You are on page 1of 13

Đề cương môn học Trang thiết bị điện trong GTVT

I. Đá xây dựng
1. Phân loại đá tự nhiên và các sản phẩm đá tự nhiên trong xây dựng công trình giao
thông. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản, phạm vi sử dụng.
Trang 7+8
2. Dây truyền công nghệ khai thác đá tự nhiên.
Đá được khai thác từ các mỏ đá với kích thước lớn sau đó được đưa tới các máy
nghiền đá để giảm kích thước đá xuống theo yêu cầu và tiến hành sàng phân loại đá
đồng thời loại bỏ rác và tạp chất rồi cung cấp cho các công trình

Đá tự Sàng phân Loại bỏ rác, Đá thành


Nghiền
nhiên loại tạp chất phẩm

3. Các nguyên tắc nghiền vỡ đá. Cấu trúc cơ bản của một số loại máy nghiền thông
dụng, so sánh đặc điểm và khả năng ứng dụng.
Câu 3.
Nguyên tắc nghiền đá:
Căn cứ vào đường kính viên đá D trước khi nghiền và đường kính d viên
đá sau khi nghiền:
1. Nghiền thô: D = 500-1200mm; d = 120-250mm
2. Nghiền TB: D = 100-500mm; d = 20-120mm
3. Nghiền nhỏ: D = 20-100mm; d = 3-20mm
4. Nghiền bột ( tinh ): D = 3-20mm; d <=0.3mm
Đặc trưng cho q.trình nghiền đá là tỷ số nghiền:
I = Dmax/dmax ( >1 )
- Dmax là kích thước lớn nhất của đá trước khi nghiền
- dmax là kích thước lớn nhất của đá sau khi nghiền
Một số loại máy nghiền đá
1. Máy nghiền má ( nghiền hàm )
- Công dụng: dùng để nghiền thô và nghiền trung bình cho loại đá có độ
cứng cao và TB. Máy hđ theo chu kỳ.
- Cấu tạo:
1- Má ( hàm ) cố định; 2- Trục quay lệch tâm; 3- Bánh đà; 4- bánh đai quay;
5- Thanh biên; 6- Má ( hàm ) di động; 7- Miệng nạp đá; 8- Miệng nhả đá; 9-
Các tấm đẩy; 10;11- Nêm; 12- Lò xo nén; 13- Thành Giằng.
2. Máy nghiền nón
- Công dụng: Nghiền các loại đá có độ cứng cao
- Cấu tạo

1- Nón trong; 2- Nón ngoài cố định; 3- Vỏ máy; 4- bộ truyền động đai; 5- Gối
đỡ; 6- bộ truyền bánh răng nón; 7- cừa nhả đá; 8- cừa nạp đá
Trên bề mặt của nón nghiền có xẻ rãnh và đắp răng có độ cứng rất cao. Khi
nón trong quay nó thực hiện dao động tương đối, l.tục thay đổi K/C so với
nón ngoài, do đó đá bị ép, cuốn và mài mòn cho nhỏ ra.
3. Mát nghiền trục
- Công dụng: Nghiền TB và nhỏ các loại vật liệu có độ cứng TB và dẻo dính
- Cấu tạo:
1- Bộ truyền động đai; 2- thành máy; 3- ổ trục;
4- cơ cấu điều chỉnh kích thước; 5- bánh răng bao
trục; 6;7- trục nghiền; 8- bánh răng truyền động;
9- trục truyền động
Bộ phận làm việc chính là các trục nghiền hình trụ
6,7 được đặt song song và quay ngược chiều nhau.
Bề mặt công tác các trục nghiền có khi trơn, có
khi có răng hoặc rãnh, hay tạp hình gờ và bao thân
trục nghiền. ổ đỡ của 1 trục nghiền được liên kết
với cơ cấu điều chỉnh 4 ( bằng lò xo hay vít ).
4. Máy nghiền roto
- Công dụng: dùng để nghiền TB và nhỏ các vật liệu như đá vôi, thạch cao,
than đá,…
- Cáu tạo: 1- Đầu búa; 2- Rô-to; 3- mặt sàng
rung; 4- Đe; 5- lò xo điều chỉnh; 6- khớp xoay; 7-
vỏ máy; 8- miệng tiếp đá;

4. Thiết bị sàng: Cấu trúc mặt sàng, nguyên tắc truyền


động, nguyên tắc bố trí mặt sàng.

5. Đặc tính tải, sơ đồ điều khiển và động lực

Phần trạm BTNN


1. Sơ đồ công nghệ dây truyền sản xuất BTNN
Trang 46 giáo trình
2. Các thông số công nghệ của quá trình sản xuất BTNN
3. Hệ thống điện động lực trạm BTNN.
Trang 73 giáo trình
4. Hệ thống điện điều khiển trạm BTNN.
 Trong hệ thống cung cấp điện cho trạm trộn BTXM, mạch điều khiển chiếm công
suất rất nhỏ nhưng cũng có những yêu cầu riêng:
 Yêu cầu thứ nhất: Chất lượng điện áp cung cấp phải ổn định
 Yêu cầu thứ hai là cần có phương án dự phòng sự cố mất điện của hệ điều khiển
 Yêu cầu thứ ba, hệ thống điều khiển cần được cách ly với hệ thống điện động lực,
 Cần được bảo vệ cách ly với mạch động lực và mạch cảm biến:
 Khi lấy nguồn cung cấp từ lưới 380V ~ 3 pha , được cách ly bằng máy biến áp
 Các tín hiệu vào và ra nên được cách ly với PLC
 Nguồn cung cấp 220V~ cho PLC và máy tính độc lập với nguồn cung cấp cho
các role đệm 220V và mạch điều khiển khí nén

5. Cấu trúc hệ thống cấp phối liệu nguội, hệ thống sấy, hệ thống sàng – lưu trữ phối liệu
nóng.
A, cấu trúc hệ thống cấp phối liệu nguội :
+ Phễu cấp liệu nguội
+ Băng tải ngắn
+ Động cơ rung
+ Băng tải gầu nguội
Cụ thể trang 46, 47 giáo trình.
B, Cấu trúc hệ thống sấy:
+ Tang sấy
+ Đầu đốt
+ Băng tải gầu nóng
CỤ thể trang 47,48.
C, Cấu trúc hệ thống sàng – lưu trữ phối liệu : + Sàng rung(48)
6. Cấu trúc hệ thống cấp liệu phụ gia và nhựa đường (hệ cấp phụ gia+ hệ cấp nhựa nóng
trang 49)
7. Trình bày hệ thống định lượng cốt liệu.
+ Phễu chứa cốt liệu nóng
+ Buồng cân cốt liệu và cảm biến cân cốt liệu
Cụ thể trang 48, 51
8. Trình bày hệ thống định lượng nhựa đường và bột đá.
9. Trình bày quá trình trộn. : trang 49
10. Liên khoá, bảo vệ trong hệ thống điều khiển trạm BTNN.
Liên khóa giữa chu trình nạp cốt liệu và chu trình buồng trộn :
+ Chỉ khi buồng trộn ở trạng thái sẵn sàng thì buồng cân cốt liệu mới chuyển
sang trạng thái xả.
+ Chỉ khi buồng cân cốt liệu ở trạng thái chờ xả thì buồng trộn mới chuyển
sang trạng thái nạp cốt liệu.
+Khởi động , dừng: Khi khởi động hệ thống cần đưa các thiết bị vào trạng
thái làm việc.Do đó cần có logic để khởi tạo trạng thái ban đầu cho các
thiết bị.Do vậy cần có những logic khởi tạo trạng thái ban đầu cho tất cả
thiết bị. Ngược lại khi hệ thống chuyển sang trạng thái dừng (bất thường ,
người sử dụng yêu cầu…) cần chuyển hệ thống về trạng thái dừng an toàn.
*) Bảo vệ: Các trạng thái không bình thường hoặc mất an toàn phải được
kiểm tra và loại trừ.
Bổ sung thêm trang 100.
11. Cảnh báo và sự cố trong hệ thống điều khiển trạm BTNN
Phần trạm BTXM
1. Sơ đồ công nghệ dây truyền sản xuất BTXM
2. Các thông số công nghệ của quá trình sản xuất BTXM
3. Cấu trúc hệ thống cung cấp và định lượng phối liệu của trạm BTXM kiểu tháp
4. Cấu trúc hệ thống cung cấp và định lượng nước, xi măng của trạm BTXM kiểu tháp
5. Trình bày quá trình trộn.
6. Liên khoá, bảo vệ trong hệ thống điều khiển trạm BTXM.
7. Cảnh báo và sự cố trong hệ thống điều khiển trạm BTXM

1. Sơ đồ công nghệ dây truyền sản xuất BTXM


Hình :Sơ đồ công nghệ trạm trộn bê tông xi măng

2. Các thông số công nghệ của quá trình sản xuất BTXM
1.Nguyên liệu :
Cốt liệu :
+Tất cả cốt liệu được sản xuất và xử lí bằng phương pháp thủy lực và các
cốt liệu rửa phải được chất đống để thoát nước ít nhất 12h khi cân
+ Cốt liệu hạt nhỏ và hạt thô phải được để riêng trong các phễu và phải cân
chính xác 2% khi trộn
Xi măng
+ Xi măng phải được cân theo trọng lượng với độ chính xác 1% .Khi xi
măng tiếp xúc với cốt liệu trên 1,5 h thì phải bỏ mẻ trộn đó đi
Nước
+ Nước được đong theo thể tích hoặc theo trọng lượng và phỉa có độ chính
xác 1%
Phụ gia
+ Phụ gia phải được cân trong máy trộn với độ chính xác +_ 3%
2.Trộn bê tông
+ Khi trộn tại hiện trường hoaowcj tại trạm thì thời gian trộn tối thiểu là 20
vòng quay trục chính ( thời gian 50 – 90s ).
+Thời gian kể từ khi cho nước vào hỗn hợp cho đến khi đổ bê tông tại hiện
trường khi vận chuyển bằng xe thường không quá 30 phút .Còn khi trở bằng xe
trộn bê tông thì không quá 60 phút .

3. Cấu trúc hệ thống cung cấp và định lượng phối liệu của trạm BTXM kiểu
tháp.
Phễu
Bãi chứa Buồng
chứa cốt Xe skip
cốt liệu trộn
liệu
Cấu trúc hệ thống
+ Bãi chứa cốt liệu: là khu đất hoặc kho rộng để chứa cát, đá1, đá
2… được vận chuyển từ bên ngoài vào cho trạm. Các loại cốt liệu được
để riêng rẽ thành từng đống. Nguyên liệu từ bãi chứa được xe chuyên
dùng tới xúc riêng từng loại cốt liệu và đem đổ vào các phễu chứa riêng
cho mỗi loại ( cát đựng trong 1 phễu, đá 1 đựng trong 1 phễu, đá 2 đựng
trong 1 phễu).
+ Phễu vật liệu: làm nhiệm vụ chứa cốt liệu đá 1, đá 2, cát. Đáy phễu
được điều khiền bằng xi lanh khí nén, đặt các phễu sát nhau.
+ Cân cốt liệu: định lượng cốt liệu để cho vào buồng trộn.Sử dụng hệ
thống buồng cân + xe skip.Cửa xả vật liệu từ buồng cân xuống buồng
trộn thường sử dụng khí nén.
4. Cấu trúc hệ thống cung cấp và định lượng nước, xi măng của trạm BTXM
kiểu tháp
a.Hệ thống cung cấp và định lượng Xi măng :

Cấu trúc hệ thống cung cấp Xi măng


- xi măng được cấp từ xilo đến vít tải xi măng. Vít tải là một vít xoắn dọc
trục, nó cho phép vận chuyển vật liệu dạng bột với độ nghiêng trung bình.
- xi măng từ vít tải được cấp trực tiếp vào buồng cân xi măng.
b .Hệ thống cung cấp và định lượng nước :

Nước từ bồn chứa được bơm vào hệ thống định lượng nước.Khác với trạm
trộn BTNN, thành phần nước trong BTXM phải được điều chỉnh bù trừ với độ
ẩm của cốt liệu, đặc biệt là lượng nước đọng trong cát.
Có nhiều phương pháp khác nhau để định lượng nước
-Phương pháp cân: Nước được bơm vào buồng cân,khối lượng buồng cân
được kiểm soát bằng các cảm biến cân. Phương pháp này cho độ chính xác cao
tuy nhiên cũng đòi hỏi thiết bị phức tạp. Có thể định lượng xi măng và nước
trên cùng một cân ( kiểu cộng dồn). Ưu điểm : tiết kiệm nhưng có nhược điểm
là thời gian cân bị kéo dài với độ chính xác thấp
-Đong : Xác định lượng nước thông qua chiều cao nước trong buồng chứa.
Phương pháp này dễ dàng thực hiện bằng cơ khí tuy nhiên gặp sai số lớn do sự
rung lắc của trạm làm nước sóng sánh khó đo được chính xác.
5. Trình bày quá trình trộn.
Vật liệu sau khi cân, định lượng đúng thành phần theo từng mẻ sẽ
được đưa vào thùng trộn theo từng mẻ và hỗn hợp bê tông được đưa ra
từng mẻ.Trước khi xả nước và phụ gia thì thùng trộn sẽ trộn khô cốt liệu
và xi măng.Cốt liệu và xi măng được trộn đều trong 10 đến 15 giây.Sau
khoảng thời gian đó thì xả nước và phụ gia vào thùng trộn, tiến hành trộn
ướt trong 10 đến 15 giây.Sau trộn ướt thì xả sản phẩm vào xe chuyên
chở.
6. Liên khoá, bảo vệ trong hệ thống điều khiển trạm BTXM.
Để đảm bảo an toàn trong lập trình thì phải có liên khóa giữa các chu
trình
Nguyên tắc liên khóa:trạng thái của chu trình này là điều kiện để chuyển
trạng thái của chu trình khác và ngược lại.
 Liên khóa giữa chu trình cân xi măng và chu trình buồng trộn :
 Chỉ khi buồng trộn ở trạng thái nạp cốt liệu thì buồng cân xi măng mới
chuyển sang trạng thái xả xi măng.
 Chỉ khi buồng cân xi măng ở trạng thái chờ xả thì buồng trộn mới
chuyển sang trạng thái nạp cốt liệu.
 Liên khóa giữa chu trình cân nước và chu trình buồng trộn:
 Chỉ khi buồng trộn ở trạng thái trộn ướt thì buồng cân nước mới
chuyển sang trạng thái xả nước.
 Chỉ khi buồng cân nước ở trạng thái chờ xả thì buồng trộn mới chuyển
sang trạng thái trộn ướt.
 Liên khóa giữa chu trình buồng trộn và chu trình xe skip :
 Chỉ khi nào buồng trộn ở trạng thái nạp cốt liệu thì xe skip mới chuyển
sang trạng thái xả cốt liệu.
 Chỉ khi nào xe skip ở trạng thái xả cốt liệu thì buồng trộn mới chuyển
sang trạng thái trộn khô.
Hình18.Liên khóa giữa chu trình skip và buồng trộn

 Liên khóa giữa chu trình skip và chu trình cốt liệu.
 Chỉ khi nào skip ở trạng thái nhận cốt liệu thì bunke mới được xả cốt
liệu để tiến hành cân cốt liệu.
 Chỉ khi nào bunke xả đủ khối lượng ba loại cốt liệu thì skip mới đi lên.
Hình19. Liên khóa giữa chu trình skip và chu trình cốt liệu
 Buồng trộn chỉ nạp cốt liệu khi xe skip ở trạng thái chờ xả, buồng cân
xi măng ở trạng thái chờ xả, buồng cân nước ở trạng thái chờ xả.
 Khi buồng trộn nạp cốt liêu xong thì xe skip,buồng cân xi măng, buồng
cân nước ở trạng thái nghỉ.
7. Cảnh báo và sự cố trong hệ thống điều khiển trạm BTXM
 Logic sự cố:Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những sự cố,
logic sự cố nhằm phát hiện những hư hỏng xuất phát từ bên trong hệ
thống và hạn chế tối đa các hỏng hóc phát sinh. Thông thường khi hệ
thống đã ở trạng thái sự cố, khó có thể kiểm soát được thiết bị nào
còn hoạt động bình thường, do đó để an toàn ta nên nhanh chóng
đưa hệ thống trở về trạng thái dừng.Ví dụ:
 Xe skip đang ở trạng thái nạp đá1, đá2, cát thì xe skip phải
đứng yên tại chỗ, không được di chuyển.
 Buồng cân xi măng đang ở trạng thái nạp liệu thì không được
mở cửa xả vào buồng trộn.
 Buồng trộn chỉ nạp cốt liệu, nạp xi măng, nước, phụ gia khi
cửa xả đóng.
 Xe skip tiếp tục đi lên từ công tắc hành trình trung gian khi
thùng trộn rổng và cửa xả đóng.

Hình24.Logic sự cố.
Khi xuất hiện trạng thái S33, tiến hành đồng thời hai công việc cân nước
và tính thời gian cân nước.Qúa trình cân nước hoàn thành, chuyển sang trạng
thái chờ xả S34.Qúa trình cân nước chỉ được phép diễn ra trong 25
giây.Nếu vì lý do nào đó,thời gian công việc cân nước lớn hơn 25 giây (cụ
thể lớn hơn 26 giây).Timer T3 set trạng thái S35 và reset S33.Trạng thái S35
cho tín hiệu cảnh báo sự cố.S33 bị reset nên không thể xuất hiện S34.Nếu
quá trình cân diễn ra trong 25 giây thì trạng thái S34 sẽ xuất hiện trước S35,
timer T3 bị reset bởi S34.Hệ thống hoạt động bình thường.
Trong sơ đồ trên, động cơ vít tải chỉ hoạt động khi cửa thùng cân xi măng
đã đóng.

You might also like