You are on page 1of 3

Bản chất của thơ là tình cảm, nên thơ trước hết được cảm nhận bằng trực

giác. Khi ta nghe (hay đọc) ba bài thơ nầy, qua trực giác, ta cảm thấy như
chính ta cũng có những xúc động như tác giả hoặc đã có lần ta cũng muốn
thốt ra những lời tương tự

Đề bài Thu điếu là mùa thu đi câu, sau cảnh sóng gợn, lá vàng bay theo gió
của mùa thu, thì tâm tình của nhà thơ đã lơ lửng gửi vào các tầng mây, đã
cảm thấy vắng teo qua ngõ trúc, để quay trở về đề mà than rằng "ôm cần
lâu chẳng được!".

Đề bài Thu ẩm là mùa thu uống rượu, sau cảnh khói nhạt trên giậu, bóng
trăng loe trên ao của mùa thu, thì tâm tình nhà thơ vấn vương theo các câu
hỏi "trời, ai nhuộm mà xanh ngắt?", "mắt, ai viền mà đỏ hoe?" để quay trở
về đề mà than rằng "bình thường giỏi uống rượu, mà sao nay vài chén đã
say nhè!".

Đề bài Thu vịnh là cảm hứng trước mùa thu mà làm thơ. Sau cảnh khói
phủ trên nưóc biếc, trăng xuyên qua song cửa của đêm thu, thì tâm tình nhà
thơ dẫn khởi theo "hoa năm ngoái", "ngỗng nước nào?" để rồi quay trở về
đề mà than rằng "toan làm thơ mà thẹn với Đào Tiềm, một thi hào xưa
chán cảnh lòn cúi của quan trường, đã từ chức về vườn, làm bài "Qui khứ
lai từ" nổi danh tuyệt tác.

nhà thơ Yên Đỗ đã trình bày cảnh thu quen thuộc thường ngày ấy, qua tất
cả các đặc tính hằng hữu của mùa thu: Mùa thu là mùa của gió heo may,
của trời xanh, trăng sáng, là mùa lá rụng, là mùa côn trùng sinh sản, đêm
tối đốm lập lòe đầy vườn, mùa thu là mùa nước ấm hơn đất và khí trời, nên
bốc hơi lên như khói tỏa (vì nước bao giờ cũng lạnh hay nóng lâu hơn đất
và khí trời), mùa thu còn là mùa hoa cúc nở, là mùa chim trời bay tìm nơi
ấm áp, tránh lạnh mùa đông... Phải là người đã sống và hòa mình thật sự
với cảnh vật đồng quê Việt Nam như Nguyễn Khuyến mới có thể cô đọng
tất cả các nét đặc thù của mùa thu, để dồn vào ba bài thơ "Đường luật" chật
hẹp như thế được.
Nh ưng đ ằng sau s ự rung đ ộng c ủa tr ái tim thi nh ân tr ư ớc c ảnh thu l à
m ột n ỗi t âm t ình l ớn lao, 1 t âm s ự kh ông th ể chia s ẻ v ới ai m à ch ỉ c
ó th ể g ửi g ắm qua nh ững v ần th ơ.

Phải chăng đó là tâm sự của một bại thần, vì tuổi già, sức yếu mà đành
khoanh tay trước nạn nước mất nhà tan. Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ đầu
năm 1864, đến năm 1871, đỗ đầu thi Hội và thi Đình (tam nguyên), làm
quan đến chức Bố Chánh, Tổng Đốc... Gặp lúc quân Pháp đánh chiếm
Nam Kỳ, Bắc Kỳ, rồi Hà Nội và Huế lần lượt thất thủ, triều đình ký hòa
ước nhận quyền bảo hộ của Pháp, Nguyễn Khuyến liền lấy cớ đau mắt
nặng mà cáo quan về hưu năm 1885, giả ngu, giả dại để khỏi bị Pháp ép ra
làm quan:

Trong thiên hạ có anh giả điếc


Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây...

Vận nước đã cùng, Nguyễn Khuyến chỉ còn biết tìm lẫn quên trong các
thuyết Lão Trang, trong đời sống xóm làng, trong cảnh thanh nhàn giữa
cảnh vật thiên nhiên, và thường ký gửi tâm sự mình vào những vần thơ
bằng chữ nôm.

Thu Điếu: Ở đây, sóng ao thu hơi gợn tí: Phải chăng phong trào Cần
Vương ngày một yếu dần. Lá vàng theo gió bay vèo: Vua Tự Đức, người
cương quyết kháng chiến đến cùng, đã băng hà. Mây lơ lửng: Vua Hàm
Nghi bị lưu đày. Ngõ trúc khách vắng teo: Trong nước người hiền tài ngày
một hiếm. Ôm cần lâu chẳng đặng: Như Lã Vọng đi câu chờ thời mà tuổi
già sức yếu e không còn sức đợi lâu được.

Thu Ẩm: Đêm khuya mùa thu, chỉ có bóng trăng loe, ánh đốm lập lòe,
khói nước nhợt nhạt: Tình trạng nước nhà nhiễu nhương đen tối. Ai nhuộm
mà trời xanh ngắt?: Ai kiềm chế các vua đương thời? Không ai viền, sao
mắt lại đỏ hoe: Vì đâu mà khóc? Có tiếng giỏi rượu mà sao mới vài chén
đã say nhè? Xưa có câu "Túy bất tại tửu, tại hồ thiên địa chi gian", say
không phải tại rượu mà tại nơi khoảng giữa trời đất giang sơn nầy. Hơn
nữa, "thu ẩm hoàng hoa tửu" là một trong bốn cái thú hưởng nhàn thanh
tao của người xưa (2), sao lại uống đến say nhè, cho mắt đỏ hoe?

Thu Vịnh: Trời xanh thẳm, gió heo may, nước biếc, trăng sáng: Tất cả
cảnh vật mùa thu đã gợi niềm cảm hứng. Hoa năm ngoái: Nhìn cúc nở, nhớ
những ngày qua. Nghe ngỗng trên trời kêu: Có phải tin tức các nhà cách
mạng lưu vong từ nước nào bên ngoài nhắn về chăng? Cảm hứng trước
mùa thu, Nguyễn Khuyến toan làm thơ vịnh cảnh, mà thẹn với người xưa,
vì trước nạn xâm lăng, đã không làm gì được để cứu nước, sao còn bày trò
ngâm vịnh làm gì cho thêm xấu hổ!

Và dẫn khởi xa hơn nữa: Bầu trời thu bao la, nước ao thu trong veo, người
đi câu bé nhỏ thu hình trên chiếc thuyền tí hon: Có sự tương phản trước cái
vô cùng của Trời Đất với cái mong manh về hình hài, làm cho ta phải suy
gẫm về thân phận con người trước không gian và thời gian vô tận của vũ
trụ. Nhìn hoa thu năm nay mà tưởng như hoa năm ngoái, nghe ngỗng kêu
ngang trời mà băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào: Tâm tư của thi nhân đã
vượt ra ngoài thực tại ngày tháng và tìm theo mọi nẻo từ phương trời xa
khuất.

Cô đọng, xa xôi qua những cảnh thu, cả một hệ thống hình tượng của
Nguyễn Khuyến là những văn ảnh giàu dẫn khởi, "đưa hai thực tại xa cách
nhau đến gần sát lại với nhau" để làm tăng cường lực xúc cảm, để tăng
thêm thực chất thi vị.

Ngày nay, vào thế kỷ XIX ở nước ta, các bài Thu Điếu, Thu Ẩm, Thu Vịnh
của Nguyễn Khuyến là những bài thơ chữ nôm tuyệt tác trứ danh, được
người đời truyền tụng cho đến ngày nay, tuy xây dựng theo những quy luật
gò bó chặt chẽ của thơ "Đường luật", mà bao nhiêu tình ý, cảnh trí thuần
chất Việt Nam đã được giao thoa một cách dung dị, uyển chuyển chưa từng
thấy.

You might also like