
thuốc trừ sâu... cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn, thể hiện ở
việc xử lý chất thải công nghiệp chưa hợp lý, sử dụng hóa chất trong nông
nghiệp bừa bãi, nhập khẩu, lưu thông, bảo quản hóa chất tuỳ tiện, việc xử lý bao
bì sản phẩm bằng vật liệu~hóa chất dẻo chưa tết. Theo thống kê hiện có khoảng
70 đầu mối được phép nhập khẩu phân hóa học và thuốc trừ sâu theo nhiều
luồng cả chính ngạch và tiểu ngạch. Các loại hóa chất nhập khẩu cũng rất phong
phú, có thể chia thành 8 nhóm chính như sau: Nhóm hóa chất cơ bản; nhóm hóa
chất bảo vệ thực vật; nhóm hóa chất sơn, mực in; nhóm hóa chất mạ, dệt,
nhuộm; nhóm hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm; nhóm hóa chất dẻo và nhóm hóa chất
thực phẩm, dược phẩm. Trong số đó loại nhập khẩu chủ yếu là nhóm hóa chất
bảo vệ thực vật được chia thành hai loại: thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Dưới đây là thống kê khối lượng phân bón và hóa chất nhập khẩu giai đoạn
1996-2001 :
ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Phân
bón các
loại 1.000T 2.63 2.52 3.45 3.78 3.97 3,186
Số Tr.USD 0 6 4 2 3 401
lượng 627 440, 474, 464 508
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 68
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Trị giá 5 7
Hoá Tr.USD 227 216 235 258 307 276
chất
(Nguồn: Bộ Thương mại, 12/2002)
Qua nghiên cứu, điều tra có thể chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
môi trường từ việc nhập khẩu, lưu thông và sử dụng hoá chất như sau: Công tác
quản lý nhập khẩu hoá chất, thuốc trừ sâu còn nhiều bất cập. Có quá nhiều đơn
vị nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, hàng nhập về theo đường tiểu ngạch và
nhập lậu ngày càng tăng. Một số thuốc, hoá chất cấm lưu thông vẫn được nhập
về từ Trung Quốc. Nhiều lô hàng bán trên thị trường không có xuất xứ nước sản
xuất, đơn vị nhập. Nhiều loại thuốc không có trong danh mục sử dụng, hoặc có
trong danh mục nhưng không đảm bảo chất lượng vẫn được đưa vào lưu thông.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương rnại, trong "4 năm từ 1998-2001, Việt
Nam đã nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc với giá trị gần 34 triệu USD,
trong đó phần lớn hoá chất phục vụ nông nghiệp được nhập khẩu theo đường
tiểu ngạch và nhập lậu.
- Công tác lưu trữ, bảo quản hóa chất, hệ thống kho chứa chưa được quan tâm
đúng mức, chưa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn đối với môi trường.
Hệ thống kho lưu giữ hoá chất hiện nay nằm rất rải rác ở khắp nơi, hầu hết là
các kho phổ thòng không~có tính năng chuyên dùng để cất giữ. Các kho chứa
chuyên dùng đúng kỹ thuật ở nước ta chỉ chiếm gần 1 % số kho hiện nay. Qua
điều tra tìm hiểu hoạt động của 18 kho hoá chất trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho
thấy hầu hết các kho đều không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật về cất giữ, cá biệt tại xã
Hoà Sơn, huyện Đô Lương- việc cất giữ thuế trừ sâu trong 30 năm đã để lại tai
hoạ khủng khiếp như sinh con quái thai, nhiều người dân mắc phải những căn
bệnh hiểm nghèo khó chữa. Nguyên nhân là do một kho thuốc trừ sâu bị bỏ
quên, lâu ngày kho bị dột nát, nước mưa đã hoà tan các chất hoá học còn lại
trong kho, ngấm vào đất, vào nước gây ô nhiễm cả một vùng rộng lớn.
Các xí nghiệp công nghiệp sử dụng hoá chất chưa tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định về môi trường. Theo điều tra có tới 50% các cơ sở sán xuất công
nghiệp trong cả nước vi phạm Luật môi trường và có tới 40% xí nghiệp bị đình
chỉ sản xuất. Điển hình là xí nghiệp sản xuất mì chính VED thải chất độc hại ra
sông Thị Vải (Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Ngoài ra, các nhà máy phân đạm Hà
Bắc, Phốt phát Lâm Thao, Hóa chất Việt trì hay các nhà máy xi măng ở các tỉnh
đều gây độc hại cho môi trường sống của cư dân,: đó là chưa kể đến các cơ sở
sản xuất tư nhân sản xuất đất đèn, que hàn... Việc xử lý rác thải dưới dạng bao bì

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 69
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
làm bằng hóa chất (nhựa) như các loại PVC, PE chưa hợp lý, vì chúng ta chưa
có các kỹ thuật xử lý hiện đại đúng tiêu chuẩn mà phần lớn chúng được tiêu huỷ
bằng cách đổ xuống sông, biển hay chôn xuống lòng đất. Hoạt động này tác
động xấu đến môi trường về lâu dài mặc dù trước mắt ta không nhận thấy hết
những tác hại của nó. Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản, kim loại quý có
sử dụng hóa chất độc cũng khiến đất bị đào bới và làm phá huỷ cấu trúc hữu cơ
của đất. Một vấn đề lớn khác là việc sử dụng bừa bãi các loại hóa chất trong
nông nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và
huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại nguồn chất độc tồn lưu lâu dài trong môi
trường đất và nước; làm mất đi tính đa dạng sinh học của các chủng loài động,
thực vật tự nhiên. Hơn nữa, việc dùng chất nổ đánh cá hay những chất thải công
nghiệp chứa hóa chất độc hại làm huỷ diệt các loài động vật dưới nước. ngoài ra,
chất thải bệnh viện với các loại hóa chất độc hại cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn
mà chúng ta chưa có biện pháp nào để phân loại và xử lý riêng.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI CỘM CẦN RÚT RA
Sự phát triển về kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã góp phần
lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng cũng làm nảy sinh một
số vấn đề nghiêm trọng về môi trường như sau:
1. Về xuất khẩu:
Xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh cũng kéo theo việc thu hẹp các diện tích rừng
ngập mặn ven biển, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Tây Nam Bộ.
Đồng thời, đó là sự khai thác quá mức các loại hải sản ở ven bờ khi chúng còn
chưa đủ độ lớn cho xuất khẩu nhưng được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và
chế biến thực phẩm( mắm cá các loại, nước mắm…) . Việc đẩy mạnh nuôi trồng
thuỷ hải sản để xuất khẩu không gắn với các quy hoạch và quy định về điều kiện
môi trường đã dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nơi, việc tiêm phòng không
đúng quy định làm tồn dư một lượng đáng kể các chất kháng sinh.
Theo Bộ thuỷ sản, trong năm 2001, đã có 44 lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của
Việt Nam bị EU cảnh báo về chất lượng ( trong đó có 34 lô bị phát hiện nhiễm
chất chloramphenicol và oxytetracylin với khối lượng thống kê chưa được đầy
đủ là 359,76 tấn). Số lô hàng này được thông báo của 31 doanh nghiệp xuất
khẩu hàng sang Hà Lan ( 8 lô), Pháp (9 lô), Đức (5 lô), Thuỵ Sĩ ( 7 lô). Hàng
xuất khẩu vào thị trường Mĩ còn đáng lo ngại hơn: có tổng số 340 lô bị cảnh
báo…
Sáu tháng đầu năm 2003, Hoa Kì đã tẩy chay 56 doanh nghiệp của Việt Nam

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 70
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
xuất khẩ u thực phẩm sang thị trường này vì không đáp ứng được nhu cầu về
vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng độc tố và dư lượng vi sinh trong thực
phẩm cao hơn tiêu chuẩn cho phép ( Thời báo kinh tế Việt Nam ngày
15/8/2003).
Xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ gia tăng, trong đó, có nhiều loại bằng
nguyên liệu gỗ rừng và nguyên liệu của rừng tự nhiên đã làm cho diện tích
rừng tự nhiên bị thu hẹp. Năm 2001, sản lượng gỗ khai thác là 2397 nghìn m3 ,
tăng 0.9% so với năm 2000 ) đó là chưa kể đến số lượng khai thác lậu không
thống kê được). VIệc tiêu dùng các sản phẩm bằng gỗ rừng tự nhiên vàdùng
than củi làm nhiên liệu ở một số thành phố lớn và các khu vực nông thôn miền
núi vẫn gia tăng đã làm cho rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị chặt phá, gây ra những
hậu quả lâu dài và rất lớn đối với môi trường.
Tình trạng xuất khẩu lậu các loại động vật hoang dã qua biên giới sang Trung
Quốc vẫn tiếp tục gia tăng. Mặc dù, Nhà nước đã có quy định cấm xuất khẩu
nhưng do lợi nhuận cao nên bọn buôn lậu vừa tìm mọi cách để giấu hàng, vừa
sẵn sàng mua chuộc hoặc hành hung cán bộ quản lí nhà nước để thực hiện các
hoạt động vận chuyển và xuất khẩu lậu các loại động vật hoang dã và các loại
thực vật quý hiếm.
Như vậy, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên vì mục đích thương mại
như chặt phá rừng, khai thác lậu các loại gỗ quý, săn bắn các loài thú quý hiếm,
đánh bắt thuỷ, hải sản theo lối huỷ diệt, khai thác trái phép các loại khoáng
sản… Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu tài
nguyên và hàng sơ chế ( hơn 50% năm 2002), tỉ lệ hàng hóa chế biến xuất khẩu
thấp (đạt 37% năm 2001). Nếu không cố gắng nâng cao tỉ trọng hàng chế biến
xuất khẩu thì trong tương lai, nguồn tài nguyên của nước ta sẽ có nguy cơ bị cạn
kiệt.
Diện tích rừng ngày càng thu hẹp ( hàng năm có khoảng 30- 60 ngàn ha rừng
bị mất). Diện tích rừng rậm, nơi lưu giữ tài nguyên đa dạng sinh học quý hiếm,
ngày càng giảm sút theo thời gian (năm 1995 còn khoảng 500 ngàn ha, năm
2002 chỉ còn lại khoảng 200 ngàn ha- Báo cáo phát triển của Ngân hàng thế
giới năm 2002).
Trong hơn 5 thập kỉ qua, Việt Nam đã mất khoảng 80% diện tích rừng ngập
mặn. Các đầm nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng phá huỷ này. Khoảng 96% các dải san hô ngầm của Việt Nam hiện đang
bị đe doạ nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người như các biện pháp
đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, khai thác thuỷ sản quá mức hoặc tình trạng ô

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 71
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
nhiễm ( Báo cáo phát triển 2002- Ngân hàng thế giới). Mở rộng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản ở những vùng trồng cây lương thực làm nhiễm mặn và phèn hóa
đất trồng. Nhiễm độc thuỷ ngân và các kim loại nặng ở những vùng nuôi tôm
đang gia tăng. Hiện nay chỉ kiểm soát dịch bệnh 10% diện tích nuôi trồng thuỷ
sản( Thời báo kinh tế Việt Nam số 8/8/ 2003)

2.Về nhập khẩu:


Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc
hậu, nguyên liệu phế thải, hàng hoá kém chất lượng không đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường. NHập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nguyên liệu
và công nghệ trong nước chưa sản xuất được, nhưng chưa phải là hoàn toàn hiện
đại nhất, chủ yếu là từ thị trường các nước trong khu vực. NHập khẩu từ thị
trường các nước châu á chiếm tới hơn 75% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam. Lí do là công nghệ các nước phương Tây thường có giá thành cao, phần
khác là do trình độ quản lí và trình độ kĩ thuật của người Việt Nam còn có mặt
hạn chế. Đã có trường hợp nhập khẩu vào VIệt Nam cả những công nghệ lạc
hậu mà những nước bán hàng cho ta không còn sử dụng được nữa, hoặc nhập
khẩu vào Việt Nam những loài động vật, hàng hoá gây tác động tiêu cực tới
môi trường ( ốc bươu vàng, hải ly…), chất thải độc hại ( nhập khẩu 5035 tấn
thép phế liệu đầu năm 2001 qua cảng Hải Phòng)
Nhập khẩu xe hai bánh gắn máy tăng một cách đột biến trong năm 2001, lên
tới 2503 nghìn cái ( kể cả các bộ linh kiện lắp ráp). Nhập khẩu ô tô con và ô tô
vận tải cũng tăng, ô tô vận tải là 21.372 chiếc so với 13.048 chiếc vào năm 2000
; ô tô con là 11.649 chiếc so với 9.800 chiếc vào năm 2000. Để phục vụ nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu trong nước, nhập khẩu xăng dầu các loại năm 2001 là 8.989
nghìn tấn, tăng 2.7 % so với năm 2000. Số lượng ô tô , xe máy tham gia giao
thông ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã làm trầm trọng thêm
nạn tắc nghẽn giao thông, các chỉ tiêu về độ ồn, độ bụi đều vượt so với các tiêu
chuẩn cho phép. Chẳng hạn, tiếng ồn cho phép là 70 DBA nhưng tại các nút
giao thông của Hà Nội là 75-80; Tại thành phố Hồ CHí Minh là 76-83. Lượng
bụi cho phép là 0,3 mg/m3 nhưng ở Hà Nội là 0,5-4; ở thành phố Hồ Chí Minh
là 0,4-3,6.
Xăng dầu là một mặt hàng kinh doanh có đặc biệt và chỉ có một số doanh
nghiệp nhà nước đựơc quyền nhập khẩu. Các hộ tư nhân chủ yếu làm đại lí bán
lẻ xăng dầu cho các doanh nghiệp Nhà Nước. Bộ thương mại đã có thông tư số
14/1999/TT- BTM ngày 7 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn điều kiện kinh doanh
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 72
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
xăng dầu. Tuy nhiên, việc thực hiện không được nghiêm túc nên đã gây ô
nhiễm tại nhiều điểm kinh doanh Kết quả phân tích một số chất gây ô nhiễm
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
Hàm lượng SO2 là 0,12-0,72 mg/cm3; cao hơn tiêu chuẩn là 1,44 lần
Hơi xăng là 1,5-15,5 mg/cm3 ) ( tiêu chuẩn cho phép là 1,5 mg/ cm3)
Bụi là 1,8- 5,8 mg/cm3 ( tiêu chuẩn cho phép là 0,3 mg/ cm3)
Tình trạng nhập lậu các loại hoá chất độc hại bị cấm, phụ gia thực phẩm có
nguồn gốc hữu cơ máy móc đã qua sử dụng, quần áo cũ không giảm. Đặc biệt
nghiêm trọng là tình trạng nhập lậu các loại cây giống và một số loại vật có
nguy cơ có mang các mầm bệnh mà không kiểm soát được như hải ly, ngô
trồng không có hạt.
Từ các tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đối với môi trường của Việt
Nam có thể nhận định thấy rằng phát triển thương mại quốc tế ở nước ta đang
tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ môi trường và phát triển bền vững. Bốn vấn đề
xuất nhập khẩu – môi trường quan trọng nhất của nước ta hiện nay là:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế thương mại làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi
trường từ bên ngoài hay ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia. Việc nhập khẩu
hàng hoá vật tư nếu không được kiểm tra , giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ VIệt
Nam trở thành bãi chứa các thiết bị, công nghệ lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng
hoá kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, dẫn đến
sự suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái. Vấn đề đặt ra đối với
Việt Nam là làm thế nào để ngăn ngừa và quản lí tốt việc nhập khẩu những sản
phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong
quá trình Việt Nam mở cửa thị trường, nới lỏng các quy chế quản lí xuất
nhập khẩu.
Thứ hai, việc mở rộng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay có nguy cơ
làm tăng thêm suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Phát triển
xuất nhập khẩu sẽ khuyến khích việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chiến
lược đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào lợi thế về tài nguyên có nguy cơ làm tổn hại
đến hệ đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên không tái tạo.
Thứ ba, hội nhập với thương mại thế giới Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi
trong việc mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, để tham gia
vào hệ thống thương mại và kinh tế thế giới, Việt Nam phải thay đổi hệ thống
chính sách của mình phù hợp với các quy định của thế giới, tuân thủ các nguyên
tắc, luật lệ buôn bán…Mọi cản trở đặt ra cho ngoại thương trong tương lai là khi
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 73
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thì sức cạnh tranh của hàng hoá trong buôn
bán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật, trong
đó đặc biệt quan trọng là các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm. Đối với
các nước kém phát triển như Việt Nam “ hàng rào xanh” trong buôn bán quốc tế
được đặt ra như là một thách thức trong thương mại trong tương lai. Các tiêu
chuẩn môi trường đối với sản phẩm và quá trình sản xuất ngày càng được áp
dụng rộng rãi ở các nước phát triển và trở thành lợi thế của họ trong cạnh tranh
thương mại quốc tế.
Thứ tư, xuất nhập khẩu thúc đẩy sự phát triển nhiều loại hình dịch vụ, làm
thay đổi cách thức tiêu dùng của dân cư. Quá trình này mang tính hai mặt, một
mặt, tạo ra những tiền đề để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong việc
bảo vệ môi trường, mặt khác nếu không có sự quản lí và kiểm soát chặt chẽ sự
phát triển của các loại hình dịch vụ ( như lưu thông hàng hoá- đặc biệt là các
chất gây ô nhiễm như xăng dầu, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống chợ,
hệ thống dịch vụ ăn uống, các điểm giết mổ, các cơ sở sản xuất và chế biến, hệ
thống kho thương mại…) thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn.
Trên đây là một số vấn đề môi trường cấp bách của ngành thương mại nói
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Đó chính là những cảnh báo để
tìm các biện pháp khắc phục sự suy giảm về môi trường và phát triển thương
mại bền vững.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 74
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng

CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU GẮN VỚI
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM

I. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU GẮN VỚI


CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI
Về thực tế, một cách cụ thể ở các nước, việc xây dựng và hoàn thiện các
chính sách môi trường theo nguyên tắc chi phí của người gây ra ô nhiễm và
nguyên tắc ngăn ngừa ô nhiễm đã được áp dụng rộng rãi kể từ khi nguyên tắc
này được tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD-1992) xác định chính
thức. Nguyên tắc chi trả của người gây ô nhiễm cho toàn bộ những nguy hại cho
môi trường do họ gây ra đã tạo một sự khuyến khích đối với việc làm giảm ô
nhiễm môi trường. Nguyên tắc ngăn ngừa ô nhiễm cho phép loại bỏ ô nhiễm ở
quá trình sản xuất và nguồn đầu vào khi áp dụng các quy định nghiêm ngặt về
sử dụng nguyên liệu, công nghệ và quy trình sản xuất hoặc hành nghề nhằm
giảm hoặc loại bỏ ô nhiễm. Nhìn chung, các chính sách môi trường nội địa như
vậy có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm ít hơn so với các chính
sách môi trường quốc tế, bởi vì các tiêu chuẩn nội địa đã thích hợp hơn với các
ngành công nghiệp. Ví dụ, ở Philipin, chi phí ngăn ngừa ô nhiễm ở hầu hết trong
các ngành chỉ chiếm nhỏ hơn 1% tổng chi phí, chỉ một số ngành có chi phí hơn
2% là gia cầm và sản phẩm gia cầm, gia súc và sản phẩm gia súc, lâm nghiệp,
nông nghiệp, điện. Hoặc ở ấn Độ bình quân chi phí để tuân thủ các quy định
ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành công nghiệp da mới đạt 1,5%, thấp hơn so với
chi phí theo tiêu chuẩn quốc tế. Do mở cửa ở Trung Quốc nên nhiều ngành công
nghệ không gây ra ô nhiễm môi trường đã được đưa vào trong nước, dần dần
đáp ứng được những yêu cầu quốc tế về chất lượng sản phẩm, điều đó đem lại
kết quả trên cả hai khía cạnh là làm giảm chất thải và tăng lợi nhuận cho các nhà
sản xuất.
Từ thực tế kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, các quy định pháp lí của
chính sách môi trường nội địa có tính đến các mục tiêu thương mại ảnh hưởng
rất ít đến các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Nguyên nhân cơ bản ở
đây là chi phí để kiểm soát môi trường chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí
sản xuất; mặt khác, việc ứng dụng các kĩ thuật công nghệ mới để đáp ứng yêu

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 75
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
cầu bảo vệ môi trường thường dẫn đến giảm chi phí về năng lượng và nguyên
vật liệu, do đó nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Các nghiên cứu cũng cho phép kết luận rằng, nếu các nước trong khu vực thiết
lập được những tiêu chuẩn về môi trường chặt chẽ và cao hơn, cũng như áp
dụng các biện pháp có hiệu quả hơn thì cũng không gây nên ảnh hưởng lớn đến
vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế . Đồng thời, theo hiệp định của
Hội nghị bàn tròn Urguay (4/1994) cũng cho phép các chính phủ sử dụng các
dạng trợ cấp sau mà không phải chịu thuế phạt giáng trả như: trợ giúp các doanh
nghiệp nâng cấp các trang thiết bị hiện có để đáp ứng các yêu cầu cao hơn về
môi trường, hoặc trợ giúp các doanh nghiệp trước cạnh tranh quốc tế.
Kinh nghiệm về giải quyết những ảnh hưởng của việc tuân thủ các chính sách
môi trường quốc tế tới thương mại quốc tế cho thấy tác động đối với cạnh tranh
khi tuân thủ các yêu cầu quốc tế về môi trường phụ thuộc vào cơ cấu và địa
điểm xuất khẩu. Do tỉ trọng lớn của hàng hoá xuất khẩu là các sản phẩm nhạy
cảm với môi trường ( thực phẩm, gỗ nhiệt đới, dệt, hoá chất, công nghiệp
giấy…) nên các quy định về sản phẩm có liên quan đến môi trường có ảnh
hưởng tích cực đến cạnh tranh. Đồng thời, thị trường xuất khẩu các hàng hoá
này cũng rất rộng lớn nên khuyến khích được việc hoàn thiện các tiêu chuẩn sản
phẩm hướng tới mục đích môi trường. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế phát
triển như các nước Đông á (NICs: các nước công nghiệp hoá mới), cũng xuất
hiện các tác động ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh, điều đó được giải quyết
bằng cách tăng cường sự hợp tác để đa dạng hoá xuất khẩu và sử dụng các công
cụ thị trường ( như thuế, tín dụng, trợ cấp) để trợ giúp các doanh nghiệp trước
cạnh tranh quốc tế. Thực tế cho thấy, việc tuân thủ các tiêu chuẩn sản phẩm và
tiêu chuẩn của quá trình, sản xuất quốc tế cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính
cạnh tranh của các ngành công nghiệp, ví dụ việc cấm thuốc trừ sâu hoặc một
vài loại thuốc nhuộm sẽ không chỉ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp hoá chất và
thuốc nhuộm mà còn ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thực phẩm, dệt, may. Một số
kinh nghiệm của ấn Độ cho thấy, việc cấm nhập khẩu thuốc nhuộm có gốc
benzin đã làm giá thuốc nhuộm tăng gấp đôi, ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của
cả ngành công nghiệp thuốc nhuộm cũng như ngành dệt. Bên cạnh đó, việc đáp
ứng yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm đối với hệ sinh thái thuốc nhuộm xanh của
một số hãng ở ấn Độ đòi hỏi phải đầu tư rất lớn quá khả năng của họ, điều đó
cũng làm hạn chế đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ơ Philipine chỉ có
khoảng 35% số lượng các hãng vừa và lớn thực hiện các tiêu chuẩn sản phẩm,
còn hầu hết các hãng nhỏ không đáp ứng được các quy định hiện hành, điều đó

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 76
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
một mặt dẫn đến làm tăng chi phí ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm suy yếu
nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai, mặt khác làm các ngành công
nghiệp sẽ chuyển sang hướng nội và kém cạnh tranh trong tương lai. Còn kinh
nghiệm ở Trung Quốc cho phép kết luận rằng, việc đáp ứng từng phần các yêu
cầu của quốc tế đối với chất lượng sản phẩm được một số hãng sử dụng công
nghệ không gây ô nhiễm môi trường và điều đó đã làm giảm chất thải, tăng lợi
nhuận, do vậy, đầu tư vào công nghệ sạch hơn là điều bắt buộc để có thể cạnh
tranh được trong thương mại quốc tế.
Về kinh nghiệm hạn chế các ảnh hưởng của xuất nhập khẩu tới môi trường
bằng việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại cho thấy có thể thống kê
các biện pháp có khả năng hạn chế nhiều nhất đến ít nhất như -sau:
- Áp dụng một chế tài về thương mại
- Cấm nhập khẩu những sản phẩm có hại cho môi trường
- Hạn chế nhập khẩu
- Phân biệt thuế và giá cước
- Yêu cầu dán nhãn sinh thái
- Thông báo hạn chế xuất khẩu
- Cảnh báo về ngoại giao
- Hỗ trợ tài chính
- Chuyển giao công nghệ
- Tư vấn Thông tin
- Đào tạo về môi trường
Trong số các biện pháp trên, dán nhãn hiệu sinh thái ( Ecolebaling) dường
như có ảnh hưởng lớn nhất đến các mối quan hệ xuất nhập khẩu. Dán nhãn hiệu
sinh thái nhằm thông báo cho người tiêu dùng biết rằng sản phẩm đó tốt hơn
hoặc ít có hại hơn đối với môi trường sinh thái so với những sản phẩm khác
cùng loại. Chương trình về nhãn hiệu sinh thái đang ngày càng được nhiều nước
hưởng ứng, hiện đã có trên 21 nước bao gồm phần lớn các nước OECD,
Singarore, Thái Lan, Hàn Quốc…. Mục đích cơ bản của chương trình này là
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về những ảnh hưởng xấu đến môi
trường của sản phẩm họ mua và để khuyến khích người sản xuất giảm thiểu hoá
sự ô nhiễm môi trường g ây ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển tiêu thụ…
Nhãn hiệu sinh thái giúp người tiêu dùng thể hiện quan điểm bảo vệ môi trường
của họ trên thị trường, còn người sản xuất cũng phấn đấu để đạt được nhãn hiệu
sinh thái để duy trì, củng cố và nâng cao vị trí của họ trên thị trường.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 77
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Mặc dù nhãn hiệu sinh thái có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng việc thực hiện
chương trình này còn nhiều mâu thuẫn, một mặt chấp nhận chương trình nhãn
hiệu sinh thái có thể nâng cao tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường và cho phép người
sản xuất đặt giá bán cao hơn cho những sản phẩm đạt nhãn hiệu sinh thái; Mặt
khác, chi phí để được trao tặng nhãn hiệu sinh thái và thực tế chương trình này
là quá đắt nên có thể làm giảm khả năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm
xuất khẩu. Cho đến nay, cũng chưa thấy rõ ví dụ nào minh chứng cho ảnh
hưởng ( cả tích cực và tiêu cực) của nhãn hiệu sinh thái đối với xuất khẩu của
các nước đang phát triển, bởi vì có rất ít sản phẩm xuất khẩu được thực hiện
nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, hình thức này sẽ thay đổi bởi vì theo các kết
quả nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng
trả giá cao hơn mức bình thường từ 5-25 % cho những sản phẩm tốt hơn về mặt
bảo vệ môi trường, điều đó cho phép các nhà kinh doanh chẳng những có nhiều
cơ hội trên thị trường mà còn có thể đạt được giá bán ra cao hơn. Một nghiên
cứu do OECD tiến hành đã dự đoán rằng, các nước trong khu vực có thể có
những cơ hội thương mại đáng kể về các sản phẩm môi trường và công nghệ kĩ
thuật cao, bởi vì dự tính dung lượng thị trường về các sản phẩm chống ô nhiễm
môi trường của toàn thế giới là 300 tỉ USD vào năm 2000, trong đó châu á sẽ
chiếm phần khá lớn, ASEAN, Trung Quốc và ấn Độ đang được coi là những thị
trường đáng kể, các nước NIEs ngày càng chú trọng đến việc chống ô nhiễm và
bảo vệ môi trường nên cũng chiếm một phần quan trọng của thị trường này.
Trong lĩnh vực điều hoà các chính sách môi trường và chính sách xuất nhập
khẩu, kinh nghiệm quốc tế được nghiên cứu từ các nước tiêu biểu như Hoa Kì,
Thái Lan và Trung Quốc. Hoa Kì đại diện cho nhóm các nước phát triển và là
thành viên chủ chốt của WTO mà những quy định pháp luật về thương mại và
môi trường được áp dụng phổ biến trong toàn khối. Thái Lan đại diện cho các
nước công nghiệp hoá mới.Trung Quốc đại diện cho nhóm các nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi.
1. Kinh nghiệm của Hoa Kì
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Hoa Kì về thương mại và môi trường đều
nhằm tạo thuận lợi cho kinh doanh trong nước, hạn chế đến mức tối đa những
tác động bên ngoài đến môi trường và kinh doanh nội địa. Chính vì vậy có thể
dễ dàng nhận tháy sự khác biệt trong các quy định của Hoa Kì đối với các đối
tác kinh doanh khác nhau. Điều này tưởng chừng vi phạm nguyên tắc đối xử tối
huệ quốc, nhưng trên thực tế khi mà quyền lợi của các nhà kinh doanh trong
nước bị đe doạ, Hoa Kì sẵn sàng áp dụng những biện pháp cứng rắn để hạn chế
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 78
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
thương mại dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường. Một nét đặc trưng khác của hệ
thống luật pháp và chính sách môi trường của Hoa Kì là theo thiên hướng chú
trọng đến các hoạt động kinh tế, được đặt ra để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.
Do đó, có một số chính sách tuy rất có lợi về môi trường nhưng nếu gây thiệt hại
về kinh tế thì nước này cũng không cam kết thực hiện( ví dụ như Hoa Kì không
tham gia Hiệp ước Kyoto, Công ước về đa dạng sinh học).
Các quy định pháp lí của Hoa Kì liên quan đến thương mại và môi trường thể
hiện cụ thể ở một số lĩnh vực sau đây:
Các chính sách thương mại và môi trường liên quan đến nhập khẩu hàng hoá:
Pháp luật của Hoa Kì ở cả cấp liên bang và tiểu bang có rất nhiều quy định về
thương mại và môi trường có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ vào thị
trường Mĩ. Những quy định này một mặt ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xuyên
biên giới đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước như Luật kiểm soát các chất độc
hại; Luật liên bang về các chất trừ sâu, nấm, và côn trùng; Luật về xuất nhập
khẩu các chất cần kiểm soát; Luật về bao bì và nhãn phù hợp; Luật về kiểm tra
các sản phẩm trứng; Luật liên bang về nhập khẩu sữa; Luật liên bang về kiểm
tra sản phẩm thịt; Luật về nhập khẩu chè; Luật về bảo vệ chất lượng thực
phẩm…
Ngoài ra, còn rất nhiều các văn bản khác do Bộ nông nghiệp Mĩ (USDA) và
Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA) cũng như các cơ quan liên
bang như Bộ Nông nghiệp, Bộ thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thực thi và
rất nhiều các quy định do các tiểu bang đặt ra. Song song với các quy định pháp
luật của chính phủ liên bang cũng như tiểu bang, các nhà xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kì cần hết sức chú ý đến một sức ép không kém phần quan trọng, đó
là các tiêu chuẩn, quy định tự nguyện, vai trò của người tiêu dùng, các tổ chức
phi chính phủ cũng rất lớn.
Các quy định kĩ thuật có liên quan đến môi trường của sản phẩm: Hoa Kì
cũng là một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất hàng hoá của các nước
khác trên thế giới. Vì vậy, có thể thấy hệ thống quy định và tiêu chuẩn của Hoa
kì liên quan đến các sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng, trong đó ngày càng áp
dụng nhiều các tiêu chuẩn về môi trường đối với sản phẩm và quá trình sản xuất.
Ngoài mục đích bảo vệ môi trường, người tiêu dùng, trong một số trường hợp
Hoa Kì còn sử dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường do mình đưa ra với
mục đích bảo hộ mậu dịch, trừng phạt thương mại đối với một số quốc gia ‘ít
thiện cảm’ và áp đặt điều kiện cạnh tranh có lợi cho mình. Những vụ kiện liên
quan đến tranh chấp thương mại trong việc sử dụng các tiêu chuẩn môi trưòng
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 79
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
khá nổi tiếng như xuất khẩu cá ngừ của Mêhicô, tôm của Thái Lan, cá basa của
Việt Nam,…cho thấy Hoa Kì áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường
với nhiều mục đích khác nhau và nhiều trường hợp vi phạm nguyên tắc tự do
thương mại được quy định trong khuôn khổ WTO.
Theo truyền thống, các quy định có liên quan tới môi trường của sản phẩm
bao trùm lên rất nhiều loại sản phẩm: tiêu chuẩn xả của xe hơi, tiêu chuẩn về
bức xạ đối với đồ gia dụng và các thiết bị y tế, quy định về vệ sinh đối với thực
phẩm, yêu cầu về bao bì nhằm giảm thiểu vấn đề rác thải.
Mặc dù không phải là các quy định về môi trường có liên quan đến sản phẩm
nhưng những chính sách của chính phủ đối với những sản phẩm thân thiện với
môi trường cũng có thể tác động đến việc nhập khẩu của các quốc gia đang phát
triển sang thị trường Hoa Kì.Tổng thống Clintơn đã đưa ra một sắc lệnh nhằm
hướng dẫn Chính phủ cần ưu tiên mua xả hơi và máy tính có hiệu suất năng
lượng cao và những sản phẩm sử dụng các hoá chất gây ra ít tác hại đối với tầng
ôzôn. Một sắc lệnh đã được đề xuất sẽ yêu cầu các cơ quan liên bang mua những
loại giấy mà trong đó có ít nhất là 15% hàm lượng giấy tái sinh.
Các quy định về thực phẩm: có thể nói, các quy định liên quan đến thực
phẩm của Hoa Kì có ảnh hưởng lớn nhất đến xuất khẩu của các nước đang phát
triển. Theo hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan Mĩ thì các loại
thực phẩm được điều tiết bởi các văn bản pháp luật đặc biệt và xếp chung nhóm
với các loại hàng hoá chịu thủ tục nhập khẩu khá khắt khe là dược phẩm, mỹ
phẩm, đồ uống có cồn, các chất phóng xạ.
Theo báo cáo của Cơ quan kiểm toán liên bang Mĩ (GAO), trách nhiệm về
đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm thuộc về Cục bảo vệ môi trường Mỹ
(USEPA), Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA)
Cục BVMT có trách nhiệm quản lí đăng kí thuốc trừ sâu, các điều kiện và các
vấn đề cụ thể liên quan đến sử dụng thuốc trừ sâu. Thêm vào đó, Cục BVMT
cũng đặt ra tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Cục BVMT
cũng đặt ra tiêu chuẩn cho thuốc trừ sâu nhập khẩu mà chưa được đăng kí ở Mĩ.
Cuối cùng, Cục BVMT có trách nhiệm thông báo tới chính quyền của một nước
khác về xuất khẩu thuốc trừ sâu chưa được đăng kí ở Mĩ vào thị trường Mĩ;
quyết định loại bỏ hoặc tạm đình chỉ cấp đăng kí thuốc trừ sâu.
Cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm chịu trách nhiệm thi hành các tiêu chuẩn
do Cục bảo vệ môi trường xây dựng đối với tất cả thực phẩm nhập khẩu vào

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 80
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trong nước, trừ một số mặt hàng do Bộ nông nghiệp theo dõi như thịt, trứng…
Trong việc theo dõi dư lượng thuốc trừ sâu, cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm
giám sát thực phẩm nhập khẩu về các yếu tố như hoá chất, vi khuẩn, vệ sinh
thực phẩm, quá trình phân huỷ , nhãn hiệu không phù hợp. Việc giám sát được
thực hiện theo phương thức lấy mẫu. Cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm có thể
yêu cầu Hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô hàng có dư lượng
thuốc trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bộ nông nghiệp Mĩ (USDA) cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình
nhập khẩu thực phẩm. Cơ quan Marketing nông nghiệp của họ chịu trách nhiệm
đánh giá chất lượng của một số thực phẩm nhập khẩu ( ví dụ, cà chua , nho…)
Theo quy định của Luật về thoả thuận marketing nông nghiệp năm 1937, quá
trình kiểm định chất lượng cần thiết nhằm ngăn chặn hàng hoá chất lượng kém
thao túng thị trường trong một vụ mùa là được phép áp dụng. Không nghi ngờ
gì, có một rào chắn thương mại tiềm tàng trong quy định này. Một vụ việc điển
hình trong quá khứ là trường hợp Hiệp hội cà chua bang Florida đã đề xuất
USDA đặt ra một giới hạn kích cỡ đối với cà chua mà có thể loại bỏ tới 40% cà
chua xuất khẩu từ Mêhicô sang Hoa Kì. Nghành công nghiệp bang Floria chủ
yếu cung cấp loại cà chua không là đối tượng của những hạn chế về kích thước
này.
Cuối cùng, Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm của USDA ( FSIS) chịu trách
nhiệm trong việc kiểm tra thịt nhập khẩu và xem xét hệ thống kiểm tra thịt động
vật ở nước xuất khẩu có đảm bảo tương đương với hệ thống kiểm tra của Hoa kì
hay không. Nghành công nghiệp thịt động vật và gia cầm đặt dưới sự kiểm soát
của nhiều quy định khác nhau từ thực phẩm, hoá chất và sinh học đến xếp loại,
đóng gói và đóng nhãn hiệu. Những quy định này đã dẫn đến hàng loạt các tranh
chấp thương mại, dẫn đến những nỗ lực nhằm hạn chế lưu thông thương mại và
những nỗ lực nhằm trốn tránh hoặc thoát khỏi các ràng buộc và hạn chế đối với
sản phẩm. Có hai vụ tranh chấp khá nổi tiếng đó là việc Hoa kì cấm nhập thịt bò
từ Canada do phía Canada có sử dụng diethyl stibestrol như một loại hoocmôn
sinh trưởng và các hạn chế của Liên minh châu âu trong việc nhập khẩu loại thịt
bò có hoocmôn sinh trưởng của Hoa Kì.
Nói chung , việc nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm vào thị trường Hoa Kì
phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các cơ
quan quản lí thuốc và thực phẩm, các cơ quan của Bộ nông nghiệp như Cục
kiểm dịch động thực vật, Cục an toàn và kiểm dich thực phẩm Cục quản lí cá và
động vật hoang dã…
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 81
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Quy định về đóng gói và nhãn mác: cả ở cấp tiểu bang và liên bang đều có
những quy định về đóng gói, đặc biệt là đối với các vỏ lon đựng đồ uống. Chưa
có nghiên cứu nào nói đến các ảnh hưởng của những quy định này đối với việc
xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển.
Hoa Kì có hai chương trình nhãn sinh thái tư nhân là Green Seal và Scientific
Certification System ( các hệ thống chứng nhận khoa học). Những ảnh hưởng
của hai chương trình này đối với việc phát triển các viễn cảnh xuất khẩu của các
quốc gia đang phát triển chưa được xem xét đầy đủ. Tuy nhiên, theo truyền
thống của Hoa kì, vai trò của các chương trình tư nhân cũng như sức ép của
người tiêu dùng rất lớn. Vì vậy, cần phải coi trọng hai chương trình này ở một
mức độ phù hợp. Các sản phẩm nhập khẩu tất nhiên là đã gặp phải những vấn đề
nhất định bao gồm cả việc tiếp cận các thông tin tiêu chuẩn và những thông tin
lớn hơn trong việc cung cấp các dữ liệu cho quá trình phê chuẩn và các chi phí
trong việc đạt được các nhãn hiệu nói trên nếu chúng chỉ đơn thuần là những
nhà cung cấp quy mô nhỏ đối với thị trường Hoa Kì.
Sử dụng các biện pháp thương mại cho mục đích môi trường: Xu hướng sử
dụng hoặc đề xuất sử dụng các biện pháp thương mại cho mục đích môi trường
đang gia tăng trong pháp luật của Hoa Kì với việc gia tăng các điều luật cho
phép Hoa Kì sử dụng các biện pháp thương mại đa phương hoặc đơn phương,
bảo vệ động thực vật không nằm trong lãnh thổ của Hoa Kì. Trong nhiều trường
hợp , việc áp dụng những quy định này đã dẫn đến những tranh chấp giữa Hoa
kì và những nước khác. Vụ tranh chấp về cá ngừ giữa Hoa Kì và Mêhicô là một
ví dụ điển hình. Trong vụ tranh chấp này, với lí do Mêhicô sử dụng các phương
pháp đánh bắt cá ngừ có thể gây hại tới cá heo, Hoa Kì đã áp đặt các biện pháp
hạn chế thương mại đối với việc nhập khẩu cá ngừ từ Mêhicô. Vụ tranh chấp
buôn bán cá da trơn ( catfish) giữa Hoa Kì và Việt Nam cũng có liên quan tới
những quy định này.
1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Trong hơn ba thập kỉ qua, Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng
khâm phục. Tuy vậy, đất nước này cũng phải đối phó với tình trạng ô nhiễm môi
trường do hoạt động kinh tế và xã hội gây ra. Đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường do quá trình công nghiệp hoá, mở cửa thương mại, bùng nổ tiêu dùng và
tốc độ đô thị hoá nhanh.
Chính sách phát triển của Thái Lan là ưu tiên các vấn đề kinh tế để xử lí nguy
cơ tụt hậu và tranh thủ tối đa cơ hội của toàn cầu hoá để tăng trưởng nhanh về
kinh tế. Do đó, mãi đến năm 1992, sau khi đã đạt được những tiến bộ về tăng
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 82
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trưởng và thu nhập, đất nước này mới tập trung giải quyết các vấn đề môi trường
với việc củng cố chức năng bảo vệ môi trường sau khi đổi tên của Bộ khoa học,
công nghệ và năng lượng thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Bộ
phận quản lí môi trường của Bộ gồm một số cơ quan như cơ quan quản lí nước
thải, cục kiểm soát ô nhiễm, Phòng quản lí chất lượng nước, Phòng quản lí chất
lượng không khí, Phòng quản lí các chất độc hại và chất thải, Phòng pháp luật
và khiếu tố, Phòng điều phối quản lí ô nhiễm. Chức năng của Bộ bao gồm: (i)
Lập chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án liên quan tới khoa học, công
nghệ và môi trường; (ii)Kiểm soát, chỉ đạo, ra lệnh, thực hiện theo dõi và đánh
gía các công việc liên quan đến khoa học, công nghệ, năng lượng và môi trường
theo chính sách, kế hoạch , chương trình và dự án hoặc cải thiện chúng cho phù
hợp; (iii) Xây dựng công nghệ trong nước cho sản xuất và tiếp thị. Cung cấp
dịch vụ và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ trong nước và nước ngoài.
Những nhiệm vụ chính của Bộ là: Xây dựng công nghệ trong nước, các kế
hoạch, chính sách môi trường, kiểm soát và giám sát thực hiện, giúp chuyển
giao công nghệ trong và ngoài nước; Phối hợp với các cơ quan của chính phủ và
các cơ quan khác trong việc bảo tồn năng lượng, phát triển và sử dụng năng
lượng an toàn và bền vững; Thu thập, phân tích và phổ biến các dữ liệu khoa
học và những thông tin về việc triển khai các hạng mục liên quan đến khoa học
công nghệ và môi trường.
Để đảm bảo phát triển bền vững, Chính phủ Thái Lan đã kết hợp các vấn đề
kinh tế và vấn đề môi trường ngay từ khâu lập kế hoạch, tập trung chủ yếu vào
các vấn đề môi trường quan trọng như bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn
chế ô nhiễm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về môi
trường, khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường.
Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là thuỷ sản, rau quả và hàng
dệt may. Hiện nay Thái Lan là một trong số các nước xuất khẩu chủ yếu tôm và
cá hồi vào các thị trường Mĩ, Nhật và EU. Trong ngành nuôi tôm, kể từ tháng
11/1992 nông dân nuôi tôm phải đăng kí với Bộ Hải sản, các trang trại lớn phải
xây dựng khu xử lí nước và các chất thải phải đáp ứng được tiêu chuẩn BOD áp
dụng cho ngành này. Ngoài ra Thái Lan còn thành lập nhiều trung tâm kiểm tra
chất lượng tôm xuất khẩu như dư lượng độc tố, kiểm tra chặt chẽ nguồn thuốc
phòng bệnh được sử dụng.Mặc dầu việc phản đối cấm nhập khẩu cá ngừ từ phía
Hoa Kì đã mang lại kết qủa nhất định, tuy nhiên chính phủ Thái Lan cũng
khuyến khích các ngư dân áp dụng các biện pháp đánh bắt thích hợp để bảo vệ
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 83
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
các loài động vật biển khác như rùa biển. Trong lĩnh vực này, Thái Lan đã có
những chính sách hỗ trợ cho các ngư dân đánh bắt bằng biện pháp thủ công
tránh làm tổn hại đến các sinh vật biển.
Công nghiệp dệt của Thái Lan là một ngành được đầu tư phát triển từ rất sớm.
Mặc dù ngành này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tác hại môi trường
của nó cũng rất lớn. Đó là ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước do sử dụng nhiều loại hoá
chất độc hại ở khâu nhuộm. Để hạn chế ô nhiễm môi trường và vượt qua rào cản
thương mại do việc sử dụng thuốc nhuộm Azo, từ năm 1996, Thái lan đã áp
dụng nhiều biện pháp để xử lí môi trường trong ngành dệt như sử dụng thuốc
nhuộm không chứa Azo. Đáp ứng yêu cầu này hàng dệt may của Thái lan đã có
sức cạnh tranh ở một số thị trường thuộc EU, đặc biệt là Đức.
Ngoài ra, Thái lan còn tham gia nhiều hiệp định quốc tế về môi trường để
được hưởng các ưu đãi tài chính. Việc hạ thấp mức độ sử dụng ODS xuống dưới
mức 0,3 kg / người Thái lan đã được hưởng ưu đãi 10 năm về tài chính do quỹ
quốc tế giúp các nước đang phát triển đầu tiên áp dụng nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả.
Tuy nhiên, do quá chú trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế, coi nhẹ vấn đề bảo
vệ môi trường ở giai đoạn đầu công nghiệp hoá nên hiện tại Thái lan đang đứng
trước một số vấn đề môi trường bức xúc như suy giảm tài nguyên đa dạng sinh
học, ô nhiễm nước, ô nhiễm đô thị. Một số chính sách kinh tế nhằm khuyến
khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đã gây nên tình trạng ô nhiễm .
Nhìn chung, nhờ chính sách mở cửa thông thoáng, cải cách kinh tế theo hướng
thị trường triệt để nên hiện nay Thái Lan đã thu hút được lực lượng xã hội, đặc
biệt là doanh nghiệp vào công tác bảo vệ môi trường.
3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong quá trình công nghiệp hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trường. Một số vấn đề do hậu quả của cơ chế tập trung để lại như chính sách ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng, chính sách hợp tác hoá… Một số khác phát
sinh do quá trình tự do hoá thương mại nhanh chóng. Cụ thể, các nguy cơ thiên
tai như lũ lụt và hạn hán, các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí do sử
dụng các nhiên liệu có chứa nhiều lưu huỳnh dẫn đến mưa axit, ô nhiễm nguồn
nước do khí thải công nghiệp, phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật
hoang dã.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 84
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Để khắc phục những hậu quả môi trường hết sức nặng nề do chính sách hiện
đại hoá trước đây gây ra. Chính phủ Trung Quốc đã xác định mở cửa hội nhập,
phát triển kinh tế thị trường là những định hướng chiến lược không những thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Mở cửa kinh tế giúp Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ tốt hơn
do đó giảm thiểu được ô nhiễm công nghiệp. Cải cách kinh tế thị trường làm
hạn chế sự độc quyền của khu vực kinh tế NhàNước giúp cho các doanh nghiệp
của khu vực này phải đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu.
Do vậy mà tình trạng môi trường được cải thiện rõ rệt. Chính sách về quyền sở
hữu đất trong nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân sử dụng đất, rừng một
cách hợp lí hơn. Hội nhập kinh tế tạo thuận lợi cho Trung Quốc tăng cường hợp
tác quốc tế để bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục các
sự cố môi trường. Việc Trung Quốc gia nhập WTO tạo thêm điều kiện để nước
này điều chỉnh chính sách phù hợp với chuẩn mực quốc tế cả về thương mại lẫn
môi trường.
Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc được triển khai từ đầu thập
niên 90 thế kỉ 20 được thể hiện một cách rõ nét trong Chương trình nghị sự 21
( 1993). Một số nội dung quan trọng liên quan đến thương mại và môi trường
của chiến lược này là phát triển bền vững nông nghiệp, bền vững đa dạng sinh
học, bền vững thương mại. Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở xuất phát
từ mối liên hệ tổng thể giữa môi trường và phát triển, mục tiêu là sự phát triển
điều hoà giữa kinh tế , xã hội, khoa học kĩ thuật với dân số, tài nguyên và môi
trường với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng
tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường,
không những làm cho người Trung Quốc đương đại có thể lấy từ kho tài sản quý
giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời còn để lại cho đời sau môi
trường sinh thái và tài nguyên để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần.
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các
chính sách thương mại và chính sách môi trường của Trung Quốc đảm bảo phát
triển bền vững tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lí xuất nhập khẩu
hạn chế suy thoái môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường để mở rộng xuất khẩu, quản lí lưu thông trong nước. Cụ thể là:
- Quản lí xuất nhập khẩu: Quy chế quản lí xuất nhập khẩu của Trung
Quốc quy định danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến môi
trường như hàng cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập
khẩu theo hạn ngạch. Chẳng hạn, danh mục cấm xuất khẩu quy định bốn nhóm
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 85
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hàng là xương hổ, động vật hoang dã chưa hoặc đã qua chế biến, sừng tê giác,
thuốc phiện và chất gây nghiện, chất nổ; 68 mặt hàng đã qua sử dụng, 54 mặt
hàng quản lí bằng giấy phép. Quy định về danh mục cấm hoặc hạn chế nhập
khẩu của Trung Quốc cũng quy định những đối tượng được phép xuất nhập
khẩu. Quy chế này còn quy định những hạn ngạch một số mặt hàng xuất nhập
khẩu nhậy cảm với môi trường như nông sản, thuỷ sản, hoá chất…
- Kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây ô nhiễm: Để quản lí
xuất nhập khẩu các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, Trung Quốc ban hành
quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu. Các quy định trong
lĩnh vực này gồm (i) Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch (ii) Hàng liên quan đến
an toàn vệ sinh và có yêu cầu đặc biệt bắt buộc kiểm nghiệm, kiểm dịch (iii)
Quy định về chế độ giấy phép an toàn chất lượng (iv) các quy định về vệ sinh y
tế tại cảng, cửa khẩu. Danh mục những mặt hàng thuộc diện kiểm nghiệm, kiểm
dịch được quy định khá cụ thể và chi tiết.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Nhằm nâng cao khả năng
đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông
sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các
doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000… đồng
thời tăng cường kiểm tra giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và
bảo quản hàng xuất khẩu phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ
sở sản xuất , cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu.
Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh ( green food) đã được áp dụng. Để
nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông
nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách Hộp xanh và Hộp vàng
trong nông nghiệp. Đối với nhóm nông sản được hưởng chính sách Hộp xanh,
Nhà nước tăng cường hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ kĩ thuật, cung cấp dịch vụ,
đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm được hưởng chính sách Hộp vàng, Nhà nước
chuyển trợ cấp ở khâu lưu thông sang các khâu liên quan đến quá trình sản xuất ,
chế biến như ưu đãi vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón
năng lượng.
Ngoài ra , Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế
khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để
bảo vệ môi trường trong nước, tăng cường hợp tác giữa các bộ ngành trong vấn
đề bảo vệ môi trường…
Nhìn chung, hệ thống chính sách về thương mại và môi trường của Trung
Quốc tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 86
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của người tiêu dùng, doanh
nghiệp và những người thực thi chính sách về môi trường còn yếu kém, quá coi
trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá
nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách đối
với Trung Quốc.
II. CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Chiến lược bảo vệ môi trường ở nước ta thời kì 2001-2010
Nhận thức được nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế, Đảng và chính phủ đã hết sức coi
trọng công tác bảo vệ môi trường, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng gắn liền
với các nhiệm vụ khác như phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết các
vấn đề xã hội với mục tiêu là góp phần vào phát triển bền vững ở Việt Nam.
Trên cơ sở Hiến pháp nước ta và Luật bảo vệ môi trường, căn cứ vào mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội từng thời kì, Đảng và chính phủ đã chỉ đạo xây dựng
chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam bắt đầu từ
năm 1996. Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giai đoạn
1996-2000 là chương trình đầu tiên đã thu được những kết quả đáng khích lệ,
làm cơ sở cho các chiến lược và chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường
tiếp đó. Cùng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kì 2001-2010, chiến
lược bảo vệ môi trường thời kì này đã được xây dựng và được cụ thể hoá bằng
nhiều chương trình kế hoạch như kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-
2005; Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững; kế hoạch sản xuất sạch,
hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm hội nhập
kinh tế quốc tế; kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học…
Mục tiêu chung và lâu dài của chiến lược bảo vệ môi trường nước ta là xây
dựng đất nước sạch và xanh, tạo điều kiện để đất nước đi theo con đường phát
triển bền vững.
Các quan điểm chỉ đạo của chiến lược BVMT là trong thời kì công nghiệp
hoá hiện đại hoá ởnước ta: “ Coi công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp cảu
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong
đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các cấp,
các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Chính phủ cũng đã cam kết
vận dụng các nguyên tắc và nội dung cơ bản của Chương trình nghị sự 21 vào
điều kiện cụ thể của nước ta:” Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 87
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
tắc chủ đạo kết hợp với xử lí ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên
nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững”. Như vậy, quan điểm chỉ đạo của chiến lược
bảo vệ môi trường nước ta thời kì 2001-2010 dựa trên quan điểm phát triển bền
vững, bảo vệ môi trườnglà sự nghiệp của toàn dân, vấn đề môi trường là vấn đề
mang tính toàn cầu.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 phải được xây dựng dựa
trên những nguyên tắc sau:
- Mục tiêu và nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia không
tách rời mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, mà nó
phải là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, được xây
dựng theo hướng phát triển bền vững.
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phải dựa trên việc phân tích
hiện trạng và dự báo xu thế biến động môi trường của đất nước, trong bối cảnh
công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia phải phù hợp với nguồn lực của quốc gia, được xây
dựng trên cơ sở tiếp thu cac bìa học kinh nghiệm của các nước, thu hút được đầu
tư của nước ngoài và là cơ sở pháp lí cho việc xây dựng các kế hoạch môi
trường quốc gia trung hạn và ngắn hạn.
- Mục tiêu tổng quát: Không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm sự phát triển
bền vững của đất nước.
- Mục tiêu chiến lược: Tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn
đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên và cải
thiện môi trường.
Các mục tiêu cụ thể:
- Phòng ngừa ô nhiễm:
+/ Tăng cường khả năng về quản lí, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải
pháp hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn và chất
thải rắn độc hại; nâng cao nhận thức và kiến thức, cung cấp đầy đủ thông tin về
phòng ngừa ô nhiễm cho toàn cộng đồng.
+/. Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững cho các đô thị , khu công
nghiệp, nông thôn, các vùng sinh thái
+/. Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lí
ô nhiễm môi trường
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 88
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
+/. Đảm bảo thực hiện được tiêu chuẩn về môi trường tiệm cận với tiêu chuất
của các nước tiên tiến trong khu vực
- Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học:
+/ Tăng cường khả năng về quản lí, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải
pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh
học của các hệ sinh thái: rừng, biển, trên cạn, dưới nước.
+/. Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên hiện có như tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản, năng lượng và tài
nguyên đa dạng sinh học,v.v… phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất
nước.
+/. Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái,
nâng tổng thể diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học ( công viên, vườn và
khu bảo tồn quốc gia) lên khoảng 2% diện tích tự nhiên của cả nước.
- Cải thiện môi trường:
+/ Tăng cường khả năng về quản lí, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải
pháp hỗ trợ để tiến tới xử lí triệt để các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây
ô nhiễm nghiêm trọng
+/. Tiến tới thu gom, xử lí về cơ bản chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất
thải bệnh viện và các chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đông
đúc.
+/. Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng, tiến tới đạt mức độ che phủ trên
40 % diện tích cả nước vào năm 2010
+/. Hạn chế sử dụng các hoá chất độc hại như: Phân bón hoá học, thuốc trừ
sâu, các chất bảo quản nông sản, thực phẩm,v.v…
+/. Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo 90% dân số được dùng nước hợp vệ sinh
và các hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lí về cơ bản các khu vực
bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh để lại
và do hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra.
Như vậy, Chiến lược bảo vệ môi trường của nước ta được xây dựng trên quan
điểm phát triển bền vững, có tính đến những tác động của xu thế công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của nước ta trong thời gian tới. Chiến lược
bảo vệ môi trường đã nêu lên những định hướng lớn nhằm giải quyết các vấn đề
môi trường trọng yếu của nước ta. Nhiều nội dung của chiến lược đặt ra các
nhiệm vụ gắn liền phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường như khai thác và bảo
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 89
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
tồn đa dạng sinh học, kết hợp phát triển các ngành, vùng kinh tế với bảo vệ môi
trường, bảo vệ rừng, các vùng đất ngập nước, bảo vệ môi trường nông thôn và
môi trường đô thị. Chiến lược cũng chỉ ra vấn đề môi trường vào việc hoạch
định chiến lược phát triển các ngành kinh tế, nâng cao hợp tác giữa các ngành,
địa phương trong việc bảo vệ môi trường cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết thực
hiện chương trình 21 của thế giới về phát triển bền vững. Căn cứ vào những
nguyên tắc và nội dung phát triển bền vững của chương trình này, Việt Nam đã
xây dựng chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, trong đó tập trung
chủ yếu vào việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu cũng như quốc gia
trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như vấn đề hợp tác quốc
tế về phát triển bền vững, đấu tranh với đói nghèo, thay đổi các mẫu hình tiêu
thụ, dân số và bền vững, đấu tranh với phá rừng, phát triển bền vững vùng núi,
dân số và phát triển bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lí công nghệ sinh
học, sử dụng an toàn các chất độc hại, phát triển bền vững nông nghiệp và nông
thôn , quản lí đại dương, quản lí chất thải, thương mại và môi trường…
2. Chiến lược phát triển hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đến năm 2010
Từ nay đến năm 2010 là thời kì Việt Nam sẽ đẩy mạnh hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế thế giới với việc thực thi các cam kết quốc tế và khu vực : tham gia
AFTA, thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì, đàm phán gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới, kí kết các hiệp định song phương và đa phương
khác. Đồng thời đây cũng là giai đoạn Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế
thị trường theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh như vậy,
thương mại Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Chính phủ cũng đã xác định phát triển kinh tế theo hướng xuất
khẩu là một trong những định hướng quan trọng của Chiến lược phát triển kinh
tế trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Báo cáo của BCH TW Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng đã khẳng định nội dung cơ bản của mục tiêu chiến lược 10 năm tới
là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 90
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
được nâng cao.” Theo đó mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005 là :
“Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá
đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn đinh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc
gia.”
Từ những mục tiêu tổng quát trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra định hướng
phát triển về xuất khẩu, nhập khẩu như sau :
Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết
bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định
cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng
cạnh tranh; tìm kiếm các thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao
chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền
thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới.
Bảng 3: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
91-95 2000 2010 2020
Châu á -Thái Bình Dương 80 50 45 40
Châu Âu 15 25 23 20
Châu Mỹ 2 20 25 30
Châu Phi 3 5 7 10
Dự báo một số nước:
Nhật Bản 28,5 12 22 10
ASEAN 18,0 10 10 10
Trung Quốc 7,4 8 7 6
Đài Loan 5,4 6 5 4
Hồng Kông 4,9 5 4 3
Hàn Quốc 2,2 3 3 3
Liên Bang Nga 2,2 3 4 5
EU 12,0 15 15 15
Mỹ 1,0 8 12 15
Nguồn : Bộ Thương mại, tháng 9/2002
Ngoài ra cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản,
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 91
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần
mềm máy tính,…Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm. Nhóm
hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất
khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%; trong khi đó nhóm hàng công nghiệp
tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp,
tăng bình quân hàng năm 22%. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng
kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%/năm.
Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hàng
năm 15%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm 32,6% tổng
kim ngạch nhập khẩu, tăng bình quân hàng năm 17,2%; nhóm hàng nguyên
nhiên vật liệu chiếm 63,5%, tăng bình quân hàng năm 13,9%; nhóm hàng tiêu
dùng chiếm khoảng 3,9%, bằng 5 năm trước.

Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2000 - 2010 -
2020

2000 2010 2020


Nhóm hàng
KN TT KN TT KN TT

1- Hàng NL thô và sơ chế 6,0 30,0 10, 14,3 20, 10,0


10, 52,5 0 57,1 0 70,0
2- Hàng chế biến sâu
5 40, 140,0
Trong đó:
0
- Dệt - may mặc 15,0 7,1 5,0
3,0 12,5 7,1 10, 5,0
- Nông sản chế biến sâu 5,0 0
2,0 4,3 5,0
- Công nghiệp thực phẩm 5,0 10,
3,0 5,0 4,3 2,5
- Giầy dép 1,0 10, 0
15,7 33,6
- Hàng chế biến sâu khác 0
1,5 17,5 28,6 20,0
3- Dịch vụ ngoại tệ 3,0 5,0
3,5
Trong đó: 17,
5,0 0 7,15 5,0
40,
- Dịch vụ phần mềm máy tính 1,0 5,0 14,3 5,0
20, 0
- Du lịch 1,0 7,5 0 7,15 5,0

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 92
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
- Dịch vụ khác 1,5 10,
100,0 5,0 100,0 0 100,0
20, 10, 20,
Tổng kim ngạch xuất khẩu
0 0 0
5,0 10,
0

70,0
200,0

Nguồn : Bộ Thương mại, 6/ 2003 KN: Kim ngạch (tỷ USD)


TT : Tỷ trọng
3. Dự báo những xu hướng thương mại – môi trường ảnh hưởng đến
phát triển thương mại bền vững
Theo nhận định của các nhà môi trường, xu thế suy giảm chất lượng môi
trường tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều
quá trình phức tạp, trong nước cũng như quốc tế. Một số thách thức về môi
trường trong thời gian tới là:
- Gia tăng dân số và di dân tự do tiếp tục gây ra áp lực cho môi
trường: Những thách thức về dân số của nước ta là rất nghiêm trọng đối với tất
cả các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao
và di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên thiên nhiên và kinh tế kém
phát triển vẫn đang tăng lên, không kiểm soát được. Trung bình trong 10 năm
qua (1989-1999) tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,7%.Với mức tăng trưởng như vậy,
thì theo các dự báo đến năm 2020 số dân nước ta sẽ xấp xỉ 100 triệu người, tức
là phải đảm bảo cuộc sống cho thêm gần 25 triệu người, tương xứng với dân số
nước ta trong năm 1945, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng
tài nguyên khác có xu thế suy giảm, vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu vùng xa
chưa được giải quyết triệt để ( hiện có 1750 xã ở diện đói nghèo). Tất cả những
vấn đề trên là những thách thức nghiêm trọng, gây ra sức ép to lớn đối với cả tài
nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc.
- Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế cùng với việc đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang tác động mạnh lên môi trường.
Quá trình phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp hoá đòi hỏi các nhu
cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lượng môi
trường sống ngày càng xấu đi, nếu không có biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu.
Mặt khác, quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá ở nhiều khu vực, vùng
lãnh thổ lại không quán triệt đầy đủ các quan điểm phát triển bền vững, tức là
chưa tính toán đầy đủ các yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế- xã hội.
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 93
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Theo dự kiến, tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt xấp xỉ 7%/ năm và được duy
trì liên tục đến năm 2010. Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu
GDP tăng gấp đôi thì có nguy cơ chất thải tăng gấp 3 đến 5 lần.
Từ các mục tiêu của kịch bản tăng trưởng kinh tế nêu trên có thể thấy nếu như
trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất và trình độ quản lí sản xuất, quản lí
môi trường không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác,
tiêu thụ tài nguyên năng lượng, dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải gây sức ép lên môi trường.
- Hội nhập quốc tế, du lịch và tự do hoá thương mại toàn cầu sẽ gây ra
nhiều tác động phức tạp về mặt môi trường. Trong nền kinh tế thị trường có tính
đến các yếu tố môi trường và hoà nhập với du lịch, tự do hoá thương mại toàn
cầu, nhất thiết phải xem xét việc thay đổi mẫu hình tiêu thụ, phát triển các sản
phẩm thân thiện với môi trường, chuẩn bị cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải,
năng lượng đồng thời với việc xem xét đồng bộ vấn đề môi trường xã hội, văn
hoá, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp kém. Kiến
thức và nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa được nâng cao
cho các nhà ra quyết định, các nhà quản lí, các doanh nghiệp và cộng đồng. Các
chương trình giáo dục , nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến
hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính
trị và xã hội, cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ môi
trường. Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống gíáo
dục ở các cấp học, bậc học. Các thông tin về môi trường, về chính sách pháp
luật chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng. Tình trạng
này còn kéo dài và sẽ tạo ra rất nhiều phức tạp, nhầm lẫn, sai sót trong việc giải
quyết các vấn đề môi trường ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và
cộng đồng.
- Năng lực quản lí môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện trạng về công
tác quản lí môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu của quản lí
Nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức quản lí hiện nay còn nhiều bất
cập về nhân lực, vật lực và trang bị kĩ thuật và cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa
các bộ/ ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít
và thiếu tập trung, hệ thống chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ, thiếu tính
hệ thống, các chính sách công cụ kinh tế trong quản lí môi trường còn ít được áp
dụng.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 94
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
- Mẫu hình tiêu thụ lãng phí. Phát triển kinh tế đưa lại mức tăng thu nhập,
dẫn đến gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ xa xỉ, nhưng cũng làm gia
tăng thêm lượng chất thải vào môi trường.
Giải quyết các thách thức nêu trên, cần khai thác triệt để các thuận lợi sau:
- Đứng trước những diễn biến xấu của môi trường toàn cầu, cộng đồng quốc
tế và khu vực đều cam kết phối hợp nỗ lực nhằm cải thiện môi trường vì mục
tiêu phát triển bền vững cho cả thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau: cam kết
hỗ trợ các nước chậm phát triển giải quyết vấn đề môi trường sinh thái. Đặc
biệt, các tổ chức tài chính thế giới cũng khuyến khích các dự án đầu tư theo
hướng thân môi trường.Nếu có định hướng đúng và sớm tăng cường năng lực
tiếp thu thì nước ta có thể tranh thủ được các nguồn tài trợ quốc tế giải quyết
các vấn đề môi trường bức xúc và bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia.
- Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế
giới để định hướng phù hợp nhất cho quá trình phát triển, sao cho vừa đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không phải trả giá về môi trường. So với nhiều
nước, nước ta vẫn còn có những lợi thế nhất định về môi trường và tài nguyên
thiên nhiên. Nếu các nguồn tài nguyên đó được sử dụng chuẩn mực và được bảo
vệ đúng quy cách, thì các nguồn tài nguyên này sẽ trở thành một lợi thế trong
cạnh tranh quốc tế, kể cả trước mắt lẫn lâu dài. Cho dù các kĩ năng quản lí kinh
nghiệm tích luỹ trong những năm gần đây sẽ giúp chúng ta có khả năng xác định
các định hướng và lựa chọn đúng đắn hướng phát triển của mình trong thập kỉ
tới đây.
Trên cơ sở định hướng phát triển thương mại, những xu hướng môi trường
của Việt Nam trong thời gian tới có thể dự báo một số xu hướng thương mại-
môi trường của Việt Nam như sau:
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hội nhập sâu hơn vào nền kinh
tế khu vực và thế giới với việc thực hiện các cam kết Khu vực thương mại tự do
ASEAN. Hiệp định thương mại VIệt Nam- Hoa Kì, đàm phán gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới, Khu vực mậu dich tự do ASEAN – Trung Quốc và các hiệp
định thương mại song phương khác. Việc nới lỏng các rào cản thương mại luồng
hàng hoá nhập khẩu từ các nước vào nước ta sẽ gia tăng nhanh chóng. Trong bối
cảnh như vậy, việc kiểm soát ô nhiễm từ bên ngoài là hết sức quan trọng. Nếu
không có những chính sách thương mại và môi trường thích hợp, nguy cơ ô
nhiễm môi trường là rất lớn.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 95
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
- Đẩy mạnh xuất khẩu là một định hướng chiến lược lâu dài để phát triển
kinh tế VIệt Nam trong nhiều thập kỉ tới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 15-
16%/ năm, chúng ta phải khai thác triệt để mọi nguồn lực. Nếu không chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu theo hướng thâm dụng lao động sẽ dẫn
đến việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng kém hiệu
quả các yếu tố đầu vào phục vụ cho xuất khẩu.
- Là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm với môi trường như
nông sản, thuỷ sản, giày da, may mặc, việc mở rộng thương mại quốc tế của
VIệt Nam trong những năm tới sẽ gặp phải những trở ngại do các nước áp dụng
ngày càng nhiều các rào cản môi trường trong thương mại quốc tế. Đáp ứng các
yêu cầu về môi trường của các nước nhập khẩu hàng hoá của ta là một thách
thức to lớn đối với doanh nghiệp VIệt Nam, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để
đáp ứng các yêu cầu này.
- Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN trong những năm tới. Quá trình này sẽ tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị
trường trong nước, xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ,
bùng nổ tiêu dùng. Trong bối cảnh như vậy, chính sách thương mại và chính
sách môi trường phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo phát triển của thị
trường nội địa đồng thời hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động này
gây ra. Báo động gần đây về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, sử dụng
không hợp lí các chất độc hại trong tiêu dùng và kinh doanh, buôn bán động
thực vật quý hiếm, tình trạng các doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi
trường đang đặt ra những thách thức to lớn đối với công tác bảo vệ môi trường ở
nước ta.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐIỀU HOÀ CÂN BẰNG
GIỮA PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
1. Giải pháp và kiến nghị về phía Nhà Nước
1.1 Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà Nước
Hệ thống chính sách quản lí của Nhà Nước thời gian tới cần hướng đến những
nội dung sau:
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 96
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
1/. Nghiên cứu và bổ sung vào danh mục các mặt hàng hạn chế hoặc cấm
xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nguy hiểm đối với môi trường.
Theo Nghị định số 46/2001/QĐ - Ttg ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -2005 ,
Việt Nam đã cấm nhập khẩu 11 nhóm hàng và cấm xuất khẩu 7 nhóm hàng cữ
ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng, sức khỏe cộng đồng, môi trường... như vũ
khí, đạn dược, vật liệu nổ, hóa chất độc, ma túy... Tuy nhiên theo đánh giá của
các chuyên gia thương mại thì danh mục các mặt hàng cấm hoặc hạn chế nhập
khẩu của nước ta còn quá ít so với các nước. Liên Hợp Quốc đã thống kê danh
sách trên 700 mặt hàng mà việc tiêu dùng, sản xuất hoặc thương mại cần phải
được hạn chế và quản lý nghiêm ngặt. Danh sách này còn chưa kể đến các chất
phụ gia thực phẩm độc hại và một số loại dược phẩm đã được đưa vào danh sách
của FAO và WHO. Như vậy để quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu nhất là việc nhập khẩu các hàng hóa nguy hiểm đối với môi trường trước
mắt cần phải nghiên cứu cụ thể hoá rõ các loại hàng hóa trong danh mục các
hàng hóa cấm nhập khẩu và xuất khẩu như nhóm hoá chất độc hại, phụ gia thực
phẩm, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng...
2/. Sửa đổi, bổ sung các sắc thuế và biểu thuế xuất nhập khẩu nhằm làm tăng
độ mở của nền kinh tế, tăng tốc độ hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng
thương mại thế giới, đồng thời vừa khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên vừa ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Chính sách thuế có tác dụng rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Qua
nghiên cứu hệ thống thuế suất xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, em thấy
rằng các chính sách thuế và phi thuế của Việt Nam chưa phát huy hết khả năng
trong việc quản lý và điều tiết việc nhập khẩu. các sản phẩm không thân thiện
với môi trường. Chẳng hạn, hầu hết hàng xuất khẩu có thuế suất bằng 0, trừ một
số tài nguyên như dầu thô một số loại quặng, song mây.
Thuế nhập khẩu gồm 3 loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế
suất ưu đãi đặc biệt, trong đó thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu
có xuất xứ từ nước ngoài hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng
cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi (nhưng không quá 70% so với thuế suất ưu
đãi) và thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất
xứ từ nước ngoài hoặc từ khối nước Việt Nam có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về
thuế nhập khẩu theo các thể chế khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan
hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới. Biểu thuế hiện nay của
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 97
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Việt Nam có khoảng 7.300 nhóm mặt hàng. Mức thuế cao nhất là 100%, áp
dụng cho các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, thấp nhất là 0%, chủ yếu áp dụng cho
các mặt hàng nguyên vật liệu máy móc, thiết bị sản xuất.
Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, Việt Nam cũng sẽ áp dụng thuế
chống bán phá giá đối với các hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam với giá
thấp hơn giá thành sản xuất, hoặc thuế đối kháng đối với những mặt hàng được
nước xuất khẩu trợ cấp giá. Thuế suất bình quân gia quyền của nước ta tuy
không cao hơn so với các nước khác trong khu vực nhưng các mức thuế cụ thể
cho từng loại hàng hoá đều chưa tính đến yếu tố bảo vệ môi trường. Đây là một
trong những kẽ hở cho hàng nhập khẩu thâm nhập vào thị trường Việt Nam,
không loại trừ những mặt hàng mà việc lưu thông, cất giữ, sử dụng, thải bỏ nó
có ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên, không thể giải quyết vấn đề bằng việc
nâng cao thuế suất vì hội nhập thương mại quốc tế đòi hỏi mức thuế còn phải
được hạ thấp hơn nữa. Để giải quyết vấn đề này cần có sự bổ sung trong luật
thuế, trong đó cho phép thu thuế môi trường hoặc phí môi trường.
Hiện tại, hệ thống thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng chưa có mức thuế
suất phù hợp đối với những sản phẩm không thân thiện môi trường cần hạn
chế tiêu dùng. Cụ thể là đối với nhóm hàng hóa chất, biểu thuế của Việt Nam có
tới 264 mặt hàng có thuế suất nhập khẩu bằng 0, thuế suất trung bình của nhóm
hàng này chỉ có 6,2%, sản phẩm nông nghiệp cũng có khoảng 150 sản phẩm
thuế suất 0-5%, thuế suất cho nhóm hàng này là 14,5%.
Nhìn chung, chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa có các điều khoản
cụ thể về môi trường như nhiều nước khác. Các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu
hoặc cần có giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ mới tập trung vào mục
đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, an toàn xã hội, an ninh quốc gia và các giá trị
văn hóa đạo đức truyền thống. Một số những yếu tố trên cũng có ít nhiều liên
quan đến bảo vệ môi trường nhưng nói chung là còn chưa cụ thể và chưa rõ
ràng. So với đanh mục những sản phẩm không thân thiện/hoặc gây ô
nhiễm/hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường được đề cập đến trong các
Hiệp định đa phương về môi trường hoặc các tài liệu liên quan của các tổ chức
quốc tế như UN, FAO, WHO thì danh mục các sản phẩm bị cấm hoặc cần có
giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam còn quá ít và thiếu tính cụ thể trong
quản lý đối với các sản phẩm nguy hại về môi trường đã và đang được các nước
trên thế giới chấp thuận.
3/. Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông trong
nước theo hướng hạn chế nhập khẩu những mặt hàng kinh doanh có điều kiện,
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 98
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
các mặt hàng có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường như xăng dầu, hóa
chất, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... Đồng thời khuyến khích
nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc thiên nhiên như gỗ và các sản phẩm đa
dạng sinh học nhằm làm giảm tình trạng khai thác tài nguyên như hiện nay. Bên
cạnh đó cần phải tăng cường công tác kiểm tra và xử lý ô nhiễm khắc phục tình
trạng vi phạm chính sách lưu thông hàng hóa trong nước, chính sách xuất nhập
khẩu như vận chuyển và lưu thông các mặt hàng làm ô nhiễm môi trường nhập
lậu các giống cây trồng, vật nuôi có mắc bệnh, hoá chất độc hại, xuất lậu động
vật hoang dã... Ngoài ra cũng phải có những quy định chặt chẽ với chế tài
nghiêm khắc để xử lý đối với những cán bộ công chức thông đồng với bọn buôn
lậu, vi phạm quy định và bảo vệ môi trường.
4/. Khuyến khích nhập khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, có
chọn lọc kỹ lưỡng, ưu tiên các công nghệ nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiêm môi
trường và đặc biệt là các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
5/. Kiểm soát chặt chẽ dòng hàng hóa vào-ra các cửa khẩu biên giới về mọi
phương diện như: các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn Tuyệt
đối không cho phép hàng hóa không đủ tiêu chuẩn chất lượng và không đủ tiêu
chuẩn về môi trường ra vào các cửa khẩu biên giới.
6/. Tăng cường hoạt động giám sát và ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm nhập
vào thị trường Việt Nam bằng cả đường mậu dịch chính ngạch, tiểu ngạch và
chợ biên giới, hạn chế đến mức thấp nhất những gian lận thương mại trong quan
hệ mậu dịch biên giới.
7/. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các hành vi buôn bán
hàng giả, hàng kém phẩm chất, các loại hàng cấm lưu thông hoặc bị hạn chế lưu
thông trên thị trường và gây ô nhiễm môi trường.
8/. Xây dựng cơ chế khác chặt chẽ cho các cơ quan thương mại , tài chính, hải
quan và các cơ quan môi trường trong việc quản lý nhập khẩu.
9/. Thu thập và phổ cập thông tin của các nhóm công tác về thương mại và
môi trường của UNCTAD và WTO cho các bộ ngành hữu quan, nhất là các cơ
quan điều hành XNK và các doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về tình hình
buôn bán các sản phẩm có nguy hại đối với môi trường và giải pháp của các
nước, từ đó có đối sách phù hợp cho Việt Nam.
10/. Cần nghiên cứu và khai thác hiệu quả các quyết định của WTO liên quan
đến môi trường như các quy định trong hiệp định nông nghiệp, Hiệp định SPS,

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 99
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)... để đảm bảo có các
công cụ thương mại hữu hiệu, phù hợp với WTO, được các nước công nhận
trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
11/. Tham gia có hiệu quả và thực hiện các Công ước về môi trường để tiến
tới luật hóa các quy định của các công ước này vào chính sách quản lý thương
mại quốc gia. Trong tiến trình này cần chú trọng đến việc xây dựng chương trình
hợp tác kỹ thuật với các cơ quan môi trường nước ngoài và quốc tế để việc đưa
các điều khoản mòi trường (theo các Hiệp định MEA) vào luật hoặc chính sách
thương mại một cách có hiệu quả nhất, tránh những quy định rườm rà gây cản
trở cho thương mại.
1.2 Các giải pháp nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững của các
ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
Chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu trong những năm qua của
Việt Nam đã đạt được những kết quả tết đẹp nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề
môi trường hết sức phức tạp. Đó là việc đảm bảo mở rộng thương mại và bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sinh thái. Như đã đề cập, hàng
xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế, tỷ lệ hàng có
nguồn gốc thiên nhiên tương đối cao như khoáng sản, hàng nông sản, hải sản,
lâm sản... Nếu phát triển sản xuất theo hướng tăng cường khai thác các sản
phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học nêu trên mà không chú trọng công tác bảo
tồn phát triển chúng thì trong tương lai không nhữngnguồn tài nguyên bị cạn
kiệt mà nguy cơ môi trường cũng rất lớn. Bên cạnh đó chính sách đầu tư tràn lan
có nguy cơ làm mất đi tính đa dạng sinh học ở một số vùng công nghiệp hóa
mới. Cho nên theo em mọi cố gắng của chính sách mở rộng thương mại phải
nhằm vào việc bảo vệ sự đa dạng sinh học trong vùng. Những giải pháp được
áp dụng để đảm bảo phát triển thương mại bền vững ở đây là:
1 . Hợp nhất các mục tiêu môi trường vào công tác kế hoạch hóa của quốc
gia, các ngành, các địa phương, đưa vàn dề môi trường vào trong các dự án phát
triển kinh tế, xã hội.
2. Ưu tiên và tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng
cho sản xuất nông và công nghiệp.
3 . Khai thác các điều khoản của Hiệp định TRIMS của WTO để sử dụng linh
hoạt trong việc khuyến khích hỗ trợ các dự án đầu tư vào môi trường.
4. Hỗ trợ nông dân cải thiện cơ chế sản xuất nông nghiệp, giảm sự xuống cấp
của đất đai và chuyển dần sang các phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 100
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
với môi trường. Để các biện pháp hỗ trợ này phù hợp với các quy định của
WTO, không phải là đối tượng cần cắt giảm loại bỏ khi ta tham gia tổ chức này,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thương mại và Bộ Nông Nghiệp & PT
nông thôn trong quá trình hoạch định các biện pháp cụ thể.
5 . Nâng cao giá thành các sản phẩm có chứa các chi phí môi trường để hạn
chế sự sử dụng lãng phí các nguồn lực môi trường.
6. Đưa vào áp dụng "thuế môi trường" và "phí môi trường" để nâng cao tinh
thần trách nhiệm của người sản xuất và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi
trường, khuyến khích các sáng kiến về cải thiện môi trường, đồng thời tạo
nguồn kinh phí cho việc bù đắp và khắc phục những thiệt hại môi trường.
7. Khuyến khích các ngành gây ô nhiễm thành lập quỹ bảo vệ môi trường,
góp phần giảm tác động môi trường của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế,
đồng thời hỗ trợ những dự án đầu tư xử lý ô nhiễm và bảo đảm những yêu cầu
quốc tế về bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch các vùng kinh tế nhằm hạn chế đến mức tối đa việc khai thác
bừa bãi các sản phẩm đa dạng sinh học và có sự phối hợp giữa các cơ quan lập
kế hoạch và nhân dân vùng có tài nguyên trong việc lập quy hoạch.
9. Cần có chính sách hỗ trợ và kiểm soát đặc biệt đối với một số ngành mà
việc phát triển có tác động trực tiếp đến môi trường như nông nghiệp, khai thác
và xuất khẩu thuỷ hải sản, lâm sản, khoáng sản...
1.3 Các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt môi trường góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam
Xu hướng hội nhập đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng nhanh. Để
hội nhập kinh tế các nước đang từng bước tiến tới xoá bỏ các cản trở thương
mại, nhằm thực hiện quá trình tự do. Khi các hạn chế thương mại như thuế quan
thủ tục hành chính trong ngoại thương được nới lỏng thì các tiêu chuẩn, quy
định về kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh thương mại
quốc tế, trong đó đặc biệt quan -trọng là các tiêu chuẩn, quy định về môi trường.
Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của mình nhằm đảm bảo hội nhập và
bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nâng cao chất
lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường đối với sản
phẩm, chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về mặt môi trường để sản phẩm của
mình đủ sức cạnh trên thị trường quốc tế.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 101
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Dưới đây là một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và áp dụng các
tiêu chuẩn và quy định môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa,
vượt qua hàng rào xanh để mở rộng xuất khẩu:
1. Khuyến khích các nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà xuất khẩu áp dụng
Hệ thống quản lý môi trường ISOI4000. Đây sẽ là một trong những tiêu chuẩn
hàng đầu cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường
đồng thời góp phần hạn chế những tác động môi trường do thương mại gây ra.
Trước mắt, cần nghiên cứu áp dụng các vấn đề của Hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14000 tại một số xí nghiệp điểm và sẽ nhân rộng dần ra các đơn vị sản
xuất khác. Đồng thời mở các lớp đào tạo, tập huấn cho các đơn vị đào tạo đội
ngũ chuyên gia tư vấn có đủ trình độ để áp dụng Hệ thống quản lý môi trường,
đào tạo các đánh cơi viên cho việc chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường .
2. Để hội nhập với thương mại khu vực và thế giới, đồng thời bảo vệ môi
trường, cần phải nghiên cứu và khai thác hiệu quả các quy định liên quan đến
môi trường của các tổ chức kinh tế quốc tế mà chúng ta là thành viên hoặc đang
chuẩn bị gia nhập như ASEAN, WTO... nhằm tạo ra các công cụ thương mại
hữu hiệu, được các nước công nhận trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Đồng thời sử dụng linh hoạt các quy định như các điều khoản Hiệp định
TRIMS, hiệp định SPS, hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)
của WTO để khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư vào môi trường.
3. Có hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu, từng bước chuyển
hướng sang sản xuất sạch (Cuan Production) tiến tới phổ cập ISOI4000 cho tất
cả các doanh nghiệp, mở rộng dán nhãn sinh thái cho tất cả các sản phẩm liên
quan đến môi trường. Đây cũng là lĩnh vực Việt Nam cần ưu tiên và nhanh
chóng xây dựng các chương trình hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế liên
quan để đảm bảo các hình thức hỗ trợ trên là có hiệu quả và không trái với các
quy định về trợ cấp của WTO.
4. Sử dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường đối với các
d.oanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả để nâng cao
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường.
5. Các cơ quan chức năng cần phổ biến các thông tin về các tiêu chuẩn môi
trường liên quan tới sản phẩm đồng thời giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn
môi trường của một số nước là bạn hàng của Việt Nam cho các doanh
nghiệp.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 102
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
6. Cần chú trọng đặc biệt trong việc quản lý đối với một số lính vực thương
mại nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến môi trường sau đây:
- Thương mại đối với các sản phẩm từ đa dạng sinh học ( sản phẩm từ các
hệ sinh thái trên đất liền, thuỷ học và biển), các sản phẩm thực vật và động vật
liên quan đến công ước đa dạng sinh học, công ước cấm buôn bán các loài động
vật quý hiếm; Thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc hóa chất độc hại,
các chất thải liên quan đến công ước quản lý, vận chuyển các chất nguy hiểm
xuyên qua biên giới; Thương mại xuất nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ
gây ô nhiễm môi trường;
- Thương mại các chất thải, vật liệu thải, phế thải có nguồn gốc hóa chất
độc hại; Thương mại đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến;
- Thương mại năng lượng, năng lượng hóa thạch, dầu khí, thuỷ điện;
Thương mại khoáng sản liên quan đến môi trường sinh thái đất, nước, rừng.
1.4 Giải pháp về kỹ thuật
1. Quy hoạch lại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến, bán lẻ
xăng dầu, hóa chất, điểm giết mổ, các chợ, khách sạn và các cơ sở sản xuất
thuộc các ngành khác theo hướng tập trung thành các khu công nghiệp, dịch vụ
theo ngành hàng để có phương án tập trung xử lý chất thải, vừa giảm chi phí xử
lý chất thải của từng cơ sở riêng biệt, vừa tránh gây ô nhiễm ở nhiều khu vực
khác nhau.
2. Cải tiến, nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao
hiệu quả của công tác này, góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường.
3 . Thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm bằng các công nghệ sạch ít gây ô
nhiễm hơn hoặc không gây ô nhiễm.
4. Đầu tư công nghệ xử Iý các chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên
cứu thiết kế các thiết bị, dây chuyền công nghệ có th sản xuất trong nước đồng
thời nhập khẩu các công nghệ tiện tiến từ nước ngoài, đảm bảo cho việc xử lý
chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, pha
loãng chất thải.
5. Do những khó khăn về tài chính nên đồng thời với việc trang bị các thiết bị
công nghệ mới, hiện đại cho các ngành sản xuất trong nước vẫn phải xây dựng,
lắp đặt bổ sung các thiết bị chống và xử lý ô nhiễm môi trường cho các thiết bị,
công nghệ hiện có và đang vận hành trong các xí nghiệp sản xuất để từng bước

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 103
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
hạn chế, tiến tới chấm dút việc thải các chất độc hại vào môi trường không khí,
đất và nước.
6. Nhập khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, có chọn lọc kỹ
lưỡng, ưu tiên các công nghệ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm; nâng cao
hiệu quả sản xuất, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.
7. Thu hồi và .tái sử dụng một số chất thải rắn đặc thù trong một số cơ sở sản
xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như các cơ sở dệt may, các nhà máy sản xuất
thuốc lá, cao su...
8. Nghiên cứu khả năng chuyển đổi sang dùng các loại nhiên liệu ít gây ô
nhiễm môi trường. Đây là một trong những hướng di dúng đắn mà nhiều nước
đang hướng tới bởi nếu hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản
xuất sẽ giảm được đáng kể nguồn gây ô nhiễm hiện nay.
9. Thông qua việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thương mại để phân Loại cụ thể mức độ gây ô nhiễm môi
trường của từng cơ sở sản xuất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với
những cơ sở gây ô nhiễm môi trường không thể khắc phục được có thể mạnh
dạn chuyển đổi ngành nghề sản xuất, thay đổi công nghệ mới hoặc thậm chí
buộc phải ngừng sản xuất:.. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm ở mức độ thấp
hơn có thể tìm hướng khắc phục bằng việc cải tiến công nghệ, xây dựng; lắp đặt
hệ thống xử Iý chất thải, thu lệ phí với các hoạt động gây ô nhiễm, đánh thuế
vào một số sản phẩm gây ô nhiễm.
10 Có hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu sản xuất,từng
bước chuyển sang sản xuất sạch, tiến tới phổ cập tiêu chuẩn ISO 14000 cho tất
cả các doanh nghiệp, mở rộng việc dán nhãn sinh thái cho tất cả các sản phẩm
có liên quan đến môi trường.
11 . Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và hợp tác của các tổ chức quốc tế để tận
dụng mặt tích cực của quá trình hội nhập quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi
trường, đồng thời có biện pháp sử dụng các nguồn vốn trợ giúp của nước ngoài
một cách hiệu quả.
1.5 Các giải pháp về giáo dục ý thức cộng đồng
1. Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về môi trường đến
mọi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và
thay đổi sở thích tiêu dùng hàng hóa theo hướng có lợi cho môi trường như ưa
dùng sản phẩm được dán "nhãn hiệu xanh", dùng khí đốt hoặc năng lượng mặt
TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 104
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
trời thay cho việc dùng than hay điện làm nhiên liệu cho sinh hoạt... Chính
người tiêu dùng sẽ là động lực buộc nhà sản xuất phải đầu tư công nghệ, thay
đổi mặt hàng để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng.
3. Không ngừng nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường
nói chung và trong việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học... nói
riêng. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong
nước mà còn thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường
trong khu vực cũng như thế giới, phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt
Nam tham gia.
4. Mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về
vấn đề bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững.
Nâng cao trình độ của cán bộ làm thương mại và đàm phán thương mại
về mối quan hệ giữa thương mại tự do và môi trường, từ đó giúp họ có lý lẽ
đấu tranh vì lợi ích quốc gia trong những cuộc họp và thảo luận quốc tế về
thương mại, hạn chế những quyết định có thể làm thua thiệt đối với-nhà sản xuất
và người tiêu dùng trong nước.
5. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và nhân dân trong việc bảo vệ
môi trường.
6. Có chính sách khuyến khích đối với các cộng đồng, cụm dân cư tuân thủ
đúng các tiêu chuẩn môi trường hoặc có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ
môi trường.
7 . Nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường cho các nhà hoạch định chính
sách và chiến lược phát triển thương mại và tất cả các thành viên trong cộng
đồng.
8. Tìm kiếm thông tin và điều kiện dễ dàng để kiểm nghiệm các sản phẩm bị
cấm trên thế giới và hậu quả môi trường của chúng, đồng thời phổ cập các thông
tin nói trên cho các Bộ, ngành hữu quan, nhất là các cơ quan điều hành xuất
nhập khẩu và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về tình hình buôn bán các sản
phẩm nguy hại đối với môi trường và đối sách của các nước, từ đó tìm ra biện
pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Không những thế, các thông
tin môi trường, cũng cần được phát triển mạnh và truyền tải nhiều hơn nữa tới
các đối tượng có liên quan khác như quần chúng, các nhà sản xuất, các cơ quan
quản lý kinh tế.
Trên đây là một số giải pháp mang tính khuyến nghị với mong muốn góp
phần làm giảm những tác động môi trường do hoạt động thương mại gây ra.

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 105
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
Việc thực hiện các giải pháp một cách triệt để là hết sức khó khăn và cần phải có
sự phối hợp của tất cả các ngành hữu quan và cộng đồng dân cư. Trong điều
kiện chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế thì việc đầu tư tài chính cho
vấn đề bảo vệ môi trường còn rất hạn hẹp, đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, nhân
dân và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững
hôm nay và mai sau.
2. Một số công việc cấp bách của ngành thương mại nhằm góp phần bảo
vệ môi trường trong những năm tới
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới,
chính sách thương mại đóng một vai trò hết sức trọng yếu nhằm thực hiện
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là tâm điểm để giải
quyết vấn đề môi trường trong điều kiện tự do hoá thương mại. Hậu quả ô nhiễm
môi trường trong quá trình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực là bài
học quý báu giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề ngay từ bây giờ, tránh cho những
trả giá lớn về sau nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong mối quan hệ giữa phát triển xuất nhập khẩu với bảo vệ môi trường, cần
khẩn trương tiến hành một số công việc sau:
2.1Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thương
mại
Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thương mại,
tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong các lĩnh vực
cho phép, cũng như tạo ra hàng rào ngăn cấm hoặc hạn chế kinh doanh ở những
lĩnh vực mà Nhà nước không khuyến khích, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi các
doanh nghiệp phải thực sự chú ý đến quyền lợi người tiêu dùng, do đó phấn đấu
cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng ngày một tốt hơn với giá cả hợp lý.
Đó chính là sức ép buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, nâng cấp đầu tư thiết bị
công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với chi phí nguyên liệu
ít nhất. Trong điều kiện ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân được nâng cao
thì xu hướng sử dụng sản phẩm dán nhãn hiệu sinh thái ngày càng tăng sẽ đặt
các doanh nghiệp trước bài toán kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
2.2 Sớm xây dựng các chính sách và vạch ra lộ trình hợp lý để tham gia có
hiệu quả AFTA, WTO và một số tổ chức kinh tế quốc tế khác.
Đây là xu hướng khách quan và tất yếu của quá trình tự do hóa thương mại.
Nhận thực đầy đủ và đúng đắn vấn đề này để có sự hội nhập hợp lý, giải quyết

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 106
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
tốt các vấn đề kinh tế với bảo vệ môi trường, tự do hóa với bảo hộ hợp lý sản
xuất trong nước. Yêu cầu cơ bản của các tổ chức này là tạo ra các khu vực mậu
dịch tự do trên cơ sở giảm dần và tiến đến loại bỏ hàng rào thuế quan và phi
thuế quan giữa các thành viên. Do kinh tế của ta có xuất phát điểm thấp, kinh
nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường còn thiếu, nên hội nhập mà không có sự
chuẩn bị tốt nước ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá có chất lượng thấp,
thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu của các nước có nền kinh tế phát triển hơn, dẫn
đến ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, phá hủy môi trường sinh thái mà chi phí để
tái tạo sẽ khó lường hết được.
2.3 Hoàn chỉnh chính sách xuất - nhập khẩu
Hoàn chỉnh chính sách xuất - nhập khẩu, đặc biệt là chính sách xuất khẩu
hàng nông - lâm - hải sản, chính sách nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ,
hóa chất phục vụ nông nghiệp và một số ngành công nghiệp. Chính sách xuất -
nhập khẩu một mặt đáp ứng được yêu cầu mở rộng, đẩy mạnh công tác xuất
khẩu, phục vụ được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mặt
khác phải góp phần tích cực vào hoạt động bảo vệ môi trường trước mắt cũng
như cho những năm tiếp theo thông qua chính sách và công tác quản lý xuất -
nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường
(như Nghị định thư Montreal, ISO 14000, hiệp định về gỗ nhiệt đới…).
2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác chống
buôn lậu, sản xuất hàng giả, kinh doanh hàng kém chất lượng; làm tốt việc đăng
ký và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa. Đây là mặt trận đấu tranh gay go và phức tạp
được Đảng, Chính phủ và nhân dân hết sức quan tâm. Làm tốt công tác này là
góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn sự ảnh hưởng của
hàng kém chất lượng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
2.5 Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và sự tài
trợ quốc tế
Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và sự tài trợ
quốc tế để nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường trong mối quan hệ với tự
do hóa thương mại cho cán bộ thuộc Bộ thương mại phục vụ cho công tác quản
lý Nhà nước, hoạch định các chính sách thương mại với mục tiêu hướng đến
phát triển bền vững.
Thời đại ngày nay với đặc thù các quan hệ quốc tế phát triển tới mức mà
không có một quốc gia dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào, phát triển cao hoặc

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 107
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
thấp có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ
mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa Việt Nam thành một quốc gia giầu mạnh,
xã hội công bằng văn minh thì không có con đường nào khác là đẩy mạnh hoạt
động thương mại quốc tế trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những
hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt, hợp lý.
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, chúng ta cũng sẽ phải đối đầu
với một vấn đề mang tính toàn cầu là bảo vệ môi trường sinh thái. Trước xu thế
ngày càng yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường, cuối cùng con người cũng
đã nhận thức được sự cần thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng môi
trường sống đi đôi với phát triển kinh tế.
Hoà hợp chính sách thương mại - tâm điểm của hệ thống chính sách kinh tế -
với các chính sách môi trường trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa sẽ là
cách hữu hiệu để điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển thương mại quốc tế và
bảo vệ môi trường, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
3. Một số việc mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tiến hành
3.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn về môi trường
trong việc sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra thị trường quốc tế. Cần
phải khẳng định rằng đây là nhu cầu thiết thân của doanh nghiệp, xuất phát từ
lợi ích của chính các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tại các nước đang phát
triển thường cho rằng chi phí môi trường do không nằm trong giá cả cấu thành
nên sản phẩm nên thường làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa.
3.2. Nghiên cứu khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO
14000, các tiêu chuẩn về môi trường của thị trường nhập khẩu. Mỗi ngành nghề
có những tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường riêng mà các doanh nghiệp phải
chủ động tìm hiểu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta thường là nông sản,
thủy sản, dệt may, da giầy… Các ngành này đều phải tuân theo các yêu cầu về
môi trường.
3.3. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ các doanh nghiệp nên dần dần
đầu tư, định hướng cho việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất các sản
phẩm xuất khẩu hay chủ động đầu tư áp dụng công nghệ thân thiện với môi
trường.
3.4. Không ngừng cập nhật thông tin về các văn bản pháp quy mà Nhà
nước ban hành đối với các doanh nghiệp quy định về vấn đề bảo vệ môi trường

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 108
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
để có thể thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc tránh làm tổn hại đến
môi trường.
3.5. Tìm hiểu các thông tin về giải quyết tranh chấp thương mại liên
quan đến môi trường. Trong cơ chế WTO, đây là nhiệm vụ của Chính phủ.
Song muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp, trao đổi thông tin đầy đủ giữa
kênh doanh nghiệp - hiệp hội ngành nghề - Chính phủ.

KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường là một trong những mối quan
hệ phức tạp nằm trong quan hệ giữa thương mại, môi trường và phát triển bền
vững. Trong thời đại ngày nay, khi vấn đề khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh
tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu thì vai trò của xuất nhập khẩu ngày càng
tăng lên. Xuất nhập khẩu góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế nhưng mặt
khác, xuất nhập khẩu trong chừng mực nào đó cũng tác động tới môi trường.
Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong
những vấn đề lớn của các quốc gia, nhất là đối với những nước đang phát triển
như Việt Nam.
Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa kinh tế, hoạt động
xuất nhập khẩu nước ta đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, đóng góp ngày
càng nhiều vào sự nghiệp đổi mới chung của cả nước. Tuy nhiên, các hoạt động
xuất nhập khẩu trong điều kiện tự do hoá đang có nguy cơ làm tăng thêm ô
nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Đó là nguy cơ ô
nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên
liệu phế thải, hàng hoá kém chất lượng không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh
môi trường; khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên vì mục đích thương mại
như chặt phá rừng, khai thác lậu các loại gỗ quý, săn bắn các loài thú quý hiếm,
đánh bắt thuỷ hải sản theo lối huỷ diệt, khai thác trái phép các loại khoáng
sản…
Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối
chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là
cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 109
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm này phải được thể hiện
trong giải quyết mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường.
Em tin tưởng rằng, các nhà quản lí, hoạch định chính sách , các doanh nghiệp
cũng như mọi người dân sẽ bàn bạc, kết hợp trao đổi, học tập kinh nghiệm nước
ngoài, để cùng nhau tìm ra những giải pháp đúng trong áp dụng thương mại
quốc tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Mục đích là tăng cường xuất nhập
khẩu, hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, phát triển kinh tế song
song với bảo vệ môi trường, đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Cách đây rất lâu, Antoine de Saint Expery đã nói: “ Những người dân Masai
luôn luôn nhắc nhở rằng chúng ta vay mượn Trái đất của con cháu chúng ta
và chúng ta có nghĩa vụ phải trả lại cho chúng trái đất ở trạng thái tốt.”
Mong rằng, tất cả mọi người chúng ta trở thành những người Masai…

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 110
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ MÔI TRƯỜNG1
1. Những vấn đề lí luận chung1
1.1 Khái niệm môi trường1
1.2 Thành phần môi trường2
1.3 Tính chất môi trường3
1.4 Một số khái niệm liên quan đến sự biến đổi môi trường3
2. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường4
2.1 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển thương mại quốc tế trên
cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái5
2.2 Bản chất của mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường8
3. Các quy định về môi trường trong thương mại quốc tế10
3.1 Quy định về môi trường của tổ chức thương mại quốc tế WTO10
3.2 Những điều khoản về thương mại trong các hiệp định môi trường đa
biên MEAs15
3.3 Quy định về môi trường trong ISO 1400017
3.4 Quy định về môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam19
3.4.1 Khái quát về các chính sách thương mại và chính sách môi
trường19
3.4.2 Chính sách thương mại và môi trường trong việc hạn chế và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động nhập
khẩu23
3.4.3 Chính sách thương mại và môi trường trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu và bảo vệ môi trường28

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 111
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN31
1.Tổng quan về môi trường thế giới và Việt Nam31
1.1 Tổng quan về môi trường thế giới31
1.1.1 Biến đổi khí hậu31
1.1.2 Suy giảm ôzôn tầng bình lưu32
1.1.3 Tăng khối lượng Nitơ32
1.1.4 Các rủi ro hoá chất33
1.1.5 Các thiên tai33
1.1.6 Đất, rừng và đa dạng sinh học33
1.1.7 Nước ngọt34
1.1.8 Biển và các khu vực ven biển34
1.1.9 Khí quyển35
1.1.10 Các tác động đô thị35
1.2 Hiện trạng môi trường Việt Nam35
1.2.1 Khí quyển và khí hậu35
1.2.2 Môi trường đất35
1.2.3 Môi trường nước lục địa36
1.2.4 Môi trường nước vùng biển ven bờ37
1.2.5 Rừng37
1.2.6 Đa dạng sinh học38
2. Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên39
2.1 Tác động tiêu cực của hoạt động xuất khẩu41
2.1.1 Ảnh hưởng của việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp tới môi trường41
2.1.2 Ảnh hưởng của việc khai thác, chế biến thuỷ , hải sản xuất khẩu
tới môi trường44
2.1.3 Ảnh hưởng của việc săn bắt, buôn bán và xuất lậu động vật quý
hiếm tới môi trường47

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 112
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
2.1.4 Ảnh hưởng cả hoạt động khai thác, buôn bán lâm sản tới môi
trường49
2.1.5 Ảnh hưởng của việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản tới môi
trường50
2.2 Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu đối với môi trường53
2.2.1 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng thiết bị, công nghệ
cũ tới môi trường53
2.2.2 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng phương tiện giao
thông đến môi trường56
2.2.3 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu tới môi
trường59
2.2.4 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu, lưu thông hoá chất tới môi
trường62
3. Những vấn đề nổi cộm cần rút ra63
3.1 Về xuất khẩu64
3.2 Về nhập khẩu62
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU GẮN
VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG68
1. Kinh nghiệm phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo v ệ môi
trường của một số nước68
1.1 Kinh nghiệm của Hoa kì72
1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan75
1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc77
2. Chiến lược của Đảng và Nhà Nước ta về hoạt động xuất nhập khẩu và
bảo vệ môi trường79
2.1 Chiến lược bảo vệ môi trường ở nước ta thời kì 2001-201079
2.2 Chiến lược phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đến năm
201083

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 113
Kho¸ luËn tèt nghiÖp T¸c ®éng cña ho¹t ®éng xuÊt
nhËp khÈu ®Õn m«i trêng
2.3 Dự báo những xu hướng thương mại- môi trường ảnh hưởng đến
phát triển thương mại bền vững85
3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm điều hoà cân bằng giữa phát triển xuất
nhập khẩu và bảo vệ môi trường89
3.1 Giải pháp về phía Nhà Nước89
3.1.1 Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước
89
3.1.2 Các giải pháp nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững của
các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam92
3.1.3 Các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt môi trường
góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam93
3.1.4 Giải pháp về kĩ thuật95
3.1.5 Các giải pháp về giáo dục ý thức cộng đồng96
3.2 Một số công việc cấp bách của ngành thương mại nhằm góp phần bảo
vệ môi trường trong những năm tới98
3.2.1 Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
thương mại98
3.2.2 Sớm xây dựng các chính sách và vạch ra lộ trình hợp lí để
tham gia có hiệu quả AFTA, WTO và một số tổ chức kinh tế
quốc tế khác98
3.2.3 Hoàn chỉnh chính sách xuất nhập khẩu99
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường99
3.2.5 Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và
sự tài trợ quốc tế99
3.3 Một số việc mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tiến hành
100
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TrÇn Minh Hoµng - Líp A14 - K38D - §¹i häc Ngo¹i th¬ng - - 114

You might also like

  • Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    Document65 pages
    Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Chuong 1
    Chuong 1
    Document4 pages
    Chuong 1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • LỜI mỞ ĐẦU
    LỜI mỞ ĐẦU
    Document2 pages
    LỜI mỞ ĐẦU
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Truyen Hinh Tuong Tac
    Truyen Hinh Tuong Tac
    Document26 pages
    Truyen Hinh Tuong Tac
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM3
    TTHCM3
    Document16 pages
    TTHCM3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT5
    CNTT5
    Document137 pages
    CNTT5
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM1
    TTHCM1
    Document9 pages
    TTHCM1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM2
    TTHCM2
    Document6 pages
    TTHCM2
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT4
    CNTT4
    Document100 pages
    CNTT4
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Document17 pages
    Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Nguyen Van Thanh
    100% (2)
  • CNTT6
    CNTT6
    Document148 pages
    CNTT6
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT7
    CNTT7
    Document71 pages
    CNTT7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT3
    CNTT3
    Document43 pages
    CNTT3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 13
    DVDL 13
    Document64 pages
    DVDL 13
    duc_truong_6
    0% (1)
  • DVDL 14
    DVDL 14
    Document46 pages
    DVDL 14
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 10
    MT 10
    Document37 pages
    MT 10
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL7
    DVDL7
    Document53 pages
    DVDL7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 15
    DVDL 15
    Document63 pages
    DVDL 15
    duc_truong_6
    100% (5)
  • Xulychat Thairan Doc 4977
    Xulychat Thairan Doc 4977
    Document30 pages
    Xulychat Thairan Doc 4977
    linkin_snake_girl
    No ratings yet
  • MT 7
    MT 7
    Document25 pages
    MT 7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 9
    MT 9
    Document22 pages
    MT 9
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 1
    MT 1
    Document90 pages
    MT 1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL6
    DVDL6
    Document88 pages
    DVDL6
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 7
    MT 7
    Document25 pages
    MT 7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 5
    MT 5
    Document13 pages
    MT 5
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 3
    MT 3
    Document65 pages
    MT 3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 4
    MT 4
    Document57 pages
    MT 4
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    Document66 pages
    Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    BAO008
    No ratings yet
  • BNH2
    BNH2
    Document85 pages
    BNH2
    duc_truong_6
    No ratings yet