You are on page 1of 6

TIỂU LUẬN

TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một hệ thống các quan điểm lý


luận được rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tếở Việt Nam từ
ngay trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là sau khi giành
độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là sự kế thừa và nâng
cao những giá trị trong tư tưởng xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất của dân
tộc Việt Nam cùng những tinh hoa của tư tưởng kinh tế nhân loại mà cốt lõi là
Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản về quản lý kinh
tế của quá trình phát triển đất nước từ sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu tiến
lên xây dựng CNXH với cơ cấu kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến,
không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc và xây dựng
CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy không nghiên cứu, biên soạn và viết những
sách chuyên đề về phát triển kinh tế nhưng trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, lãnh đạo nhân dân, Người luôn đặc biệt coi trọng tới việc chăm lo tới
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí
Minh là hệ thống tư tưởng kinh tế mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Khi chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Bác Hồ, một
số người cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung cho việc lãnh đạo
giành độc lập dân tộc, nghiên cứu tư tưởng của Người về kinh tế là một vấn
đề khó, nhất là cách tiếp cận vấn đề. Chúng tôi cho rằng: Nếu nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế một cách thuần tuý "Kinh tế - có nghĩa là, nếu
chúng ta đem các qui luật kinh tế về "giá trị", "về "hàng hoá", về "thị
trường"… thuần tuý máy móc và "lý thuyết" thì rất khó có cách tiếp cận. Vấn
đề là: cần phải xuất phát từ tính nhân văn, nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong giải quyết các vấn đề kinh tế gắn với văn hoá - xã hội, gắn với dân

1
tộc, con người thì sẽ thắp sáng rõ tư tưởng về kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.

Chúng ta nhớ lại, trước khi từ biệt chúng ta, trong di chúc. Bác viết "…
Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước
nhàđược hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…". Tư tưởng về con người,
vì con người với những nhu cầu tối thiểu làăn, mặc, ở, học hành cùng với
những quyền lợi tinh thần cao quí là dân tộc độc lập, nhân dân tự do, xã hội
dân chủ… không phải chỉ lúc bấy giờ, mà mãi mãi về sau, tất cả chúng ta, tất
cả mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới này đều hướng tới vàđều mong ước
được như vậy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng mọi hoạt động của toàn xã hội là vì
con người, phát triển kinh tế làđể nâng cao đời sống của nhân dân, vì lợi ích
của nhân dân, điều này được thể hiện rõ qua những vấn đề:

+ Mục đích, mục tiêu cao nhất của hoạt động kinh tế

+ Biện pháp đểđạt tới mục đích

+ Kết quảđạt được trong thực tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mục đích bao trùm, xuyên suốt của mọi
đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước là nâng cao đời sống
nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển toàn xã hội. Về lâu dài, đường lối chính
sách kinh tế phải làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Người nói: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chếđộ
dân chủ nhân dân lên CNXH bằng phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân
CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với
công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, làm cho
dân giàu, nước mạnh.

Trong mỗi thời điểm khác nhau của quá trình cách mạng, mục tiêu kinh
tếở mỗi thời kỳ cũng cần đặt ra cho phù hợp với điều kiện và khả năng của

2
nền kinh tế quốc dân. Người nói: Kinh tế như nước, đời sống như thuyền,
nước dâng thì thuyền lên.

Trong điều kiện kinh tế nước nhà, với điểm xuất phát thấp: Từ một
nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, đời sống nhân
dân tăm tối và thấp kém, những nhu cầu thiết yếu của nhân dân vềăn, ở, mặc,
đi lại được quan tâm hàng đầu. Chúng ta nhớ lại nạn đói năm 1945 với hàng
triệu người chết đói, bỏ nhà bỏ cửa… thì mục tiêu cho nền kinh tế lúc ấy phải
rất thiết thực và cụ thể là: "Chống giặc đói và giặc dốt"… Sau đó thì những
mục tiêu khác dần dần được đáp ứng… Mục đích, phương châm của đường
lối, chính sách kinh tế Hồ Chí Minh là: Làm cho người nghèo đủăn, người
đủăn trở thành người khá, giàu, người khá, giàu thì giàu thêm…, xã hội ngày
càng phải phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân. Đó cũng
chính là sự phản ánh bản chất tốt đẹp bản chất của CNXH, thể hiện kết quả
mà nhân dân ta đã giành được trong công cuộc xây dựng CNXH. Mục đích
này thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và
quản lý kinh tế.

Tư tưởng độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại
ở vấn đềđấu tranh cách mạng, đánh đuổi thực dân, đế quốc xâm lược giành
độc lập mà cốt lõi là: Phải xây dựng cho được một nền kinh tế tự chủ, tự
cường độc lập theo phương châm là: "lấy sức ta giải phóng cho ta".

Tư tưởng ấy được thể hiện ngay trong "Tuyên ngôn độc lập" của Bác
Hồ.

Người viết: "… dân tộc ấy phải được tự do, dân tộc ấy phải được độc
lập, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mệnh và của cải để giữ gìn quyền hưởng tự do - độc lập ấy…"

Để xây dựng một nền kinh tếđộc lập tự chủ, người chủ trương:

- Thủ tiêu các đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp và tay sai.

3
- Ra sức bồi dưỡng sức dân, cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho
nhân dân.

- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế về mọi mặt.

Xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ làđiều kiện tiên quyền, là nhân tố
cơ bản, vững vàng nhất bảo đảm cho chúng ta giữ vững được nền độc lập - tự
do của dân tộc, xoá bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước khác, vàđó cũng làđiều
kiện đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân lao động.

Tuy nhiên theo Hồ Chí Minh, một nền kinh tế tự chủ không có nghĩa là
một nền kinh tế "đóng" mà phải tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
Bác Hồ chỉ ra rằng: Nguyên nhân quan trọng gây nên sự suy yếu của các dân
tộc Phương Đông là do học đơn độc, không có sự liên hệ của các nước với
nhau. Vì vậy, để phát triển đất nước, xây dựng nền kinh tế vững mạnh cần
phải mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.

Mục đích là: "Để người lao động Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam tiếp
cận cái mới, cái tiên tiến, để kinh tế phát triển tốt hơn".

Nguyên tắc là: Độc lập, không can thiệp và cùng có lợi.

Phương châm là: Hợp tác nhiều mặt, làm bạn với mọi nước dân chủ,
không gây thù oán với ai.

Trong quá trình cách mạng, Người luôn giữđường lối: "kháng chiến -
kiến quốc", phát huy mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân phát
triển kinh tế và cùng đóng góp với Chính phủ trong công cuộc đấu tranh
giành độc lập, tự do và xây dựng nước nhà. Ngay từ những ngày đầu độc lập
cho đến sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Bác Hồ luôn khẳng định về sự tồn
tại của 5 thành phần kinh tế, chức năng và tác dụng cụ thể của từng thành
phần trong nền kinh tế quốc dân - Người chủ trương chính sách kinh tế:
"Công tưđều có lợi; chủ thợđều có lợi; công - nông giúp đỡ nhau; lưu thông
trong ngoài".

4
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là huy động và tạo điều kiện
phát huy cao độ sức sản xuất xã hội cho nền kinh tế, nhằm xoá bỏ "nghèo nàn
và lạc hậu", đưa nước ta đạt được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.

Trong quá trình thực hiện cách mạng ruộng đất, do có những sai lầm,
khuyết điểm, trước Đảng, trước quôc dân đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhận khuyết điểm và khóc. Đây chinh là thể hiện bản chất nhân văn trong tư
tưởng kinh tế của Bác. Mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, mọi chính
sách được đặt ra, nhất là những chính sách kinh tếđều cần phải phù hợp và vì
con người, nếu chính sách ấy sai lầm, khuyết điểm, dẫn tới làm ảnh hưởng
đến đời sống, sinh mệnh chính trị và tính mệnh con người đều làm cho Bác
thấy ân hận vàđau lòng. Tự Người và Người yêu cầu, đòi hỏi một Đảng cầm
quyền, mọi cán bộ, Đảng viên đều phải thấu suốt tinh thần ấy, tư tưởng ấy
trong lãnh đạo phát triển kinh tếđất nước.

Ngay cả trong mối quan hệ kinh tế giữa ba ngành: Nông nghiệp - Công
nghiệp và Thương nghiệp. Bác Hồ cũng luôn đặt vấn đề trung tâm là phải vì
con người: Thương nghiệp là trung gian, đưa sản phẩm công nghiệp đến tận
tay người nông dân, đưa sản phẩm nông nghiệp đến tay người công nhân,
công nghiệp phải liên minh và giúp đỡ nông nghiệp cũng như người công
nhân giúp đỡ, hỗ trợ nông dân và ngược lại. Trong môi quan hệ giữa sản xuất
và tiết kiệm Người chỉ rõ: "Mức sống với sản xuất ví như là thuyền với nước,
nước cao thì thuyền lên cao"; sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, sản xuất mà
không tiết kiệm thì khác nào như "gió và nhà trống".

Người chỉ rõ: "… Tiết kiệm là phải sử dụng có hiệu quả sức người, sức
của cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân".

Cùng với vấn đề tiết kiệm, Bác Hồ luôn nhắc nhở phải kiên quyết
chống quan liêu, tham ô, lãng phí, Người đặt ra yêu cầu cho cán bộ là phải:

5
"Cần - Kiệm - Liêm - Chính. Trí - Công - Vô tư". Người căm ghét thói quen
quan liêu, tham ô, lãng phí, coi đó là sự "đục khoét" của cải, tài sản của nhân
dân, của Nhà nước, là xâm hại tới quyền lợi, lợi ích của người lao động, của
toàn thể nhân dân, cần phải kiên quyết tránh và kiên quyết nghiêm trị những
cán bộ vi phạm.

Đồng thời Bác Hồ luôn đặt vấn đề phải nêu cao công tác bồi dưỡng, đào
tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế: "Vừa hồng, vừa chuyên", chăm lo củng cố,
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi, có tâm, có tầm, có tri thức và trí
tuệđể xây dựng và phát triển đất nước.

Với mục đích cao cả là vì con người, hướng mọi quyền lợi tốt đẹp nhất
cho con người, tất cả vì mục tiêu đem lại sựấm no, hạnh phúc cho con người -
tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Nền kinh
tế- xã hội vì con người là nền kinh tế mà tât cảđều hướng tới và mong muốn
đạt tới. Đểđạt được mục đích ấy phải phát huy và huy động mọi nguồn lực xã
hội đểđẩy mạnh và giải phóng sức sản xuất xã hội, phải đẩy mạnh sự nghiệp
CNH-HĐH. Đối với chúng ta cần đổi mới đồng bộ và toàn diện, phấn đấu cho
mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh, chính
là thực hiện tư tưởng nhân văn kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một nền
kinh tế phát triển là nền kinh tế vì con người, nhằm để giải phóng con người.

You might also like

  • Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    Document65 pages
    Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • LỜI mỞ ĐẦU
    LỜI mỞ ĐẦU
    Document2 pages
    LỜI mỞ ĐẦU
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Chuong 1
    Chuong 1
    Document4 pages
    Chuong 1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT6
    CNTT6
    Document148 pages
    CNTT6
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT3
    CNTT3
    Document43 pages
    CNTT3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Truyen Hinh Tuong Tac
    Truyen Hinh Tuong Tac
    Document26 pages
    Truyen Hinh Tuong Tac
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Document17 pages
    Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Nguyen Van Thanh
    100% (2)
  • CNTT7
    CNTT7
    Document71 pages
    CNTT7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM3
    TTHCM3
    Document16 pages
    TTHCM3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM1
    TTHCM1
    Document9 pages
    TTHCM1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT4
    CNTT4
    Document100 pages
    CNTT4
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT5
    CNTT5
    Document137 pages
    CNTT5
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 7
    MT 7
    Document25 pages
    MT 7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 13
    DVDL 13
    Document64 pages
    DVDL 13
    duc_truong_6
    0% (1)
  • DVDL 15
    DVDL 15
    Document63 pages
    DVDL 15
    duc_truong_6
    100% (5)
  • DVDL7
    DVDL7
    Document53 pages
    DVDL7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 14
    DVDL 14
    Document46 pages
    DVDL 14
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 10
    MT 10
    Document37 pages
    MT 10
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 2
    MT 2
    Document114 pages
    MT 2
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 7
    MT 7
    Document25 pages
    MT 7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Xulychat Thairan Doc 4977
    Xulychat Thairan Doc 4977
    Document30 pages
    Xulychat Thairan Doc 4977
    linkin_snake_girl
    No ratings yet
  • MT 9
    MT 9
    Document22 pages
    MT 9
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 5
    MT 5
    Document13 pages
    MT 5
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 1
    MT 1
    Document90 pages
    MT 1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 4
    MT 4
    Document57 pages
    MT 4
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL6
    DVDL6
    Document88 pages
    DVDL6
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 3
    MT 3
    Document65 pages
    MT 3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    Document66 pages
    Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    BAO008
    No ratings yet
  • BNH2
    BNH2
    Document85 pages
    BNH2
    duc_truong_6
    No ratings yet