You are on page 1of 3

[1] Advances in carbon nanomaterial, Nikos Tagmatarchis.

1. Các loại vật liệu trên cơ sở cacbon


Cacbon là thành phần chính của tất cả các hợp chất hữu cơ. Cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên
tố khác như H, N, O, S, … theo các mô hình khác nhau, tạo nên sự đa dạng của chất hữu cơ và tạo nên
nền tảng của mọi loại hình sự sống trên Trái Đất. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại
rất nhiều loại vật liệu cacbon đã và đang được nghiên cứu phát triển.
Cấu hình electron 1s22s22p2 cho phép nguyên tử cacbon tạo thành các loại liên kết khác nhau như liên kết
đơn, liên kết đôi hay liên kết ba. Sự linh động của nguyên tử cacbon khi liên kết với các nguyên tử khác là
do nguyên tử cacbon có thể lai hóa obitan nguyên tử 2s và 2p theo ba kiểu khác nhau: sp3(đối với liên kết
đơn, tứ diện đều), sp2 (đối với liên kết đôi, tam giác đều), sp (đối với liên kết ba, thẳng). Cấu trúc tinh thể
của cacbon đa dạng được thể hiện qua sự phong phú các dạng thù hình của vật liệu cacbon như: kim
cương, graphite, ống nano, fullerene. [1], 2

Hình [2] Cacbon nano tube, science and application.


1.1. Kim cương
Trong kim cương, bốn obitan hóa trị của mỗi nguyên tử cacbon chiếm giữ các obitan lai hóa sp3, liên kết
cộng hóa trị 𝜎 với bốn nguyên tử cacbon khác tạo thành mạng tứ diện đều với độ dài liên kết C-C khoảng
0,1544nm. Với cấu trúc tinh thể ba chiều bền vững, kim cương được biết tới như là loại vật liệu cứng nhất
(độ cứng 10 Mohs). Kim cương đồng thời cũng là vật liệu cách điện vì trong tinh thể chỉ chứa liên kết 𝜎
và không có liên kết 𝜋. Electron trong kim cương hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại và không hấp phụ
ánh sáng trong vùng nhìn thấy và vùng hồng ngoại. Điều này làm kim cương dường như trong suốt với
mắt người. Kim cương cũng có độ khúc xạ ánh sáng cao và hệ số dẫn nhiệt rất cao vì thế chúng có nhiều
ứng dụng trong công nghiệp và kim hoàn. [2]
1.2. Graphite
Trong graphite, ba electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử cacbon chiếm giữ các obitan lai hóa sp2 tạo
ba liên kết 𝜎 trong cùng một mặt phẳng và một liên kết 𝜋 ngoài mặt phẳng, hình thành một mạng phẳng
với các ô lục giác. Lực Van der Vaals giữ cho các đơn lớp graphite song song và cách nhau một khoảng
0,34nm. Trong obitan sp2, liên kết 𝜎 có độ dài khoảng 0,14nm với năng lượng liên kết khoảng 420
kcal/mol còn đối với obitan sp3 giá trị tương ứng lần lượt là 0,14nm và 360 kcal/mol. Vì thế liên kết C-C
của graphite trong mặt phẳng mạnh hơn liên kết trong kim cương, tạo nên tính bền vững cơ học cho các
nguyên tử cacbon cùng một đơn lớp. Ngoài ra, với một liên kết 𝜋 ngoài mặt phẳng và electron được phân
bố trên khắp mặt phẳng graphite làm cho graphite có tính dẫn nhiệt và dẫn điện. Tương tác của các
electron 𝜋 với ánh sáng làm cho graphite có màu đen. Lực tương tác yếu Van der Vaals giữa các đơn lớp
graphite tạo tính mềm, dễ trượt lên nhau. Do vậy thích hợp với vai trò làm chất bôi trơn dạng rắn trong
công nghiệp [2].
1.3. Vật liệu cacbon cấu trúc nano
1.3.1. Vật liệu graphene [1],5
Graphene là một đơn lớp của graphite. Trên lý thuyết, graphene là hình thái cacbon đơn giản nhất – chỉ
gồm một lớp các nguyên tử cacbon. Sự đơn giản trong cấu trúc lại ẩn chứa những tính chất vật lý đầy hứa
hẹn và cũng rất thu hút các nhà khoa học. Gần đây, graphene được các nhà khoa học là Geim và
Novoselov chế tạo thành công bằng phương pháp tróc cơ học năm 2004 và 2005. Từ đó số lượng các
nghiên cứu về graphene tăng lên nhanh chóng, với đỉnh điểm là giải Nobel Vật lý năm 2010 được trao
cho hai nhà khoa học này.
Cấu trúc của graphene
Trong graphene, tất cả các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp2, cách đều ba nguyên tử cacbon
xung quanh và sắp xếp trong một cấu trúc tổ ong sáu cạnh. Ba nguyên tử cacbon lân cận tạo với nguyên
tử cacbon trung tâm các liên kết định hướng sigma bền với góc liên kết 1200, trong khi bốn electron
cacbon tạo thành đám mây liên kết cộng hưởng 𝜋 bên trên và bên dưới lớp graphene, giữ cho lớp
graphene ở dạng phẳng. Graphene là tinh thể 2D đầu tiên được biết tới. Theo định lý Mermin–Wagner thì
graphene không ở dạng phẳng hoàn toàn mà tại nhiệt độ xác định graphene có dạng gợn sóng.
Phương pháp tổng hợp graphene
kỹ thuật tổng hợp graphene hiện nay có thể chia làm ba loại chính. Đầu tiên là kỹ thuật tách lớp từ
graphite, thông qua tróc cơ học (scotch tape method), sử dụng các chất hoạt động bề mặt để phân tán các
lớp graphene mà trong đó đặc biệt nhất là đối với graphene oxit. Kỹ thuật thứ hai dựa trên sự bóc tróc
graphene từ lớp phim SiC bằng cách gia nhiệt SiC để loại bỏ Si đồng thời tạo thành lớp cacbon. Kỹ thuật
cuối cùng là phương pháp epitaxy, thích hợp với sản xuất quy mô lớn. Đáng chú ý là hiện nay các tấm
graphene cỡ lớn có thể được sản xuất thông qua lắng đọng pha hơi hóa học (CVD).
Ứng dụng của graphene
Ứng dụng thực tế của graphene hiện nay tập trung chủ yếu vào transitor và thiết kế thiết bị cảm biến khí.
Các công trình nghiên cứu composite trên nền graphene trước đây cũng rất triển vọng cho phép tăng
cường cơ tính và sự lọc electron.
(Nano cacbon)
1.3.2. Ống nano cacbon (Carbon nanotubes CNTs)
Ống nanon cacbon là một ống dạng rỗng với cấu trúc nano gồm các liên kết cacbon sp2 , được tạo thành
từ một hoặc nhiều lớp cacbon cuộn tròn lại thành hình trụ với đường kính cỡ vài nanomet đối với loại ống
đơn vách và tới khoảng 100nm đối với loại ống lớn đa vách. Riêng đối với các loại ống cấu trúc nano
rỗng hoặc đặc được kéo dài với đường kính trên 100nm được đề cập đến như sợi nano ( nano fibers) hoặc
các que nano ( nano rods).
2. Tính chất + ứng dụng
3. Các phương pháp tổng hợp
4. Các phương pháp đặc trưng hóa lý.

You might also like