You are on page 1of 130

TRẦN HỒNG PHÚC

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. Lộ trình phát triển của thông tin di động
Nhu cầu thông tin liên lạc đã ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình
thành và phát triển của đời sống xã hộ. Từ những hình thức trao đổi thông tin cơ
bản ban đầu như dùng âm thanh, ánh sáng, văn bản.. cho đến các hình thức thông
tin liên lạc hiện đại như ngày nay là cả một chặng đường dài nghiên cứu và phát
triển.
Năm 1876, Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên
của nhân loại và nó được xem là điểm xuất phát cho một quá trình phát triển liên
tục và mạnh mẽ của thông tin liên lạc từ xa mà kết quả là chúng ta có được một hệ
thống thông tin liên lạc hiện đại như ngày nay. Trong xu thế phát triển không
ngừng đó, hệ thống thông tin vô tuyến được xem như là hình thức trao đổi thông
tin hiện đại nhât ngày nay.
Ra đời vào những nằm 1920, cho đến nay thông tin di động đã trải qua nhiều
thế hệ phát triển khác nhau. Hệ thống thông tin di động đâu tiên (1G) sử dụng kỹ
thuật tương tự cùng với đa truy nhập phân chia theo tần số – FDMA (Frequency
Division Multiple Access). Đầu những năm 1980, các hệ thống thông tin di động
1G đầu tiên được đưa vào thương mại hoá gồm hai hệ thống chính là AMPS
(Advanced Mobile Phone System) tại Bắc Mỹ và TACS (Total Access
Communication System) ở châu Âu. Hai hệ thống này đã sớm bộc lộ rõ các hạn
chế như dung lượng thấp, chất lượng tiếng không tốt ( tiếng ồn khó chịu), ảnh
hưởng nặng nề bởi Fading, không đảm bảo được tính an toàn cho các cuộc gọi…

1
TRẦN HỒNG PHÚC

Khả năng di động

Thời gian
1985 1995 2000 2005 2010 2015

LTE
HSPA UMB
1xEVDO IMT-Advanced
Cao
GMS 4G
cdmaONE Triển khai
E3G
3G 3G+ LTE

2G
Trung bình

1G
WCDMA
cdma20001x
AMPS
TACS WIMAX/IEEE
802.1e

Thấp
WIFI/IEEE
802.11
Tốc độ số liệu

<10kbps <200kbps 300kbps – 10Mbps <100Mbps 100Mbps – 1Gbps

Hình 1.1. Lộ trình phát triển của thông tin di động


Để giải quyết những hạn chế trên, hệ thống thông tin di động thế hệ hai (2G)
ra đời với GSM (Global System for Mobile Communication) tại châu Âu và IS-95
tại Bắc Mỹ vào cuối những năm 1980. GSM là hệ thống thông tin di động số sử
dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian – TDMA (Time Division
Multiple Access) đầu tiên trên thế giới hoạt động ở băng tần 900Mhz. Giải pháp
GSM với TDMA băng hẹp đã cơ bản cung cấp được các dịch vụ cho người dùng di
động như thoại, SMS (Short Message Services) với chất lượng tốt.

Hình 1.2. Các phƣơng pháp đa truy nhập vô tuyến

2
TRẦN HỒNG PHÚC

Nhằm cung cấp các dịch vụ số liệu cho người dùng di động, các kỹ thuật cải
tiến từ 2G GSM như là GPRS (General Packet Radio Services) và
EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) được nghiên cứu và đưa vào sử
dụng. GPRS và EDGE đã có thể cung cấp được các dịch vụ số liệu cho người dùng
di động nhưng với tốc độ rất hạn chế; tốc độ hỗ trợ của GPRS là 40Kbps ở đường
xuống và 14Kbps ở đường lên trong khi EDGE cũng chỉ cung cấp được tối đa
384Kbps.
Bảng 1.1. So sánh các thế hệ thông tin di động
Thế hệ 1G 2G 2.5G 3G 4G
Nghiên 1970 1980 1985 1990 2000
cứu
Triển 1984 1991 1999 2002 2010?
khai
Thoại Thoại kỹ Dung lượng Dung Dung lượng
Dịch vụ tương thuật số cao lượng cao cao
tự SMS Dữ liệu gói Số liệu Dùng IP
băng rộng Đa phương
tiện
Tên gọi AMPS, GSM, GPRS, WCDMA
TACS IS -95 EDGE CDMA20
00
Băng 1.9Kbps 14.4Kbps 384Kbps 2Mbps 200Mbps
thông
Đa truy FDMA TDMA TDMA,CD CDMA CDMA?
nhập CDMA MA
Mạng PSTN PSTN PSTN, mạng Mạng gói Internet

3
TRẦN HỒNG PHÚC

lõi gói

Hệ thống thông tin di động 2G thứ hai là hệ thống IS-95 sử dụng kỹ thuật đa
truy nhập phân chia theo mã – CDMA (Code Division Multiple Access) được phát
triển bởi Qualcomm Communications và được sử dụng rất phổ biến tại Bắc Mỹ,
Hàn Quốc và Hồng Kông.
Các hệ thống cải tiến cuar2G GSM đã cơ bản cung cấp được các dịch vụ số
liệu cho người dùng. Song các dịch vụ mới đòi hỏi tốc độ cao hơn như thoại hình
ảnh, trình duyệt tốc độ cao, video chất lượng cao, game trực tuyến…thì các hệ
thống này chưa đáp ứng được. Hệ thống thông tin di động thế hệ ba (3G) được xe
là một bước tiến quan trọng khi có khả năng cung cấp được các dịch vụ số liệu đòi
hỏi tốc độ cao. Điểm khác biệt lớn nhất của hệ thống thông tin di động 3G là sử
dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã sử dụng băng tần thu phát rộng
(5Mhz) so với các hệ thông trước đây sử dụng băng tần hẹp như 200KHz của GSM
hay 30KHz của IS-95.
Các hệ thông thông tin di động 3G phải đảm bảo cung cấp được các dịch vụ
truyền thống đã có đồng thời phải hỗ trợ được các dịch vụ mới đòi hỏi tốc độ số
liệu cao. Để thực hiện điều này, các hệ thống thông tin di động cần đảm bảo một số
yêu cầu tối thiểu.
Các hệ thống 3G phải là hệ thông thông tin đi động băng rộng có khả năng
truyền thông đa phương tiện. Để thực hiện được điều này, tốc độ phải đạt mức tối
thiểu là 2Mbps.
Các hệ thống này phải đảm bảo cung cấp đầy đủ tốc độ cho các dịch vụ.
Mạng phải có khả năng hỗ trợ đường truyền vô tuyến bất đối xứng, có thể là tốc độ
cao hơn ở đường xuống và thấp hơn ở đường lên.

4
TRẦN HỒNG PHÚC

Đối với các dịch vụ thời gian thực, yêu cầu đảm bảo thời gian trễ truyền dẫn để đạt
mức chất lượng dịch vụ yêu cầu. Còn đối với các dịch vụ không đòi hỏi thời gian
thực, thời gian trễ truyền dẫn phải được giảm xuống nhằm tăng tốc độ phục vụ.
Khi triển khai mạng 3G, các dịch vụ truyền thống của mạng 2G phải được
đảm bảo chất lượng bằng hoặc tốt hơn, đặc biệt là đối với dịch vụ thoại.
Mạng thông tin di động 3G phải có khả năng tương thích trên toàn thế giới.
Liên minh viễn thông quốc tế - ITU (International Telecommunication
Union) đã xây dựng tiêu chuẩn IMT-2000 ( International Mobile Communication -
2000) qui định các tiêu chuẩn cho mạng thông tin di động 3G.Với IMT – 2000, các
dịch vụ cung cấp được gia tăng đáng kể trên phạm vi rộng lớn hơn. IMT – 2000
đưa ra nhiều khả năng mới cho thông tin di động 3G nhưng cũng phải đảm bảo sự
phát triển liên tục kế thừa từ hệ thống 2G có sẵn. Một số tiêu chí chung đã được
qui định trong IMT – 2000.
Sử dụng dãi tần số qui định quốc tế cho 3G, đường lên 1885 – 2025 MHz và
đường xuống 2110 – 2200 MHz.
Hệ thống IMT-2000 phải có khả năng giao tiếp được với các hệ thống vô
tuyến và hữu tuyến khác, đồng thời phải có khả năng tương tác được với mọi loại
dịch vụ viễn thông.
Sử dụng được ở các môi trường khai thác khác nhau như trong nhà, ngoài
trời, trên xe và qua vệ tinh.
Đảm bảo khả năng chuyển mạng quốc tế cũng như có khả năng cung cấp
được các dịch vụ đa phương tiện song song với dịch vụ thoại truyền thống.
Bảng 1.2. Các loại dịch vụ di động
Kiểu
Phân loại Dịch vụ chi tiết
dịch vụ
Di động đầu cuối

5
TRẦN HỒNG PHÚC

Dịch vụ Dịch vụ di động Di động cá nhân


di động Di động dịch vụ
Dịch vụ thông tin Theo dõi di động
định vị Theo dõi di động thông minh
Dịch vụ âm thanh Dịch vụ âm thanh chất lượng cao
(16 – 64 Kbps)
Dịch vụ AM (32 – 64Kbps)
Dịch vụ FM ( 64 – 384Kbps)
Dịch vụ số liệu Dịch vụ số liệu tốc độ trung bình
(64 – 144Kbps)
Dịch vụ số liệu tương đối cao
Dịch vụ (144Kbps – 2Mbps)
viễn Dịch vụ số liệu tốc độ cao (≥2Mbps)
thông Dịch vụ đa Dịch vụ Video (384Kbps)
phương tiện Dịch vụ ảnh động (384Kbps – 2Mbps)
Dịch vụ ảnh động thời gian thực
(≥2Mbps)
Dịch vụ Internet Dịch vụ truy cập Web (384Kbps)
đơn giản
Dịch vụ Dịch vụ Internet Dịch vụ Internet (384Kbps – 2Mbps)
di động thời gian thực
Dịch vụ Internet đa Dịch vụ Website đa phương tiện thời
phương tiện gian thực ( ≥ 2Mbps)
Như đã đề cập ở trên, hệ thống thông tin di động 3G phải đảm bảo kế thừa
và tiếp tục phát triển trên các hệ thống 2G. Dựa vào các hệ thống 2G sẵn có, các hệ

6
TRẦN HỒNG PHÚC

thống 3G lần lượt được nghiên cứu và phát triển. Cho đến nay, các công nghệ được
đưa ra xem xét cho hệ thống 3G bao gồm:
Hệ thống CDMA băng rộng – WCDMA (Wideband Code Division Multiple
Access)
Hệ thống TDMA băng rộng – WTDMA (Wideband Time Division Multiple
Access)
Hệ thống TDMA/CDMA
Hệ thống đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao – OFDMA
(Orthogonal Frequency Division Multiple Acess)
Đa truy nhập theo cơ hội – ODMA (Opportunity Driven Multiple Access)
Để xây dựng các tiêu chuẩn IMT – 2000, nhiều tổ chức quốc tế được thành
lập dưới sự điều hành chung của ITU. Dự án của các đối tác thế hệ 3 - 3GPP(3rd
Generation Parnership Project) bao gồm các thành viên như Viện tiêu chuẩn châu
Âu – ETSI(European Telecommunication Standard Institude), Liên hiệp các công
nghệ viễn thông – TTA (Telecommunication Technologies Association), Liên
minh kinh doanh công nghệ vô tuyến – ARIB (Association of Radio Industry
Bussiness), và Uỷ ban công nghệ viễn thông – TTC (Telecommunication
Technology Committee). Dự án của các đối tác thê hệ 3 số 2 – 3GPP2 gồm có
TIA, T1P1, TTA, AIRB và TTC tham gia.
Sau quá trình xem xét và kiểm tra, 2 tiêu chuẩn được lựa chọn là WCDMA được
xây dựng bởi 3GPP và CDMA 2000 của 3GPP2.

7
Vùng thiết bị đầu cuối Vùng mạng truy nhập Vùng mạng lõi

TRẦN HỒNG PHÚC


Mạng truy nhập Mạng lõi
TE di
động - Điều khiển
cuộc gọi
- Quảng bá - Chuyển mạch
UIM TE di thông tin truy dịch vụ
động nhập hệ thống - Điều khiển tài
- Phát/thu vô nguyên
TE di tuyến - Quản lý dịch
động - Điều khiển truy vụ, vị trí
nhập vô tuyến.
UIM TE di
động

TE: thiết bị đầu cuối


Các dịch vụ ứng
UI: giao diện người dùng dụng

Hình 1.3. Mô hình mạng IMT - 2000

Bảng 1.3. So sánh WCDMA và CDMA2000


WCDMA CDMA2000
Đa truy nhập DS-CDMA băng rộng CDMA đa sóng mang
Độ rộng băng 5/10/15/20 1.25/5/10/15/20
tần(MHz)
Tốc độ chip (Mcps) 1.28/3.84/7068/11.52/15. 1.2288/3.6864/11.0592/14.7
36 456
Độ dài khung 10ms 5/20ms
Đồng bộ Dị bộ/ đồng bộ Đồng bộ
Điều chế (UL/DL) QPSK/BPSK QPSK/BPSK
Trải phổ (UL/DL) QPSK/HPSK QPSK/HPSK
Mã hoá tiếng AMR EVRC/QCELP(13Kbps)
Tổ chức chuẩn hoá 3GPP/ETSI/ARIB 3GPP2/TIA/TTA/ARIB

8
TRẦN HỒNG PHÚC

Hệ thống thông tin di động 3G đã và đang đáp ứng được tốt về chất lượng
lẫn dung lượng cho các dịch vụ thoại và phi thoai. Song, với nhu cầu ngày càng
cao của con người, xu thế nghiên cứu và phát triển của thông tin di động đang
hướng tới thế hệ thứ 4 (4G) – hệ thống IMT Adavanced. Kế thừa và phát triển
những kỹ thuật của hệ thống 3G, IMT Advanced hứa hẹn sẽ mang lại sự thoã mãn
nhu cầu của mọi người dùng di động.

1.2. Mạng thông tin di động WCDMA


Là một trong hai công nghệ được lựa chọn cho IMT – 2000, WCMDA đã
nhanh chóng được ứng dụng và phát triển rộng khắp thế giới. Tính đến cuối năm
2009, trên thế giới đã có hơn 453 triệu thuê bao WCDMA, trong đó riêng năm
2009 đã có hơn 151 triệu thuê bao WCDMA được phát triển.

Hình 1.4. Tốc độ gia tăng thuê bao WCDMA đến 04/2009
Hoạt động trong dãi tần 1920 – 2025MHz, hệ thống thông tin di động băng
rộng WCDMA mang lại nhiêu dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng như thoại hình ảnh,
dịch vụ số liệu tốc độ cao, Video chất lượng cao…

9
TRẦN HỒNG PHÚC

1.3. Giải pháp truy nhập gói đƣờng xuống tốc độ cao HSDPA

Trên đà phát triển mạnh mẽ, 3GPP đã nghiên cứu và đưa ra các phát hành
khác nhau của WCDMA. Bắt đầu là phát hành R3 còn gọi là R99 vào năm 2000,
cho đến đầu năm 2008, đã có 6 phát hành của WCDMA được 3GPP đưa ra bao
gồm R3, R4, R5, R6, R7 và R8. Các phát hành tiếp theo đang được nghiên cứu và
phát triển.

Hình 1.5. Lịch trình nghiên cứu của 3GPP


Cùng với quá trình phát triển, tốc độ của WCDMA được nâng cao dần qua
các phát hành. Nếu như ở phát hành R3 tốc độ đường lên và đường xuống mới chỉ
đạt mức 0.4Mbps thì đến phát hành R8 tốc độ đường lên có thể đạt đến 100Mbps
của LTE (Long Term Evolution) hoặc 42 Mbps của HSPA(High Speed Packet
Access) và đường xuống là 50Mbps của LTE.

Hình 1.6. Lộ trình tăng tốc độ trong các phát hành của 3GPP

10
TRẦN HỒNG PHÚC

Giải pháp truy nhập gói đường xuống tốc độ cao – HSDPA(High Speed
Downlink Packet Access) được 3GPP chuẩn hoá trong phát hành R5 vào năm
2002. Được phát triển trên nền tản WCDMA kết hợp với một số kỹ thuật mới như
lập biểu phụ thuộc kênh nhanh, điều chế mã hoá thích ứng – AMC (Adaptive
Modulation and Coding) và yêu cầu phát lại tự động lai ghép – HARQ (Hybrid
Automatic Repeat reQuest), tốc độ gói đường xuống của HSDPA có thể đạt đến
14.4Mbps.

Hình 1.7. Dự báo lƣợng thuê bao HSPA/WCDMA đến năm 2013
Với khả năng hỗ trợ tốc độ đường xuống cao, HSDPA đã mở đường cho
việc nâng cao các dịch vụ số liệu tốc độ cao. Bên cạnh đó, việc triển khai HSDPA
là hoàn toàn thuận lợi trên nền tản WCDMA hiện tại đã giúp cho HSDPA nhanh
chóng chiếm ðýợc vị trí quan trọng các hệ thống thông tin di ðộng hiện nay. Tính
ðến thời ðiểm tháng 4 nãm 2010, HSDPA ðã được triển khai tại 133 quốc gia với
315 nhà cung cấp dịch vụ(theo GSA).

11
TRẦN HỒNG PHÚC

CHƢƠNG 2
HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G WCDMA

2.1 Giới thiệu hệ thống WCDMA


Có 2 kiểu truy nhập vô tuyến được sử dụng cho hệ thống WCDMA đó là đó
là truyền song công phân chia theo tần số FDD (Frequency Division
Duplex)WCDMA và song công phân chia theo thời gian TDD (Time Division
Duplex) WCDMA.

2.1.1 Hệ thống WCDMA FDD


Song công phân chia theo tần số FDD là kỹ thuật cho phép truyền thông tin
theo hai hướng(đường lên và đường xuống) trên hai tần số riêng biệt. Hệ thống
FDD WCDMA sử dụng kết hợp 2 kênh vô tuyến 5MHz để cung cấp đường truyền
song công đồng thời. Một dãi tần số 5Mhz được sử dụng cho đường lên, và một dãi
tần 5MHz được sử dụng cho đường xuống. Khoảng tần số riêng biệt giữa tần số
thu và tần số phát được thay đổi dựa trên giới hạn băng tần dành cho hệ thống
WCDMA. Thường thì tần số cao thường được sử dụng cho đường xuống và tần số
thấp hơn được sử dụng cho đường lên vì dễ sản xuất thiết bị di động tần số thấp
hơn.

Hình 2.1. Hệ thống WCDMA FDD


12
TRẦN HỒNG PHÚC

Mỗi kênh vô tuyến được chia thành những khung(frame) có độ dài 10ms và
mỗi khung được chia thành 15 khe thời gian(Time Slot), mỗi khe thời gian có độ
dài 660µs. Trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi, tất cả các khe thời gian được
sử dụng trên hướng lên và hướng xuống.

2.1.2 Hệ thống WCDMA TDD


Song công phân chia theo thời gian TDD (Time Division Duplex) là quá
trình truyền song công trong đó dữ liệu thu và phát được truyền trên cùng một
kênh vật lý. Các thiết bị hoạt động theo cơ chế TDD sẽ thực hiện thu hoặc phát
trong các khoảng thời gian được ấn định trước. Khoảng thời gian mà các thiết bị
phát hoặc thu dữ liệu được gọi là khe thời gian(Time Slot). Như vậy, trên kênh
truyền TDD, tại một thời điểm xác định, dữ liệu chỉ được truyền theo một hướng
lên hoặc xuống.

Hình 2.2. Hệ thống WCDMA TDD


Hệ thống WCDMA có thể sử dụng phương pháp TDD khi tần số được cấp
phát cho mạng WCDMA hạn chế. Bên cạnh đó, truyền song công phân chia theo
thời gian còn gặp phải hạn chế đó là sự chồng lấn giữa các khe thời gian do khoảng
cách khác nhau giữa các thiết bị di động và Nút B. Để khắc phục hiện tượng trên,

13
TRẦN HỒNG PHÚC

một khoảng bảo vệ được thêm vào giữa các khe thời gian để đảm bảo rằng các khe
thời gian có bị chồng lấn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến tín hiệu thu được.

2.1.3 Các thông số kỹ thuật của hệ thống WCDMA


WCDMA là hệ thống sử dụng trải phổ chuổi trực tiếp DSSS(Direct-
Sequence Spread Spectrum). Luồng thông tin được trải trên một băng thông rộng
bằng việc nhân luồng dữ liệu này với mã trải phổ. Để có thể hỗ trợ việc truyền dữ
liệu ở tốc độ cao, hệ số trải phổ (SF) thay đổi và kết nối dựa trên nhiều mã trải phổ
được hỗ trợ trong WCDMA.
Tốc độ chip sử dụng trong WCDMA có tốc độ 3.84 Mcps tương ứng với
băng tần truyền dẫn WCDMA là 5 MHz (đối với CDMA2000 băng tần truyền dẫn
có thể là 3x1.25 Mhz hoặc 3.75 MHz). Băng thông truyền dẫn lớn của WCDMA
ngoài việc nhằm hỗ trợ truyền dẫn tốc độ cao còn mang lại một vài ưu điểm khác
như: tăng hệ số phân tập đa đường.
WCDMA hỗ trợ truyền dẫn tốc độ thay đổi, hay nói cách khác là khái niệm
sử dụng băng thông theo nhu cầu có thể được thực hiện. Trong một khung truyền
dẫn thì tốc độ dữ liệu là cố định. Tuy nhiên tốc độ dữ liệu giữa các khung truyền
dẫn khác nhau có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Các trạm gốc trong WCDMA (Nút B) hoạt động ở chế độ không đồng bộ.
Do đó không cần cung cấp một nguồn đồng hồ đồng bộ cho tất cả các Nút B trong
mạng. Chế độ làm việc không đồng bộ này giúp cho WCDMA trở nên dễ triển
khai ở cấu hình trong nhà và ô Micro.
Mạng WCDMA được thiết kế để có thể triển khai bên cạnh hệ thống
GSM thế hệ 2. Nghĩa là WCDMA có thể hỗ trợ chuyển giao giữa hai hệ thống
WCDMA và GSM nhằm đảm bảo có một sự dịch chuyển mềm dẻo khi triển
khai mạng 3G-WCDMA.
Bảng 2.1 Các thông số chính của WCDMA
14
TRẦN HỒNG PHÚC

Băng tần kênh 5Mhz


Chế độ song công FDD và TDD
Kênh vô tuyến đường xuống Trải phổ trực tiếp(DSSS)
Tốc độ chip 3.84Mcps
Độ dài khung 10 ms
Điều chế trải phổ QPSK cân bằng cho hướng xuống, QPSK kép cho
hướng lên, Mạch trải phổ phức hợp
Mã hóa kênh Mã hóa xoắn, Mã hóa Turbo, Không thực hiện mã
hóa
Điều chế dữ liệu QPSK (hướng xuống), BPSK (hướng lên)
Phát hiện kết hợp(coherent Kênh hoa tiêu ghép kênh theo thời gian (hướng lên
detection) và hướng xuống), Kênh hoa tiêu chung cho đường
xuống
Ghép kênh hướng lên Kênh điều khiển và kênh hoa tiêu được ghép kênh
theo thời gian.
Ghép kênh I&Q cho kênh dữ liệu và kênh điều
khiển.
Đa tốc độ Trải phổ biến đổi và thực hiện truyền đa mã
Hệ số trải phổ 4 – 256 (đường lên)
4 – 512 (đường xuống)
Điều khiển công suất Vòng hở và vòng khép kín (tốc độ 1,5KHz)
Trải phổ đường xuống Chuỗi OVSF cho các kênh riêng biệt
Mã Gold 218 – 1
Trải phổ đường lên Chuổi OVSF và mã Gold 2 41 cho từng người
dùng riêng biệt

15
TRẦN HỒNG PHÚC

2.2 Kiến trúc hệ thống WCDMA


2.2.1 Kiến trúc chung của hệ thống WCDMA
Mạng thông tin di động thế hệ ba (3G) lúc đầu sẽ là mạng kết hợp giữa các
vùng chuyển mạch gói – PS (Packet Switching)và chuyển mạch kênh – CS (Circuit
Switching) để truyền số liệu gói và tiếng. Các trung tâm chuyển mạch gói sẽ là các
chuyển mạch sử dụng công nghệ ATM. Trên đường phát triển đến mạng toàn IP,
chuyển mạch kênh sẽ được thay thế dần bằng chuyển mạch gói. Các dịch vụ kể cả
số liệu lẫn các dịch vụ thời gian thực (như tiếng và video) cuối cùng sẽ được truyền
trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói. Hình 2.4 dưới đây trình
bày kiến trúc tổng quát của mạng 3G kết hợp cả CS và PS trong mạng lõi.

Đầu Điều khiển Thông tin


dịch vụ tiên
cuối số
tiên vị trí
liệu Thiết bị
Internet
SMS
RAN
Mạng báo Internet
Server
BTS/
hiệu
BSC/
nút N RNC Intranet

Chức năng CS Chức năng CS


RNC Thiết
Chức năng PS Chức năng PS bị
n
Đầu cổng
cuối Chuyển mạch Thiết bị
di Nút B nội hạt chuyển mạch PSTN/PLMN
động
Nút kết hợp dịch vụ PS và CS cổng

RAN: Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến


BTS: Base Transceiver Station: trạm thu phát gốc
BSC: Base Station Controller: bộ điều khiển trạm gốc
RNC: Rado Network Controller: bộ điều khiển trạm gốc
CS: Circuit Switch: chuyển mạch kênh
PS: Packet Switch: chuyển mạch gói
SMS: Short Message Servive: dịch vụ nhắn tin
Server: máy chủ

16
TRẦN HỒNG PHÚC

PSTN: Public Switched Telephone Network: mạng điện thoại chuyển mạch công
cộng
PLMN: Public Land Mobile Network: mang di động công cộng mặt đất

Hình 2.3 Kiến trúc tổng quát của một mạng di động kết hợp cả CS và PS
Các miền chuyển mạch kênh (CS) và chuyển mạch gói (PS) được thể hiện
bằng một nhóm các đơn vị chức năng lôgic, trong thực tế các miền chức năng này
được đặt vào các thiết bị và các nút vật lý. Chẳng hạn có thể thực hiện chức năng
chuyển mạch kênh CS (MSC/GMSC) và chức năng chuyển mạch gói PS
(SGSN/GGSN) trong một nút duy nhất để được một hệ thống tích hợp cho phép
chuyển mạch và truyền dẫn các kiểu lưu lượng khác nhau từ tiếng đến số liệu
dung lượng lớn.

2.2.2 Kiến trúc hệ thống WCDMA R99 (R3)


Mạng WCDMA R99 hỗ trợ cả các kết nối chuyển mạch kênh lẫn chuyển
mạch gói. Miền chuyển mạch kênh hỗ trợ đến 384Kbps trong khi miền chuyển
mạch gói có thể hỗ trợ đến 2Mbps. Với khả năng hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao
như thế, mạng WCDMA UMTS 3G có thể hỗ trợ tốt các dịch vụ đòi hỏi dung
lượng cao như trong mạng điện thoại cố định và mạng Internet. Các dịch vụ này
bao gồm: điện thoại hình ảnh, âm thanh chất lượng cao, dịch vụ dữ liệu tốc độ cao
(chủ yếu dùng truy nhập Internet)...UMTS cũng cung cấp thông tin về vị trí của
thuê bao tốt hơn vì thế nó có thể hỗ trợ tốt hơn cho các dịch vụ định vị.
Cấu trúc mạng UMTS R3 bao gồm ba phần chính: thiết bị người dùng UE(User
Equipment), mạng truy nhập vô tuyến UMTS mặt đất (UTRAN: UMTS Terrestrial
Radio Network), mạng lõi (CN: Core Network).
Thiết bị người dùng là thiết bị gần gũi nhất với người dùng mà chúng ta
thường thấy bao gồm các thành phần là thiết bị đầu cuối TE (Terminal

17
TRẦN HỒNG PHÚC

Equipments), thiết bị di động ME (Mobile Equipments)và Module nhận dạng thuê


bao UMTS - USIM ( UMTS Subcriber Identity Module)
Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN bao gồm các phân hệ mạng vô tuyến
RNS (Radio Network System). Mỗi phân hệ mạng vô tuyến RNS bao gồm một bộ
điều khiển mạng vô tuyến RNC ( Radio Network Controller) và các Nút B(trạm
gốc trong mạng UMTS WCDMA được gọi là Nút B) nối với RNC. Mỗi RNC có
thể quản lý một hoặc nhiều Nút B.
Mạng lõi CN bao gồm các miền chuyển mạch kênh CS gồm có các trung
tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC (Mobile Services Switching Center) và
MSC cổng – GMSC(Gateway Mobile Services Switching Center); các miền
chuyển mạch gói PS gồm các nút hỗ trợ phục vụ GPRS - SGSN (Serving GPRS
Support Node) và các nút hỗ trợ cổng GPRS – GGSN (Gateway GPRS Support
Node) và môi trường nhà HE (Home Environment). Trong đó môi trường nhà HE
chứa các cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin của người dùng bao gồm: trung tâm nhận
thực AuC(Authentication Centre), bộ ghi định vị thường trú HLR (Home Location
Register) và bộ nhận dạng thiết bị EIR (Equipment Identity Register)

Hình 2.4. Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R3

18
TRẦN HỒNG PHÚC

2.2.2.1 Thiết bị người dùng UE


Thiết bị người dùng UE là đầu cuối mạng UMTS. Khả năng hỗ trợ các dịch
vụ cũng như giá thành của UE có ảnh hưởng lớn sự phát triển của mạng UMTS.
Thiết bị đầu cuối TE
Thiết bị đầu cuối trong mạng UMTS không chỉ đơn thuần được sử dụng cho
mục đích thực hiện cuộc gọi thoại mà còn đáp ứng cho các dịch vụ số liệu tốc độ
cao khác. Do phải phục vụ cho các dịch vụ số liệu tốc độ cao mới, thiết bị đầu cuối
mạng UMTS có thể được xem như là tổ hợp của máy điện thoại di động, modem
và máy tính xách tay.
Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối đã dẫn đến kết quả là
hệ thống thiết bị đầu cuối ngày càng đa dạng về chủng loại, kích thước, thiết kế
cũng như khả năng hỗ trợ dịch vụ. Các yếu tố trên được các nhà sản xuất phát triển
riêng cho sản phẩm của mình, nhưng bên cạnh đó, họ cũng phải tuân theo một số
các tiêu chuẩn tối thiểu dành cho thiết bị đầu cuối mạng UMTS. Các tiêu chuẩn
này qui định các đặc tính liên quan đến bàn phím, khả năng đăng kí mật khẩu mới,
thay đổi mã PIN, thể hiện số IMEI, điều khiển cuộc gọi…
Thiết bị đầu cuối hỗ trợ hai giao diện. Giao diện Uu định nghĩa liên kết vô
tuyến (giao diện WCDMA). Nó đảm nhiệm toàn bộ kết nối vật lý với mạng
UMTS. Giao diện thứ hai là giao diện Cu giữa UMTS IC card (UICC) và đầu cuối.
Giao diện này tuân theo tiêu chuẩn cho các card thông minh.
UICC
UMTS IC card là một card thông minh. Điều mà ta quan tâm đến nó là dung
lượng nhớ và tốc độ bộ xử lý do nó cung cấp. Ứng dụng USIM chạy trên UICC.
Modul nhận dạng thuê bao UMTS – USIM
Trong hệ thống GSM, SIM card lưu giữ thông tin cá nhân (đăng ký thuê
bao) được gán cố định trên SIM card. Điều này đã thay đổi trong UMTS, Modul
nhận dạng thuê bao UMTS – USIM được cài như một ứng dụng trên UICC. Điều
19
TRẦN HỒNG PHÚC

này cho phép lưu nhiều ứng dụng hơn và nhiều chữ ký điện tử hơn cùng với USIM
cho các mục đích khác (các mã truy nhập giao dịch ngân hàng an ninh). Ngoài ra
có thể có nhiều USIM trên cùng một UICC để hỗ trợ truy nhập đến nhiều mạng.
USIM chứa các hàm và số liệu cần để nhận dạng và nhận thực thuê bao
trong mạng UMTS. Nó có thể lưu cả bản sao hồ sơ của thuê bao.
Người sử dụng phải tự mình nhận thực đối với USIM bằng cách nhập mã
PIN. Điều này đảm bảo rằng chỉ người sử dụng đích thực mới được truy nhập
mạng UMTS. Mạng sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ cho người nào sử dụng đầu cuối
dựa trên nhận dạng USIM được đăng ký.

2.2.2.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN)

Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS – UTRAN là liên kết giữa mạng lõi
UMTS và thiết bị di động của người dùng. Các thành phần của UTRAN đảm bảo
cung cấp một kết nối từ thiết bị di động của người sử dụng với mạng lõi, điểu
khiển và duy trì kết nối này trong suốt thời gian diễn ra cuộc gọi.
UTRAN liên kết với mạng lõi CN thông qua giao diện Iu, trong đó gồm hai giao
diện con: giao diện IuPS giao tiếp với miền chuyển mạch gói mà cụ thể thể là
SGSN, giao diện IuCS giao tiếp với miền chuyển mạch kênh(MSC). Giao diện thứ
hai của UTRAN dùng để giao tiếp với thiết bị di động là giao diện vô tuyến Uu.
Giữa hai giao diện Iu và Uu là các RNC và các Nút B.
Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC
Bộ điều khiển mạng vô tuyến - RNC (Radio Network Controller) chịu trách
nhiệm quản lý một hay nhiều trạm gốc(Nút B) và điều khiển các tài nguyên của
chúng. Đây cũng chính là điểm truy nhập dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho CN.
Nó được nối đến CN bằng hai kết nối, một cho miền chuyển mạch gói (đến SGSN)
và một đến miền chuyển mạch kênh ( đến MSC).

20
TRẦN HỒNG PHÚC

RNC có thể đảm nhận nhiều chức năng logic khác nhau tùy thuộc vào vị trí
phục vụ của nó trong mạng. Khi thiết lập cuộc gọi, người sử dụng được kết nối vào
một RNC và RNC này được gọi là RNC phục vụ - SRNC (Serving RNC). Khi
người sử dụng chuyển vùng đến một RNC khác, tài nguyên vô tuyến sẽ được RNC
này cung cấp nhưng cuộc gọi vẫn được quản lý bởi RNC cũ. RNC mới này được
gọi là RNC trôi - DRNC (Drift RNC). Vai trò logic của SRNC và DRNC được mô
tả trên hình 1.9. Khi UE trong chuyển giao mềm giữa các RNC, tồn tại nhiều kết
nối qua Iub và có ít nhất một kết nối qua Iur. Chỉ có SRNC làm nhiệm vụ đảm bảo
giao diện Iu kết nối với mạng lõi còn các DRNC chỉ làm nhiệm vụ định tuyến
thông tin giữa các Iub và Iur.
Chức năng logic cuối cùng của RNC là RNC điều khiển – CRNC (Control RNC).
Mỗi nút B có một RNC điều khiển chịu trách nhiệm cho các tài nguyên vô tuyến
của nó.

Hình 2.5. Vai trò logic của SRNC và DRNC


Nút B (trạm gốc)
Trong mạng UMTS trạm gốc được gọi là nút B và nó thực hiện kết nối vô
tuyến với thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Nút B nhận tín hiệu trên giao diện
Iub từ RNC và chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu kết nối với UE.
Nó cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như "điều
khiển công suất vòng trong". Tính năng này để giải quyết vấn đề gần xa trong
truyền dẫn vô tuyến; nghĩa là nếu tất cả các đầu cuối đều phát cùng một công suất

21
TRẦN HỒNG PHÚC

phát, thì các đầu cuối gần nút B nhất sẽ che lấp tín hiệu từ các đầu cuối ở xa. Nút B
kiểm tra công suất thu từ các đầu cuối khác nhau và thông báo cho chúng giảm
công suất hoặc tăng công suất sao cho nút B luôn thu được công suất như nhau từ
tất cả các đầu cuối(trên thực tế, điều này là lý tưởng).

2.2.2.3 Mạng lõi CN

Mạng lõi CN được chia thành ba phần: miền PS, miền CS và HE. Miền PS
đảm bảo các dịch vụ số liệu cho người sử dụng bằng các kết nối đến Internet và
các mạng số liệu khác và miền CS đảm bảo các dịch vụ thoại bằng các kết nối
ghép kênh theo thời gian - TDM. Các Nút B trong mạng lõi được kết nối với nhau
bằng đường trục của nhà khai thác, thường sử dụng các công nghệ mạng chuyển
mạch gói tốc độ cao như ATM và IP. Mạng đường trục trong miền CS sử dụng
TDM còn trong miền PS sử dụng IP.
Nút hỗ trợ phục vụ GPRS - SGSN:
SGSN là thành phần chính trong miền PS của mạng lõi CN. SGSN giao tiếp
với UTRAN thông qua giao diện IuPS để cung cấp các dịch vụ số liệu gói đến
người sử dụng. SGSN thiết lập các kết nối số liệu gói ra mạng bên ngoài bằng cách
định tuyến các gói dữ liệu đến Nút hỗ trợ GPRS cổng – GGSN(Gateway GPRS
Support Node) thông qua giao diện Gn. Ngoài nhiệm vụ quản lý các kết nối PS của
các thuê bao, SGSN còn lưu trữ các dữ liệu thuê bao bao gồm: thông tin đăng kí
thuê bao và thông tin vị trí thuê bao.
Số liệu thuê bao lưu trong SGSN gồm
IMSI (International Mobile Subsscriber Identity: số nhận dạng thuê bao di
động quốc tế)
Các nhận dạng tạm thời gói (P-TMSI: Packet- Temporary Mobile Subscriber
Identity: số nhận dạng thuê bao di động tạm thời gói)
Các địa chỉ PDP (Packet Data Protocol: Giao thức số liệu gói)

22
TRẦN HỒNG PHÚC

Số liệu vị trí lưu trên SGSN bao gồm vùng định tuyến thuê bao (RA: Routing
Area), số VLR và các địa chỉ GGSN của từng GGSN có kết nối tích cực.
Nút hỗ trợ GPRS cổng – GGSN
GGSN thực chất là một SGSN nhưng nó có thêm chức năng giao tiếp với
các mạng số liệu bên ngoài. Tất cả các kết nối số liệu ra mạng bên ngoài đều được
định tuyến về GGSN thông qua giao diện Gn. Cũng như SGSN, GGSN lưu giữ cả
hai kiểu số liệu là thông tin thuê bao và thông tin vị trí của thuê bao. Số liệu thuê
bao lưu trong GGSN gồm có IMSI và các địa chỉ PDP. Số liệu vị trí lưu trong
GGSN là địa chỉ SGSN mà thuê đang đang kết nối. GGSN nối đến Internet thông
qua giao diện Gi và đến HLR qua giao diện Gc.
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động – MSC
MSC thực hiện điều khiển thiết lập và duy trì các kết nối CS giữa các thiết bị
đầu cuối người dùng và mạng UMTS. Nó thực hiện các chức năng báo hiệu và
chuyển mạch cho các thuê bao trong vùng quản lý của mình. Chức năng của MSC
trong UMTS giống chức năng MSC trong GSM, nhưng nó có nhiều khả năng hơn.
Các kết nối CS được thực hiện trên giao diện IuCS giữa UTRAN và MSC. Các
MSC được nối đến các mạng chuyển mạch kênh bên ngoài ngoài qua MSC cổng -
GMSC.
Cổng chuyển mạch các dịch vụ di động – GMSC
GMSC cũng là một MSC nhưng nó khác MSC ở chỗ nó còn có nhiệm vụ
giao tiếp với các mạng chuyển mạch kênh bên ngoài. Tất cả các cuộc gọi đến và từ
các mạng chuyển mạch kênh bên ngoài đều được định tuyến đi qua GMSC. Khi có
một cuộc gọi đến từ mạng bên ngoài, sau khi tiếp nhận, GMSC dựa vào thông tin
vị trí của thuê bao bị gọi được lưu trữ trong HLR để định tuyến cuộc gọi đến MSC
đang quản lý thuê bao bị gọi.
Bộ ghi định vị tạm trú – VLR

23
TRẦN HỒNG PHÚC

VLR lưu trữ dữ liệu tạm thời của thuê bao đang nằm trong vùng phục vụ
của MSC hoặc SGSN nối với nó. Ngoài ra, VLR còn lưu giữ thông tin về các dịch
vụ mà thuê bao được cung cấp. Cả SGSN và MSC đều được thực hiện trên cùng
một nút vật lý với VLR nên chúng có thể được gọi là MSC/VLR hoặc SGSN/VLR.
Các số liệu được lưu trữ trong VLR bao gồm IMSI, MSISDN, TMSI (nếu có),
vùng định vị hiện thời của thuê bao và MSC/SGSN đang quản lý thuê bao.
Môi trƣờng nhà – HE
Môi trường nhà HE lưu trữ thông tin về các thuê bao của các nhà cung cấp
dịch vụ. Môi trường nhà cung cấp cho mạng thông tin về thuê bao bao gồm thông
tin về nhận thực thuê bao, thông tin tính cước, các dịch vụ cung cấp cho thuê bao,
dịch vụ cấm…
Bộ ghi định vị thƣờng trú (HLR)
HLR là một cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ quản lý các thuê bao di động. Một
mạng di động có thể chứa nhiều HLR tùy thuộc vào số lượng thuê bao, dung lượng
của từng HLR và tổ chức bên trong mạng. Cơ sở dữ liệu này chứa số nhận dạng
thuê bao quốc tế - IMSI (International Mobile Subsscriber Identity). Để định tuyến
và tính cước các cuộc gọi, HLR còn lưu giữ thông tin về SGSN và VLR nào hiện
đang chịu trách nhiệm thuê bao. Các dịch vụ khác như chuyển hướng cuộc gọi, tốc
độ số liệu và thư thoại cũng có trong danh sách cùng với các hạn chế dịch vụ như
các hạn chế chuyển mạng.
HLR và AuC đảm nhận hai chức năng logic khác nhau nhưng thường được tích
hợp trong cùng một thiết bị vật lý. HLR lưu giữ mọi thông tin về người sử dụng và
đăng ký thuê bao như: thông tin tính cước, các dịch vụ nào được cung cấp và các
dịch vụ nào bị từ chối và thông tin chuyển hướng cuộc gọi. Nhưng thông tin quan
trọng nhất là hiện VLR và SGSN nào đang phụ trách người sử dụng.
Trung tâm nhận thực – AuC (Authentication Center)

24
TRẦN HỒNG PHÚC

Trung tâm nhận thực AUC lưu giữ toàn bộ số liệu cần thiết để nhận thực,
mật mã hóa và bảo vệ sự toàn vẹn thông tin cho người sử dụng. Nó liên kết với
HLR và được thực hiện cùng với HLR trong cùng một nút vật lý. Tuy nhiên cần
đảm bảo rằng AuC chỉ cung cấp thông tin về các vectơ nhận thực - AV
(Authetication Vector) cho HLR.
AuC lưu giữ khóa bí mật chia sẻ K cho từng thuê bao cùng với tất cả các
hàm tạo khóa từ f0 đến f5. Nó tạo ra các AV, cả trong thời gian thực khi
SGSN/VLR yêu cầu hay khi tải xử lý thấp, lẫn các AV dự trữ.
Bộ ghi nhận dạng thiết bị (EIR)
EIR (Equipment Identity Register) chịu trách nhiệm lưu các số nhận dạng
thiết bị di động quốc tế (IMEI: International Mobile Equipment Identity). Đây là số
nhận dạng duy nhất cho thiết bị đầu cuối. Cơ sở dữ liệu này được chia thành ba
danh mục: danh mục trắng, xám và đen. Danh mục trắng chứa các số IMEI được
phép truy nhập mạng. Danh mục xám chứa IMEI của các đầu cuối đang bị theo dõi
còn danh mục đen chứa các số IMEI của các đầu cuối bị cấm truy nhập mạng. Khi
một đầu cuối được thông báo là bị mất cắp, IMEI của nó sẽ bị đặt vào danh mục
đen vì thế nó bị cấm truy nhập mạng. Danh mục này cũng có thể được sử dụng để
cấm các seri máy đặc biệt không được truy nhập mạng khi chúng không hoạt động
theo tiêu chuẩn.

2.2.3 Kiến trúc hệ thống WCDMA R4

Phát hành R4 của 3G UMTS có kiến trúc mạng lõi phân bố và sử dụng
chuyển mạch mềm thay vì chuyển mạch kênh truyền thống như trong phát hành
R3. Trong kiến trúc mạng R4, trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC
được phân ra thành MSC Server và các cổng đa phương tiện MGW( Media
Gateway). MSC Server quản lý và điều khiển tất cả các cuộc gọi nhưng nó không
thực hiện chức năng chuyển mạch cuộc gọi, mà chức năng chuyển mạch được thực

25
TRẦN HỒNG PHÚC

thiện tại MGW dưới sự điều khiển của MSC Server. Trong kiến trúc mạng, MSC
Server và MGW có thể được đặt xa nhau. Tín hiệu báo hiệu cho cuộc gọi được
truyền từ RNC về MSC Server qua giao diện Iu-cs trong khi lưu lượng thoại được
chuyển từ RNC về MGW.

Hình 2.6. Kiến trúc mạng phân bố của phát hành 3GPP R4
Nếu như trong kiến trúc R3, để định tuyến các cuộc gọi ra mạng bên ngoài,
ví dụ như mạng PSTN, GMSC được sử dụng để giao tiếp với mạng bên ngoài thì
trong kiến trúc mạng R4 này, GMSC Server được sử dụng để điều khiển cuộc gọi
từ mạng UMTS ra mạng bên ngoài. GMSC Server giao tiếp với mạng bên ngoài
thông qua cổng báo hiệu số 7- SS7 GW. MGW được hỗ trợ để giao tiếp với cả
RAN và mạng PSTN. Dưới sự điều khiển của MSC Server, luồng dữ liệu thoại
được chuyển từ mạng UMTS ra bên ngoài sau khi được chuyển đổi mã tại MGW.
Trong nhiều trường hợp, MSC Server cũng có thể được thiết kế để thực hiện chức
năng của GMSC Server nhằm tăng tính linh hoạt của hệ thống và giảm chi phí đầu
tư.
26
TRẦN HỒNG PHÚC

Giao thức điều khiển giữa MSC Server hoặc GMSC Server với MGW là
giao thức ITU H.248. Giao thức này được ITU và IETF cộng tác phát triển. Nó có
tên là điều khiển cổng đa phương tiện (MEGACO: Media Gateway Control). Giao
thức điều khiển cuộc gọi giữa MSC Server và GMSC Server có thể là một giao
thức điều khiển cuộc gọi bất kỳ. 3GPP đề nghị sử dụng (không bắt buộc) giao thức
Điều khiển cuộc gọi độc lập vật mang (BICC: Bearer Independent Call Control)
được xây dựng trên cơ sở khuyến nghị Q.1902 của ITU.
Trong khi tiếng thoại được chuyển đến các MGW dưới sự điều khiển của
MSC Server thì luồng thông tin số liệu vẫn được xử lý tại SGSN và GGSN như
trong phát hành R3. Ở đây, mạng lõi sử dụng giao thức đường hầm GPRS -
GTP(GPRS Tunneling Protocol) trên nền IP để chuyển tải dữ liệu giữa SGSN và
GGSN.
Từ hình 2.7 ta cũng thấy rằng HLR cũng có thể được gọi là Server thuê bao tại nhà
(HSS: Home Subscriber Server). HSS và HLR có chức năng tương đương, điểm
khác nhau là giao diện với HSS là giao diện trên cơ sở truyền tải gói (IP chẳng
hạn) trong khi HLR sử dụng giao diện trên cơ sở báo hiệu số 7. Ngoài ra còn có
các giao diện (không có trên hình vẽ) giữa SGSN với HLR/HSS và giữa GGSN với
HLR/HSS.
Rất nhiều giao thức được sử dụng bên trong mạng lõi là các giao thức trên cơ sở
gói sử dụng hoặc IP hoặc ATM. Tuy nhiên mạng phải giao diện với các mạng
truyền thống qua việc sử dụng các cổng các phương tiện. Ngoài ra mạng cũng phải
giao diện với các mạng SS7 tiêu chuẩn. Giao diện này được thực hiện thông qua
cổng SS7 (SS7 GW). Đây là cổng mà ở một phía nó hỗ trợ truyền tải bản tin SS7
trên đường truyền tải SS7 tiêu chuẩn, ở phía kia nó truyền tải các bản tin ứng dụng
SS7 trên mạng gói (IP chẳng hạn). Các thực thể như MSC Server, GMSC Server
và HSS liên lạc với cổng SS7 bằng cách sử dụng các giao thức truyền tải được thiết

27
TRẦN HỒNG PHÚC

kế đặc biệt để mang các bản tin SS7 ở mạng IP. Bộ giao thức này được gọi là
Sigtran.

2.2.4 Kiến trúc hệ thống WCDMA R5 và R6

Hai phát hành tiếp theo của mạng UMTS là R5 và R6 được xem là bước
phát triển hoàn toàn của công nghệ mạng lõi UMTS. Trong hai phát hành này, kiến
trúc mạng đa phương tiện IP được đưa ra đã thay đổi hoàn toàn mô hình cuộc gọi,
đó là sự hội tự toàn diện của tiếng thoại và số liệu khi mà cả tiếng và số liệu được
xử lý hoàn toàn giống nhau trên đường truyền từ đầu cuối người phát đến đầu cuối
người nhận.

Hình 2.7. Kiến trúc mạng 3GPP R5 và R6


Để thực hiện được sự hội tụ cho tiếng và số liệu trong R5 và R6, một miền
mạng mới được đưa ra được gọi là phân hệ đa phương tiện IP –IMS(IP Multimedia
Subsystem). Đây là một miền mạng mới gồm các thiết bị được kết nối với nhau
dựa trên giao thức IP – Internet Protocol. Cả tiếng và số liệu từ mạng truy nhập vô

28
TRẦN HỒNG PHÚC

tuyến RAN được kết nối với mạng lõi thông qua một giao diện Iu duy nhất và giao
diện này kết cuối tại SGSN.
Phân hệ đa phương tiện IP – IMS bao gồm một số chức năng mới khác hoàn
toàn so với các kiến trúc R99 và R4.
Chức năng điều khiển trạng thái kết nối – CSCF(Connection State Control
Function) quản lý việc thiết lập , duy trì và giải phóng các phiên đa phương tiện
đến và từ người sử dụng. Nó bao gồm các chức năng như: phiên dịch và định
tuyến. CSCF hoạt động như một đại diện Server /hộ tịch viên.
Chức năng tài nguyên đa phương tiện – MRF(Multimedia Resource
Function) là chức năng lập cầu hội nghi được sử dụng để hỗ trợ các tính năng như
tổ chức cuộc gọi nhiều phía và dịch vụ hội nghị.
Chức năng điều khiển cổng phương tiện – MGCF(Media Gateway Control
Function) điều khiển các cổng đa phương tiện MGW giao tiếp với các mạng bên
ngoài. Bên cạnh đó MGCF cũng tương tác với CSCF thông qua giao thức SIP.
Cổng báo hiệu truyền tải – T-SGW(Transport Signalling Gateway) là một
cổng báo hiệu SS7 để đảm bảo tương tác SS7 với các mạng tiêu chuẩn ngoài như
PSTN. T-SGW hỗ trợ các giao thức Sigtran.
Cổng báo hiệu chuyển mạng – R-SGW(Roaming Signalling Gateway) là
một nút đảm bảo tương tác báo hiệu với các mạng di động hiện có sử dụng SS7
tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp T-SGW và R-SGW cùng tồn tại trên cùng một
nền tảng.
SGSN và GGSN là các phiên bản tăng cường từ UMTS R3 và R4. Ngoài khả năng
xử lý các dịch vụ số liệu trước đây, chúng được trang bị thêm khả năng hổ trợ các
dịch vụ chuyển mạch kênh. Do đó, phải cần phải có biện pháp kiểm soát chất
lượng dịch vụ khi SGSN và GGSN phục vụ các dịch vụ chuyển mạch kênh, đặc
biệt là đối với các dịch vụ thời gian thực.

29
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.8. Chuyển đổi dần từ R4 sang R5


MGW có chức năng tương tự như trong UMTS R4, nó được điều khiển bởi
MGCF và đảm nhiệm việc tương tác với các mạng bên ngoài(mạng PSTN). Giao
thức điều khiển giữa MGW và MGCF là giao thức ITU-T H.248
Trong quá trình chuyển đổi từ R4 lên R5, nhiều nhà cung cấp dịch vụ có thể
sử dụng kết hợp miền chuyển mạch kênh truyền thống trong R3 và R4 với phân hệ
IMS. Điều này cho phép chuyển đổi dần cấu hình mạng UMTS từ R3 và R4 sang
R5 bằng cách xử lý các cuộc goi thoại bằng miền CS trong khi các dịch vụ số liệu
được xử lý bằng IMS của R5 (xem hình 2.8).

2.3 Giao diện vô tuyến hệ thống WCDMA

2.3.1 Kiến trúc giao thức của giao diện vô tuyến WCDMA

Kiến trúc giao diện vô tuyến của UTRA FDD được cho trên hình 2.9

30
TRẦN HỒNG PHÚC

Các lớp con cao


CC, MM, GMM, SMS, SS Giao thức UP
hơn của L3/NAS
Báo hiệu CP Thông tin UP

L3
RRC PDCP
PDCP
BMC L2/PDCP

RLC RLC
L2/BMC
RLC RLC RLC RLC
RLC RLC

MAC

PHY

Điều khiển Điểm truy nhập dị ch vụ (SAP) cho thông tinL2/RLC


đồng
cấp
Hinh 2.9. Kiến trúc giao thức vô tuyến UTRA FDD
Giao diện vô tuyến của UMTS được chia thành 3 lớp: lớp vật lý(L1), lớp liên kết
số liệu (L2) và lớp mạng(L3)
Lớp vật lý (L1) đặc tả các vấn đề liên quan đến giao diệnCác
vôkênh logic như điều
tuyến
chế và mã hóa, trải phổ v.v..
L2/MAC
Lớp liên kết số liệu (L2) thực hiện lập khuôn số liệu vào các khối số liệu và
đảm bảo truyền dẫn tin cậy giữa các nút lân cận hay các thực thể đồng cap.
Các kênh truyền tải
Lớp mạng (L3) đặc tả các vấn đề về đánh địa chỉ và định tuyến trong mạng.
Mỗi khối thể hiện một trường hợp của giao thức tương ứng. Đường không liền nét
L1/WCDMA
thể hiện các giao diện điều khiển, qua đó giao thức RRC điều khiển và lập cấu hình
các lớp dưới.
Lớp 2 được chia thành các lớp con bao gồm: lớp con điều khiển truy nhập
môi trường - MAC (Medium Access Control) và lớp con điều khiển liên kết - RLC
(Radio link Control), giao thức hội tụ số liệu gói - PDCP (Packet Data

31
TRẦN HỒNG PHÚC

Convergence Protocol) và bộ điều khiển quảng bá/đa phương - BMC


(Broadcast/Multicast Control).
Lớp 3 và RLC được chia thành hai mặt phẳng: mặt phẳng điều khiển (C-Plane) và
mặt phẳng người sử dụng (U-Plane). PDCP và BMC chỉ có ở mặt phẳng U. Trong
mặt phẳng C lớp 3 bao gồm RRC (Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên
vô tuyến) kết cuối tại RAN.
Lớp vật lý là lớp thấp nhất ở giao diện vô tuyến. Lớp vật lý được sử dụng để
truyền dẫn ở giao diện vô tuyến. Mỗi kênh vật lý ở lớp này được xác định bằng
một tổ hợp tần số, mã ngẫu nhiên hoá (mã định kênh) và pha (chỉ cho đường lên).
Các kênh được sử dụng vật lý để truyền thông tin của các lớp cao trên giao diện vô
tuyến, tuy nhiên cũng có một số kênh vật lý chỉ được dành cho hoạt động của lớp
vật lý.
Để truyền thông tin ở giao diện vô tuyến, các lớp cao phải chuyển các thông tin
này qua lớp MAC đến lớp vật lý bằng cách sử dụng các kênh logic. MAC sắp xếp
các kênh này lên các kênh truyền tải trước khi đưa đến lớp vật lý để lớp này sắp
xếp chúng lên các kênh vật lý.

2.3.2 Các thông số lớp vật lý và quy hoạch tần số

Các thông số lớp vật lý của mạng WCDMA được cho trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Các thông số lớp vật lý WCDMA


Đặc tính WCDMA
Sơ đồ đa truy nhập DS-CDMA băng rộng
Độ rộng băng tần (MHz) 5/10/15/20
Mành phổ 200 kHz
Tốc độ chip (Mcps) 1,28)/3,84/7,68/11,52/15,36
Độ dài khung 10 ms

32
TRẦN HỒNG PHÚC

Đồng bộ giữa các nút B Dị bộ/đồng bộ


Mã hóa sửa lỗi Mã turbo, mã xoắn
Điều chế DL/UL QPSK/BPSK
Trải phổ DL/UL QPSK/OCQPSK (HPSK)
Bộ mã hóa thoại CS-ACELP/(AMR)
Tổ chức tiêu chuẩn 3GPP/ETSI/ARIB

Mạng WCDMA hoạt động trên các băng tần được cấp cho IMT-2000. Các
băng tần này gồm 9 băng được phân chia sử dụng như trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Các băng tần có thể hoạt động của WCDMA
Băng Tên Tổng Đƣờng Đƣờng Vị trí
Băng
tần 2600 phổ
2x70 lên
2500- xuống
2620-2690 Băng 3G mới
Băng I 2100 2x60 1920- 2110-2170 Băng IMT 2000 (băng
VII II
Băng 1900 MHz (MHz)
2x60 2570 1930-1990 Băng PCS tại Mỹ và Châu
1850-
Băng 1700/2100 MHz 1710-
2x45 1980 2100-2155 Băng WCDMA
3G mới chủ đạo)
Mỹ và Châu
Băng II 1800 MHz 1910 Mỹ La Tinh
2x75 1720- 1805-1880 Châu Âu, châu Á và Brazil
IV
Băng 1700 MHz 1750-
2x35 1755 1845-1800 Mỹ Nhật
La Tinh
Băng 900 MHz 880-915
2x35 1785 925-960 Châu Âu và châu Á
IX
Băng 850 MHz 1785
2x25 824-849 869-894 Mỹ, châu Mỹ và châu Á
VIII
Băng VI 800 MHz 830-840 875-885
2x10 Nhật
V MHz
MHz
Các băng tần dành cho WCDMA FDD là các băng I, II và III được cho trên
hình 2.10. Băng I (B1) là ấn định băng chính ở Châu Âu gồm hai dải 60MHz với
khoảng cách song công chuẩn 190MHz, tuy nhiên quy định cũng cho phép song
công khả biến, trong đó khoảng cách phát thu nằm trong khoảng 130 đến 250MHz.
Hệ thống song công khả biến đặt ra các yêu cầu bổ sung đối với thiết kế máy phát
thu vì các bộ tổ tần số máy phát và máy thu phải hoạt động độc lập với nhau. Băng
II (B2) tái sử dụng băng hiện có của hệ thống thông tin di động cá nhân và dự định
được sử dụng ở Mỹ để đảm bảo đồng tồn tại UMTS và GSM. Khoảng cách song
công chỉ bằng 80MHz đối với băng II vì thế đặt ra các yêu cầu khó khăn hơn đối

33
TRẦN HỒNG PHÚC

với phần cứng của máy thu phát

Hình 2.10. Cấp phát băng tần WCDMA/FDD


Tại Việt Nam băng tần 3G được cấp phát tần số theo tám khe tần số như cho
trong bảng 2.3, trong đó hai hoặc nhiều nhà khai thác có thể cùng tham gia xin cấp
phát chung một khe.
Bảng 2.4. Cấp phát tần số 3G tại Việt Nam
Khe tần số FDD TDD
BSTx* BSRx** BSTx/BSRx
A 2110-2125 MHz 1920-1935 MHz 1915-1920 MHz
B 2125-2140 MHz 1935-1950 MHz 1910-1915 MHz
C 2140-2155 MHz 1950-1965 MHz 1905-1910 MHz
D 2155-2170 MHz 1965-1980 MHz 1900-1905 MHz
* BSTx: máy phát trạm gốc
** BSRx: máy thu trạm gốc
Lý do cấp phát các kênh 5MHz khác nhau tại các nước khác nhau là ở chỗ
các nhà khai thác phải quy hoạch mã và phải tránh việc sử dụng các mã gây ra
nhiễu kênh lân cận trong cùng một nước hoặc các nhà khai thác khác trong nước
liền kề. Vì thế cần phải nghiên cứu quan hệ giữa các tổ hợp mã trải phổ và hoạt
động của các kênh lân cận.

34
TRẦN HỒNG PHÚC

2.3.3 Các loại kênh của WCDMA

Các kênh của WCDMA được chia thành kênh vật lý, kênh truyền tải và kênh
logic.
Kênh vật lý – PhCH (Physical Channel) là kênh mang số liệu trên giao diện
vô tuyến. Mỗi PhCH có một mã định kênh duy nhất để phân biệt với kênh khác.
Một người sử dụng có thể sử dụng các PhCH riêng, chung hoặc cả hai. Kênh riêng
là kênh PhCH dành riêng cho một UE còn kênh chung được chia sẻ giữa các UE
trong một ô.
Kênh truyền tải – TrCH (Transmission Channel) là kênh do lớp vật lý cung
cấp cho lớp 2 để truyền số liệu. Các kênh TrCH được sắp xếp lên các PhCH.
Kênh Logic- LoCH (Logic Channel) là kênh được lớp con MAC của lớp 2
cung cấp cho lớp cao hơn. Kênh LoCH được xác định bởi kiểu thông tin mà nó
truyền.

2.3.3.1 Kênh logic


Các kênh Logic được chia thành 2 nhóm chính: nhóm kênh điều khiển –
CCH (Control Channels) được sử dụng để truyền các thông tin điều khiển và nhóm
kênh lưu lượng – TCH (Traffic Channel) dùng để truyền các dữ liệu cung cấp cho
các dịch vụ của người dùng.
Bảng 2.5. Danh sách các kênh logic
Nhóm kênh Kênh logic Ứng dụng
BCCH (Broadcast Control Kênh đường xuống dùng để phát
Channel: Kênh điều khiển quảng bá thông tin hệ thống
quảng bá)
PCCH (Paging Control Kênh đường xuống dùng để phát
Channel: Kênh điều khiển quảng bá thông tin tìm gọi
tìm gọi)

35
TRẦN HỒNG PHÚC

CCH CCCH (Common Control Kênh hai chiều để phát thông tin
Channel: Kênh điều khiển điều khiển giữa mạng và các UE.
chung) Được sử dụng khi không có kết
nối RRC hoặc khi truy nhập một ô
mới
DCCH (Dedicated Control Kênh hai chiều điểm đến điểm để
Channel: Kênh điều khiển phát thông tin điều khiển riêng
riêng). giữa UE và mạng. Được thiết lập
bởi thiết lập kết nối của RRC
DTCH (Dedicated Traffic Kênh hai chiều điểm đến điểm
TCH (Traffic Channel: Kênh lưu lượng riêng cho một UE để truyền thông
Channel: riêng) tin của người sử dụng. DTCH có
Kênh lưu thể tồn tại cả ở đường lên lẫn
lượng) đường xuống
CTCH (Common Traffic Kênh một chiều điểm đa điểm để
Channel: Kênh lưu lượng truyền thông tin người dùng cho
chung) tất cả hay một nhóm người sử
dụng quy định hoặc chỉ cho một
người sử dụng. Kênh này chỉ có ở
đường xuống.

2.3.3.2 Kênh truyền tải

Các kênh Logic từ lớp trên, khi được chuyển đến lớp con điều khiển truy
nhập môi trường – MAC sẽ được lớp MAC chuyển thành các kênh truyền tải. Các
kênh truyền tải được phân loại thành hai nhóm chính: các kênh truyền tải riêng và
các kênh truyền tải chung. Các kênh truyền tải chung được dùng chung cho tất cả

36
TRẦN HỒNG PHÚC

hoặc một số người dùng trong ô. Còn các kênh truyền tải riêng được ấn định riêng
cho từng người dùng.
Bảng 2.6. Danh sách các kênh truyền tải
Kênh truyền tải Ứng dụng
DCH (Dedicated Kênh hai chiều được sử dụng để phát số liệu của người sử
Channel: Kênh riêng) dụng. Được ấn định riêng cho người sử dụng. Có khả
năng thay đổi tốc độ và điều khiển công suất nhanh
BCH (Broadcast Kênh chung đường xuống để phát thông tin quảng bá
Channel: Kênh quảng (chẳng hạn thông tin hệ thống, thông tin ô)
bá)
FACH (Forward Kênh chung đường xuống để phát thông tin điều khiển và
Access Channel: số liệu của người sử dụng. Kênh chia sẻ chung cho nhiều
Kênh truy nhập UE.
đường xuống)
PCH (Paging Kênh chung dường xuống để phát các tín hiệu tìm gọi
Channel: Kênh tìm
gọi)
RACH (Random Kênh chung đường lên để phát thông tin điều khiển và số
Access Channel) liệu người sử dụng. Áp dụng trong truy nhập ngẫu nhiên
và được sử dụng để truyền số liệu thấp của người sử dụng
CPCH (Common Kênh chung đường lên để phát số liệu người sử dụng. Áp
Packet Channel: dụng trong truy nhập ngẫu nhiên và được sử dụng trước
Kênh gói chung) hết để truyền số liệu cụm.
DSCH (Dowlink Kênh chung đường xuống để phát số liệu gói. Chia sẻ cho
Shared Channel: nhiều UE. Sử dụng trước hết cho truyền dẫn số liệu tốc
Kênh chia sẻ đường độ cao.

37
TRẦN HỒNG PHÚC

xuống)

Các kênh Logic được lớp MAC chuyển thành các kênh truyền tải theo quan hệ như
sau

Hình 2.11. Chuyển đổi giữa các kênh Logic và kênh truyền tải trên đƣờng
lên và đƣờng xuống

2.3.3.3 Các kênh vật lý

Trong mạng UMTS, các kênh vật lý được phân biệt với nhau bởi các yếu tố
sau: tần số, mã ngẫu nhiên, mã định kênh và cả pha tương đối (đối với đường lên).
Các kênh vật lý được phân loại thành hai nhóm, đó là các kênh vật lý riêng –
DPCH (Dedicated Physical Channel) và các kênh vật lý dùng chung – CPCH
(Common Physical Channel)

38
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.12. Tổng kết các kiểu kênh vật lý

Bảng 2.7. Danh sách các kênh vật lý


Tên kênh Ứng dụng
Kênh hai chiều đường xuống/đường lên được ấn
định riêng cho UE. Gồm DPDCH (Dedicated
DPCH (Dedicated Physical Data Channel: Kênh vật lý số liệu riêng) và
Physical Channel: Kênh DPCCH (Dedicated Physical Control Channel:
vật lý riêng) Kênh vật lý điều khiển riêng). Trên đường xuống
DPDCH và DPCCH được ghép theo thời gian với
ngẫu nhiên hóa phức còn trên đường lên được ghép
mã I/Q với ngẫu nhiên hóa phức
DPDCH (Dedicated Khi sử dụng DPCH, mỗi UE được ấn định ít nhất
Physical Data Channel: một DPDCH. Kênh được sử dụng để phát số liệu
Kênh vật lý số liệu riêng người sử dụng từ lớp cao hơn
Khi sử dụng DPCH, mỗi UE chỉ được ấn định một

39
TRẦN HỒNG PHÚC

DPCCH (Dedicated DPCCH. Kênh được sử dụng để điều khiển lớp vật
Physical Control lý của DPCH. DPCCH là kênh đi kèm với DPDCH
Channel: Kênh vật lý điều chứa: các ký hiệu hoa tiêu, các ký hiệu điều khiển
khiển riêng) công suất (TPC: Transmission Power Control), chỉ
thị kết hợp khuôn dạng truyền tải. Các ký hiệu hoa
tiêu cho phép máy thu đánh giá hưởng ứng xung
kim của kênh vô tuyến và thực hiện tách sóng nhất
quán. Các ký hiệu này cũng cần cho hoạt động của
anten thích ứng (hay anten thông minh) có búp
sóng hẹp. TPC để điều khiển công suất vòng kín
nhanh cho cả đường lên và đường xuống. TFCI
thông tin cho máy thu về các thông số tức thời của
các kênh truyền tải: các tốc độ số liệu hiện thời trên
các kênh số liệu khi nhiều dịch vụ được sử dụng
đồng thời. Ngoài ra TFCI có thể bị bỏ qua nếu tốc
độ số liệu cố định. Kênh cũng chứa thông tin hồi
tiếp hồi tiếp (FBI: Feeback Information) ở đường
lên để đảm bảo vòng hồi tiếp cho phân tập phát và
phân tập chọn lựa.

PRACH (Physical Kênh chung đường lên. Được sử dụng để mang


Random Access Channel: kênh truyền tải RACH
Kênh vật lý truy nhập
ngẫu nhiên)
PCPCH (Physical Kênh chung đường lên. Được sử dụng để mang
Common Packet Channel: kênh truyền tải CPCH

40
TRẦN HỒNG PHÚC

Kênh vật lý gói chung)


CPICH (Common Pilot Kênh chung đường xuống. Có hai kiểu kênh
Channel: Kênh hoa tiêu CPICH: P-CPICH (Primary CPICH: CPICH sơ cấp)
chung) và S-CPICH (Secondary CPICH: CPICH thứ cấp).
P-CPICH đảm bảo tham chuẩn nhất quán cho toàn
bộ ô để UE thu được SCH, P-CCPCH, AICH và
PICH vì các kênh nay không có hoa tiêu riêng như ở
các trường hợp kênh DPCH. Kênh S-CPICH đảm
bảo tham khảo nhất quán chung trong một phần ô
hoặc đoạn ô cho trường hợp sử dụng anten thông
minh có búp sóng hẹp. Chẳng hạn có thể sử dụng S-
CPICH làm tham chuẩn cho S-CCPCH (kênh mang
các bản tin tìm gọi) và các kênh DPCH đường
xuống.

P-CCPCH (Primary Kênh chung đường xuống. Mỗi ô có một kênh để


Common Control truyền BCH
Physical Channel: Kênh
vật lý điều khiển chung
sơ cấp)
S-CCPCH (Secondary Kênh chung đường xuống. Một ô có thể có một hay
Common Control nhiều S-CCPCH. Được sử dụng để truyền PCH và
Physical Channel: Kênh FACH
vật lý điều khiển chung
thứ cấp)
SCH (Synchrronization Kênh chung đường xuống. Có hai kiểu kênh SCH:

41
TRẦN HỒNG PHÚC

Channel: Kênh đồng bộ) SCH sơ cấp và SCH thứ cấp. Mỗi ô chỉ có một SCH
sơ cấp và thứ cấp. Được sử dụng để tìm ô
PDSCH (Physical Kênh chung đường xuống. Mỗi ô có nhiều PDSCH
Downlink Shared (hoặc không có). Được sử dụng để mang kênh
Channel: Kênh vật lý chia truyền tải DSCH
sẻ đường xuống)
AICH (Acquisition Kênh chung đường xuống đi cặp với PRACH. Được
Indication Channel: Kênh sử dụng để điều khiển truy nhập ngẫu nhiên của
chỉ thị bắt) PRACH.
PICH (Page Indication Kênh chung đường xuống đi cặp với S-CCPCH (khi
Channel: Kênh chỉ thị tìm kênh này mang PCH) để phát thông tin kết cuối
gọi) cuộc gọi cho từng nhóm cuộc gọi kết cuối. Khi nhận
được thông báo này, UE thuộc nhóm kết cuối cuộc
gọi thứ n sẽ thu khung vô tuyến trên S-CCPCH
AP-AICH (Access Kênh chung đường xuống đi cặp với PCPCH để
Preamble Acquisition điều khiển truy nhập ngẫu nhiên cho PCPCH
Indicator Channel: Kênh
chỉ thị bắt tiền tố truy
nhập)
CD/CA-ICH (CPCH Kênh chung đường xuống đi cặp với PCPCH. Được
Collision Detection/ sử dụng để điều khiển va chạm PCPCH
Channel Assignment
Indicator Channel: Kênh
chỉ thị phát hiện va chạm
CPCH/ấn định kênh)
CSICH (CPCH Status Kênh chung đường xuống liên kết với AP-AICH để

42
TRẦN HỒNG PHÚC

Indicator Channel: Kênh phát thông tin về trạng thái kết nối của PCPCH
chỉ thị trạng thái CPCH)

Quan hệ giữa các kênh truyền tải và các kênh vật lý được thể hiện trên hình
2.13.

Hình 2.13. Quan hệ giữa các kênh truyền tải và kênh vật lý

2.3.4 Các thông số của máy thu và máy phát của UE

Các thiết bị người dùng UE hoạt động trong mạng UMTS phải đảm bảo thản
mãn các tham số về tần số công tác, phân cách song công chuẩn và các thông số về
công suất thu phát. Các thông số này được trình bày trong bảng 2.8
Bảng 2.8. Các thông số máy thu và máy phát của UE
Các thông số chung

43
TRẦN HỒNG PHÚC

Băng tần I: 2110-2170 MHz


Tần số công tác Băng tần II: 1930-1990 MHz
Băng tần III: 1805-1880 MHz
Băng tần I: 190 MHz
Phân cách song công chuẩn Băng tần II: 80 MHz
Băng tần III: 95 MHz
Các thông số máy thu
Băng tần 1: -117dBm
Độ nhạy Băng tần II: -115dBm
Băng tần III: - 114dBm
Các thông số máy phát
Loại 1: +33dBm +1/-3dB
Công suất phát cực đại và Loại 2: +27dBm +1/-3dB
độ chính xác Loại 3: +24dBm +1/-3dB
Loại 4: +21dBm 2dB
Điều khiển công suất phát Bình thường: 9dB
vòng hở Cực đại: 12dB

2.4 Các kỹ thuật sử dụng trong WCDMA

2.4.1 Kỹ thuật trải phổ và đa truy nhập phân chia theo mã CDMA

Trong thông tin vô tuyến, do tài nguyên tần số là có hạn, nên khi thiết kế hệ
thống, vấn đề người ta quan tâm chính đó là độ rộng băng tần, hệ thống phải được
thiết kế sao cho độ rộng băng tần thu phát càng nhỏ càng tốt. Độ rộng băng tần do
các kỹ thuật điều chế tín hiệu quyết định. Mỗi phương pháp điều chế có hệ số điều
chế riêng ứng với độ rộng băng tần điều chế khác nhau.

44
TRẦN HỒNG PHÚC

Nhưng trên thực tế, các hệ thống thông tin trải phổ - SS(Spread Spectrum), băng
tần của tín hiệu thường được trải rộng ra rất nhiều lần trước khi phát(thông thường
là hàng trăm lần). Mặc dù được trải rộng ra rất nhiều, song vẫn đảm bảo tiết kiệm
băng thông trong hệ thống mà vẫn tận dụng được các ưu điểm của kỹ thuật trải phổ
vì với băng tần trải rộng đó có thể phục vụ cho nhiều người dùng cùng lúc.
Có 3 kỹ thuật trải phổ chính bao gồm trải phổ chuỗi trực tiếp – DS/SS(Direct
Sequence/Spreading Spectrum), trải phổ nhảy thời gian – TH/SS(Time Hopping/
Spreading Spectrum) và trải phổ nhảy tần số - FH/SS(Frequency
Hopping/Spreading Spectrum). Ta cũng có thể nhận được các hệ thống lai ghép
bằng cách kết hợp các hệ thống trên.

x : bit đầu vào Rb : tốc độ bit


y : bit đầu ra Rc : tốc độ trải phổ
c : mã trải phổ

45
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.14. Trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS)

Kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp DS/SS được áp dụng cho hệ thống
WCDMA. Hệ thống DS/SS thực hiện trải phổ bằng cách nhân luồng tính hiệu cần
truyền với một mã trải phổ có tốc độ chip(Rc) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ
bit(Rb). Hình minh họa dưới đây mô tả quá trình trải phổ tín hiệu với Rc = 15 Rb.
Tín hiệu đầu vào “x” có tốc độ
Rb được nhân với mã trải phổ “c” có tốc độ Rc để được luồng tín hiệu trải phổ “y”
có tốc độ bằng với tốc độ trải phổ Rc. Tại phía thu, luồng tín hiệu trải phổ “y” thu
được được thực hiện giải trải phổ để khôi phục lại luồng thông tin ban đầu bằng
cách nhân luồng này với mã trải phổ “c” giống như phía phát: x=yc
Trong kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã – CDMA, một tập mã trực giao
được sử dụng và mỗi người sử dụng được gán một mã trải phổ riêng. Các mã trải
phổ này phải đảm bảo điều kiện trực giao sau đây
- Tích hai mã giống nhau bằng 1: cici=1
- Tích hai mã khác nhau sẽ là một mã mới trong tập mã: cicj=ck
- Trong một mã, có số bit “1” bằng số bit “-1”

Bảng 2.9. Ví dụ bộ tám mã trực giao

c0 +1 +1 +1 +1 +1 +1 +1 +1
c1 +1 +1 +1 +1 -1 -1 -1 -1
c2 +1 +1 -1 -1 +1 +1 -1 -1
c3 +1 +1 -1 -1 -1 -1 +1 +1
c4 +1 -1 +1 -1 +1 -1 +1 -1
c5 +1 -1 +1 -1 -1 +1 -1 +1
c6 +1 -1 -1 +1 +1 -1 -1 +1
c7 +1 -1 -1 +1 -1 +1 +1 -1

46
TRẦN HỒNG PHÚC

Trong một hệ thống thông tin trải phổ, tại một điểm bao gồm có K người
dùng thì tại đó, tín hiệu thu được sẽ là tổng các tín hiệu của các người sử dụng:
K K
y   yi   ci xi (2.1)
i 1 i 1

Xét quá trình xử lý tín hiệu tại máy thu của người sử dụng thứ k. Trong tín
hiệu thu được, đối với người sử dụng thứ k, chỉ có thành phần xk là tín hiệu hữu
ích. Do đó, nhiệm vụ của máy thu là phải lấy ra được tín hiệu xk này. Để làm được
điều này, tín hiệu thu được sẽ được nhân với mã trải phổ ban đầu của người người
sử dụng đó là ck. Kết quả thu được là tín hiệu hữu ích cùng với các thành phần
nhiễu – MAI (Multiple Access Interferrence: nhiễu đa truy nhập). Sau khi tiến
hành lọc nhiễu, ta được tín hiệu hữu ích của người sử dụng:
K
x k  xk   ci xi (2.2)
i 1
ik

Quá trình giải trải phổ tín hiệu nhý sau (giả thiết rằng công suất tín hiệu thu
ðýợc từ máy phát của K ngýời sử dụng là bằng nhau)

47
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.15. Quá trình giải trải phổ và lọc tín hiệu của ngƣời sử dụng k từ K tín
hiệu.
Từ hình trên ta thấy tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR: Signal to Interference
Ratio) là tỷ số giữa diện tích hình chữ nhật được tô đậm trên hình 2.2.c và tổng
diện tích các hình chữ nhật trắng trên hình 2.2.d: SIR=S1/S2. Tỷ số này tỷ lệ với tỷ
số Rc/Rb. vì thế tỷ số Rc/Rb được gọi là độ lợi xử lý – TA( Processing Gain).
Quá trình trải phổ được áp dụng cho các kênh vật lý, quá trình này gồm hai
bước, đó là thao tác định kênh và ngẫu nhiên hóa tín hiệu. Khi định kênh, mỗi kí
hiệu số liệu sau khi điều chế sẽ được chuyển thành một số chip. Tỷ số giữa tốc độ
kí hiệu (Rs) và tốc độ chip (Rc) được gọi là hệ số trải phổ - SF(Spectrum Factor).
Ta có SF = Rs/Rc là một giá trị khả biến. Để thực hiện quá trình định kênh, người ta
nhân các kí hiệu số liệu với một mã trực giao hệ số khả biến - OVSF (Orthogonal
Variable Spread Factor). Sau khi định kênh, luồng dữ liệu được ngẫu nhiên hóa

48
TRẦN HỒNG PHÚC

trước khi phát đi bằng cách trộn luồng tín hiệu trải phổ với một mã ngẫu nhiên hóa.
Trong WCDMA, mã ngẫu nhiên được xây dựng trên cơ sở mã Gold.
Mã định kênh OVSF khi nhân với luồng kí hiệu phải được đồng bộ thời gian
với các kí hiệu. Mã OVSF được sử dụng với các luồng kí hiệu có tốc độ khác nhau
được kí hiệu là Cch,SF,k (trong đó SF là hệ số trải phổ của mã; k là số thứ tự của mã,
với 0kSF-1). Các mã định kênh Cch,SF,k được sử dụng để phân biệt các kênh vật
lý khác nhau cho mỗi người dùng được phát đi từ một nguồn phát.
Ở đường xuống, các mã OVSF trong một ô cần được điều khiển bởi RNC,
tuy nhiên điều này không xảy ra đối với đường lên. Khi chọn các mã OSVF, không
được chọn hai mã tương quan với nhau(hai mã có tích của chúng bằng 1) vì chúng
sẽ gây nhiễu cho nhau.
Các mã OVSF chỉ hiệu quả khi các kênh được đồng bộ hoàn hảo tại mức ký
hiệu. Mất tương quan chéo do truyền sóng đa đường được bù trừ bởi thao tác ngẫu
nhiên hóa bổ sung. Với thao tác ngẫu nhiên hóa, phần thực (I) và phần ảo (Q) của
tín hiệu trải phổ được nhân bổ sung với mã ngẫu nhiên hóa phức. Mã ngẫu nhiên
hóa phức được sử dụng để phân biệt các nguồn phát từ các ô khác nhau đối với
đường xuống và từ các UE khác nhau đối với đường lên. Các mã này có các tính
chất tương quan tốt (trung bình hóa nhiễu) và luôn được sử dụng để „trộn‟ với các
mã trải phổ nhưng không làm ảnh hưởng độ rộng phổ tín hiệu và băng thông
truyền dẫn.
Mã định kênh OSVF được xác định theo cây mã định kênh trong hình 2.16.

49
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.16. Cây mã định kênh

2.4.3 Trải phổ và điều chế đƣờng xuống trong WCDMA

Khái niệm trải phổ và ngẫu nhiên hóa đường xuống được minh họa trên hình
2.20. Ngoại trừ các SCH, mỗi cặp hai bit kênh trước hết được biến đổi từ nối tiếp
vào song song tương ứng một ký hiệu điều chế, sau đó được đặt lên các nhánh I và
Q. Sau đó các nhánh I và Q được trải phổ đến tốc độ 3,84Mcps bằng cùng mỗi mã
dịnh kênh Cch,SF,m. Các chuỗi chip giá trị thực trên các nhánh I và Q sau đó được
ngẫu nhiên hóa bằng mã ngẫu nhiên hóa phức để nhận dạng nguồn phát nút B, mã
này đựợc ký hiệu là Sdl,n trên hình 2.20. Mã ngẫu nhiên hóa này được đồng bộ với
mã ngẫu nhiên hóa sử dụng cho P-CCPCH (kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp),
trong đó chíp phức đầu tiên của khung P-CCPCH được nhân với chip số 0 của mã
ngẫu nhiên hóa này.
Sau trải phổ, mỗi kênh vật lý đường xuống (trừ các SCH) được đánh trọng
số bằng các hệ số trọng số riêng ký hiệu là Gi như trên hình 2.20. P-SCH và S-SCH
giá trị phức được đánh trọng số riêng bằng các hệ số trọng số Gp và Gs. Tất cả các
kênh đường xuống được kết hợp với nhau bằng cộng phức. Chuỗi nhận được sau
trải phổ và ngẫu nhiên hóa được điều chế QPSK.

50
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.17. Sơ đồ trải phổ và điều chế cho tất cả các kênh vật lý đƣờng xuống
Trên đường xuống, các mã định kênh OVSF được sử dụng. Thông thường
mỗi ô chỉ có một cây mã và mỗi cây mã được đặt dưới một mã ngẫu nhiên hóa để
dùng chung cho nhiều người sử dụng. Theo quy đinh, các mã định kênh dùng cho
P-CPICH và P-CCPCH là Cch,256,0 và Cch,256,1. Bộ quản lý tài nguyên trong RNC ấn
định các mã định kênh cho tất cả các kênh khác với giới hạn SF=512. Mã OVSF có
thể thay đổi theo từng khung trên kênh PDSCH.
Trên đường xuống chỉ có các mã ngẫu nhiên hóa dài là được sử dụng. Có cả
thẩy 218-1 = 262143 mã ngẫu nhiên được đánh số từ 0 đến 262142. Các chuỗi mã
ngẫu nhiên được ký hiệu là Sdl,n được cấu trúc bằng các đoạn của chuỗi Gold. Để
tăng tốc quá trình tìm ô, chỉ 8192 mã trong số 262143 được sử dụng trong thực tế
và được cắt ngắn lấy đoạn đầu 38400 chip để phù hợp với chu kỳ khung 10 ms.

2.4.4 Trải phổ và điều chế các kênh đƣờng lên

Nguyên lý trải phổ cho kênh DPDCH (Dedicated Physical Data Channel:
kênh số liệu vật lý riêng, kênh để truyền lưu lượng của người sử dụng) và DPCCH

51
TRẦN HỒNG PHÚC

(Dedicated Physical Control Channel: kênh điều khiển vật lý riêng; kênh đi cùng
với DPDCH để mang thông tin điều khiển lớp vật lý) được minh họa trên hình 2.14

Hình 2.18. Trải phổ và điều chế DPDCH và DPCCH đƣờng lên
Một DPCCH và cực đại sáu DPDCH song song giá trị thực có thể được trải
phổ và phát đồng thời. DPCCH luôn được trải phổ bằng mã Cc=Cch,256,0, trong đó
k=0. Nếu chỉ một kênh DPDCH được phát trên đường lên, thì DPDCH1 được trải
phổ với mã Cd,1=Cch,SF,k, trong đó k=SF/4 là số mã OVSF và k=SF/4. Nghĩa là nếu
hệ số trải phổ SF=128 thì k=32. Nếu nhiều DPDCH được phát, thì tất cả DPDCH
đều có hệ số trải phổ là 4 (tốc độ bit kênh là 960kbps) và DPDCHn được trải phổ
bởi mã Cd,n=Cch,4,k, trong đó k=1 nếu n{1,2}, k=3 nếu n{3,4} và k=2 nếu
n{5,6}. Để bù trừ sự khác nhau giữa các hệ số trải phổ của số liệu, tín hiệu trải
phổ được đánh trọng số bằng các hệ số khuyếch đại ký hiệu là c cho DPCCH và
d cho DPDCH. Các hệ số khuyếch đại này được tính toán bởi SRNC và được gửi
đến UE trong giai đoạn thiết lập đường truyền vô tuyến hay đặt lại cấu hình. Các
hệ số khuyếch đại nằm trong dải từ 0 đến 1 và ít nhất một trong số các giá trị của
c và d luôn luôn bằng 1. Luồng chip của các nhánh I và Q sau đó được cộng phức
52
TRẦN HỒNG PHÚC

với nhau và được ngẫu nhiên hóa bởi một mã ngẫu nhiên hóa phức được ký hiệu là
Sdpch,n trên hình 2.14.
Kênh DPCCH và các kênh DPDCH có thể được ngẫu nhiên hóa bằng các mã ngẫu
nhiên dài hoặc ngắn. Có 224 mã ngẫu nhiên hóa dài đường lên và 224 mã ngẫu nhiên
ngắn đường lên. Vì có thể sử dụng được hàng triệu mã nên không cần quy hoạch
mã đường lên. Số mã ngẫu nhiên cho DPCH (0,…., 16777215), cùng với SF thấp
nhất được phép của mã định kênh (4, 8, 16, 32, 128 và 256) cho phần số liệu được
ấn định bởi các lớp cao hơn, chẳng hạn khi thiết lập kết nối RRC hoặc khi điều
khiển chuyển giao.

2.4.5 Kỹ thuật mã hóa tiếng AMR trong WCDMA

Mạng UMTS WCDMA sử dụng kỹ thuật mã hóa tiếng đa tốc độ thích ứng –
AMR(Adaptive Multi-Rate). Đây được xem là kỹ thuật vượt trội so với các kỹ
thuật mã hóa tiếng khác. AMR hỗ trợ các chế độ mã hóa cho 8 mức tốc độ khác
nhau bao gồm: 12.2, 10.2, 7.95, 7.40, 6.7, 5.9, 5.15 và 4.75Kbps. Dựa vào tải của
giao diện và chất lượng kết nối mà mạng truy nhập có thể điều chỉnh chất lượng
tốc độ bit mã hóa tiếng. Khi tải cao, có thể hạ thấp tốc độ bit của AMR để tăng
dung lượng phục vụ, tất nhiên chất lượng tiếng khi này cũng sẽ giảm. Ngược lại,
những lúc mạng chịu tải thấp có thể tăng tốc độ để nâng cao chất lượng tiếng.
Ngoài ra, AMR còn hỗ trợ khả năng che giấu lỗi bằng cách thay thế khung. Mục
đích của việc thay thế các khung là che giấu ảnh hưởng của các khung bị mất,
tránh gây các tiếng ồn khó chịu nơi đầu ra do lỗi mất khung. Khả năng chịu lỗi
khung của AMR lên đến FER = 1% (FER: Frame Error Rate) mà không làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tiếng.

2.4.6 Điều khiển công suất trong WCDMA

Mạng UMTS WCDMA sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã
CMDA. Mang đặc thù của CDMA là các người sử dụng trong một ô cùng sử dụng
53
TRẦN HỒNG PHÚC

chung tần số thu phát, do đó tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) cần được kiểm soát chặt
chẽ trong mức cho phép thì hệ thống WCDMA mới có thể hoạt động được. Trên
thực tế, vị trí của người dùng so với Nút B là khác nhau, do đó để giữ mức tín hiệu
thu được tại đầu thu là như nhau đối với tất cả người dùng, cần phải tiến hành điều
chỉnh công suất một cách chính xác.
Trong thực tế, tồn tại hai kiểu điều khiển công suất là điều khiển công suất
vòng hở sử dụng các kênh chung và điều khiển công suất vòng kín sử dụng các
kênh riêng DPDCH/DPCCH và kênh chia sẻ DSCH.
Điều khiển công suất vòng hở thường được UE sử dụng trước khi truy nhập
mạng trong quá trình thiết lập đường truyền vô tuyến sử dụng để ước lượng công
suất cần phát trên đường lên dựa trên các tính toán tổn hao đường truyền trên
đường xuống và tỷ số tín hiệu trên nhiễu yêu cầu.
Điều khiển công suất vòng kín được thực hiện liên tục nhằm giảm nhiễu
trong hệ thống bằng cách duy trì chất lượng thông tin giữa UE và UTRAN gần
nhất với mức chất lượng yêu cầu đối với dịch vụ mà người dùng đang sử dụng.
Điều khiển công suất vòng kín bao gồm 2 loại: điều khiển công suất nhanh vòng
trong được thực hiện 1500 lần/s (tốc độ 1500HZ) và điều khiển công suất chậm
vòng ngoài tốc độ khoảng 10-100 lần/s

2.4.7 Chuyển giao trong WCDMA

Trong hệ thống thông tin di động sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia
theo mã - CDMA, quá trình chuyển giao – HO (Handover) xảy ra phức tạp hơn
các hệ thống khác. Có thể phân biệt các loại chuyển giao trong mạng WCDMA
thành hai loại là chuyển giao nội hệ thống xảy ra bên trong một hệ thống WCDMA
và chuyển giao giữa các hệ thống - IS-HO (Inter-System Handover) giữa các ô
thuộc hai công nghệ truy nhập vô tuyến – RAT (Radio Access Technology) khác
nhau hay các chế độ truy nhập vô tuyến – RAM (Radio Access Mode) khác nhau.

54
TRẦN HỒNG PHÚC

Chuyển giao bên trong một hệ thống WCDMA bao gồm trường hợp chuyển
giao giữa các ô thuộc cùng một tần số sóng mang và trường hợp chuyển giao giữa
các ô thuộc các tần số sóng mang khác nhau – IF-HO (Inter-Frequency Handover).
Trường hợp thường thấy nhất đối với kiểu IS-HO/RAT là chuyển giao giữa các hệ
thống WCDMA và GSM/EDGE. Tuy nhiên cũng có thể là IS-HO giữa WCDMA
và hệ thống các hệ thống sử dụng công nghệ CDMA khác như CDMA2000 1x.
Còn đối với trường hợp IS-HO/RAM là chuyển giao giữa các chế độ UTRA FDD
và UTRA TDD của mạng WCDMA.
Bên cạnh đó, tùy theo cách thực hiện chuyển giao có thể chia thành hai loại,
chuyển giao cứng – HHO (Hard Handover), chuyển giao mềm – SHO (Soft
Handover) và chuyển giao mềm hơn.
Chuyển giao cứng (HHO) là các thủ tục chuyển giao trong đó các đường
truyền vô tuyến của một UE được giải phóng hoàn toàn trước các đường truyền vô
tuyến mới được thiết lập.
Chuyển giao mềm (SHO) và chuyển giao mềm hơn (hình 2.20) là các thủ tục
chuyển giao mà trong đó UE luôn được duy trì ít nhất một kết nối vô tuyến đến
UTRAN. Trường hợp chuyển giao mềm có thể xảy ra giữa các ô khác nhau được
quản lý bởi một RNC (SHO nội RNC) hoặc giữa các ô do các RNC khác nhau
quản lý (SHO giữa các RNC). Trong chuyển giao mềm, UE lưu trữ một tập tích
cực – AS (Active Set) chứa danh sách các ô hoặc đoạn ô đang tham gia vào quá
trình chuyển giao mềm của UE.
Chuyển giao mềm hơn là trường hợp chuyển giao giữa các đoạn của một ô.
Trường hợp chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn chỉ có thể thực hiện trên
cùng một tần số sóng mang và trong cùng một hệ thống.

55
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 2.19. Chuyển giao mềm (a) và mềm hơn (b)


Chuyển giao mềm là tính năng chung của hệ thống WCDMA với các ô lân cận
hoạt động trên cùng tần số. Một khi đã kết nối, dưới sự chỉ dẫn của RNC, UE liên
tục đo cường độ tín hiệu của các ô lân cận trên tần số sóng mang hiện thời. UE tiến
hành so sánh kết quả đo được với các ngưỡng chuyển giao và gửi kết quả này đến
RNC. Do việc đo kiểm cường độ tín hiệu của các ô lân cận cho mục đích chuyển
giao được thực hiện bởi trạm di động, nên chuyển giao mềm được gọi là chuyển
giao được đánh giá bởi đầu cuối di động – MEHO (Mobile Estimated Handover).
Quá trình đo lường diễn ra tại UE, nhưng thuật toán quyết định khi nào việc
chuyển giao được thực hiện được xử lý tại RNC. Dựa trên các kết quả đánh giá mà
UE gửi về (báo cáo định kì hoặc khi có sự thay đổi lớn), RNC sẽ ra điều khiển cho
UE bổ sung hoặc xóa bỏ một ô ra khỏi tập tích cực mà nó đang lưu giữ. Quá trình
này được gọi là cập nhật tập tích cực – ASU (Active Set Update)

56
TRẦN HỒNG PHÚC

CHƢƠNG 3
CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP GÓI ĐƢỜNG XUỐNG
TỐC ĐỘ CAO - HSDPA

3.1 Giới thiệu công nghệ HSDPA

Mạng UMTS WCDMA hiện tại phục vụ tốt các dịch vụ dựa trên nền chuyển
mạch kênh như thoại và hội nghị hình ảnh bằng cách sử dụng kênh riêng DCH.
Với tốc độ hỗ trợ tối đa lên đến 384Kbps ở cả đường lên và đường xuống, kênh
DCH đáp ứng được tốt các yêu cầu về chất lượng dịch vụ - QoS cũng như trễ
truyền dẫn. Song, khả năng hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch gói của UMTS hiện
này là chưa cao do tốc độ của miền chuyển mạch gói còn hạn chế. Công nghệ truy
nhập gói đường xuống tốc độ cao – HSDPA (High Speed Downlink Packet
Access) được đưa ra trong phát hành R5 của 3GPP như là một bước cải tiến quan

57
TRẦN HỒNG PHÚC

trọng của UMTS WCDMA. HSDPA có thể đạt tới tốc độ tối đa là 14.4Mbps (trên
2ms) tại đường xuống bằng cách sử dụng một kênh truyền tải mới là kênh chia sẽ
đường xuống tốc độ cao - HS-DSCH (High Speed – Downlink Shared Channel).
Kênh HS-DSCH được chia sẽ chung cho những người dùng trong ô và được ấn
định cho từng người dùng khác nhau sau một khoảng thời gian truyền dẫn – TTI
(Transmission Time Interval). Trong HSDPA, TTI = 2ms, tức là sau mỗi 2ms một
người dùng có thể được cấp phát một lượng lớn tài nguyên mạng (kênh chia sẽ HS-
DSCH và công suất). Kết hợp với kỹ thuật điều chế và mã hóa thích ứng – AMC
(Adaptive Modulation and Coding)và kỹ thuật yêu cầu phát lại tự động lai –
HARQ (Hybrid Automatic Repeat reQuest), HSDPA đảm bảo cung cấp được cho
người dùng những dịch vụ số liệu đi động như truy nhập Internet tốc độ cao.
HSDPA sử dụng chung hạ tầng mạng hiện có của UMTS WCDMA. Có thể
triển khai HSDPA trên cùng một tần số với UMTS hoặc cũng có thể triển khai trên
một tần số mới để tăng dung lượng phục vụ cho hệ thống.

Hình 3.1 . Triển khai HSDPA với sóng mang riêng (f2) hoặc chung sóng mang
với WCDMA (f1).
HSDPA có thể được dễ dàng triển khai trên nền UMTS hiện tại bằng cách
bổ sung thêm một vài phần mềm và phần cứng tại Nút B và RNC (tất nhiên thiết bị
người dùng UE cũng phải hỗ trợ HSDPA). Những chức năng mới cần được bổ
sung cho RNC, nút B và thiết bị đầu cuối UE được tóm tắt throng hình 3.2.

58
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.2. Các chức năng mới cần thiết cho mạng HSDPA

3.2 Nguyên lý hoạt động của HSDPA

HSDPA sử dụng ba kênh vật lý mới bao gồm kênh điều khiển chia sẽ tốc độ
cao – HS-SCCH (High Speed-Shared Control Channel), kênh vật lý điều khiển
dành riêng tốc độ cao – HS-DPCCH (High Speed-Dedicated Physical Control
Channel) và kênh vật lý chia sẽ đường xuống tốc độ cao – HS-PDSCH (High
Speed-Physical Downlink Shared Channel). Trong đó, kênh HS-SCCH là kênh
điều khiển đường xuống, kênh HS-DPCCH là kênh điều khiển đường lên và kênh
HS-PDSCH là kênh mang số liệu chính được chia sẽ giữa các người dùng trên
đường xuống. Kênh truyền tải HS-DSCH sẽ được lớp MAC sắp xếp lên kênh vật
lý HS-PDSCH trước khi được phát đến người dùng. Ngoài ba kênh vật lý trên,
HSDPA đòi hỏi phải có ít nhất một kết nối DCH (gồm có DPCCH và DPDCH)
59
TRẦN HỒNG PHÚC

hoạt động song song. Nếu dịch vụ cung cấp cho UE chỉ bao gồm dịch vụ số liệu thì
kênh DCH mang các thông tin báo hiệu. Còn đối với trường hợp dịch vụ cho các
UE có các dịch vụ chuyển mạch kênh như thoại AMR hoặc thoại hình ảnh thì các
dịch vụ này sẽ được phụ vụ song song với HSDPA bằng các kênh DCH. Ngoài ra,
trong giai đoạn đầu khi công nghệ truy nhập gói đường lên tốc độ cao – HSUPA
(High Speed-Uplink Packet Access) chưa được chuẩn hóa bởi 3GPP thì dữ liệu
đường lên trong HSDPA phải được truyền qua kênh DCH.
Như đã đề cập ở trên, HSDPA sử dụng kênh chia sẽ đường xuống HS-
DSCH cho các người dùng HSDPA trong ô. Khác với các kênh trong WCDMA,
kênh HS-DSCH được trải phổ với hệ số trải phổ cố định là SF = 16 (tức là có 16
mã định kênh HS-PDSCH), trong đó các mã từ 1 đến 15 được sử dụng cho kênh
HS-DSCH, mã còn lại được dùng cho mục đích khác như báo hiệu điều khiển hoặc
phục vụ cho các dịch vụ đa pương tiện MBMS (Multimedia Broadcast and
Multicast Services).

Hình 3.3. Ba kênh vật lý mới trong HSDPA

60
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.4. Mã định kênh cho HS-PDSCH và HS-SCCH


Các kênh HS-DSCH được chia sẽ cho từng người dùng trong các khoảng
thời gian TTI, có thể là trong một TTI hoặc một vài TTI. Một người dùng có thể
được cấp phát một vài mã định kênh hoặc tất cả 15 mã trong một hoặc một vài TTI
liên tiếp. Do ðó có thể xem hoạt ðộng của HSDPA dựa trên nguyên lý ghép kênh
phân chia theo mã – CDM (Code Division Multiplexing) kết hợp với ghép kênh
phân chia theo thời gian – TDM (Time Division Multiplexing). Việc cấp phát động
này được thực hiện nhờ bộ lập biểu tại Nút B. Với TTI = 2ms, đảm bảo thời gian
trễ trong HSDPA là thấp hơn rất nhiều so với WCDMA hiện tại(TTI = 10ms). Bên
cạnh đó, việc giảm TTI xuống còn 2ms giúp cho việc lập biểu ấn định kênh cho
mỗi người dùng cũng như lựa chọn phương pháp mã hóa và điều chế trở nên linh
hoạt hơn rất nhiều so với sự thay đổi nhanh của chất lượng kênh truyền.

61
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.5. Chia sẽ kênh HS-DSCH theo mã và thời gian


Hoạt động của HSDPA có thể được xem như một quá trình phân tập đa
người sử dụng. Nguyên lý của việc phân tập đa người sử dụng có thể được minh
họa throng hình 3.6. Trong một ô phục vụ có nhiều người dùng, mỗi người dùng có
một kênh truyền riêng với những điều kiện về trễ truyền dẫn và ảnh hưởng Fading
khác nhau. Do đó, chất lượng kênh truyền của mỗi người dùng biến thiên theo từng
thời điểm. Hoạt động cấp phát tài nguyên mạng của bộ lập biểu tại Nút B dựa trên
sự thay đổi của chất lượng kênh truyền đến từng người dùng. Bằng các thông tin
phản hồi từ các người dùng cụ thể là các chỉ thị chất lượng kênh – CQI (Channel
Quanlity Indicator) mà bộ lập biểu sẽ quyết định tài nguyên sẽ được cấp phát cho
người dùng nào trong từng TTI. Các bản tin CQI được các thiết bị người dùng UE
gửi định kì về Nút B. Do đó, tại Nút B luôn có sự đánh giá chính xác về chất lượng
kênh truyền đến các người dùng. Rõ ràng ta thấy tài nguyên mạng được tận dụng
tốt hơn do tính ngẫu nhiên của Fading ảnh hưởng đến các kênh truyền và thời điểm
yêu cầu dịch vụ từ các người dùng. Một UE chỉ được cấp phát kênh khi chất lượng
62
TRẦN HỒNG PHÚC

kênh truyền đến UE đó là tốt và ngược lại khi chất lượng kênh xấu thì tài nguyên
sẽ được cấp phát cho một UE có chất lượng kênh truyền tốt hơn.

Hình 3.6. Nguyên lý phân tập đa ngƣời dùng trong HSDPA


Để cung cấp thông tin về chất lượng kênh cho Nút B, các thiết bị đầu cuối
UE gửi các chỉ thị chất lượng kênh CQI trên kênh HS-DPCCH theo chu kì xác
định. Ngoài ra, các kênh HS-DPCCH còn mang các bản tin báo nhận ACK/NACK
được gửi về từ UE. Hình bên dưới minh họa quá trình gửi các bản tin CQI và
ACK/NACK trên kênh điều khiển đường lên HS-DPCCH theo chu kì là 10ms. Khi
người dùng không di chuyển, tức là kênh truyền không có sự thay đổi lớn, các bản
tin phản hồi này có thể được thiết lập với chu kì dài hơn như 20ms, 40ms hoặc
thậm chí 40ms.

63
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.7. Các gói tin HS-DPCCH đƣợc gửi định kì về Nút B
Các chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI còn được sử dụng cho quá trình điều
chế và mã hóa thích ứng - AMC của HSDPA. Như đã phân tích ở trên, một khi
nhận được các bản tin CQI, Nút B sẽ nhận định được chính xác về chất lượng kênh
truyền đến từng người dùng. Sự nhận định này không chỉ giúp cho Nút B quyết
định dữ liệu được gửi đến người dùng nào mà còn giúp Nút B chọn được một
phương pháp điều chế và mã hóa dữ liệu thích hợp với kênh truyền lúc đó. Các chỉ
số CQI được qui định ở 32 mức cụ thể, trong đó mỗi giá trị CQI qui định một
phương pháp điều chế và kích thước khối truyền tải tối đa trong một TTI mà UE
có thể nhận được với xác suất lỗi < 10% . Hai phương pháp điều chế được sử dụng
trong HSDPA là QPSK và 16QAM. Điều chế 16QAM được sử dụng khi kênh
truyền đạt chất lượng cao và QPSK được sử dụng trong trường kênh truyền kém
hơn.
ACK/NACK là các bản tin báo nhận được sử dụng trong thủ tục yêu cầu phát lại tự
động lai – HARQ giữa UE và Nút B. Khi một khối dữ liệu được gửi đến UE trong
một TTI, sau quá trình giải mã và kiểm tra CRC, nếu dữ liệu thu được là chính xác,
bản tin ACK sẽ được gửi về từ UE để báo cho Nút B biết nó đang chờ nhận khối
dữ liệu tiếp theo. Ngược lại, Nút B sẽ nhận được NACK nếu quá trình kiểm tra

64
TRẦN HỒNG PHÚC

CRC thất bại và quá trình phát lại dữ liệu được thực hiện tại Nút B. Kỹ thuật yêu
cầu phát lại tự động - ARQ (Automatic Repeat reQuest) đã được ứng dụng trong
UMTS WCDMA và được tiếp tục phát triển trong HSDPA. Nếu như trước đây,
phần dữ liệu bị lỗi sau khi kiểm tra CRC sẽ bị xóa đi trong khi chờ phát lại thì
HARQ thực hiện kết hợp dữ liệu phát lại và dữ liệu bị lỗi trước đó. Bằng cách kết
hợp này, tỉ lệ giải mã thành công các gói tin cao hơn rất nhiều, do đó giảm yêu cầu
phát lại đáng kể. Kênh số liệu HS-PDSCH chỉ được sử dụng khi có dữ liệu cần
phát đến UE trong khi trên kênh HS-DPCCH các chỉ thị chất lượng kênh được gửi
liên tục về Nút B.

Hình 3.8. Quan hệ thời gian giữa các gói tin


Trước khi một khối dữ liệu được phát đến một UE theo sự điều khiển của bộ
lập biểu tại Nút B, kênh điều khiển đường xuống HS-SCCH được sử dụng để
thông báo cho UE biết là sắp có dữ được phát đến. Gói tin báo hiệu cho mỗi khối
dữ liệu được phát đến một UE trong một TTI có độ dài là 2ms (bằng độ dài một
TTI kênh HS-DSCH). Các gói tin báo hiệu cho các UE khác nhau được phân biệt
bằng mã nhận dạng thiết bị đầu cuối – UE ID (User Equipment Identifier). Một khi

65
TRẦN HỒNG PHÚC

UE nhận được UE ID trong trên kênh HS-SCCH, UE tiến hành lưu và giải mã
phần còn lại của gói tin báo hiệu đường xuống. Các thông tin báo hiệu trên kênh
HS-SCCH bao gồm thông tin định dạng truyền tải kênh HS-DSCH và các thông tin
phục vụ cho quá trình phát lại HARQ. Các thông tin định dạng truyền tải được sử
dụng để xác định mã định kênh HS-PDSCH sẽ được phát đến UE cũng như những
thông tin phục vụ cho quá trình giải điều chế tại UE. Có bốn mã định kênh HS-
SCCH được sử dụng trong một ô phục vụ HSDPA. Thiết bị người dùng UE luôn
tiến hành giám sát bốn kênh HS-SCCH này trên đường xuống.
Quan hệ thời gian giữa các gói tin phục vụ cho hoạt động của HSDPA được
minh hoạ trên hình 3.7. Các chỉ thị bản tin CQI được UE gửi về Nút B theo chu kì
xác định, thường là 10ms. Trước khi một khối dữ liệu được phát đến UE, gói tin
báo hiệu trên kênh HS-SCCH được phát đến UE có độ dài 2ms. Khối dữ liệu được
phát trên kênh HS-PDSCH đến UE trễ hơn kênh HS-SCCH là 4/3ms (2 khe thời
gian gói HS-SCCH). Sau khi nhận xong khối dữ liệu được phát trên kênh HS-
PDSCH, các bản tin báo nhận ACK/NACK được gửi về Nút B. Thời gian từ lúc
nhận xong khối dữ liệu HS-PDSCH cho đến khi các bản tin ACK/NACK được
phát về Nút B là 5ms. Khoảng thời gian này đủ cho UE tiến hành giải mã và kiểm
tra CRC khối dữ liệu vừa nhận được.
Quá trình hoạt động của HSDPA đòi hỏi phải có các bộ đệm số liệu lớn tại
Nút B và thiết bị đầu cuối UE. Bộ đệm tại Nút B được sử dụng để lưu trữ dữ liệu
đang chờ được lập biểu phát đến Nút B cũng như dữ liệu phục vụ cho quá trình
phát lại HARQ. Bộ đệm tại UE cũng cần được hỗ trợ dung lượng lớn hơn để lưu
các khối dữ liệu bị lỗi để kết hợp với phần dữ liệu phát lại.

3.3 Giao diện vô tuyến của HSDPA

3.3.1 Kiến trúc giao thức của HSDPA

66
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.9. Kiến trúc giao thức ngƣời dùng trong HSDPA
Kiến trúc giao thức lớp trong HSDPA được trình bày trên hình 3.10 vẫn bao gồm
những chức năng cơ bản của WCDMA R99 ngoại trừ chức năng MAC-hs được
giới thiệu như là một chức năng mới tại Nút B. MAC-hs thực hiện các kỹ thuật cơ
bản phục vụ cho hoạt động của HSDPA. Giao thức RLC ngoài các chức năng cơ
bản trong WCDMA R99 cond được sử dụng để phát lại các gói tin ở mức RLC khi
quá trình phát lại HARQ không thể thực hiện được và trong trường hợp chuyển
giao của người dùng HSDPA. Dưới sự điều khiển của RRC, MAC-hs thực hiện các
chức năng cơ bản gồm điều khiển luồng dữ liệu, lập biểu ấn định kênh truyền cho
người dùng, điều khiển phát lại HARQ và lựa chọn định dạng kết hợp truyền tải
kênh HS-DSCH.
Trong quá trình hoạt động, Nút B và UE cần được cung cấp một số thông tin
điều khiển cần thiết từ RNC khi thiết lập kết nối cũng như trong suốt quá trình hoạt
động của người dùng HSDPA. Ngoài ra, RNC cũng cần xác định được khả năng
hỗ trợ HSDPA của UE khi thực hiện lập biểu như số mã định kênh HS-PDSCH có
thể xử lý đồng thời, phương pháp điều chế hỗ trợ (có hoặc không có hỗ trợ điều
chế 16QAM).

67
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.10. Chức năng MAC-hs tại Nút B


Tất cả các thông tin trên được truyền giữa RNC và Nút B thông qua giao
diện Iub theo các giải pháp khác nhau được đưa ra bởi các nhà sản xuất. Các thông
tin này được chia thành các nhóm chính gồm thông tin về tài nguyên HSDPA (mã
định kênh và công suất) được cấp phát cho Nút B, thông tin điều khiển bộ lập biểu
Nút B và thông tin về khả năng hỗ trợ hoạt động HSDPA của thiết bị đầu cuối. Các
thông tin điều khiển bộ lập biểu gồm những thông tin quản lý chất lượng dịch vụ
được sử dụng khi lập biểu tại Nút B. Những dịch vụ khác nhau cũng như những
người dùng khác nhau sẽ có các mức ưu tiên lập biểu khác nhau. Chẳng hạn như
các dịch vụ thời gian thực(VoIP, Video Streaming) sẽ có chỉ số ưu tiên cao hơn các
dịch vụ không đòi hỏi thời gian thực (tải file, trình duyệt Web). Do đó, tại Nút B
cần được thiết lập với mức ưu tiên lập biểu cho từng dịch vụ.

68
TRẦN HỒNG PHÚC

3.3.2 Cấu trúc kênh trong HSDPA

3.3.2.1 Kênh HS-SCCH

Kênh HS-SCCH là một kênh vật lý chia sẽ đường xuống mang các thông tin
điều khiển cần thiết cho một UE có thể thực hiện giải trải phổ, giải điều chế và giải
mã kênh HS-DSCH. Trong mỗi 2ms (tương ứng với 1 TTI của kênh HS-DSCH),
một kênh HS-SCCH thực hiện báo hiệu cho một UE riêng biệt. Bởi vì HSDPA hỗ
trợ kênh HS-DSCH cho nhiều người dùng đồng thời theo nguyên lý ghép kênh
phân chia theo mã – CDM (Code Division Multilplexing), do đó cần đến một vài
kênh HS-SCCH trong một ô. Dựa theo các đặc tính kỹ thuật, trong một ô thường
được cấu hình với 4 kênh HS-SCCH hoạt động đồng thời và UE cũng thường được
hỗ trợ giám sát đồng thời 4 kênh HS-SCCH.

Data
Ndata 1 bits
Tslot = 2560 chips, 40 bits

Slot #0 Slot#1 Slot #2

1 subframe: Tf = 2 ms

Hình 3.11 Cấu trúc khung HS-SCCH


Kênh HS-SCCH được trải phổ với hệ số SF = 128 và có cấu trúc mỗi khung
con có độ dài 2ms. Một khung con HS-SCCH được chia thành 3 khe có độ dài mỗi
khe là 40 bit (tốc độ kênh HS-SCCH là 60Kbps).
Các trường thông tin của gói HS-SCCH mang nội dung báo hiệu điều khiển
khác nhau. Tuỳ thuộc vào tuần tự sử dụng tại đầu thu, mà chúng được sắp xếp lên
gói HS-SCCH theo thứ tự trước sau. Các thông tin cần cho mục đích giải trải phổ
và giải điều chế phải cung cấp cho UE trước khi các gói tin HS-PDSCH đến, nên

69
TRẦN HỒNG PHÚC

chúng phải được sếp ở đầu của gói tin. Trong khi các thông tin về kích thước gói
và thông tin HARQ liên quan cần thiết cho quá trình giải mã và kết hợp chỉ được
sử dụng khi UE nhận xong khối dữ liệu HS-HS-DSCH trong 2ms, nên chúng được
xếp ở phần sau của gói tin HS-SCCH. Cấu trúc gói tin HS-SCCH được chia thành
hai phần. Phần một gồm 8 bit và phần hai gồm 13 bit.
Phần một bao gồm các bit báo hiệu về mã định kênh HS-PDSCH và phương pháp
điều chế được sử dụng cho kênh HS-DSCH.
Tập mã định kênh của HS-PDSCH ( 7 bit ): Xccs,1; Xccs,2; …; Xccs,7
Phương pháp điều chế kênh HS-DSCH là QPSK hay 16QAM ( 1 bit ): Xms,1
Phần hai bao gồm các thông tin về kích thước khối truyền tải trong TTI, chỉ số tiến
trình HARQ phục vụ cho quá trình phát lại và kết hợp dữ liệu tại UE, phiên bản
phần dư cũng như cờ chỉ thị dữ liệu mới và mã nhận dạng UE.
Thông tin kích thước của khối truyền tải trên HS-DSCH (6 bit): Xtbs,1; Xtbs,2;
Xtbs,3;….; Xtbs,6
Chỉ số tiến trình HARQ gồm 3 bit : Xhap,1 ; Xhap,2 ; Xhap,3
Phiên bản phần dư gồm 3 bit: Xrv,1, Xrv,2, Xrv,3
Cờ chỉ thị dữ liệu mới ( 1 bit ) : Xnd,1
Mã nhận dạng thiết bị người dùng - UE ID (User Equipment Identifier) dùng
nhận dạng UE ( 16 bit ) : Xue,1; Xue,2; Xue,3;…… Xue,16
Trường chứa thông tin tập mã định kênh CCS áp dụng cho kênh HS-PDSCH gồm
7 bit: Xccs,1; Xccs,2; …; Xccs,7 được chia làm hai phần. Phần đầu gồm ba bit (có gí trị
là A) báo hiệu cho UE biết tổng số mã định kênh được dùng cho kênh HS-PDSCH
phát đến UE và phần còn lại gồm bốn bit (có giá trị là B) được dùng để chỉ ra vị trí
bắt đầu của các mã được sử dụng trên cây mã định kênh. Có tất cả 15 mã định
kênh có thể sử dụng đồng thời cho kênh HS-DSCH và vị trí của các mã theo thứ tự
từ 1 đến 16.

70
TRẦN HỒNG PHÚC

Bảng 3.1 Số và vị trí mã định kênh HS-PDSCH đƣợc báo hiệu trên kênh HS-
SCCH
(số mã / vị trí)
A 0 1 2 3 4 5 6 7
B
0 1/1 2/1 3/1 4/1 5/1 6/1 7/1 x
1 1/2 2/2 3/2 4/2 5/5 6/2 7/2 x
2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3 7/3 x
3 1/4 2/4 3/4 4/4 5/4 6/4 7/4 x
4 1/5 2/5 3/5 4/5 5/5 6/5 7/5 x
5 1/6 2/6 3/6 4/6 5/6 6/6 7/6 x
6 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 x
7 1/8 2/8 3/8 4/8 5/8 6/8 7/8 x
8 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/8
9 1/10 2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 9/7 8/7
10 1/11 2/11 3/11 4/11 5/11 10/6 9/6 8/6
11 1/12 2/12 3/12 4/12 11/5 10/5 9/5 8/5
12 1/13 2/13 3/13 12/4 11/4 10/4 9/4 8/4
13 1/14 2/14 13/3 12/3 11/3 10/3 9/3 8/3
14 1/15 14/2 13/2 12/2 11/2 10/2 9/2 8/2
15 15/1 14/1 13/1 12/1 11/1 10/1 9/1 8/1

HSPDA sử dụng hai phương pháp điều chế là QPSK và 16QAM, do đó với
một bit Xms,1 có hai trạng thái có thể báo hiệu cho UE biết được phương pháp điều
chế nào đã được sử dụng. Nếu kênh HS-DSCH được điều chế QPSK thì Xms,1 = 0
và nếu 16QAM được sử dụng thì Xms,1 = 1.

71
TRẦN HỒNG PHÚC

Như đã trình bày ở trên HSDPA sử dụng phương pháp thích ứng kênh
truyền bằng mã hoá và điều chế thích ứng – AMC, vì vậy trong một TTI, khối dữ
liệu được phát đi có kích thước khác nhau do chúng được điều chế và mã hoá bằng
các phương pháp khác nhau. Ngoài ra, số mã định kênh được ấn định cho một UE
xác định trong TTI đó cũng ảnh hưởng đến kích thước khối dữ liệu được phát. Các
bit thông tin về kích thước khối truyền tải sẽ được phát trên kênh HS-PDSCH gồm
6 bit Xtbs,1; Xtbs,2; Xtbs,3;….; Xtbs,6. Việc biết trước kích thước khối dữ liệu sẽ được
nhận giúp cho UE có thể cấu hình bộ đệm để lưu trữ và thực hiện quá trình HARQ
nếu cần thiết.
Các thông tin về loại phần dư – RV (Redundancy Version) và thông số chòm mã
điều chế 16QAM được mang trên ba bit Xrv,1, Xrv,2, Xrv,3 với Xrv,1 là MSB . Với ba
bit mã hoá, Xrv nhận 8 giá trị từ 0 đến 7. Mỗi giá trị Xrv qui định các tham số r, s
của các phiên bản phần dư cũng như thông số chòm mã b được qui định trong bảng
3.2. Các tham số loại phần dư được sử dụng để báo hiệu cho UE về cách thức đục
lỗ tại đầu ra của bộ mã hoá Turbo. Các thông số này cần thiết cho quá trình giải mã
Turbo và kết hợp dữ liệu của HARQ. Thông số chòm mã b qui định cách sắp xếp
lại luồng bit trước khi đưa vào điều chế 16QAM. Thông số chòm mã b luôn có giá
trị là „0‟ trong trường hợp điều chế QPSK.
Bảng 3.2 Loại phần dƣ và thông số chòm mã
Xrv Điều chế 16QAM Điều chế QPSK
s r b s r
0 1 0 0 1 0
1 0 0 0 0 0
2 1 1 1 1 1
3 0 1 1 0 1
4 1 0 1 1 2

72
TRẦN HỒNG PHÚC

5 1 0 2 0 2
6 1 0 3 1 3
7 1 1 0 0 3

Cờ chỉ thị dữ liệu mới được dùng để báo cho UE biết khối dữ liệu sắp được
phát trên kênh HS-PDSCH là dữ liệu mới hay là dữ liệu được phát lại sau khi Nút
B nhận được NACK. Cờ chỉ thị dữ liệu được sử dụng với một bit Xnd,1. Nếu là dữ
liệu là mới thì trạng thái của bit Xnd,1 sẽ thay đổi từ „0‟ sang „1‟ (hoặc ngược lại); và
nếu dữ liệu được phát lại, bit Xnd,1 sẽ giữ nguyên trạng thái của nó trong với khung
HS-SCCH mà UE nhận trước đó.

73
TRẦN HỒNG PHÚC

r s b

RV
coding

Xrv
Xccs Xms Xtbs Xhap Xnd

mux mux

X1 X2

Xue
UE specific
CRC
attachment
Y

Mã hoá Mã hoá
kênh kênh

Z1 Z2

Phối hợp Phối hợp


tốc độ tốc độ

R1 R2

Xue UE
specific
masking

S1

Sắp xếp
lên kênh
vật lý

HS-SCCH

Hình 3.12. Quá trình mã hoá kênh HS-SCCH


Quá trình mã hoá kênh HS-SCCH được minh hoạ trong hình trên. Các bit
thông tin mã định kênh Xccs,1; Xccs,2; …; Xccs,7 và bit thông tin điều chế Xms,1 được
ghép lại với nhau tạo thành chuỗi 8 bit X1,1; X1,2;….; X1,8
X1,i = Xccs,1 i = 1,2,…,7
74
TRẦN HỒNG PHÚC

X1,i = Xms,i-7 i=8


Đồng thời các bit thông tin kích thước khối truyền tải Xtbs,1; Xtbs,2;….; Xtbs,6
,các bit chỉ số HARQ Xhap,1; Xhap,2; Xhap,3 , các bit qui định loại phần dư Xrv,1, Xrv,2,
Xrv,3 và bit cờ chỉ thị dữ liệu mới Xnd,1 cũng được ghép lại với nhau tạo thành chuỗi
13 bit X2,1; X2,2;….; X2,13 với
X2,i = Xtbs,i i = 1,2,…,6
X2,i = Xhap,i-6 i = 7,8,9
X2,i = Xrv,i-9 i = 10,11,12
X2,i = Xnd,i-12 i = 13

CRC
calc.

-
Part-1 Part-2 CRC

8 bits 13 bits 16 bits

Hình 3.13. Tính toán mã CRC cho kênh HS-SCCH.


Một mã CRC gồm 16 bit C1, C2,…, C16 được tính từ chuỗi các 21 bit X1,1;
X1,2;….; X1,8; X2,1; X2,2;….; X2,13. Chuỗi 16 bit CRC này sẽ được ngẫu nhiên hoá
bằng 16 bit UE ID : Xue,1; Xue,2; Xue,3;…… Xue,16. Chuỗi bit sau khi được ngẫu nhiên
hoá sẽ được ghép phía sau dãy bit X2,1; X2,2;….; X2,13 để được chuỗi 29 bit Y1, Y2,
…, Y29, với
Yi = X2,i i=1,2,…,13
Yi = (Ci-13 + Xue,i-13 ) mod 2 i=14,15,…,29
Chuỗi bit của phần một là X1,1, X1,2,…., X1,8 được mã hoá xoắn với tốc độ mã
R = 1/3 để được 48 bit Z1,1, Z1,2, …, Z1,48. Đồng thời chuỗi bit của phần 2 là Y1, Y2,

75
TRẦN HỒNG PHÚC

…, Y29 cũng được mã hoá tương tự cho ra 111 bit Z1,1, Z1,2, …, Z1,111. Các bộ mã
hoá xoắn được sử dụng có hệ số K = 9 (bộ mã hoá xoắn sử dụng 8 phần tử nhớ).
Để phối hợp tốc độ, sau khi mã hoá các luồng bit sẽ được lược bỏ một số bit. Cụ
thể là các bit Z1,1, Z1,2, Z1,4, Z1,8, Z1,42, Z1,45, Z1,47, Z1,48 trong chuỗi bit Z1,1, Z1,2, …,
Z1,48 sẽ được lược bỏ để cho ra chuỗi 40 bit R1,1,R1,2…R1,40 vừa với khe đầu tiên của
khung HS-SCCH. Tương tự các bit Z2,1, Z2,2, Z2,3, Z2,4, Z2,5, Z2,6, Z2,7, Z2,8, Z2,12, Z2,14,
Z2,15, Z2,24, Z2,42, Z2,48, Z2,54, Z2,57, Z2,60, Z2,66, Z2,69, Z2,96, Z2,99, Z2,101, Z2,102, Z2,104,
Z2,105, Z2,106, Z2,107, Z2,108, Z2,109, Z2,110, Z2,111 cũng được lược bỏ để được chuỗi 80 bit
R2,1, R2,2, …, R2,80 cho hai khe còn lại của khung HS-SCCH.

Mã hóa xoắn R=1/2 + Phối


Phần 1 hợp tốc đọ
XOR
40 bits

40 bit ngẫu nhiên

40 bits by
repeating the
first 8 bits

Mã khối
(32, 10)

10 bit UE ID

Hình 3.14. Ngẫu nhiên hoá phần một của kênh HS-SCCH
Sau khi được phối hợp tốc độ, luồng bit của phần một gồm 40 bit
R1,1,R1,2…R1,40 được ngẫu nhiên hoá bằng 16 bit UE ID để được 40 bit
S1,1,S1,2…S1,40. Các bit UE IE phải được mã hoá và lược bỏ trước khi được dùng để
ngẫu nhiên cho 40 bit phần một. Bằng phương pháp mã hoá xoắn với tốc độ mã
hoá R = 1/2, chuỗi 16 bit UE ID được chuyển thành 48 bit, sau khi được lược bỏ 8
bit, luồng bit còn lại là C1, C2,…, C40 được dùng để ngẫu nhiên hoá cho 40 bit
R1,1,R1,2…R1,40. Quá trình ngẫu nhiên hoá được thực hiện cho ra 40 bit cuối cùng

76
TRẦN HỒNG PHÚC

S1,k = (R1,k + Ck) mod 2 với k = {1,2,…,40 } dùng phát đi trên kênh vật lý HS-
SCCH.
Điều khiển công suất kênh HS-SCCH
Các gói tin HS-SCCH cần phải được nhận với độ chính xác cao tại đầu thu
vì nó quyết định đến khả năng giải mã thành công các gói tin HS-DSCH. Do đó
công suất phát kênh HS-SCCH phải đủ lớn để đảm bảo các gói tin HS-SCCH được
nhận một cách chính xác. Tuy nhiên, công suất phát HS-SCCH cũng không được
quá lớn nhằm tránh gây nhiễu giữa các ô lân cận. Do đó, cần có cơ chế điều khiển
công suất cho kênh HS-SCCH trong mỗi TTI sau cho khung HS-SCCH được phát
thành công đến UE mà vẫn đảm bảo không làm tăng nhiễu trong hệ thống. Hình
3.15 minh hoạ công suất phát kênh HS-SCCH cho mỗi UE ở các vị trí khác nhau
trong ô. Người dùng thứ nhất giả sử đang đứng tại biên của ô nên kênh HS-SCCH
phát trong TTI dành cho UE1 được phát với công suất lớn trong khi người dùng
thứ ba ở gần trạm gốc nhất nên kênh HS-HS-SCCH lúc đó được phát với công suất
nhỏ hơn. Đồng thời, ta còn thấy rõ sự khác biệt về công suất giữa kênh HS-SCCH
và kênh HS-DSCH. Đối với kênh HS-DSCH, công suất phát được giữ cố định do
có chế thích ứng kênh truyền của HSDPA không thực hiện điều khiển công suất
mà thực hiện điều khiển tốc độ.

77
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.15. Điều khiển công suất phát kênh HS-SCCH.


Các tiêu chuẩn của 3GPP không qui định các cơ chế cho việc điều khiển
công suất kênh HS-SCCH. Do dó, các thuật toán điều khiển công suất có thể được
thiết kế bởi các nhà sản xuất. Điều khiển công suất kênh HS-SCCH có thể dựa vào
bản tin CQI hoặc dựa vào công suất phát kênh DPCCH. Công suất phát kênh HS-
SCCH có thể được điều chỉnh như là một hàm của các bản tin CQI nhận về từ UE.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập tại Nút B một tập các giá trị
công suất phát cho kênh HS-SCCH tương ứng với mỗi giá trị CQI. Dựa vào bản tin
CQI nhận về trong gói HS-DPCCH trước đó mà Nút B xác định mức công suất
phát thích hợp cho kênh HS-SCCH trong TTI tiếp theo. Thông tin thứ hai có thể
được dùng để điều khiển công suất phát kênh HS-SCCH là công suất phát kênh
DPCCH ở đường xuống. Các kênh DPCCH được điều khiển công suất vòng kín
nên có thể thiết lập công suất phát cho kênh HS-SCCH dựa theo công suất phát của
kênh DPCCH.

78
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.16. Sơ đồ khối giải thuật điều khiển công suất kênh HS-SCCH
Quá trình thiết lập công suất phát cho kênh HS-SCCH dựa vào các chỉ thị
chất lượng kênh truyền CQI có thể được xem như quá trình điều khiển công suất
vòng trong. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm quá trình điều khiển công suất vòng
ngoài để điều chỉnh quan hệ giữa công suất phát kênh HS-SCCH với các chỉ số
CQI. Điều chỉnh công suất vòng ngoài được thực hiện nhờ vào các bản tin báo
nhận ACK/NACK được gửi về từ UE. Dựa vào các bản tin báo nhận này, Nút B có
thể tính được một cách tương đối xác lỗi khối – BLEP (Block Error Probability)
của các khối dữ liệu gửi đến UE. Sau khi so sánh xác suất lỗi BLEP tính được với
một xác suất BLEPchuẩn , Nút B có thể tiến hành điều chỉnh quan hệ giữa công suất
phát kênh HS-SCCH với các giá trị CQI sao cho xác suất lỗi BLEP nhận được gần
với xác suất BLEPchuẩn nhất.

3.3.2.2 Kênh vật lý điều khiển dành riêng tốc độ cao HS-DPCCH

Các thông tin điều khiển đường lên được sử dụng nhằm mục đích phục vụ
cho hoạt động của cơ chế HARQ cũng như cung cấp cho Nút B thông tin điều kiện
kênh truyền. Các thông tin điều khiển này được mang trên kênh HS-DPCCH. Kênh
HS-DPCCH được trải phổ với SF = 256 và được phát song song với các kênh

79
TRẦN HỒNG PHÚC

đường lên khác của WCDMA R99. Với hệ số trải phổ SF = 256, kênh HS-DPCCH
mang 30 bit trên mỗi khung 2ms được chia thành 3 khe thời gian. Các thông tin
điều khiển được mang trên kênh HS-DPCCH bao gồm các bản tin báo nhận HARQ
được mang trong khe đầu của khung và các chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI
được mang trong 2 khe còn lại.

Tslot = 2560 chips 2Tslot = 5120 chips

HARQ-ACK CQI

Khung con HS-DPCCH

Khung con #0 Khung con #i Khung con #4


#4
Khung vô tuyến Tf = 10 ms

Hình 3.17. Cấu trúc khung kênh HS-DPCCH


Bảng 3.3 Thông số kênh HS-DPCCH
Khung Tốc độ Tốc độ kí Bit/khung Bit/khe Số khe thời
#i kênh hiệu SF con thời gian gian/khung con
(Kbps) (Ksps)
0 15 15 256 30 10 3

Để giảm thiểu thời gian trễ khứ hồi - RTT( Roundtrip Time) của HARQ,
thời gian phát kênh HS-DPCCH không được đồng chỉnh ở mức khe với các kênh
đường lên khác. Thay vào đó, thời gian của kênh HS-DPCCH được xác định dựa
vào thời điểm khết thúc của khối dữ liệu trên kênh HS-DSCH tương ứng như minh

80
TRẦN HỒNG PHÚC

hoạ trên 3.18. Thời gian từ lúc kết thúckhối dữ liệu trên kênh HS-PDSCH cho đến
khi UE phát bản tin báo nhận ACK/NACK trên kênh HS-DPCCH là khoảng 7.5
khe thời gian (khoảng 19200 chip trong 5ms). Nếu kênh HS-DPCCH được đồng
chỉnh ở mức khe thời gian với kênh đường lên DPCH sẽ làm cho thời gian trễ giữa
kênh HS-DPCCH và kênh HS-DSCH tăng lên, điều này có thể kéo dài thời gian trễ
khứ hồi RTT. Mặc dù kênh đường lên HS-DPCCH và kênh DPCH không cần thiết
phải được đồng chỉnh ở mức độ khe, nhưng thời gian trễ không được vượt quá 256
chip nhằm đảm bảo tính trực giao ở đường lên. Do đó, thời gian phát kênh HS-
DPCCH không phải luôn luôn được phát đúng 7.5 khe thời gian sau khi nhận được
gói tin HS-DSCH mà có thể dao động trong khoảng từ 19 200 chip (7.5 khe thời
gian) cho đến 19200 + 256 chip.

Hình 3.18. Định thời kênh HS-DPCCH


Các bản tin báo nhận HARQ bao gồm một bit ACK hay NACK duy nhất
dùng để thông báo kết quả kiểm tra CRC khối dữ liệu được phát trên kênh HS-
PDSCH. Bit báo hiệu ACK có giá trị là „1‟ và NACK có giá trị là „0‟. Bản tin báo
nhận ACK/NACK chỉ được phát khi UE nhận gói tin báo hiệu điều khiển đường
xuống HS-SCCH. Nếu không có báo hiệu điều khiển HS-SCCH được phát đến cho
UE thì sẽ không có thông tin báo nhận được phát trong trường ACK/NACK của
khung HS-DPCCH (phát DTX). Điều này làm giảm nhiễu đường lên vì chỉ có

81
TRẦN HỒNG PHÚC

những UE nào có dữ liệu được phục vụ bởi kênh HS-DSCH phát ACK/NACK ở
đường lên.
Để cung cấp các thông tin về chất lượng kênh truyền cho Nút B, UE phải
tính toán giá trị CQI sẽ được gửi về cho Nút B. Chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI
được gửi về từ UE nhận 31 giá trị từ 0 đến 30. Do đó, để thực hiện báo hiệu 31 giá
trị này cần sử dụng 5 bit để mã hoá. Sau khi được mã hoá, giá trị trị của CQI được
mang trong hai khe còn lại của khung HS-DPCCH ở đường lên. Các chỉ thị chất
lượng kênh truyền thường được thiết lập gửi về Nút B sau mỗi 10ms. Tuy nhiên,
khi chất lượng kênh truyền không có nhiều thay đổi thì các chỉ thị này có thể được
gửi về Nút B sau các chu kì dài hơn.

HARQ-ACK CQI

a0,a1...a4

Mã hoá kênh Mã hoá kênh

w0,w1,w2,...w9 b0,b1...b19

Sắp xếp lên kênh vật lý Sắp xếp lên kênh vật lý

PhCH PhCH

Hình 3.19. Quá trình mã hoá kênh HS-DPCCH

82
TRẦN HỒNG PHÚC

Bảng 3.4 Mã hoá các bản tin báo nhận ACK/NACK


Chuỗi bit w0 w1 w2 w3 w4 w5 w6 w7 w8 w9
ACK 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
NACK 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Bảng 3.5 Mã khối (20,5)


i Mi,0 Mi,1 Mi,2 Mi,3 Mi,4
0 1 0 0 0 1
1 0 1 0 0 1
2 1 1 0 0 1
3 0 0 1 0 1
4 1 0 1 0 1
5 0 1 1 0 1
6 1 1 1 0 1
7 0 0 0 1 1
8 1 0 0 1 1
9 0 1 0 1 1
10 1 1 0 1 1
11 0 0 1 1 1
12 1 0 1 1 1
13 0 1 1 1 1
14 1 1 1 1 1
15 0 0 0 0 1
16 0 0 0 0 1
17 0 0 0 0 1
18 0 0 0 0 1
19 0 0 0 0 1

83
TRẦN HỒNG PHÚC

Quá trình mã hoá kênh HS-DPCCH được trình bày cụ thể trong hình 3.19.
Phần thông tin ACK/NACK gồm một bit được lặp lại thành 10 bit có giá trị như
trong bảng 3.4. Sau đó, chuỗi 10 bit này được sắp xếp lên kênh vật lý và phát đến
UE trong khe thời gian đầu của khung HS-DPCCH. Bản tin chỉ thị chất lượng kênh
truyền CQI gồm có 5 bit là a0, a1, a2, a3, a4 (với a0 là LSB và a4 là MSB) để mã hoá
30 giá trị của CQI.
Mã khối (20,5) được sử dụng để mã hoá 5 bit CQI này thành chuỗi 20 bit b0,
b1, …, b19 tương ứng với 2 khe thời gian còn lại của khung HS-DPCCH. Trong đó

bi

4

 (a n
 M i ,n) mod 2 (với i = 0,1,…,19). Sau khi được mã hoá, luồng 20 bit này
n 0

cũng được sắp xếp lên kênh vật lý và phát đi trong hai khe thời gian còn lại của
khung HS-DPCCH.

3.3.2.3 Kênh vật lý chia sẽ đƣờng xuống tốc độ cao HS-PDSCH


Kênh HS-DSCH là kênh truyền tải chính được sử dụng để chuyển tải dữ liệu
đến người dùng trong HSDPA. Tại lớp vật lý, kênh HS-DSCH được sắp xếp lên
kênh HS-PDSCH. So với kênh truyền tải mang dữ liệu gói DCH trong R99, HS-
DSCH có những khác biệt tương đối lớn.
Kênh HS-DSCH không được điều khiển công suất mà thay vào đó là kỹ
thuật thích ứng kênh truyền bằng cách điều khiển tốc độ thực hiện mã hoá và điều
chế thích ứng AMC. Do được thích ứng kênh truyền bằng điều chế và mã hoá thích
ứng, quá trình xử lý tín hiệu trước khi phát luôn bám sát vào những thay đổi của
điều kiện kênh truyền. Do đó, trong những điều kiện môi trường thuận lợi, phương
pháp điều chế bậc cao là 16QAM với 4 bit được mang trên mỗi kí hiệu có thể được
sử dụng. Khi chất lượng kênh truyền kém hơn, phương pháp điều chế QPSK được
lựa chọn để điều chế tín hiệu.
Việc cấp phát tài nguyên cho người dùng được thực hiện bởi bộ lập biểu của
Nút B sau mỗi TTI = 2ms dựa kênh việc báo hiệu nhanh từ UE. Trong khi đó, việc

84
TRẦN HỒNG PHÚC

cấp phát tài nguyên cho kênh DCH (mã định kênh và hệ số trải phổ SF) được thực
hiện bởi lớp cao hơn từ RNC và các khoảng thời gian truyền dẫn TTI cũng dài hơn
với TTI = 10, 20, 40 hoặc 80ms. HSDPA cũng hoạt động truyền đa mã nhưng với
hệ số trải phổ cố định SF = 16 trong khi DCH có thể được trải phổ với SF từ 4 đến
512.
Kênh HS-PDSCH không được phát DTX ở mức độ khe, quá trình phát tín hiệu sẽ
được diễn ra liên tục trên toàn TTI. Ngoài ra, kênh HS-PDSCH cũng không có chế
độ nén, do đó việc mã hoá kênh có thể được thực hiện dễ dàng hơn so với kênh
DCH.

Data
Ndata 1 bits
Tslot = 2560 chips, M*10*2 k bits (k=4)

Slot #0 Slot#1 Slot #2

1 subframe: Tf = 2 ms

Hình 3.20. Cấu trúc khung kênh HS-DSCH


Cấu trúc khung của kênh HS-DSCH có độ dài 2ms phát trong một TTI và
được chia thành ba khe thời gian. Mỗi khe thời gian có độ dài là 2560 chip và
(M*10*2k) bit; với k = 4 và M là số bit của mỗi kí hiệu điều chế, với điều chế
QPSK thì M = 2 và với điều chế 16QAM thì M = 4.

Bảng 3.6 Thông số kênh HS-DSCH

85
TRẦN HỒNG PHÚC

Khung #i Tốc độ bit Tốc độ kí hiệu SF Bit/khung Bit/khe thời Ndata


(Kbps) (Ksps) gian

0(QPSK) 480 240 16 960 320 320

1(16QAM) 960 240 16 1920 640 640

Quá trình mã hoá kênh HS-DSCH gồm các bước được trình bày trong hình 3.21.

Hình 3.21. Quá trình mã hoá kênh HS-DSCH


Chức năng gán mã CRC có nhiệm vụ thêm mã CRC cho khối dữ liệu được
phát trong mỗi TTI. Trong trường hợp này, mã CRC gán cho mỗi khối dữ liệu luôn

86
TRẦN HỒNG PHÚC

có độ dài 24 bit. Chức năng ngẫu nhiên hoá làm cho luồng bit trước khi mã hoá
tăng thêm tính ngẫu nhiên nhằm tránh các chuỗi quá dài các bit „0‟ hoặc bit „1‟,
điều này gây khó khăn cho việc đồng bộ tại đầu thu.
Khi sử dụng điều chế 16QAM, mỗi kí hiệu điều chế sẽ có xác suất lỗi khác
nhau phụ thuộc vào vị trí của nó so với các kí hiệu khác mà cụ thể là hai trong số
bốn bit của mỗi kí hiệu điều chế sẽ có độ tin cậy cao hơn sao với hai bit còn lại.
Trong khi đó, các bit ở đầu ra của bộ mã hoá có mức độ quan trọng khác nhau nên
các bit quan trọng này sẽ được sắp xếp vào vị trí của các bit có độ tin cậy cao trước
khi được điều chế 16QAM. Tại đầu ra của bộ mã hoá Turbo gồm có các bit hệ
thống (các bit thông tin) quan trọng hơn rất nhiều so với các bit Parity. Do đó các
bit hệ thống này được ưu tiên sắp xếp vào các vị trí thuận lợi. Quá trình sắp xếp lại
các bit này chỉ được thực hiện khi sử dụng điều chế 16QAM bởi vì các kí hiệu điều
chế của QPSK có xác suất lỗi bằng nhau do khoảng cách giữa các kí hiệu điều chế
là như nhau trên biểu đồ chòm mã.
Trước khi sắp xếp lại các bit 16QAM, quá trình đan xen được thực hiện với
các luồng bit đầu ra của bộ mã hoá. Có hai bộ đan xen được sử dụng cho kênh HS-
DSCH. Bộ đan xen đầu tiên được sử dụng cho các luồng điều chế QPSK và các bit
hệ thống của mã hoá Turbo trong trường hợp điều chế 16QAM. Bộ đan xen thứ hai
được sử dụn với các bit Parity đầu ra của bộ mã hoá Turbo. Thực hiện đan xem
trong HSDPA đơn giản hơn rất nhiều so với WCDMA R99 vì quá trình đan xen
được thực hiện trong từng TTI riêng biệt.
Quá trình sắp xếp lại các bit 16QAM được thực hiện dưới sự điều khiển bởi
thông số chòm mã b. Thông số chòm mã b nhận bốn giá trị gồm {0, 1, 2, 3}. Ứng
với mỗi giá trị là một cách sắp xếp lại các bit 16QAM. Thông số chòm mã này
cũng được báo hiệu đến UE trên kênh điều khiển chia sẽ đường xuống HS-SCCH
trước khi khối dữ liệu được phát đến người dùng.
Bảng 3.7 Sắp xếp lại các bit 16QAM.
87
TRẦN HỒNG PHÚC

Chuỗi bit đầu vào x0 x1 x2 x3


Chuỗi b=0 x0 x1 x2 x3
bit b=1 x2 x3 x0 x1
đầu ra b=2 x0 x1 -x2 -x3
b=3 x2 x3 -x0 -x1

Hình 3.22. Bộ mã hoá Turbo


HSDPA sử dụng mã hoá Turbo cho kênh HS-DSCH. Nguyên lý hoạt động
của bộ mã hoá Turbo được trình bày trong hình 3.22. Luồng bit đầu vào được chia
thành ba nhánh song song. Trong đó nhánh thứ nhất không được mã hoá và được
gọi là các bit hệ thống. Nhánh thứ 2 và thứ 3 được mã hoá và được gọi là các bit
Parity 1 và 2. Như vậy, ta thấy cứ mỗi bit sau khi được mã hoá Turbo sẽ được 3 bit

88
TRẦN HỒNG PHÚC

đầu ra nên bộ mã hoá này có tốc độ là R = 1/3. Ngoài ra, tốc độ mã hoá có thể
được thay đổi bằng cách bỏ bớt đi một số bit ở các nhánh để được tốc độ mã hoá
cao hơn. Thao tác bỏ bớt các bit này được gọi là đục lỗ. Với thao tác đục lỗ, tốc độ
mã hoá của bộ mã hoá Turbo có thể được thay đổi, như trong ví dụ minh hoạ, sau
khi tiến hành đục lỗ, tốc độ mã hoá thay đổi từ 1/3 sang ¾. Với khả năng thay đổi
được tốc độ mã hoá đầu ra, mã hoá Turbo được sử dụng như là một phương tiện để
điều khiển tốc độ kênh trong cơ chế thích ứng kênh truyền của HSDPA. Ngoài ra,
với cùng một tốc độ mã hoá, mỗi cách đục lỗ có thể cho một luồng bit đầu ra khác
nhau. Các luồng bit đầu ra khác nhau này được gọi là các phiên bản phần dư của
mã hoá Turbo. Các bản phần dư này được sử dụng trong cơ chế HARQ của
HSDPA. Các bản phần dư khác nhau có thể được sử dụng trong các lần phát lại
nhằm mục đích tăng khả năng giải mã khối dữ liệu bị lỗi. Trong sơ đồ mã hoá trên
hình 3.21, khối mã hoá kênh thực hiện mã hoá Turbo với tốc độ 1/3 còn quá trình
đục lỗ được thực hiện tại khối chức năng HARQ thuộc MAC-hs. Khối chức năng
HARQ này thực hiện đục lỗ để phối hợp tốc độ đầu ra bộ mã Turbo.

Điều chế QPSK và 16QAM

Kênh HS-DSCH có thể được điều chế bằng phương pháp QPSK hoặc
16QAM. Điều chế QPSK chỉ cho phép mỗi ký hiệu điều chế mang được hai bit
thông tin trong khi đó điều chế 16QAM mang bốn bit thông tin trên mỗi kí hiệu
điều chế. Do đó phương pháp điều chế 16QAM cho phép truyền số liệu với tốc độ
cao hơn. Tuy nhiên, dựa vào hình 3.23 ta thấy khoảng cách giữa hai ký tự điều chế
16QAM ngắn hơn khoảng cách giữa các kí tự điều chế QPSK vì thế khả năng chịu
ảnh hưởng của nhiễu và tạp âm của QPSK tốt hơn so với 16QAM. Trong kỹ thuật
điều chế và mã hoá thích ứng của HSDPA, QPSK sẽ được chọn trong trường hợp
chất lượng kênh truyền xấu, UE ở xa Nút B và ngược lại 16QAM sẽ được chọn khi
chất lượng kênh truyền tốt hơn.

89
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.23 Điều chế QPSK và 16QAM

3.4 Các kỹ thuật sử dụng trong HSDPA


3.4.1 Kỹ thuật lập biểu phụ thuộc kênh

Nguyên lý hoạt động cơ bản của HSDPA là việc lập biểu phụ thuộc kênh
nhanh được thực hiện tại Nút B nhờ những thông tin phản hồi về chất lượng kênh
truyền từ UE. Một trong những khác biệt cơ bản trong kiến trúc giữa WCDMA
R99 và phát hành R5 là bộ lập biểu kênh HS-DSCH được đặt tại Nút B. Bộ lập
biểu sử dụng các tham số đầu vào khác nhau để lập biểu phục vụ cho các người
dùng trong ô. Các tham số đầu vào này bao gồm các tham số về tài nguyên được
cấp phát, thông tin phản hồi từ UE và các đặc tính liên quan đến chất lượng dịch vụ
QoS.

90
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.24. Nguyên lý lập biểu tại Nút B

Hình 3.24 Tài nguyên khả dụng của ô và khả năng hỗ trợ của UE
Tổng công suất kênh HS-PDSCH và kênh HS-HS-SCCH được cấp phát cho
ô, điều này nói đến công suất cực đại có thể dùng cho cả HS-PDSCH và HS-HS-
SCCH trong ô. Tổng công suất này được cấp phát bởi RNC cho ô phục vụ
HSDPA. Bên cạch đó, Nút B cũng có thể dùng công suất không sử dụng tại trạm
gốc cho HSDPA. Chú ý rằng kênh HS-SCCH phải có công suất đủ lớn để đảm bảo
báo hiệu thành công đến các UE trong mọi điều kiện kênh truyền.
Số mã định kênh HS-PDSCH: xác định số mã định kênh mà RNC cấp phát
để dùng cho các kênh HS-PDSCH.
Số kênh HS-SCCH tối đa được sử dụng trong HSDPA. Thường thì có bốn
mã định kênh HS-SCCH. Thông tin về số kênh HS-SCCH cũng như tập mã định
kênh được dùng cho kênh HS-SCCH được quản lý bởi RNC.
Thông tin chất lượng kênh được phản hồi từ UE được sử dụng như là tham
số chính để quyết định lập biểu. Việc đo chất lượng kênh tại UE nhằm bám sát
theo sự thay đổi của kênh truyền, từ đó có thể tiến hành lập biểu cho những người
dùng có điều kiện kênh truyền thuận lợi nhất. Tất cả các hoạt động dùng để thích
ứng kênh truyền như báo cáo CQI, đo công suất kênh DPCH và các bản tin báo
nhận HARQ đều có thể được dùng cho hoạt động lập biểu tại Nút B.
Lượng số liệu của người dùng tại bộ đệm của Nút B cũng được xem xét khi
lập biểu, những người dùng có nhiều dữ liệu được lưu tại bộ đệm Nút B hơn sẽ

91
TRẦN HỒNG PHÚC

được ưu tiên lập biểu. Ngoài ra, thuộc tính HARQ cũng được quan tâm khi lập
biểu, các khối dữ liệu phát lại cần được ưu tiên phát đi trước các khối dữ liệu mới.
Khả năng hỗ trợ của thiết bị đầu cuối người dùng cũng được xem xét khi lập biểu,
tìa nguyên được cấp phát cho bộ lập biểu không được vượt quá khả năng hỗ trợ của
UE. Các đặc tính hỗ trợ của UE được quan tâm đó là số mã định kênh mà UE có
khả năng xử lý tối đa, phương pháp điều chế được sử dụng và kích thước bộ đệm.

Tham số chất lƣợng dịch vụ

Chỉ số ưu tiên kết nối ARP (Allocation and Retention Priority) qui định mức
ưu tiên cho các liên kết từ UE đến mạng lõi, giúp Nút B so sánh được mức độ ưu
tiên của các liên kết từ các UE đến mạng lõi UMTS.
Chỉ thị ưu tiên lập biểu – SPI (Scheduling Priority Indicator) được thiết lập bởi
RNC cho từng dịch vụ, SPI được dùng để phân biệt mức độ ưu tiên giữa các dịch
vụ khác nhau khi thực hiện lập biểu.
Thời gian huỷ (Discard Timer) được cấu hình tại bộ lập biểu Nút B để giới
hạn thời gian chờ tối đa của các đơn vị dữ liệu PDU MAC-d tại Nút B. Luồng dữ
liệu chuyển từ RNC đến MAC-hs của Nút B qua giao diện Iub được đóng gói
thành các PDU MAC-d. Tại đây, các PDU này được lưu vào bộ đệm, nếu quá thời
gian huỷ mà các PDU này vẫn chưa được xử lý thì chúng sẽ bị loại bỏ.
Tốc độ bit tối thiểu cho mỗi lớp dịch vụ được đưa ra cho từng lớp dịch vụ khác
nhau. Tại mỗi lớp dịch vụ, yêu cầu về tốc độ bit tối thiểu là khác nhau, bộ lập biểu
phải đảm bảo được tốc độ bit này nhằm đảm bảo được mức chất lượng dịch vụ tối
thiểu mà người dùng nhận được.
Bộ lập biểu tại Nút B dựa vào các tham số trên kết hợp với nguyên lý lập
biểu để tính toán mức độ ưu tiên cho các người dùng trong một TTI. Quyết định
cấp phát tài nguyên cho người dùng trong một TTI phải đảm bảo thoả mãn các

92
TRẦN HỒNG PHÚC

điều kiện ràng buộc về tài nguyên sẵn có cũng như yêu cầu về chất lượng dịch vụ
nhưng vẫn bám sát các chỉ thị chất lượng kênh truyền theo các nguyên lý lập biểu.

Khả năng hỗ trợ của thiết bị đầu cuối

Hỗ trợ HSDPA là một tính năng mở rộng của các thiết bị đầu cuối mạng
UMTS. Khi được thiết kế để hỗ trợ hoạt động HSDPA, UE được chia thành 12 loại
(bảng 3.8) với khả năng hỗ trợ tốc độ từ 0.9 đến 14.4Mbps. Dung lượng của
HSDPA hoàn toàn độc lập với các kênh của phát hành R99, nhưng nếu kênh HS-
DSCH được cấu hình cho UE thì kênh DCH đường xuống cho UE đó sẽ được giới
hạn lại. Các thiết bị đầu cuối UMTS hoạt động trong phát hành R99 có tốc độ
DCH đường xuống là 32, 64, 128 hoặc 384 Kbps. Như vậy giả sử một UE đang
hoạt động với kênh DCH có tốc độ là 384Kbps, khi được cấu hình hỗ trợ HSDPA,
kênh DCH sẽ được cấu hình lại ở tốc độ thấp hơn là 64Kbps.
Bảng 3.8 Phân loại thiết bị đầu cuối HSDPA
Loại UE Số mã tối đa TTImin Bit/TTI Kết hợp HARQ Tốc độ tối đa(Mbps)
1 5 3 7298 Chase 1.2
2 5 3 7298 IR 1.2
3 5 2 7298 Chase 1.8
4 5 2 7298 IR 1.8
5 5 1 7298 Chase 3.6
6 5 1 7298 IR 3.6
7 10 1 14 411 Chase 7.2
8 10 1 14 411 IR 7.2
9 15 1 20 251 Chase 10.2
10 15 1 27952 IR 14.4
11 5 2 3 630 Chase 0.9
12 5 1 3 630 Chase 1.8

93
TRẦN HỒNG PHÚC

Ngoài sự khác biệt về khả năng hỗ trợ tốc độ, các loại thiết bị đầu cuối
HSDPA còn được phân biệt với nhau về khả năng sử lý số mã định kênh đồng thời.
Đây là một tham số quan trọng cho bộ lập biểu tại Nút B sử dụng trong quá trình
lập biểu phụ thuộc kênh. Ngoài ra, mỗi loại thiết bị HSDPA còn được qui định cụ
thể phương pháp kết hợp lại các gói tin của quá trình HARQ là kiểu Chase hay IR.
Mười hai loại thiết bị đầu cuối HSDPA có khả năng hỗ trợ xử lý HSDPA
khác nhau. Do đó, các chỉ thị bản tin CQI được các UE này gửi về Nút B cũng
mang ý nghĩa khác nhau. Do đó, Nút B cần xác định được khả năng hỗ trợ của thiết
bị người dùng khi tham gia mạng hay nói khác hơn là Nút B cần được biết chính
xác loại thiết bị HSDPA của người dùng. Khi xác định được loại thiết bị HSDPA
(từ 1-12), Nút B có thể dựa vào các chỉ thị chất lượng kênh truyền CQI tương ứng
với từng loại UE để tiến hành lập biểu ấn định kênh cho người dùng cũng như điều
khiển hoạt động điều chế và mã hoá thích ứng.

Các thuật toán lập biểu

Hoạt động của bộ lập biểu là quyết định tài nguyên mạng sẽ được cấp phát
cho một hoặc một vài người dùng nào trong mỗi TTI phụ thuộc vào chất lượng
kênh truyền. Nhưng khi xét về phía người dùng, yêu cầu chất lượng đòi hỏi dịch vụ
phải được cung cấp liên tục. Do đó hoạt động của bộ lập biểu phải đảm tài nguyên
mạng được cấp phát đồng đều giữa các người dùng HSDPA nhưng vẫn tận dụng
được những ưu điểm nguyên lý lập biểu phụ thuộc kênh nhanh.
Dựa vào tốc độ xử lý của bộ lập biểu có thể chia các phương pháp lập biểu
thành 2 nhóm. Nhóm các phương pháp lập biểu nhanh bao gồm thuật toán C/I tối
đa - Max .C/I (Maximum C/I), thuật toán cân bằng tỉ lệ - PF (Proportional Fair) và
thuật toán cân bằng lưu lượng nhanh - FFTH (Fast Fair Throughput); nhóm các
phương pháp lập biểu chậm gồm có thuật toán C/I trung bình - Avg. C/I (Average

94
TRẦN HỒNG PHÚC

C/I), thuật toán RR (Round Robin) và thuật toán cân bằng lưu lượng - FTH (Fair
Throughput).
Thuật toán Max. CI
Bộ lập biểu Max C/I hoàn toàn thích hợp để thích ứng với sự thay đổi nhanh
chóng của kênh truyền. Trong suốt các TTI, kênh HS-DSCH được cấp phát cho
các người dùng nào có điều kiện kênh truyền tốt nhất. Thật sự Nút B sử dụng các
bản tin chỉ thị chất lượng kênh CQI được phản hồi từ UE để từ đó cấp phát kênh
HS-DSCH cho người dùng có tỷ lệ SNR tốt nhất. Trong điều kiện lý tưởng khi mà
chất lượng kênh truyền của tất cả người dùng HSDPA là như nhau thì phương
pháp lập biểu này có thể nâng cao tối đa dung lượng của hệ thống là lưu lượng cho
mỗi người dùng. Trên thực tế, tình trạng kênh truyền của từng người dùng là khác
nhau vì người dùng ở gần Nút B hơn sẽ có tỷ lệ SNR trung bình tốt hơn người
dùng ở xa Nút B cũng như sự khác biệt giữa người dùng đang đứng yên và người
dùng đang di chuyển với tốc độ nhanh. Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp lập biểu
Max C/I trong thực tế, kênh HS-DSCH sẽ luôn có tốc độ tối đa nhưng sẽ gây gián
đoạn dịch vụ đối với các UE có điều kiện kênh truyền kém. Phương pháp này nâng
cao tối đa dung lượng của ô nhưng không giải quyết được vấn đề cân bằng lưu
lượng cho các người dùng, nhất là đối với những người sử dụng HSDPA có vị trí ở
biên của ô.
Thuật toán PF
Thuật toán PF sẽ cấp phát tài nguyên cho người dùng dùng trên chất lượng
kênh truyền hiện tại của UE và lượng dữ liệu trung bình mà UE đã được phát thành
công trước đó:

Pi = i = 1,…, N (3.1)
Với Pi(t) kí hiệu cho mức độ ưu tiên của người dùng, Ri(t) là tốc độ số liệu
phát đến UE, nếu UE nếu được phục vụ trong TTI, và λi là lưu lượng trung bình

95
TRẦN HỒNG PHÚC

của UE trong các TTI trước. Thuật toán PF sẽ phục vụ người dùng nào có chất
lượng kênh tức thời tốt nhất nhưng vẫn xét đến các điều kiện kênh truyền trung
bình của người dùng đó, do đó vẫn đảm bảo tận dụng được sự that đổi nhanh của
fading tác động lên kênh truyền.
Phương pháp cơ bản nhất để xác định lưu lượng trung bình của một UE là
dựa vào tổng số dữ liệu mà UE nhận được từ lúc truy nhập ô cho đến thời điểm xét
lập biểu

λi = với t ≥ ti (3.2)
Trong đó, αi là tổng dữ liệu được phát thành công đến UE từ lúc tham gia
mạng cho đến thời điểm xét lập biểu (t) và t i là thời điểm lúc UE tham gia mạng.
Thuật toán FFTH
Thuật toán lập biểu này cân bằng được lưu lượng giữa những người dùng
trong ô trong khi vẫn tận dụng được sự thay đổi nhanh của kênh truyền. Thuật toán
FFTH được điều chỉnh từ thuật toán PF, mức độ ưu tiên lập biểu của từng người
dùng được xác định như sau:

Pi = . (3.3)
Với Pi là mức độ ưu tiên lập biểu của người dùng thứ i, λi là lưu lượng trung
bình được phát đến UE thứ i đến thời điểm t, Ri(t) là tốc độ tối đa có thể phát đến
người dùng thứ i tại thời điểm t, là tốc độ tối đa trung bình của UE thứ i và maxj

là tốc độ tối đa trung bình lớn nhất của các UE trong ô.

Thuật toán Avg. CI

96
TRẦN HỒNG PHÚC

Trong phương pháp lập biểu này, tỷ lệ trung C/I trung bình của mỗi người
dùng sẽ được tính trong khoảng 100ms. Thuật toán sẽ ấn định kênh cho người
dùng có tỷ lệ C/I trung bình lớn nhất.
Thuật toán RR
Thuật toán RR thực hiện cấp phát kênh cho người dùng theo thứ tự xoay
vòng nên thời gian các UE đươc cấp phát kênh là như nhau. Bởi vì bộ lập biểu
không xét đến chất lượng kênh truyền nên mặc dù thời gian các UE được cấp kênh
là như nhau nhưng lưu lượng cung cấp cho các người dùng là không bằng nhau do
sự khác nhau về chất lượng kênh truyền giữa các UE. Các bộ lập biểu sử dụng
thuật toán RR cho hiệu suất tương đối thấp trong điều kiện tải lớn nhưng với
nguyên lý lập biểu đơn giản, việc triển khai thuật toán này tại Nút B là khá dễ
dàng.
Thuật toán FTH
Các bộ lập biểu sử dụng thuật toán này sẽ ấn định kênh truyền cho người
dùng nào có lưu lượng trung bình thấp nhất nhất. Thuật toán này, chỉ chú trọng
việc cung cân bằng lưu lượng cho các người dùng mà không xét đến điều kiện
kênh của các người dùng.
Xét về mặt thực hiện các thuật toán lập biểu, các phương pháp lập biểu chậm
có độ phức tạp ít hơn rất nhiều so với các bộ lập biểu nhanh bởi vì không cần phải
đáp ứng cho thời gian trễ trong việc nhận các báo cáo đo lượng chất lượng kênh từ
tất cả các UE trong ô cũng như thời gian trễ do xử lý các thông tin này.
Kết quả kiểm tra với một người dùng đang đi bộ với tốc độ 3km/h được thể hiện ở
hình 3.25 trình bày sự khác biệt về lưu lượng người dùng của các thuật toán lập
biểu với các hệ số G khác nhau và hình 3.26 so sánh sự cân bằng lập biểu giữa các
phương pháp qua hàm mật độ tích luỹ - CDF( Cumulative Distribution Function).

97
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.25. So sánh lƣu lƣợng cung cấp giữa các thuật toán lập biểu

98
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.26. Hàm phân bố tích luỹ lƣu lƣợng ngƣời dùng trong các thuật toán
lập biểu
Các thuật toán lập biểu nhằm giải quyết hai vấn đề, đó là tận dụng được sự
thay đổi nhanh của kênh truyền nhưng vẫn phải đảm bảo được sự cân bằng khi chia
sẻ tài nguyên giữa các người dùng HSDPA trong ô. Hai thuật toán PF và FFTH thể
hiện được hiệu quả cao nhất với lưu lượng cung cấp cho UE tương đối nhưng vẫn
đảm bảo được sự cân bằng trong việc phân phối tài nguyên đến các người dùng
HSDPA.
Các thuật toán lập biểu nâng cao lưu lượng của HSDPA lên đáng kể so với
phát hành R99. Lưu lượng ô của HSDPA cao hơn so với R99 khoảng 100% tại ô
Macro và hơn 200% tại ô Micro. Do đó, ta có thể thấy, bằng cách lập biểu phụ

99
TRẦN HỒNG PHÚC

thuộc kênh, HSDPA cải thiện dung lượng gói đường xuống đáng kể so với
WCDMA R99.

Hình 3.27. So sánh lƣu lƣợng ô giữa WCDMA R99 và HSDPA

3.4.2 Kỹ thuật điều chế và mã hóa thích ứng – AMC

Kỹ thuật thích ứng kênh truyền là một trong những kỹ thuật quan trọng của
HSDPA. Hoạt động thích ứng kênh truyền được kết hợp chặt chẽ với hoạt động
của bộ lập biểu. Khi bộ lập biểu quyết định khối dữ liệu sẽ được phát đến người
dùng nào thì chức năng MAC-hs tại Nút B cũng lựa chọn một phương thức điều
chế và mã hoá thíc thích hợp nhất cho khối dữ liệu sắp được phát. Bằng việc sử
dụng phương pháp điều chế và mã hoá thích ứng AMC, HSDPA có thể lựa chọn
nhanh giữa điều chế QPSK hoặc 16QAM đồng thời kết hợp với việc thay đổi tốc
độ mã hoá Turbo để điều chỉnh tốc độ thích hợp với chất lượng kênh truyền. Hình
3.28 minh hoạ sự việc lựa chọn các phương pháp điều chế và mã hoá của AMC

100
TRẦN HỒNG PHÚC

theo sự thay đổi của chất lượng kênh truyền. Nút B sẽ điều chỉnh phương pháp mã
hoá và điều chế sau một vài ms dựa trên sự thay đổi của kênh truyền do ảnh hưởng
của fading.

Hình 3.28. Cơ chế thích ứng kênh truyền


Sự kết hợp giữa một phương thức điều chế cùng với một tốc độ đầu ra của
bộ mã hoá Turbo tạo thành một định dạng kết hợp truyền tải – TFRC (Transport
Format and Resource Combination) mà Nút B có thể lựa chọn cho khối dữ liệu
được phát. Có 5 định dạng kết hợp truyền tải TFRC được sử dụng với 5 mức tốc độ
khác nhau của khối dữ liệu.
Bảng 3.9 Định dạng kết hợp truyền tải
TFRC Loại điều chế Tốc độ mã Tốc độ tối đa (Mbps)
1 QPSK 1/4 1.8
2 QPSK 2/4 3.6
3 QPSK 3/4 5.3
4 16QAM 2/4 7.2

101
TRẦN HỒNG PHÚC

5 16QAM 3/4 10.7

Như đã phân tích ở trên, nút B thực hiện việc lựa chọn phương pháp điều
chế và mã hoá linh động dựa vào các báo cáo về chất lượng kênh truyền được gửi
về từ UE. Các báo cáo này được thể hiện thông qua các chỉ thị chất lượng kênh
CQI mà UE gửi về Nút B. Khi chất lượng kênh truyền là tốt UE sẽ gửi chỉ thị để
yêu cầu phát dữ liệu với tốc độ cao. Ngược lại khi kênh truyền xấu, UE sẽ yêu cầu
phát dữ liệu với tốc độ thấp hơn. Các bản tin CQI này sẽ được UE gửi định kì trên
kênh báo hiệu đường lên HS-DPCCH. Chu kì để UE gửi các bản tin CQI về Nút B
thường được xác định là 10ms. Trong một vài trường hợp, khi chất lượng kênh
truyền không có sự thay đổi lớn, chu kì này có thể được cấu hình lâu hơn như 20,
40 hoặc 80ms nhằm giảm nhiễu đường lên trong hệ thống.

Hình 3.29. Nguyên lý thích ứng kênh truyền


Chỉ thị chất lượng kênh CQI là một số nguyên có 31 giá trị (từ 0 đến 30).
Ứng với mỗi giá trị CQI là một tập các đặc tính qui định cho kênh HS-DSCH bao
gồm kích thước khối truyền tải, số mã định kênh HS-DSCH, phương pháp điều chế
102
TRẦN HỒNG PHÚC

và yêu cầu điều chỉnh công suất phát. Kích thước khối truyền tải được qui định cho
mỗi CQI được tính toán để UE có thể nhận được khối dữ liệu này một cách chính
xác với xác xuất > 90%. Khi kênh truyền càng bị ảnh hưởng nặng bởi Fading, các
chỉ số CQI gửi về nút B càng nhỏ (trường hợp „1‟ trên hình 3.29), ngược lại, khi
kênh truyền chịu ít ảnh hưởng của Fading hơn, các chỉ số CQI được tính ra có giá
trị cao hơn (thời điểm „2‟ trên hình 3.29).
Dựa vào các kênh hoa tiêu đường xuống P-CPICH, UE xác định được tỉ lệ
tín hiệu trên nhiễu - SNR ( Signal-to-Noise Ratio) của kênh truyền. Khi xác định
được tỉ lệ SNR, thiết bị đầu cuối UE có thể tính được giá trị CQI theo quan hệ sau
tại mức BLER = 10% :

Bảng 3.10 qui định 31 giá trị tương ứng cho UE thuộc loại 10. Ta thấy, các
chỉ số CQI thấp (từ 1 đến 15) được UE sử dụng trong điều kiện kênh truyền xấu.
Với những chỉ số CQI thấp này, lượng dữ liệu được phát trong một TTI là thấp và
do đó số mã cần thiết ít hơn các CQI cao (từ 1 đến 5 mã). Trong khi đó, các CQI
tốt hơn được sử dụng khi điều kiện kênh truyền tốt yêu cầu khối lượng dữ liệu
được phát trong TTI là lớn hơn nên cần nhiều mã định kênh hơn (từ 5 đến 15 mã).

Bảng 3.10 Các giá trị CQI cho UE loại 10.

Hệ số điều
Transport Số kênh HS-
CQI value Loại điều chế chỉnh công suất
Block Size DSCH

0 N/A OOR

1 137 1 QPSK 0

2 173 1 QPSK 0

103
TRẦN HỒNG PHÚC

3 233 1 QPSK 0

4 317 1 QPSK 0

5 377 1 QPSK 0

6 461 1 QPSK 0

7 650 2 QPSK 0

8 792 2 QPSK 0

9 931 2 QPSK 0

10 1262 3 QPSK 0

11 1483 3 QPSK 0

12 1742 3 QPSK 0

13 2279 4 QPSK 0

14 2583 4 QPSK 0

15 3319 5 QPSK 0

16 3565 5 16-QAM 0

17 4189 5 16-QAM 0

18 4664 5 16-QAM 0

19 5287 5 16-QAM 0

20 5887 5 16-QAM 0

21 6554 5 16-QAM 0

22 7168 5 16-QAM 0

23 9719 7 16-QAM 0

104
TRẦN HỒNG PHÚC

24 11418 8 16-QAM 0

25 14411 10 16-QAM 0

26 17237 12 16-QAM 0

27 21754 15 16-QAM 0

28 23370 15 16-QAM 0

29 24222 15 16-QAM 0

30 25558 15 16-QAM 0

Bằng việc thay đổi phương pháp điều chế (QPSK hoặc 16QAM ) và điều
chỉnh nhanh tốc độ mã hoá Turbo, tốc độ kênh HS-DSCH có thể được thích ứng
nhanh với sự thay đổi của kênh truyền. Khả năng thích ứng này có thể đạt tới 30dB
SNR. Khi tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR đo được tại UE tăng/giảm 1 dB, giá trị
CQI được UE gửi về trạm gốc sẽ tăng hoặc giảm 1 đơn vị.

3.4.3 Kỹ thuật yêu cầu phát lại tự động lai – HARQ:


Kỹ thuật yêu cầu phát lại tự động lai – HARQ được sử dụng trong HSDPA
nhằm điều khiển việc phát lại các gói tin cho người dùng dựa vào các thông tin báo
nhận ACK/NACK từ người dùng. Sau khi nhận được khối dữ liệu, nếu quá trình
giải mã và kiểm tra CRC thành công, báo nhận ACK được gửi về từ UE để yêu cầu
khối dữ liệu tiếp theo được gửi đến người dùng. Trường hợp giải mã không thành
công, UE sẽ gửi NACK để yêu cầu phát lại dữ liệu. Các bản tin báo nhận
ACK/NACK được UE gửi về Nút B sau 5ms kể từ lúc UE nhận xong dữ liệu trên
kênh HS-DSCH. Các bản tin báo nhận được gửi cùng với các chỉ thị chất lượng
kênh truyền CQI trên kênh điều khiển đường lên HS-DPCCH. Các kênh truyền tải
trong WCDMA R99 đều được kết cuối tại RNC nên việc phát lại các khối dữ liệu
được điều khiển bởi SRNC quản lý kết nối của người dùng với mạng lõi UMTS.

105
TRẦN HỒNG PHÚC

Còn trong HSDPA, chức năng MAC-hs (MAC-high speed) được giới thiệu như là
một chức năng mới đặc trưng cho HSDPA tại Nút B thực hiện điều khiển phát lại
dữ liệu theo các yêu cầu từ UE. Với việc điều khiển được thực hiện trực tiếp tại
Nút B, khoảng thời gian trễ do phát lại giảm đi đáng kể so với R99. Dữ liệu cần
phát lại được lưu tại bộ đệm Nút B và việc phát lại được thực hiện tại Nút B đến
UE. Do không có sự can thiệp của RNC trong quá trình phát lại nên khoảng thời
gian trễ từ RNC đến Nút B là không có. Ngoài ra, việc thực hiện phát lại được thực
hiện trực tiếp tại Nút B, do vậy giảm được lưu lượng dành cho dữ liệu cũng như
thông tin điều khiển phát lại giữa RNC và Nút B qua giao diện Iub/Iur.
Rel ’99 DCH/DSCH ReL 5 HS-DSCH

RNC

Phát lại
Dữ liệu

Dữ liệu

Node B

RLC ACK/NACK
L1 ACK/NACK

UE

Hình 3.30. Cơ chế phát lại của R99 và HSDPA


Dữ liệu cần phát đến cho những người dùng HSDPA chuyển từ RNC đến
trạm gốc và được lưu trong các bộ đệm của Nút B ngay cả khi khối dữ liệu này đã
được phát đến UE. Dữ liệu này chỉ được xoá đi khi Nút B nhận được báo nhận
ACK từ UE báo rằng quá trình giải mã thành công. Trong trường hợp Nút B nhận
được NACK, quá trình phát lại sẽ được thực hiện. Dữ liệu được phát lại có thể

106
TRẦN HỒNG PHÚC

giống hoặc khác khối dữ liệu trước đó tuỳ thuộc vào giải thuật kết hợp các khối dữ
liệu phát lại tại UE. Bộ đệm tại Nút B phải đảm bảo đủ lớn đủ để lưu trữ dữ liệu
phục vụ cho quá trình phát lại của Nút B. Do điều kiện kênh truyền đến các người
dùng HSDPA trong ô là khác nhau, do đó lượng dữ liệu tồn đọng của từng người
dùng tại bộ đệm cũng sẽ khác nhau. Nhằm tránh mất dữ dữ liệu do tràn bộ đệm và
cũng như đáp ứng kịp thời luồng thông tin cần thiết để phát đến người dùng thì
giữa Nút B và RNC cần có cơ chế điều khiển luồng hợp lý.

Hình 3.31. Điều khiển luồng giữa RNC và Nút B


HSDPA điều khiển việc phát lại dữ liệu theo cơ chế SAW (Stop And Wait).
Thời gian tính từ lúc khối dữ liệu được nhận xong cho đến khi các bản tin báo nhận
ACK/NACK được phát từ UE là 5ms. Do vậy, để có thể thực hiện truyền dữ liệu
liên tục đến UE, có nhiều tiến trình HARQ được dùng để thực hiện việc phát lại
cho mỗi UE. Số tiến trình HARQ thường được sử cho mỗi UE là 6 và có thể cấu
hình đến 8 tiến trình HARQ. Mỗi tiến trình HARQ sẽ phục vụ cho một khối dữ liệu
được phát trong mỗi TTI. Mỗi khối dữ liệu được phát trong mỗi TTI sẽ có chỉ số
107
TRẦN HỒNG PHÚC

tiến trình HARQ khác nhau và các chỉ số này được báo hiệu cho UE biết trên kênh
HS-SCCH. Thiết bị đầu cuối UE dựa vào các chỉ số HARQ này để thực hiện kết
hợp khối dữ liệu lỗi trước đó và khối dữ liệu được phát lại. Ngoài ra, các chỉ số
HARQ này còn được dùng để sắp xếp lại các khối dữ liệu tại UE.

Hình 3.32. Cơ chế Stop-And-Wait của HSDPA


Trên đường truyền, vì một ảnh hưởng nào đó mà các bản tin báo nhận
ACK/NACK bị hiểu nhầm lẫn nhau tại đầu thu có thể gây những ảnh hưởng
nghiêm trọng. Nếu một bản tin ACK bị hiểu nhầm thành NACK, việc phát lại
HARQ có thể thực hiện tại Nút B dù không cần thiết. Trường hợp ngược lại khi
bản tin NACK được hiểu nhầm thành ACK sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc mất dữ
liệu do Nút B không phát lại khối dữ liệu cho dù khối dữ liệu này không được giải
mã chính xác tại đầu thu. Khi đó, khối dữ liệu phải được phát lại bởi giao thức
RLC, điều này làm tăng thời gian cần thiết cho việc phát lại lớn hơn rất nhiều so
với phát lại từ Nút B. Vì vậy, các qui định về lỗi cho các trường hợp trên cũng
khác nhau. Cụ thể là xác xuất lỗi nhầm lẫn ACK thành NACK là
Pr{ACK=>NACK} = 10-2 và Pr{NACK=>ACK} = 10-4 . Với những giá trị điển
hình trên, ảnh hưởng của do lỗi các bản tin báo nhận là chấp nhận được tại UE.
Ngoài ra, khả năng xảy ra lỗi dẫn tới hiểu nhầm từ DTX thành ACK cũng có thể
xảy ra. Nếu UE không nhận được thông tin lập biểu và Nút B nhận nhầm DTX
thành ACK dữ liệu sẽ bị mất. Dựa vào sự tác động của nhiễu tại máy thu, giá trị

108
TRẦN HỒNG PHÚC

ngưỡng để quyết định là DTX hay ACK được tính toán nhằm đảm bảo tỷ lệ lỗi
trong trường hợp này nằm trong giới hạn cho phép Pr{DTX=>ACK} = 10-2.
Khi quá trình phát lại HARQ được thực hiện tại đầu thu, có hai phương pháp
kết hợp giữa khối dữ liệu lỗi trước đó và khối dữ liệu được phát lại. Cách thứ nhất
là phương pháp kết hợp kiểu đồng nhất (hay còn gọi là kết hợp kiểu Chase). Với
phương pháp kết hợp này, khối dữ liệu phát lại được điều chế và mã hoá hoàn toàn
giống khối dữ liệu được phát trước đó. Phương pháp kết hợp thứ hai có thể được
thực hiện tại UE là kết hợp kiểu tăng phần dư – IR (Increamental Redundancy).
Trong phương pháp kết hợp này, khối dữ liệu được phát lại được thay đổi khác với
khối dữ liệu được phát trước đó bằng cách thay đổi tốc độ mã hoá Turbo. Bằng
cách thay đổi các bit phần dư của bộ mã hoá Turbo sau mỗi lần phát làm tăng khả
năng kết hợp và giải mã thành công khối dữ liệu tại đầu thu lên đáng kể sau mỗi
lần phát lại. Đối với mỗi khối dữ liệu được phát trong từ TTI, Nút B sẽ lựa chọn
một trong hai phương pháp kết hợp dựa vào tốc độ dữ liệu yêu cầu của quá trình
điều chế và mã hoá thích ứng AMC và tình trạng bộ đệm của các thiết bị đầu cuối
UE.
Kết hợp kiểu đồng nhất (Kiểu Chase)

109
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.33. Kết hợp kiểu Chase

Khi thực hiện kết hợp kiểu Chase, các khối dữ liệu được phát lại hoàn toàn
giống như khối dữ liệu trước đó gồm cả kích thước khối truyền tải, phương pháp
điều chế đã sử dụng và cả tốc độ mã hoá Turbo. Qui trình đục lỗ cho khối dữ liệu
cũng được thực hiện tương tự với khối dữ liệu được phát lại. Do đó, ngoài các bit
hệ thống đầu ra của bộ mã hoá Turbo, các bit Parity cũng được phát lại hoàn toàn
tương tự. Kết hợp mềm theo kiểu Chase có thể được triển khai đơn giản hơn tại
thiết bị đầu cuối UE.

Kết hợp kiểu tăng phần dƣ - IR

110
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.34. Kết hợp kiểu tăng phần dƣ IR


Trong phương pháp kết hợp kiểu tăng phần dư, các khối dữ liệu phát lại
không giống với khối dữ liệu được phát trước đó. Trong lần phát đầu tiên, các bit
hệ thống cùng với một số bit Parity được phát. Trong trường hợp phát lại được
thực hiện, chỉ có những bit Parity được phát nên tỷ lệ mã hoá trong trường hợp này
có thể lớn hơn „1‟. Các bit Parity được phát trong lần phát lại không bao gồm các
bit Parity được phát trong lần đầu tiên. Tương tự các bit Parity trong các lần phát
lại sau đó cũng khác với các bit Parity được đã được phát. Sau các lần phát lại, tỷ
lệ mã nhận lại được tại thiết bị đầu cuối UE sau khi kết hợp giảm sau mỗi lần phát
lại do đó khả năng giải mã thành công dữ liệu tăng lên rất cao so với lần phát đầu
tiên. Giả sử trong lần phát đầu tiên, tỷ lệ mã là ¾ thì sau lần phát thứ hai tỷ lệ mã
giảm còn 3/8 và trong lần thứ ba là ¼. HARQ thực hiện việc thay đổi tỷ lệ mã cũng
như thay đổi các phiên bản phần dư trong các lần phát lại bằng việc sử dụng các
qui trình đục lỗ khác nhau tại đầu ra của bộ mã hoá.

111
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 3.35 Thực hiện phối hợp tốc độ hai bƣớc


Quá trình kết hợp các khối dữ liệu được phát lại theo cơ chế HARQ làm tăng
khả năng giải mã thành công tại thiết bị đầu cuối UE. Nhưng để phục vụ cho quá
trình kết hợp các khối dữ liệu phát lại, UE cần có các bộ đệm đủ lớn để lưu lại tất
cả dữ liệu được phát trong một tiến trình HARQ. Các bit mã hoá phát đến cho UE
không được vượt quá lượng bit tối đa mà bộ đệm có thể lưu. Do đó quá trình phối
hợp tốc độ được thực hiện hai bước sau bộ mã hoá Turbo. Mỗi bước của quá trình
phối hợp tốc độ bao gồm một số bộ đục lỗ mã Turbo, giữa hai bước phối hợp tốc
độ là bộ đệm IR ảo dùng . Bước đầu tiên là để giới hạn số bit của khối dữ liệu
không vượt quá bộ đệm của UE. Khối dữ liệu đầu ra sau bước phối hợp tốc độ thứ
nhất được lưu trong bộ đệm IR ảo. Nhiệm vụ của bước phối hợp tốc độ thứ hai là
điều chỉnh tốc độ khối dữ liệu được lưu trong bộ đệm bằng với tốc độ kênh. Tốc độ
kênh được xác định bằng số mã định kênh và phương pháp điều chế được bộ lập
biểu lựa chọn cho người dùng trong TTI đó. Ngoài ra, bước phối hợp tốc độ thứ
hai còn thực hiện thay đổi các bản dư cho khối dữ liệu bằng cách tiến hành đục lỗ
khác nhau đối với các bit Parity. Hoạt động đục lỗ để tạo ra các bản dư khác nhau
được điều khiển dựa vào các tham số phần dư r,s. Trong đó tham số s qui định việc
đục lỗ các bit hệ thống còn tham số r qui định việc đục lỗ các bit Parity. Tham số s
nhận hai giá trị là „0‟ và „1‟, nếu có giá trị là „1‟ thì quá trình đục lỗ được thực hiện

112
TRẦN HỒNG PHÚC

trên các bit Parity, ngược lại nếu tham số s có giá trị là „0‟ thì quá trình đục lỗ được
thực hiện trên các bit Parity. Tham số r nhận các giá trị {0, 1, 2, 3} tương ứng với
mỗi giá trị là các cách đục lỗ khác nhau được thực hiện trên luồng bit đầu ra của bộ
mã hoá Turbo. Các tham số phần dư này được thông báo cho UE bằng các bit Xrv
(bảng 3.2) trên kênh điều khiển HS-SCCH.
Trong lần phát đầu tiên, các bit hệ thống phải được phát đầy đủ nên tham số s sẽ có
giá trị là „1‟ và trong các lần phát lại, khi chỉ có các bit Parity được phát thì tham
số s nhận giá trị là „0‟. Đối với trường hợp kết hợp kiểu Chase, tham số s luôn nhận
giá trị là „1‟ khi các bit Parity luôn được phát trong các lần phát lại.

3.5 Quản lý di động trong HSDPA


HSDPA không sử dụng chuyển giao mềm như trong phát hành R99 của
WCDMA do đó việc phát kênh HS-DSCH và HS-SCCH đến một người dùng
HSDPA chỉ được thực hiện từ một ô duy nhất tại một thời điểm và ô này được gọi
là ô phục vụ HS-DSCH trong mạng. Bộ điều khiển trạm gốc RNC sẽ xác định ô
phục vụ HS-DSCH cho từng người dùng HSDPA. Ô phục vụ HS-DSCH là một
trong những ô thuộc tập tích cực của UE. Khi UE di chuyển giữa các ô hoặc giữa
các đoạn ô, các kết nối vô tuyến cũng được chuyển giao đồng bộ nhằm đảm bảo
cung cấp dịch vụ liên tục đến UE. Ô phục vụ HS-DSCH có thể được thay đổi mà
không cần cập nhật lại tập tích cực của người dùng cho các kênh riêng DCH của
R99. Một ô phục vụ HS-DSCH thay đổi căn bản dựa vào báo cáo đo kiểm được
gửi về từ UE. Trong phát hành R5 của 3GPP, một thông số đo kiểm mới được đưa
ra đó là xác định ô nào là ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất cho mỗi UE. Khi xác định
được ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất cho từng UE, RNC điều khiển thực hiện
chuyển giao cho các UE. Việc chuyển giao có thể diễn ra giữa hai Nút B, hoặc
giữa hai đoạn ô trong cùng một Nút B. Ngoài ra, WCDMA R5 còn hỗ trợ chuyển

113
TRẦN HỒNG PHÚC

giao giữa kênh DCH và HS-DSCH khi UE di chuyển giữa các các ô có hoặc không
có phục vụ HSDPA.

3.5.1 Đo kiểm xác định ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất


RNC luôn xác định được các ô thuộc tập tích cực của UE, những ô sẵn sàng
phục vụ chuyển giao mềm kênh DCH. SRNC quyết định chuyển giao dựa vào các
báo cáo đo kiểm kênh CPICH từ UE. Thiết bị đầu cuối UE luôn luôn đo kiểm tỷ số
Ec/No của các ô trong tập tích cực. Khi ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất thay đổi, báo
cáo sự kiện “1D” được gửi về để yêu cầu thực hiện chuyển giao. Nhằm tránh việc
thay đổi quá nhanh ô phục vụ HS-DSCH, một khoảng thời gian trễ H được sử dụng
tính từ lúc ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất thay đổi cho đến khi quá trình chuyển
giao khởi động.

Hình 3.36. Đo kênh CPICH


3.5.2 Chuyển giao HS-DSCH giữa các Nút B
Khi UE di chuyển từ một ô phục vụ HS-DSCH này sang một ô phục vụ HS-
DSCH khác, đòi hỏi cần phải có một quá trình chuyển giao được thực hiện nhằm
duy trì kết nối của UE đến mạng HSDPA. Việc thực hiện chuyển giao được quyết

114
TRẦN HỒNG PHÚC

định bởi RNC dựa vào các kết quả đo kiểm được gửi về từ UE mà cụ thể là SRNC
thực hiện chuyển giao khi UE báo cáo sự kiện “1D” xảy ra.

Hình 3.37. Chuyển giao giữa các nút B

Hình 3.38. Các bƣớc thực hiện chuyển giao

115
TRẦN HỒNG PHÚC

Các bước thực hiện chuyển giao và thời gian trễ được minh hoạ trong hình
6.9. Đầu tiên UE gửi báo cáo sự kiện “1D” về RNC khi ô phục vụ HS-DSCH tốt
nhất thay đổi. Thời gian UE bắt đầu phát đi bản tin báo cáo là t 1 và thời gian RNC
nhận được là t2. Sau đó, RNC tiến hành thiết lập lại kết nối và tài nguyên cho Nút
B mới để sẵn sàng quản lý kết nối HS-DSCH đến UE. Một khi tài nguyên đã được
sẵn sàng tại Nút B mới vào thời điểm t3, RNC gửi bản tin yêu cầu thiết lập lại kết
nối vô tuyến đến UE, lúc này UE vẫn đang nhận dữ liệu từ Nút B cũ. Khi UE giải
mã thành công bản tin yêu cầu thiết lập lại kết nối UE sẽ gửi bản tin báo nhận
ACK RLC về RNC đang điều khiển chuyển giao. Sau khoảng thời gian B từ lúc
RNC nhận được ACK cho đến thời điểm t4, UE sẽ chuyển sang nhận dữ liệu từ Nút
B mới bằng việc giám sát các kênh HS-SCCH trong ô này, ngoài ra UE cũng tiếp
tục thực hiện đo lường chất lượng kênh để gửi các báo cáo CQI về Nút B mới phục
vụ cho hoạt động lập biểu và thích ứng kênh truyền. Lúc này, dữ liệu được lưu
trong bộ đệm của Nút B cũ dùng để phát cho UE trước đó được xoá đi. Quá trình
phát dữ liệu trên kênh HS-HS-DSCH từ Nút B mới được thực hiện đến UE. Trong
quá trình chuyển giao, phần dữ liệu phát đến cho UE có thể được RNC gửi đến cả
2 Nút B. Khi RNC nhận được bản tin báo quá trình thiết lập lại kênh vô tuyến đã
thành công, nó giải phóng tài nguyên dành cho UE tại Nút B cũ.
Thời gian gián đoạn B là không đáng kể bởi vì quá trình di chuyển UE đồng
bộ với việc chuyển đổi kết nối vô tuyến giữa các Nút B. Điều này làm cho quá
trình chuyển giao hoàn toàn không ảnh hưởng đến các dịch vụ đang cung cấp cho
người dùng, ngay cả đối với các dịch vụ thời gian thực đòi hỏi độ trễ thấp như
thoại IP (VoIP).Quá trình chuyển giao kéo dài trong khoảng thời gian A từ thời
điểm t1 lúc UE gửi báo cáo đo lường cho đến thời điểm t4 khi UE nhận dữ liệu trên
kênh HS-DSCH từ Nút B thứ 2. Thời gian chuyển giao giữa hai Nút B trong
khoảng từ 200 – 250ms.

116
TRẦN HỒNG PHÚC

Trước khi ô phục vụ HS-DSCH được thay đổi, có một vài đơn vị dữ liệu
PDU còn được lưu trong bộ đệm MAC-hs của Nút B cũ. Những PDU này bao gồm
dữ liệu chưa được phát đến UE, dữ liệu đang đã được phát nhưng đang chờ báo
nhận ACK và dữ liệu đang chờ để phát lại của HARQ. Những đơn vị dữ liệu này
sẽ được xoá đi và có thể được phát lại theo cơ chế phát lại của giao thức RLC nếu
RLC đang hoạt động ở chế độ bảo đảm (acknowledged). Khi RLC nhận biết được
các dữ liệu đang lưu tại Nút B cũ vẫn chưa nhận được báo phát, nó sẽ tiến hành
phát lại bằng việc gửi các dữ liệu tương tự đến Nút B mới. Để có thể giảm thời
gian trễ cho quá trình phát lại các PDU này, giao thức RLC tại UE được cấu hình
để gửi các báo cáo tình trạng RLC về RNC ngay sau khi thay đổi ô phục vụ HS-
DSCH. Việc này giúp cho RNC có thể gửi ngay các đơn vị dữ liệu PDU bị xoá
trong Nút B cũ đến Nút B mới ngay sau khi ô phục vụ HS-DSCH thay đổi.
Có những dịch vụ không sử dụng các cơ chế phát lại từ các lớp cao như các
dịch vụ hoạt động trên nền giao thức UDP (User Datagram Protocol) và sử dụng
chế độ không đảm bảo (Unacknowledged) hay chế độ “trong suốt” (transparent).
Những dịch vụ hoạt động ở các chế độ không đảm bảo hoặc trong suốt là những
dịch vụ đòi hỏi độ trễ rất thấp (như là VoIP) nên lượng dữ liệu lưu trong bộ đệm
Nút B của các dịch vụ này rất ít. Vì vậy các đơn vị dữ liệu PDU bị xoá đi khi thay
đổi ô phục vụ HS-DSCH là rất ít, thậm chí là không có. Ta thấy, đối với các dịch
vụ hoạt động ở chế độ đảm bảo, khi thực hiện chuyển giao dữ liệ được điều khiển
phát lại bởi giao thức RLC, còn đối với trường hợp các dịch vụ hoạt động với chế
độ không đảm bảo hoặc chế độ trong suốt, lượng dữ liệu bị mất là không đán kể
nên việc thực hiện chuyển giao giữa các Nút B vẫn đảm bảo tốt các chất lượng
dịch vụ tại đầu cuối UE.

117
TRẦN HỒNG PHÚC

3.5.3 Chuyển giao HS-DSCH giữa các đoạn ô trong một Nút B
Chuyển giao giữa các đoạn ô trong cùng một Nút B cũng được hỗ trợ cho
kênh HS-DSCH. Quá trình thực hiện chuyển giao giữa các đoạn ô trong cùng một
ô phục vụ HS-DSCH cũng tương tự như quá trình chuyển giao giữa các Nút B
ngoại trừ việc chuyển tiếp các dữ liệu được lưu trong bộ đệm và nhận các bản tin
điều khiển đường lên trên kênh HS-DPCCH.
Vì quá trình chuyển giao được thực hiện giữa hai đoạn ô của cùng một Nút
B nên các dữ liệu được lưu trong bộ đệm không bị xoá đi mà vẫn được giữ lại phục
vụ cho UE sau quá trình chuyển giao. Ngoài ra, các thông tin của quá trình phát lại
tự động lai - HARQ cũng được giữ lại tại Nút B do đó không cần đến cơ chế phát
lại từ giao thức RLC.
Bên cạnh đó, trong khi UE được chuyển giao kênh HS-DSCH giữa 2 đoạn
của ô thì kênh DPCH đường lên vẫn được chuyển giao mềm hơn trong hoạt động
của R99. Do đó, kênh điều khiển đường lên HS-DPCCH ở đường lên cũng có thể
được xem như có thể hỗ trợ chuyển giao mềm hơn.

3.5.4 Chuyển giao từ HS-DSCH sang DCH

Chuyển giao từ HS-DSCH sang DCH được thực hiện khi UE di chuyển từ ô
đang phục vụ HSDPA sang ô không phục vụ HSDPA. Khi SRNC quyết định thực
hiện chuyển giao, các bản tin yêu cầu chuẩn bị thiết lập lại kết nối vô tuyến được
gửi đến các Nút B liên quan và bản tin yêu cầu cấu hình lại kênh vật lý cũng được
gửi đến UE. Cũng giống như trường hợp chuyển giao giữa các kênh HS-DSCH,
vẫn có một số các đơn vị dữ liệu PDU được lưu trong bộ đệm Nút B cần được phát
lại từ giao thức RLC. Ngoài ra, phát hành R5 của WCDMA còn hỗ trợ chuyển giao
từ DCH sang HS-DSCH khi UE di chuyển từ ô đang phục vụ DCH sang ô có phục
vụ HSDPA.
Bảng 3.11 So sánh các trƣờng hợp chuyển giao trong HSDPA

118
TRẦN HỒNG PHÚC

Trường hợp Giữa hai đoạn ô Giữa các HS-DSCH


chuyển giao cùng Nút B Nút B sang DCH
Đo kiểm chuyển Đo kiểm bởi UE
giao
Quyết định SRNC
chuyển giao
Giữ nguyên trạng RLC điều khiển RLC điều khiển
Phát lại gói tin thái HARQ và dữ việc phát lại các việc phát lại các gói
liệu trong bộ đệm gói tin từ SRNC tin từ SRNC
Nút B
Không khi chế độ
của RLC là đảm
bảo,hoặc phát dữ Không khi chế độ
Khả năng mất Không liệu đến cả hai RLC là đảm bảo
gói tin Nút B trong chế
độ không đảm
bảo
HS-DPCCH Chuyển giao Được nhận trong
đường lên mềm hơn một ô

119
TRẦN HỒNG PHÚC

CHƢƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA HSDPA

4.1 So sánh tốc độ của HSDPA

Với các kỹ thuật đặc trưng được thiết kế phục vụ cho các dịch vụ số tiệu gói,
tốc độ dữ liệu đường xuống được tăng lên đáng kể trong HSDPA. Các dịch vụ số
liệu gói được hỗ trợ trong WCDMA R99 chỉ với tốc độ trung bình 384Kbps. Sử
dụng kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-DSCH, công nghệ HSDPA có thể
cung cấp được tốc độ thực tế tại UE đạt 2Mbps. Tốc độ này gần bằng với tốc độ
của các mạng WLAN hiện tại. Với tốc độ này HSDPA đảm bảo được mức chất
lượng tốt nhất cho các dịch vụ hội thoại và dịch vụ luồng thời gian thực (phân phối
truyền hình thời gian thực) đồng thời nâng cao tối đa tốc độ phục vụ cho các dịch

120
TRẦN HỒNG PHÚC

vụ tương tác (trình duyệt, truy nhập server) và các dịch vụ lớp nền (như tải tập tin,
email).

Hình 4.1. So sánh tốc độ của các công nghệ truy nhập gói
Xét trường hợp sử dụng 5 mã định kênh HS-PDSCH và một mã kênh HS-
SCCH được sử dụng cho HSDPA trong mỗi ô. Trường hợp này thường được sử
dụng trong các giai đoạn đầu triển khai HSDPA và các mã định kênh còn lại được
sử dụng cho các kênh DCH.

121
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 4.2 So sánh lƣu lƣợng kênh DCH và kênh HS-DSCH


Mức lưu lượng trung bình HSDPA và DCH của ô với các mức công suât
phát HSDPA khác nhau được thể hiện trên hình 4.2. Lưu lượng trung bình của ô
bằng tổng lưu lượng kênh DCH và lưu lượng HSDPA. Ta thấy, khi tăng công suất
phát HSDPA thì lưu lượng HSDPA tăng lên nhưng lưu lượng DCH lại giảm. Tổng
lưu lượng của ô đạt khoảng 1.3Mbps tại mức công suất phát HSDPA là 7W. Vì vậy
khi triển khai HSDPA với 5 mã định kênh có thể làm tăng dung lượng của ô lên
70% so với R99 ( dung lượng đạt khoảng 780Kbps). Dung lượng được tăng thêm
là nhờ vào các kỹ thuật cơ bản của HSDPA như thích ứng kênh truyền nhanh bằng
điều chế và mã hoá thích ứng – AMC, yêu cầu phát lại tự động HARQ và kỹ thuật
lập biểu phụ thuộc kênh nhanh. Từ đó, ta thấy hiệu suất của HSDPA và DCH phụ
thuộc vào việc chia sẽ tài của ô (mã định kênh và công suất phát) cho các kênh HS-
DSCH và DCH. Với tổng lưu lượng của ô không thay đổi nhiều, có thể điều chỉnh
công suất phát HSDPA để có được lưu lượng thích hợp cho HSDPA và DCH.

122
TRẦN HỒNG PHÚC

4.2 Lợi ích của phân tập đa ngƣời sử dụng

Hình 4.3. Lợi ích của phân tập đa ngƣời sử dụng theo tốc độ UE
Độ lợi của việc phân tập đa người sử dụng được trình bày trong hình 7.12
được xét trong trường hợp công suất phát HS-DSCH là 7W và sử dụng 5 mã định
kênh HS-HS-PDSCH trong khi các mã còn lại được dùng cho các kênh DCH của
R99. Số người dùng HSDPA trung bình trong mỗi ô là 6. Độ lợi phân tập đa người
sử dụng tăng lên nhờ kỹ thuật lập biểu quyết định cấp phát kênh cho những người
dùng có chất lượng kênh truyền tốt và tránh đươc các điều kiện ảnh hưởng nặng
đến chất lượng kênh truyền của người dùng. Hiệu quả của nguyên lý phân tập đa
người sử dụng chỉ đạt được khi người dùng di chuyển với tốc độ vừa phải để các
bộ lập biểu có thể bám theo sự thay đổi của fading nhanh tác động lên kênh truyền.
Khi người dùng di chuyển với tốc độ quá nhanh, bộ lập biểu không thể bám theo
được sự thay đổi nhanh của fading tác động lên kênh truyền do các chỉ thị chất
lượng kênh truyền CQI không kịp gửi vể Nút B, khi đó hiệu quả của phân tập đa
người sử dụng cũng mất đi. Trong trường hợp ngược lại, khi người dùng không di
chuyển, sự thay đổi của fading ảnh hưởng lên kênh truyền là không có. Do đó hiệu
quả của việc phân tập đa người sử dụng cũng rất thấp. Với một người dùng đang đi

123
TRẦN HỒNG PHÚC

xe với tốc độ từ 3-10km/h thì độ lợi này là lớn nhất, đạt giá trị khoarng 25 – 35%.
Độ lợi này giảm dần khi tốc độ di chuyển của người dùng tăng lên.

Hình 4.4. Lợi ích phân tập đa ngƣời sử dụng theo số ngƣời dùng trong ô
Ngoài ra, độ lợi của nguyên lý phân tập đa người dùng còn phụ thuộc vào số
người sử dụng HSDPA trong một ô. Xét trường hợp người dùng di chuyển với tốc
độ cố định là 3km/h, ta thấy độ lợi phân tập đa người dùng tăng lên đáng kể khi số
người sử dụng tăng lên. Nhưng khi số người dùng tăng lên đến 6 người /ô thì độ lợi
tăng không đáng kể. Đồng thời, ta cũng thấy được, hoạt động phân tập đa người sử
dụng đối với người dùng đang đi bộ mang lại hiệu quả cao hơn đối với người dùng
đang đi xe.

4.3 Dịch vụ tải tập tin

Dịch vụ tải tập tin trên nền giao thức TCP được so sánh trong hình 10.46
giữa các công nghệ truy nhập gói. Với mỗi 3 loại tập tin gồm một tập tin Video
ngắn 100Kb, một tập tin hình ảnh chất lượng cao 300Kb và một tập tin nhạc MP3
4Mb.

124
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 4.5. So sánh thời gian tải tập tin


Trong 4 loại công nghệ truy nhập gói, ta thấy HSDPA được hỗ trợ tốc độ
cao hơn nhiều so với các công nghệ trước đó có thời gian cần thiết để tải xong các
tập tin thấp nhất. Trong khi đó, GPRS chỉ thích hợp với các tập tin có kích thước
nhỏ (dưới 100Kb), tốc độ tải tập tin của EDGE được cải thiện hơn so với GPRS
khi hoàn thành tập tin hình ảnh 300Kb dưới 20s. WCDMA có thời gian hoàn thành
khá nhanh đối với các tập tin dưới 300Kb, nhưng với tập tin lớn khoảng vài Mb thì
thời gian trễ là tương đối lớn.
4.4 Trình duyệt Web
Người dùng đầu cuối đã quen với việc sử dụng trình duyệt Web bằng kết nối
băng rộng cố định với tốc độ cao và thời gian trễ thấp. Nên khi các dịch vụ gói bắt
đầu được đưa vào khai thác trong mạng di động dựa trên chuyển mạch kênh chịu
nhiều hạn chế về lưu lượng cũng như thời gian trễ đã không đáp ứng được nhu cầu
của người dùng. Trình duyệt Web là một dịch vụ đòi hỏi tính tương tác cao, do đó
thời gian trễ đóng vai trò quan trọng đến chất lượng dịch vụ tại đầu cuối người
dùng.

125
TRẦN HỒNG PHÚC

Thời gian tải trang Web được phân tích trong hình 10.47. Trong đó thời gian để tải
xong một trang Web bao gồm thời gian thay đổi trạng thái RRC, thời gian truy vấn
DNS, thời gian thiết lập kết nối TCP và thời gian tải nội dung gồm văn bản và đồ
hoạ của trang Web sử dụng giao thức HTTP 1.1.

Hình 4.6. Quá trình tải trang Web


Kích cỡ của một trang Web trung bình hiện nay trong khoảng từ 100 – 200Kb và
tiếp tục tăng thêm khi nhiều hình ảnh đồ hoạ được trình bày trên trang Web. Thời
gian cần thiết chủ yếu là dùng để tải nội dung văn bản và các hình ảnh đồ hoạ dùng
giao thức HTTP 1.1. So sánh thời gian cần thiết giữa các phương pháp truy nhập
gói được thể hiện trong hình 10.49.

126
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 4.7. So sánh thời gian tải trang Web


Dựa vào kết quả so sánh, ta thấy EDGE thể hiện sự cải thiện tới về thời gian
tải trang Web so với GPRS. EDGE có tốc độ nhanh hơn 150% so với GPRS và
nhanh hơn cả kết nối cố định bằng modem quay số. Trong khi đó, WCMDA có tốc
độ tải trang gần bằng với kết nối DSL tốc độ thấp, mất khoảng 6s để tải xong trang
Web 200Kb. Cuối cùng là HSDPA với thời gian cần thiết là ngắn nhất. Thời gian
cần thiết để tải 200Kb trang Web ít hơn từ 30 – 40% so với WCDMA. Với khoảng
thời gian 3s cần thiết để tải xong trang Web 200Kb, kết nối HSDPA cho hiệu suất
gần bằng với kết nối WLAN công cộng.

4.5 Dịch vụ thoại trên nền giao thức IP (VoIP )

Dịch vụ thoại chuyển mạch kênh là một trong những nguồn doanh thu chính
của các nhà cung cấp dịch vụ mạng thông tin di động với hơn 70% doanh thu. Ở
một mức độ nào đó, các mạng đi động chưa đáp ứng tốt dịch vụ thoại dựa trên
chuyển mạch gói, nhưng với WCDMA/HSDPA thì chất lượng kênh truyền vô
tuyến đủ đảm bảo chất lượng cho VoIP. VoIP có thể được triển khai để hỗ trợ các
cuộc gọi tăng cường hoặc các cuộc gọi thoại thông thường nhưng vơi chi phí thấp
hơn rất nhiều so với thoại chuyển mạch kênh. Các loại cuộc gọi khác nhau có thể
được thực hiện bằng VoIP bao gồm cuộc gọi tăng cường, cuộc gọi tăng cường liên
kết và các cuộc gọi thoại thông thường.
Phần tiêu đề của IPv6 cùng với với tiêu đề của các giao thức RTP/TCP là
60byte trong khi kích thước gói thoại cơ bản là 30byte. Do đó, nếu không thực hiện
nén tiêu đề thì lượng tiêu đề chiếm đến 2/3 tổng số bit được phát ra, và với lượng
tiêu đề lớn như vậy, hiệu suất của VoIP là không cao. Thực hiện nén tiêu đề IP
được xem như là một phương pháp để nâng cao hiệu quả của VoIP trong HSDPA.
Phương pháp nén tiêu đề mạnh - ROHC (Robust Header Compression) có thể được
sử dụng để nén tiêu đề các gói tin xuống chỉ còn vài byte. Phương pháp nén tiêu đề

127
TRẦN HỒNG PHÚC

ROHC được chuẩn hoá trong phát hành R4 của 3GPP. Hình 10.2 so sánh tốc độ dữ
liệu giữa trường hợp tiêu đề bình thường và trường hợp tiêu đề được nén theo
phương pháp ROHC, tốc độ dữ liệu yêu cầu gần 40Kbps sau khi được nén tiêu đề
chỉ cần khoảng 16Kbps.

Hình 4.8. Nén tiêu đề IP


Quá trình nén tiêu đề trong HSDPA được thưc hiện bởi giao thức hội tụ số
liệu gói – PDCP (Packet Data Convergence Protocol). Đây là giao thức lớp 2 tại
UE và RNC. Do đó chỉ các gói tin được truyền giữa UE và RNC được nén tiêu đề,
còn các gói tin trao đổi giữa RNC và mạng lõi thì phần tiêu đề vẫn được giữ
nguyên.

Hình 4.9. Các vị trí nén tiêu đề


Quá trình mô phỏng VoIP trong HSDPA được tiến hành với giả thuyết là bộ
lập biểu sử dụng thuật toán Proportional Fair, ghép kênh phân chia mã giữa Muser

128
TRẦN HỒNG PHÚC

người dùng. Bộ lập biểu lựa chọn được 10 người dùng này với mức ưu tiên cao
nhất trong số những người dùng đang chờ được lập biểu. Các người dùng đang chờ
được lập biểu là những người dùng có các yêu cầu sau:
Những người dùng có ít nhất Mpkts gói dữ liệu VoIP được lưu trong bộ đệm
Nút B. Giá trị của Mpkts phụ thuộc vào thời gian trễ tối đa cho phép của VoIP.
Trong quá trình mô phỏng này, giá trị Mpkts được cho là 3 hoặc 4.
Những người dùng có độ trễ gói đầu tiên bằng hoặc lớn hơn (M pkts - 1) x
20ms.
Những người dùng với dữ liệu vẫn còn đang chờ được phát lại của quá trình
HARQ.
Sử dụng các yêu cầu trên nhằm tránh lặp biểu cho những người dùng có
lượng dữ liệu được lưu tại bộ đệm Nút B thấp. Việc lập biểu cho những người
dùng này có thể làm giảm dung lượng hệ thống. Ta thấy, một gói dữ liệu VoIP
được nén tiêu đề ROHC bao gồm 38 byte(304 bit) trong khi một khối truyền tải
kênh HS-DSCH có thể mang hơn 1500 bit. Vì vậy, một khối truyền tải có thể mang
nhiều gói VoIP.
Theo như mô hình của ITU, thời gian trễ thoại từ người nói đến người nghe
chấp nhận được là thấp hơn 250ms. Ước lượng thời gian trễ dự tính cho VoIP bao
gồm thời gian trễ do lập biểu, thời gian trễ truyền dẫn vô tuyến và thời gian xử lý
tại UE vào khoảng 80 – 150ms tuỳ thuộc vào cuộc gọi VoIP được thực hiện giữa
hai người dùng di động hay giữa một người dùng di động và một máy cố định.

129
TRẦN HỒNG PHÚC

Hình 4.10. Dung lƣợng VoIP


Kết quả mô phỏng ô macro với các giá trị trễ truyền dẫn gồm 80, 100, 150ms được
thể hiện trong hình trên. Với mức người dùng không được phục vụ trong ô là 5%,
dung lượng của ô với các mức trễ tương ứng 80, 100, 150ms là 73, 87 và 105
người dùng. Ngoài ra, ta còn thấy rõ mối quan hệ giữa thời gian trễ và dung lượng
VoIP trong ô đó là nếu thời gian trễ cho phép lớn hơn thì dung lượng VoIP trong ô
sẽ tăng lên. Dung lượng VoIP trong HSDPA có thể so sánh với dung lượng của
phát hành R99 với 64 người dùng. HSDPA cải thiện dung lượng VoIP nhờ những
kỹ thuật mới tại lớp vật lý bao gồm yêu cầu phát lại tự động lai – HARQ, thích ứng
kênh truyền nhanh bằng điều chế và mã hoá thích ứng AMC cũng như ứng dụng
mã hoá Turbo tốc độ thay đổi trong khi WCDMA R99 chỉ hỗ trợ mã hoá xoắn và
không có HARQ cũng như thích ứng kênh truyền.

130

You might also like