You are on page 1of 7

Hai quyển sách Hán Nôm quý hiếm

http://thuvienhuequang.vn/tin-tuc-hot/hai-quyen-sach-han-nom-quy-hiem/

Tân san tăng bổ thích nghĩa thùy huấn kinh


新 刊 增 補 釋 義 垂 訓經
B. Chữ Nôm trong sách:
Giá trị của sách nằm ở phần giải thích bằng chữ Nôm thuộc thế kỷ 18 trở về trước. Đa số chữ
Nôm này được viết theo lối giả tá: mượn âm chữ Hán, hiểu theo nghĩa Việt; hoặc mượn âm chữ
Hán, đọc trại ra Nôm. Số chữ được viết theo lối hình thanh ít hơn nhiều. Chỉ thấy 1 chữ được
viết theo lối hội ý, ấy là chữ “trời”. Xin dẫn chứng cụ thể:

1. Tấc lòng chửa tối (trang b, tờ 1): mượn 2 chữ tắc lộng 則弄 đọc trại.
Sau này, tắc thêm bộ thốn (tấc) và lộng thêm bộ tâm (lòng) chỉ ý, trở thành 2 chữ hình thanh, rõ
nghĩa hơn: ??
2. Mài khối sắt cho nên kim (trang b, tờ 4): mượn chữ niên年đọc trại. Sau này, niên thêm chữ
thành (trở nên) chỉ ý, trở thành chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn: ?
3. Trên trời dưới đất đi tuần du (trang b, tờ 9): mượn 2 chữ đái, đa帶多 đọc trại. Sau này, đái
thêm chữ hạ (dưới), đa thêm bộ túc (chân) chỉ ý, trở thành 2 chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn:
Phức tạp hơn, 3 chữ sau đây đọc trại nhiều âm với nhiều nghĩa khác nhau:
4. Mượn chữ nghi 宜 đọc trại:
Ngay: ngay thảo hưởng phúc chẳng cùng (trang b, tờ 1). Sau này, ngay thêm chữ chính (ngay
thẳng) chỉ ý, trở thành chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn: ?
Nghe: nghe lời ta dạy bảo đinh ninh (trang b, tờ 4). Sau này, nghe thêm bộ nhĩ (tai) chỉ ý, trở
thành chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn: ?
5. Mượn chữ bán 半 đọc trại:
Vắn (ngắn): nặng nhẹ dài vắn cân thước (trang b, tờ 3). Sau này, vắn thêm chữ đoản (ngắn) chỉ ý,
trở thành chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn: ?
Bán: mua bán dể lờn kẻ hiền lành (trang b, tờ 3). Sau này, bán thêm chữ mại (bán) chỉ ý, trở
thành chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn: ?
6. Mượn chữ mạt 末 đọc trại:
Mặt: làm lành hằng thấy mặt trời (trang a, tờ 3). Sau này, mặt thêm bộ diện (mặt) chỉ ý, trở thành
chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn:
Mất: kẻ chẳng tin mất mạng, hết hồn (trang a,tờ 3). Sau này, mất thêm chữ thất (mất) chỉ ý, trở
thành hình thanh, rõ nghĩa hơn: ?
Mắt: chứng đau lòng đau mắt (trang a, tờ 4). Sau này mắt thêm bộ mục (mắt) chỉ ý, trở thành chữ
hình thanh, rõ nghĩa hơn: 眜

C. Nhận định:

6 dẫn chứng nêu trên cho thấy tự dạng chữ Nôm cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 trong sách còn
vay mượn chữ Hán quá nhiều, gây ra khó đọc, khó đoán, không thể chuyển tải kịp thời và đầy đủ
kho từ vựng vốn dồi dào âm vần và thanh điệu của tiếng Việt. Vì thế, loại chữ Nôm này dần dần
được chuyển hóa thành loại chữ hình thanh dễ đọc, dễ đoán hơn của thế kỷ 19.
Chỉ nam ấu học bị phẩm hiệp vận
指南幼學備品協韻
II. Chữ Nôm trong sách: Với khoảng 5000 chữ Nôm, sách là cứ liệu chính xác và quý hiếm giúp
khảo sát tự dạng chữ Nôm cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 mà hiện nay sách vở còn lại quá ít.
Sau đây, sẽ lần lượt giới thiệu những điểm đặc trưng:
1. Trừ những chữ mượn chữ Hán đồng âm đồng nghĩa, hay mượn âm đọc ra Nôm, số còn lại
thường mượn âm chữ Hán đọc trại ra Nôm:
Hồ tôn胡猻 (trang 67, dòng 3) giải nghĩa là khỉ, mượn 2 chữ la khởi 羅豈 đọc trại. Sau này, la
viết thêm bộ khẩu, chỉ đọc trại; khởi thêm bộ khuyển (chó) chỉ ý, thành 2 chữ hình thanh, rõ
nghĩa hơn: (la viết tắt) ?.
Hàm sa ngư含沙魚 (71,6), giải nghĩa cá bống, mượn 2 chữ cá bống. Cá mượn âm, bổng đọc trại.
Sau này, cá viết thêm bộ ngư (cá) chỉ ý; bổng thêm bộ ngư chỉ ý (giảm bớt bộ nhân đứng亻),
thành hai chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn: ??.
Mượn chữ ngọ午đọc trại ra:
Ngó (nhìn): thanh nhãn 青眼 (50,1), giải nghĩa là người ngó, mượn 2 chữ ngại ngọ đọc trại. Sau
này, ngại viết thêm bộ nhân (người) chỉ ý; ngọ thêm bộ mục (mắt) chỉ ý, thành 2 chữ hình thanh,
rõ nghĩa hơn: ??.
Ngủ: Thụy khạp 睡 瞌 (27,8) (ngủ gật), giải nghĩa ngủ nghê, mượn 2 chữ ngọ nghê đọc trại. Sau
này, ngủ viết thêm bộ mục (mắt) chỉ ý, nghê mượn âm. Ngủ thành chữ hình thanh, rõ nghĩa hơn:
?倪. Ngủ và ngó viết như nhau, tùy văn cảnh mà đọc khác nhau.
Ngõ: Vạn nhất 萬 一 (28,1) (có khi), giải nghĩa là ngõ họa, mượn 2 chữ ngọ họa đọc trại. Sau
nay, ngõ viết thêm bộ khẩu, chỉ đọc trại, họa mượn âm, rõ nghĩa hơn: 吘禍.
2. Những ký hiệu phụ, đặc điểm của chữ Nôm thời kỳ này, như nháy (刂), nhổ ( < ), cá (个 ), tư
(司) và bộ khẩu chỉ đọc trại đều có đủ:

 Phụ ngư 鮒魚 (70,9), giải nghĩa là cá diếc, mượn 2 chữ cá giác, viết thêm dấu phụ cá (个), chỉ
đọc trại: 个
 Ban thu班鰍 (71,6), giải nghĩa là chạch lấu, mượn 2 chữ trạch lậu, viết dấu phụ cá, chỉ đọc trại:
 Do dự 猶豫 (46,8), giải nghĩa là dùng dằng, mượn 2 chữ dụng dựng, viết thêm dấu phụ nhỏ,
chỉ đọc trại:
 Lý ngư鯉魚 (70,9), giải nghĩa là cá gáy (cá chép), mượn 2 chữ cá cái, cái viết thêm bộ khẩu,
chỉ đọc trại:个 ?
 Kính tử 鏡子 (9,3), giải nghĩa là cái gương, mượn 2 chữ cái khương, khương viết thêm ký hiệu
司, chỉ đọc trại (?):丐?

3. Thỉnh thoảng, có vài chữ phản ánh phương âm miền Trung:

 Đại hạ thiên gian 大廈千間 (33,7), giải nghĩa nhà cả ngàn căn (gian) 茄奇根. Miền Bắc nói:
nghìn gian.
 Liên nhục 蓮肉 (55,10), đào nhân桃仁 (62,7), giải nghĩa là hột sen, hột đào 紇蓮,紇桃. Miền
Bắc nói hạt sen, hạt đào.
 Một dược 沒藥 (59,3), giải thích là dựa thông khô: 椿枯. Miền Bắc nói: nhựa thông khô, viết
đúng âm ? (nhự), có bộ thủy chỉ ý, đọc trại.
 Đoạn bi 斷碑 (22,9), giải thích là bài khãy 牌啟. Bài viết rõ với bộ phiến và chữ ty, khãy từ
khải đọc trại. Miền Trung phát âm g thành kh, gảy đàn thành khảy đàn, gãi ngứa thành khãi
ngứa, gãy thành khãy. Bài gãy thành bài khãy.

4. Còn vài trường hợp đáng chú ý:

 Cách dùng mạo từ (article) rất lạ: Hấu鱟 (71,8), bạng 蚌(71,8), giang sứ giả 江使者 (71,7),
được giải thích là cái sam丐衫, cái trai丐齋 và cái rùa丐. Ngày nay ta lại nói con sam, con trai
và con rùa.
 Chữ trái (quả) viết theo lối hình thanh, gồm bộ thảo chỉ ý và chữ lại làm âm, đọc ra lái, như
dương đào tử 楊桃子 (65,5), giải nghĩa là lái (trái) khế: 契; lệ quả 荔 ải nghĩa là lái
(trái) vải ; ích trí quả 益智 ải nghĩa là lái (trái) nhãn 眼. Sau này chữ trái mới viết
thêm chữ quả, thành chữ
 Túc y 足衣 (13,1), giải nghĩa là bít tất, mượn 2 chữ biệt tất viết ra. Biệt đọc trại, tất đọc
âm:別必, chỉ vớ chân. Chữ này có thể mới du nhập vào kho từ vựng của ta từ khi có người Âu
Châu đến mua bán.
 Thụy trước 睡著 (7,8), giải nghĩa là nằm nhắp (ngủ gật), mượn 2 chữ nam nhập đọc trại. Sau
này, nam viết thêm chữ ngọa (nằm) chỉ ý, nhập viết thêm bộ mục (mắt) chỉ ý, thành 2 chữ hình
thanh, rõ nghĩa hơn: ? ?. Từ cổ này ít thấy dùng, chúng tôi chỉ gặp Nguyễn Khuyến viết: biếng
nhắp năm canh chầy.

You might also like