You are on page 1of 18

Chữ Nôm đã hiện diện vào thời kỳ quốc đô dời ra Thăng long

Nguyễn Tài Cẩn


Thứ sáu, 18 Tháng 6 2010 09:01

LỜI NÓI ĐẦU

1/ Sắp đến lễ kỉ niệm NGÀN NĂM THẮNG LONG, chúng tôi xin viết bài này , gồm 2
phần : một phần giới thiệu về bản PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁO PHỤ MẪU ÂN TRỌNG
KINH do Trịnh Quán khắc in lai đầu thế kỉ 18 và một phần về BẢN DỊCH NÔM ĐẦU
ĐỜI LÝ xuất phát từ bộ kinh ấy .

- Bài CHIẾU DỜI ĐÔ là một văn kiện quan trọng .Lý Thái Tổ trước khi định rời Hoa Lư
để về Thăng Long đã có suy nghĩ chín chắn , không muốn tự ý quyết định mà muốn đem
việc lớn của quốc gia ra bàn bạc cùng toàn thể quốc dân . Xuất phát từ kinh nghiệm lịch
sử , Ông đã đề nghị chọn “một chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là
nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời “
- Sau khi dời đô , ngoài các mặt chính trị , quân sự , ngoại giao v.v. các vua Lý còn rất
quan tâm đến phương diện văn hóa của đất nước . Lý Thái Tổ , Lý Thái Tông thì lo cho
việc thỉnh kinh Tam Tạng , chép kinh , lập kho chứa kinh , dịch kinh ( 1018--1035 ); Lý
Thánh Tông ,Lý Nhân Tông lại lo lập Văn miều , Quốc tử giám , tổ chức việc học tập cho
Hoàng thái tử , tổ chức việc thi cử cho nho sĩ , lại viên.(1070--1075)
-Chúng tôi nghĩ , trong hoàn cảnh tất yếu đó , nhất định nền văn tự Nôm đã được sử dụng
.

2/ Vậy vì sao trước đây không ai dám khẳng định ? Không dám , vì gặp mâu thuẫn giữa
lý luận và thực tiễn:

***Về lý luận chúng tôi tin vào tri thức của ngành ngôn ngữ học và Nôm học .Tuy 2
ngành này chúng ta còn xa mới đạt trình độ quốc tế ; dầu sao năm 1975 , với tri thức hồi
ấy , chúng tôi (N.Tài Cẩn & N.V. Xtankêvich ) cũng đã nghiên cứu các điều kiện xuất
hiện của các nền văn tự dân tộc ở ta và Triều Tiên, Nhật bản và đi đến kết luân :

“Đặt sự manh nha của chữ Nôm ở Việt Nam vào khoảng từ thế kỉ thứ 8,thứ 9
,đặt sự hình thành và sự hoàn chỉnh của nó vào khoảng từ cuối thế kỉ thứ 10 đến thế kỉ
thứ 11có lẽ là một cách giả định không những chỉ phù hợp với cứ liệu trong nước mà
cũng còn có phần phù hợp với cả tình hình chung trong toàn vùng nữa ”

*** Nhưng về thực tiễn rất bế tắc .Tuy chúng tôi tiên đoán về khả năng lí thuyết như
vậy nhưng mặt tư liệu ,mặt văn bản thì bao nhiêu thời gian tìm tòi vẫn không đưa
lại được một kết quả gì . Suốt 4,5 nắm sơ tán chúng tôi đã lăn lộn đi vào rất nhiều vùng
quê , tìm ở các chùa chiền, ở các quán bên Đạo giáo cũng như ở các tủ sách tư nhân ,
nhưng tay trắng vẫn hoàn tay trắng .Chúng tôi đã hầu như thất vọng hoàn toàn .Thêm một
lí do nữa để tăng thêm chán nản : anh em đồng nhiệp chuyên về đời Lý cũng cho biết chỉ
còn tìm được chưa đến một chục hiện vật có văn bản , mà không một văn bản nào có chữ
húy.!
***May rằng , cuối cùng ,năm 1979 nhà nghiên cứu Tạ Trọng Hiệp đã từ Paris gửi về
được môt tư liệu rât có giá trị :tức bản kinh PHẬT THUYẾT nói trên. Đây là một bản có
lẽ đã in đi chép lại ít nhất là 4 lần : kể cả lần từ nguyên bản đời Lý .Có điều , bản này vô
cùng phức tạp ,phải tìm hiểu khá công phu .Sự hiểu biết của chúng ta về niên đại của nó
đang thay đổi dần., tùy thuộc vào những tư liệu mà giới nghiên cứu đã và đang thu thập
được .

PHẦN THỨ NHẤT:

TƯ LIỆU VỀ BẢN PHÂT THUÝẾT ĐẠI BÁO PHỤ MẪU ÂN TRỌNG KINH /1/

1/ Trong phần thứ hai chúng tôi sẽ thử nêu giả thuyết của chúng tôi về chữ Nôm đầu đời
Lí rút ra từ bản kinh PHẬT THUYẾT này. Nhưng thiết tưởng ,trước hết , cũng phải giới
thiệu sơ bộ kết quả nghiên cứu của những người đi trước /2/

---Trong công trình --luận văn tiến sĩ của cô Hoàng Thi Ngọ-- xuất bản năm 1999 ,có 3
chương :chương giới thiệu chung về văn bản ; chương phân lọai hề thống chữ Nôm và
chương nói về sự thể hiện của tiếng Việt qua nền văn tự ây. Có bảng thống kê về 105 từ
cổ và bảng “sách dẫn “ khoảng 600 từ rất tiện cho tra cứu,

***Trong công trình cho biết bản Nôm dài 4942 mã chữ , bao gồm 1095 lần mã gốc
Hán và 3847 lần mã thuần Nôm. Có hiện tượng văn tự chưa thực sự ổn đinh ,nhiều chữ
khắc sai nét, khắc không thống nhất cách ghi âm, có mã ghi đến 4.5 kiểu khác nhau .
May rằng phần lớn hư từ và những từ đưa đẩy trong câu lại được khen là rất chuẩn ! Mà
có :gần 80 , 90 từ như vây, Đó là một con số rất cần cho cú pháp.

***Về chữ húy ,cách viết ĐÔNG + VĂN (?) của đời Trần bị nhầm là tên kị húy của vợ
Lê Lợi (Bà TRẦN này phải húy thành TRÌNH ! ) Lại sẵn có chữ LỢI gia dạng trong văn
bản nên niên đại bị tác giả đẩy lùi , nhầm từ đời Trần xuống giai đọan Lê sơ. !

***Nhưng tác giả có một phát hiện rất quan trọng :cách ghi một từ bằng 2 mã .trong
bản này , chiếm một số lượng nhiều chưa từng đâu thấy ! 103 lần dùng 75 kết cấu gồm 2
mã tách rời và 105 lần dùng 50 kết cấu gồm 2 mã ghép lại !Và tác giả cuối cùng đã phải
đi đến kết luận ,đây là “văn bản còn lưu giữ lại cách ghi chữ Nôm rất cổ .Có thể nói là cổ
nhất trong các bản Nôm hiện có “! Mà kết luận này tác giả nhắc đi nhắc lại không biết
bao nhiêu lần!

---Tiến sĩ Shimizu chỉ nêu lên một phần các cứ liệu tiến sĩ Hoàng Thị Ngọ đã thống kê
được , nhưng các kiểu chữ Nôm hai bên đưa ra làm dẫn chứng chúng tôi thấy vẫn không
có gì khác nhau lắm .Hơn nữa , cách phân lọai của Shimizu vừa rất có cơ sở vừa rất hợp
với thói quen trong giới ngôn ngữ học ,nên dưới đây chúng tôi về cơ bản sẽ đi theo
hướng này , và chia thành 2 trường hợp chính :

***Trước hết chúng tôi so sánh một số ví dụ về các tổ hợp phụ âm :


Bl - Phl - Khl - Ml - Kl
+++ 8/ b /5 : VÂN HÀ BÁO ĐÁP --> : dường nào BA LA (=trả ) được
+++ 11/a /2 : THỦ PHAN A NƯƠNG TÂM CAN :--> tay vin trong BA LAI (
=trái ) lòng gan nạ

+++ 10/b /5 : BÁCH THẦN TOÀN BỊ -->: trăm thần BA LUẬN (=trọn ) no (= đủ
)
+++ 18 /a /2 : ẢM MẪU BẠCH HUYẾT -->: uống những BA+LỮ ( = sữa ) mẹ

+++ 42 /a /2 : PHIÊN VI BẤT HIẾU -->: BA+ LỮ ( =trở ) nên người chẳng thảo

+++ 30 /a /2 : NHƯỢC HỮU THIỆN NAM TỬ:--> nhược có con BA+LAI (=trai
) lành

+++ 34 /b /3 : PHỤ MẪU CHI ÂN HẠO THIÊN VÕNG CỰC :--> ơn áng nạ bằng
BA+LỆ (=trời) chẳng
hay cùng đòi
+++ 12/ b / 4 : SẦU TƯ LỆ MÃN KHÂM -->: thương lo nước
mắt BA+LẠM(=chặm,thấm nhẹ) bâu áo

+++ 15 / a / 2 : MI PHÂN THÙY LIỄU THÚY -->:mày BA+LẠT(= trát ) xanh


dường liễu xa

+++ 29/a /4 : VIÊM LÔ NHIỆT ĐỘC -->: A LỘ ( =lò ) đỏ độc PHA LUẬT ( = sốt
)
+++ 29/a /3 : XÍ HỎA ĐỘNG NHIÊN MÃNH LIỆT--> : lửa PHÁ LUẬT (=sốt) A
LONG (=rỗng ) cháy rực BA TÁN (=tan)

+++ 13/b /1 : LÂN MẪN VÔ THẤT THỜI -->: tội qua xót chẳng PHA LẬT (
=trật) sự CÁ NÔ (= đúng lúc)

+++ 29/a /5 : ĐỒNG CẨU THIẾT XÀ -->: chó đồng PHÁ TÁN (=rắn) KHẢ
LIỆT (= sắt )

+++ 28/a /1 : THÙY LỆ BI KHẤP --> : KHẢ LA ( = sa ) nước mắt thương


nhuốm

+++ 19/b /2 : NHẬM NHIỄM NHÂN TUẦN :--> MA LÂN (= lăn) MA LỘC
(= lóc ) luân hồi

+++ 36/a /5 : HIẾU TỬ BẤT KIỀU -->: con thảo chẳng làm MA LẬN (= làm
nũng , làm giận)

+++ 37/b /4,5 : PHỤ MẪU CHI NGỮ --> MA LỆ (=lời ) áng nạ
+++ 15 / b / 1 ; SINH LI THỰC KHẢ THƯƠNG -->: CỔ+LÔNG (=sống ) lìa
hết thực khá thương

+++ 34 / a /4 : TỬ ẨM MẪU NHŨ :-->con uống CỰ+LỮ ( = sữa ) nạ

+++ 38 / a / 2 : ĐỀ KHỐC MỤC THŨNG -->: kêu khóc mắt CỰ+LĂNG ( = sưng
)

*** Kế đó chúng tôi so sánh một số ví dụ về các từ song âm (tức gồm “hai
mã” M1/M2) trong đó M1 có thể là tiền âm tiết A , BA , KHẢ ,XÁ ,ĐA ...

+++ 31/ b / 2 : TRẢM TOÁI KÌ THÂN -->: chém A BIẾM (=băm ) trong vóc này

+++ 43/ a / 5 : PHÂN CỐT TOÁI THÂN --> CÁ+ĐÁT (=nát // đứt?) hết xương
,A PHÓ (= vỡ) hết mình

+++ 24 / a / 1 : GIẢ SỬ HỮU NHÂN -->: A DỮ ( = giá , giả sử ) cho có người

+++ 19 / b / 5 : KHỐN KHỔ CƠ LUY -->: đói A KẾ (= gầy )

+++ 20 / a / 2 : BÀNG TRUỚNG LẠN HOÀI :--> BA LĂNG ( = sưng ) trướng ,


A LUẬN ( = lụn ) nát

+++ 42 / a / 4 : NHẪN THỤ CAM TÂM -->: nhẫn chịu A NGÂM ( = ngâm //
ngậm) trong long

+++ 43 / a / 1 : ĐÃI GIÁC TIỀN PHI --> A NỖI (= nỗi ) hay thác trước /“thác
trước” = rằng trước là sai /

+++ 14 / b /1 : NHŨ BỘ DƯỠNG DỤC ÂN --> ơn bú mớm A NUÔI ( = nuôi )


nấng
+++ 14 / b /1 : NGHIÊM PHỤ PHỐI Ư THIÊN-->:cha nghiêm A TỊNH ( = sánh )
chưng BÀ LỜI (= trời )

+++ 29/ a / 4 : DUNG THIÊU ĐỒNG TRẤP -->: nấu nước đồng, đổ , A LUẬT
(= rót // trút )

+++ 38/ a / 1 : HÀ BẤT TẢO TỬ-->: sao chẳng A BÔI ( =vội ) chết

+++ 27/ a / 2 : ĐẢ CỐT XUẤT TỦY -->: A KHÔ ( = gõ ) cốt ra óc

+++ 22/ b / 5 : CAO THANH XƯỚNG NGÔN-->:kiện ( “lớn “) tiếng A XƯỚNG


( = xướng ) rằng

+++ 29 /a/ 5 : THIÊU TIỄN CHỬ CỨU--> đốt ,cháy , nấu , A LANG (=rang )
+++ 38/b/4 : TỐC ĐẮC GIẢI THOÁT -->:vội được A+LẠI A+LA (= giải//rẫy) (
=ra)
+++ 14/a/4 : LUNG LỘNG TRẤN NĂNG HOAN -->:A+PHỔ A+ PHÊ (=vỗ về )
một dường hay vui

+++ 41/a/2 : CHÍ TÂM SÁM HỐI :--> BA + ĐỂ (= đáy) lòng sám hối

+++ 5 /a/1 : NAM MÔ CÁT TÍ CỨU PHỤ VƯƠNG :-->kính lễ bồ tát


cắt BA+LAI (=vai) tay mà trợ TƯ+BỐ (= vua ) cha

+++ 22 / b /1 : PHỤ MẪU ÂN ĐỨC VÔ LƯỢNG ,VÔ BIÊN :--> ơn đạo áng nạ
BA GIA (= xa ) thay, nhiều thay

+++ 19 /a /4 : TẬP DĨ TÍNH THÀNH --> BA DỤC ( = /thành /duộc ) đã nên tính

+++ 18 / a/ 3 : HÔN GIÁ TẬP HỌC BỊ CẦU CHƯ NGHIỆP:--> cưới gả BA DỤC
(=duộc) học no kiếm song viết (= tài sản ) /SONG VIỆT > SONG NGUYỆT >SONG
VIẾT /
+++ 20 /a/3 : HOAN ÁI TRƯỜNG QUAI -->: lòng TƯ+ BÔI (=vui) dấu
BA HẰNG (= hằng ) rời

+++ 15 /b/1 : VIỄN HÀNH ỨC NIỆM ÂN -->:ơn đi KHẢ DA (=xa ) ,KHẢ NHỮ
(=nhớ) lo

+++ 43/a/2 : TƯƠNG THỤ PHI DAO--> : đáng chịu chẳng KHẢ XA(= xa )

+++ 41/b/2 : ÂN TRỌNG KHÂU SƠN -->: ơn nặng bằng núi đất núi LA ĐẢ (=đá
)
+++ 5 /b/3 : ĐẮC VĂN BÁT CHỦNG THANH -->: được XA MÃNG (= mắng
=nghe ) tám đấng tíếng

+++ 36/b/3 : TIÊN DỮ KÌ TỬ --> : xưa XÁ CHU (= cho,hãy cho) con mặc .

+++ 6 /a/5 : NGUYỆN PHẬT KHAI VI MẬT-->:nguyện Bụt XÁ MỸ (= mở) thứ


nhiệm nhặt

+++ 7 / a/3 : THẾ TÔN NHƯ LAI THỊ TAM GIỚI ĐẠI SƯ :--> Bụt là XÁ LẠI
(=thầy//<sư) cả trong tam giới

+++ 3 /a/1 : PHỔ THỈNH ĐẠI CHÚNG CUNG KIỆT CHÍ THÀNH CHIÊM
NGƯỠNG CHÂN THỪA QUYẾT :-->khắp thỉnh hết đại chúng XÁ KÍNH (=kính) hết
thửa BA+ĐỂ(=đáy) tin, ĐA BỒNG (=buông // võng ?)CÁ+ LUNG (=trông) giáo
thực mà thốt

+++ 38/a/4 : NHỮ HẢO ĐỀ THÍNH :-->mày chỉn XÁ SÁT (=xét) nghe
+++ 34/b/1 : DUY NGUYỆN THUYẾT CHI-->:duy nguyện Bụt XÁ THUYẾT
(=thốt) đấy

+++ 41/a/1 : QUI MỆNH LỄ SÁM HỐI -->: ĐA+MÊ (= về ) mệnh lễ mà sám hối

2/ Sơ bộ nhận định :

A/---Nội dung các câu Nôm trên đây chưa ai dám chắc đã giải thích đúng 100%;
---Và thế cũng có nghĩa là hệ thống văn tự Nôm trên đây rất cổ ,chúng ta nắm cũng
chưa chắc đủ vững !
So với các bài PHÚ ĐỜI TRẦN rõ ràng trong danh sách này có số lượng kết cấu
cổ nhiều hơn hẳn,khó hơn hẳn .

B/--Lại có khả năng có chuyện kị húy chữ CAN //CÀN đầu đời Lí mà Thiền uyển tập
anh đã nêu lên. ( trang 49-50 trọng N.Đ Thọ).Về chữ húy nào cũng vậy , không thể chỉ
dựa vào vài câu định nghĩa, vài thủ tục quen thụộc là xong. Muốn rút từ thực tiễn muôn
hình muôn vẻ của kiêng húy , tất nhiên phải chú ý đầy đủ tất cả các mặt có thể có ,nhưng
cũng phải có sự nhạy cảm cần thiết trước những gì là bất thường .

***Kiêng húy chỉ thực hiện thực sự nghiêm túc ở các kì thi, ở công văn kính gửi lên
vua và triều đình . Còn ngoài ra ,thống kê cho thấy thường thì 70% không kị húy (xem
N.Đ.Thọ ,trang 88 ,89 ) .Vậy ở 9 bia , chuông đời Lý hiện thấy 3 tên trên 9 đời vua vẫn
có tự dạng bình thường , ta cũng chưa nên vội kết luận đời đó xã hội đã bỏ lệ này .Năm
907 chính quyền Bắc thuộc vẫn còn ban ra một cái lệnh rất nổi tiếng về kị húy !

***Trường hợp CAN// CÀN tuy chỉ là tước hiệu PHỤNG CÀN VƯƠNG ,nhưng kị
húy tước hiệu cũng là chuỵện bình thường :TÂY VƯƠNG TRỊNH TAC bên Chúa Trịnh
, HOẰNG NGHĨA VƯƠNG bên Chúa Nguyễn cũng đều kị húy tên tước như thế
cả.(TÂY có bản Kiều viết TÂY bỏ bớt nét , có bản kị húy thành TAY ; NGHĨA ở miền
Nam thì thường hay đổi thành NGÃI) . Ngay cái chức ĐỀ ĐIỆU thay mặt vua ở các kì thi
mà cũng luôn luôn được kị húy .

*** Kì húy có rất nhiều cách thực hiện, rất đa dạng .Có kị húy theo sự chấp nhận
của xã hội , có kị húy theo lệnh vua . Mà trường hợp theo lệnh vua ,chỉ căn cứ một triều
Nguyễn thôi đã thấy không biết bao nhiêu là vấn đề.
Việc dùng tục tự , dùng “dị thể trong chữ húy “ là một vấn đề như vậy , gần đây vừa
được Ngô Đức Thọ nêu ra (xin xem trang 184 ) . Trong Thiền uyển tập anh xưa cũng đã
từng nêu ra , với hai ví dụ :

--Một ví dụ rất đạt ,như việc dẫn chữ DIỆU có bộ HUYỀN để kiêng húy chữ DIỆU
có bộ NỮ ( trong tên mẹ Trần Thái Tông );

--và một ví dụ không thật đạt , vì chép nhầm tục tự CAN // CÀN thành chữ một chữ
YẾT không có lien quan gì về âm và nghĩa cả ?
Động đến tục tư là .động đến một vấn đề bất thường , hiểm hóc không phải ai ai
cũng biết .Ngoài ra lại có vô số những tục tự ngay trong Hán văn của riêng người Việt
Nam nữa . Bàn đến tục tự gốc Việt ,nói riêng ,bàn đến chữ húy của người Việt , nói
chung, mà chỉ biết bám vào tự điển Hán ., truyền thống Hán là chệch hướng .

Hướng đi đúng đắn phải là tổng kết đầy đủ cả mặt cứ liệu tiếng Hán cả mặt cứ liệu
Hán Nôm của Việt Nam. Nếu không, thì cứ giữ những định kiến sai lầm như tên húy nào
cũng có ở Khang Hy , không dị thể nào ( tức tục tự nào ) có thể dùng để làm dạng kiêng
húy v.v..Xin xem tên KHOÁT trong lệnh của Tự Đức năm 1861 ; xin so sánh 2 chữ
HẰNG ( một tên húy,một kiêng húy ) trong bản Phụ lục 2 của G.S. Trần Kinh Hòa thì sẽ
rõ .

C/ Tóm lại có đủ điều kiện để đưa văn bản này lên giai đọan đầu đời Nhà Lý được lắm.

PHẦN THƯ HAI

MỘT BẢN DICH NÔM ĐẦU ĐỜI LÝ :


BẢN “PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁO PHỤ MẪU ÂN TRỌNG KINH ”

1/ Về bản kinh Phật dịch Nôm này ,giới nhiên cứu , như trên vừa nói, đã bỏ nhíều công
sức Một số lớn chi tiết đã được mô tả khá tỉ mỉ , nhất là về tính chất cổ kính của nó Cổ
kính hơn bất kì văn bản Nôm nào hiện biết . Nhưng về mặt niên đại cụ thể của nó thì ,
tiếc thay , chưa ai xác định được rõ .
Chúng tôi cũng đã có 2 bài đưa ra về vấn đề này, nhưng do viết còn nhiều sơ hở , sai
lầm nên nay tự thấy cần phải đính chính .

2/ Bản kinh dài khoảng 90 trang ,gồm hai phần chính: phần chữ Hán tương đối thống
nhất trong toàn vùng và phần dich Nôm do người Việt Nam thực hiện . Phần chữ Hán
thường giúp cho người đọc luận ra ngữ nghĩa cổ và kết cấu cổ của từ ngữ Việt ; phần
Nôm là một kho tàng về các tự dạng cần tìm hiểu : những lối viết chữ xa lạ với số lượng
khá nhiều , với nhiều cấu trúc 2 mã ; những ví dụ về tổ hợp phụ âm ghép không hề có
trong các tự điển ; các kiểu tiền âm tiết phong phú , đa dạng ;và các kiểu viết tắt thế này
thế nọ v.v.
Nhưng ngoài ra ,cũng cần phải kể thêm một phần nữa , mà theo ý riêng , chúng ta phải
đặc biệt coi trong và nghiên cứu tiếp : đó là phần sửa chữa xưa kia của người hiệu đính.
Sửa chữa có khi sai ,có khi đúng , nhưng cái quí nhất là người hiệu đính rất tôn trọng văn
bản cổ ,ít khi tiến hành xóa bỏ hẳn một chữ nào .
Cọng cả ba phần trên đây , nhìn chung , chúng ta cũng đã có tí chút vốn liếng , hi vọng
có thể soi sáng ít nhiều cho vấn đề niên đại.

3/ Trong phần kinh bằng chữ Hán rõ ràng có 3 chữ kị húy liên quan đến 3 triều đại:

a) Xin nói ngay : đó là 3 chữ LỢI , TRẦN và CÀN .


---Chữ LỢI 1 lần khắc theo lối “gia dạng” ở trang 6 /a và có thể cả vài lần khắc hơi lạ,
theo tục tự (ở trang 25/ a và trang 41/b ...) đều là vết tích kị húy của ván khắc giai đọan
Lê Sơ .
---Chữ TRẦN 2 lần khắc theo tự dạng ĐỒNG+ VĂN(?), không có trong Khang Hi ( ở
trang 42/b và 43/ a ) là cách kị húy biểu thi sự tôn trọng giai đọan dòng họ nhà TRẦN
đang cầm quyền .

---Còn chữ CÀN lại là một vết tích kị húy khoảng đầu thế kỷ 11 đời nhà Lý.

b) Mà sở dĩ phải kiêng húy cách phát âm CÀN là vì năm 1035 vua Lý Thái Tôn
đã phong tước vương riêng cho một mình hoàng tử Lý Nhật Trung và từ đấy hoàng tử
được mang tước hiệu đặc biệt là PHỤNG CÀN VƯƠNG. Và cũng từ đây sự tín nhiệm
của Lý Thái Tông đối với PHỤNG CÀN VƯƠNG càng ngày càng gia tăng : hễ vua phải
thân chinh đi đánh đâu xa là PHỤNG CÀN VƯƠNG thường được chỉ định giao giữ chức
“lưu thủ Kinh sư”,lo lắng an ninh ,chống bạo loạn.

Triều đình kính nể,sư sãi kính nể, chuyện kiêng kị tên húy CÀN được khắc 3 lần vào
văn bản của bộ kinh PHẬT THUYẾT là một chuyện đang chú ý (xin xem trang 11/b,
trang 18/ a và trang 34/a )

CHÚ THÍCH :

*** Sách Thiền uyển tập anh chắc vì chép theo , nhưng chép không đúng chữ
húy trong một bản PHẬT THUYẾT cổ , đương thời, nên 2 lần , trong 2 truyện , đều đem
chữ CÀN thay thành chữ YẾT ,làm cho giới nghiên cứu mới phát sinh nghi ngờ; /3/

*** Nhưng do đó ,năm 1979, nhân tình cờ gặp lại được bản PHẬT THUYẾT đầu
thế kỉ 18 bên Pháp gửi về ,ai cũng mừng ,bỗng tìm thấy lạị được nguyên nhân : bộ phận
bên trái chữ CÀN của đời Lý vốn rất chính xác , nhưng vì tự dạng quá giống nên chuyển
thành bộ XA ,đơn giản thế thôi ! Có thể nói gần một ngàn năm qua chân lí lại được phơi
bày ra ánh sáng ! /4/

4/ Định niên đại của chữ húy CÀN như vậy ,theo ý chúng tôi , cũng là gợi lên hướng
xác định niên đại của toàn bộ bộ kinh .Có chữ CÀN kị húy tức là có việc dịch kinh,việc
in kinh . Chữ CÀN đã gắn với khoảng đầu thế kỉ 11 thì toàn bộ bản kinh cũng vậy .Đây
phải là một bản kinh cổ , cơ bản dich đầu đời Lý, mang phong cách từ ngữ và văn tự của
đầu đời Lý , kể cả phong cách kị húy .

Đến đời Trần , đời Lê ,khi cần chép lại , người ta vẫn hầu như chép nguyên như cũ.
Lệ ngọai cũng có nhưng đó chỉ là sự thay đổi cách viết ở đôi ba chữ cần kiêng kị .
Cũng có thể đã để xảy ra một số thay đổi lẻ tẻ nào đó nữa , nhưng điều đó không có tác
động gì đáng kể về mặt niên đại . ( ví dụ SONG VIỆT > SONG NGUYỆT /với nghĩa là
“tài sản “,về sau đọc thành SONG VIẾT / là diễn biến khoảng cuối thế kỉ 13 )
5/Nếu phần chữ Hán trên đây đã giúp chúng ta xác định niên đại bằng chữ húy thì phần
Nôm và phần đính chính lại giúp chúng ta đoán ra niên đại bằng đặc điểm các từ ngữ của
chúng .
Theo bài viết của nhà nghiên cứu Nhật Bản Shimizu đã nói trên đây, thì từ bản Kinh
này :

---có dẫn 21 tổ hợp phụ âm với cách ghi Nôm cụ thể ,độc nhất vô nhị ,không còn đâu gặp
nữa ( chỉ trừ 3 trường hợp về sau có ở Maiorica ) , ví dụ:

*** Bl : như ở BA LỮ (=blở > trở )


*** Khl : như ở KHẢ LIỆT ( =Khlắt /Rục / >sắt )
*** Phl : như ở PHA LẬT (= blat /A.D.Rhodes />trật )
*** Ml : như ở MA LÂN (= plăn / RỤC / >lăn )
*** Kl : như ở CỰ LỮ (= sữa )

CHÚ THÍCH : Sở dĩ chúng tôi chọn bản Maiorica để so sánh là vì bản đó đủ xưa
( thế kỉ 17 ) mà lại không bị nạn sao đi chép lại như nhiều bản khác .

---Và 46 từ song âm -- cũng gọi là“ từ hai mã” -- mà tuyệt đai đa số ( chỉ trừ 2 lệ
ngọai có trong Maiorica ) đều chưa từng gặp một cách trùng lặp trong bất kỳ tác
....phẩm một trìều đại nào ,kể từ đời Nguyễn, đến các đời Lê,Trần ,ví dụ như:

***(CON ) RẮN ghi Nôm là PHÁ TÁN ( so sánh vơi TẮN của Nghệ Tĩnh , THẮN
hoặc XẮN của Mường ; hoặc PUXI-NH của Rục )

***MĂNG trong MẮNG TIN với nghĩa là “nghe”: ghi Nôm là XA MÃNG ( ở Rục là
CHA-MĂNG)

***THẦY ghi Nôm là XÁ LẠI ( so sánh với XƠ RƠI âm cổ chữ SƯ trong tiếng
Hán ) 1

*** VUI ghi Nôm là TƯ BÔI ( so sánh với BUI của Huế., PUI ,PHUI của
Mường ).Ở RỤC là TAPUI .

1
Chú của NVQ : So sánh của NTC rất là khập khểnh .XƠ RƠI ( S Ư ) chỉ là nghĩa của XÁ LẠI chứ có phải là âm cổ của XÁ LẠI đâu ?
上古音查询 ( Thượng Cổ Âm Tra Tuân )
http://www.eastling.org/oc/oldage.aspx
高本汉 : i r
王力 : ʃiei

郑张尚芳: sri

李方桂 :srjid ,
白一平 : srjij
潘悟云 : sri
Vậy gần 70 cách ghi Nôm hiểm hóc , hiếm có trong 2 danh sách này là từ đâu mà
ra ? Tất nhiên là từ các cây bút sáng tạo của các nhà sư giỏi Hán-Nôm .Nhưng như đã
nói, đó phải là các nhà sư đời Lý với những phong cách viết Nôm khác hẳn 3 giai đọan
Nguyễn ,Lê, Trần.
Khác , vì đây có lẽ là 70 trường hợp chính sư nhà Lý đã tự nghĩ ra đầu tiên , rồi các đời
sau đổi cách viết đi , chỉ bắt chước theo kiểu Lý ở đôi ba chữ lẻ tẻ mà thôi .
Nói sư đời Lý cũng dễ hiểu .Họ Lý xuất thân từ cửa Phật .Họ đã cử người đi thỉnh
kinh Tam Tạng (1020) ,đã xây chùa (1024), tổ chức việc chép kinh (1027 ) ,đúc quả
chuông vạn cân (1033) , đã dựng kho Trùng Hưng để chứa kinh (1034) thì chắc chắn họ
cũng rất quan tâm đến cả việc dịch kinh .

Có thể giả thuyết, năm 1035 ,khi hoàng tử Lý Nhật Trung được phong tước PHUNG
CÀN VƯƠNG , ông đã được giao cho tổ chức việc dích kinh , in kinh ,nên các nhà sư
kính nể , đã đưa chữ CÀN của ông vào kị húy trong bản kinh.

6/ Cuối cùng cũng cần nhắc nhở nhau một điều là :chữ Nôm thời Lý mới hình thành,
chưa có nhiều kiểu lọai văn bản pha tạp :

Chữ TRẢ // GIẢ bao giờ cũng viềt thành BẢ ( < Blả); chữ TRONG bao giờ cũng viết
thành CÔNG ( < Klong ). Nếu so sánh 93 chữ TRONG của bản PHẬT THUYẾT với
cách viết TRONG ở các đời sau ( thơ QUỐC ÂM của Nguyễn Trãi ,CHỈ NAM NGỌC
ÂM v.v. ) thì ai cũng dễ nhận thấy bản PHÂT THUYẾT có một phong cách viết CÔNG
> TRONG hết sức thống nhất ,hết sức nhất quán , có thể tạm gọi đó là phong cách
NÔM ĐỜI LÝ .

7/ Đến đây xin tạm có một vài suy nghĩ :

--- Trước nay nhiều chuyện chúng ta chỉ dựa vào truyền thuyết để phỏng đoán.
Như về thời điểm xuất hiện của Thơ Nôm , Văn tự Nôm , chúng ta phỏng đoán ước
chừng là vào khoảng thế kỉ 13 ,dựa trên các truyền thuyết về Văn tế cá sấu của Hàn
Thuyên (đời Trần Nhân Tông ,1279--1293), hay về thơ ca của Nguyễn Sĩ Cố (đời Trần
Anh Tông ,1293--1313) hoặc của Chu Văn An ( đời Trần Dụ Tông,1341--1368) v.v.

--- Hiện nay chúng ta không cần phỏng đoán như thế nữa , vì đã có trong tay
một bản kinh PHẬT THUYẾT bằng chữ Hán với niên đại sớm hơn truyền thuyết Hàn
Thuyên,Chu Văn An hằng 2,3 thế kỉ ; vì chắc in khắc khoảng đầu đời Lý, với 3 dòng có
chữ kiêng tên húy của vị hoàng tử được phong tước PHỤNG CÀN VƯƠNG năm 1035 ;
--- Nhưng chúng ta đâu đã hết những cái khó với bản dich Nôm và ngay với cả thứ văn
tự gọi là Chữ Nôm đó .

*** Chúng ta có bản DỊCH NÔM , nhưng đọc bản dịch Nôm lắm lúc lại càng khó hiểu
hơn là đọc bản chữ Hán! Mối quan hệ giữa cả câu văn Hán Việt với cả câu nói Nôm đâu
có gần gũi ,dễ luận ra như khi nghiên cứu đa số các văn bản Trần , Lê , Nguyễn về sau .
***Và cái hệ thống CHỮ VIẾT nôm na mới được đưa vào sử dụng cũng vậy .Giá trị
của từng thanh phù , từng nghĩa phù (nhất là của thanh phù ) nhiểu khi thật khó đoán nỗi
.Có thể có những thanh phù gần âm hay cả đồng âm nhưng trái nghĩa . Nói chung , xuất
phát từ các kí hiệu chữ Nôm ghi trên mặt giấy mà nhận diện cho ra cái từ cần biết là cả
một bài toán .rắc rối !

---Vây khả năng làm sáng tỏ thêm sự hiểu biết về văn bản nói chung ,và riêng về đặc
điểm niên đại từng yếu tố của nó , nói riêng , vẫn đang là cả một vấn đề .Cái chính là
chúng ta phải cùng nhau nỗ lực nghiên cứu tíếp.

==============================
CHÚ THÍCH :

1/Bản này là bản in mộc bản do Trịnh Quán thuê khắc đầu thế kỉ 18.Vào khoảng
những năm 1922--1924 G.S. Demieville đã mua được và mang về Pháp .
Hiện nó được giữ tại Hội Á châu học , với kí hiệu PD. 2350.
Anh Tạ Trọng Hiệp đã có công lớn bồi dán lại rồi sao chụp , mang nó về nước năm 1979.

2/ Xin xem chẳng hạn hai công trình :


---Hoàng Thi Ngọ --Chữ Nôm và tiếng Vịêt qua bản giải âm PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁO
PHỤ MẪU ĂN TRỌNG KINH --Hà Nội ,1999
---Masaaki SHIMIZU --On the CHU NOM characters contained in Sino-Vietnamese
text of PHAT THUYET DAI BAO PHU MAU AN TRONG KINH bản tiếng Nhật , năm
1996

3/Xin xem :Ngô Đức Thọ-CHỮ HÚY VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI--Hà Nội,1997.

Ngô Đức Thọ thấy rằng các dạng kị húy của chữ CÀN trong Thiền uyển tập anh
tự điển lại đọc thành YẾT , nên phát sinh nghi ngờ ,nhưng ta có thể lập luận như sau :
---các trường hợp ấy , căn cứ ý nghĩa trong các câu kinh , đều phải kết luận vốn là
những chữ CAN ( phải dịch Nôm là “ khô ráo “ ) ,chỉ bớt nét của KHẤT , đổi KHẤT
thành sổ đứng có móc ngược là được .Mà khi đã kị húy theo mặt tự dạng như vậy thì
CAN không húy thành YẾT được mà sẽ thành CÀN !
--- Còn thời gian trong kinh PHẬT THUYẾT khắc kiêng húy chữ CAN//CÀN thì đang là
đời vua Thái Tông , nên các tên húy khác như UẨN, MÃ,. không bị động chạm.-

4/ Một dạng kị húy có khi có thể có nhiều cách giải thích khác nhau .(Xin xem Phụ lục 2
của G.S.Trần Kinh Hòa ; xin xem các chữ TRẦN trong Phật thuyết và trong Khang Hy ) .
Dựa vào văn cảnh , ở đây chúng tôi nghiêng về giải thích bằng tục tự .

Nguyễn Vinh Quang + Nguyễn Tiến Dũng :

Sách Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh . ở tờ 31b có câu chữ Hán :
斬碎其身 dịch ra Nôm bằng câu : 斬阿貶工卜尼 . Câu chữ Nôm này được bà Hoàng Thị
Ngọ đọc ra Quốc ngữ là “ chém băm trong vóc này ” ( Chữ Nôm Và Tiếng Việt Qua Bản
Giải Âm Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh , trang 163 ) , cũng trong sách
này , trang 49 , HTN xác định 阿貶 là dịch nghĩa cuả 斬 . Nguyễn Quang Hồng trong bài
viết ( tham dự Hội Nghị Nôm Hoc năm 2008 ở Đại Học Temple ) có tựa đề là “ Những
Chứng Tích Chữ Nôm Xưa Nhất Hiện Còn ” cũng cho rằng 阿貶 = BĂM ( trang 8 ) .
Theo tôi , HTN và NQH đã hiểu lầm câu chữ Hán do đó đã đọc và hiểu sai âm Nôm cuả
阿貶 . Rõ ràng 阿貶 được dùng để dịch nghĩa cuả từ TOÁI 碎 = break to pieces trong
câu chữ Hán , từ đó 阿貶 theo tôi nên đọc là *?MĂM = MĂM (ngày nay ) mới ăn nghĩa
với chữ Toái 碎 ( xem Đại Nam Quấc Âm Tự Vị , Huình Tịnh Paulus Của , mục từ
MĂM ) .

Re: Về chữ Nôm thời nhà Lý


Posted by: huong ho (---.socal.res.rr.com)
Date: August 08, 2010 03:14PM
Cũng trong bài viết " Chữ Nôm đã hiện diện vào thời kỳ quốc đô dời ra Thăng long " của
cụ Nguyễn Tài Cẩn còn có câu “ TRẢM TOÁI KÌ THÂN > : chém A BIẾM (=băm )
trong vóc này ” . Nguyên bản Hán trong sách PTĐBPMATK , tờ 31b là : 斬碎其身=
trảm toái kỳ thân ; Nôm ghi là: 斬阿貶工卜尼 , theo tôi có thể đọc Nôm là : “ chém măm
cong vóc nầy ”. Đọc Nôm như cụ Nguyễn Tài Cẩn thì không ăn khớp với câu Hán văn .
TRẢM TOÁI không hề có nghĩa “ CHÉM BĂM ” mà chỉ có nghĩa là break to pieces,
smash tức là mỏn mọn . CHÉM MĂM có nghĩa là " CHÉM NÁT RA ". Âm Nôm MĂM
và nghĩa của nó có trong sách của cụ P. Của ( xem Đại Nam Quấc Âm Tự Vị , mục từ
MĂM ) .
Việc kiêng húy tước hiệu của Phụng Càn Vương đầu đời Lý
GS NGUYỄN TÀI CẨN (Moskva-Nga)

1. Trong bài Chữ Nôm đã hiện diện trong thời kỳ dời Quốc đô ra Thăng
Long chúng tôi đã phân tích mặt chính là mặt đặc điểm của chữ Nôm đời Lý,
ngoài ra lại còn phân tích thêm cách viết kị húy của tước hiệu Phụng Càn
Vương nữa. Chúng tôi nghĩ rằng, chỉ phân tích mặt đầu là cũng đủ để bênh
vực luận điểm của chúng tôi rồi, nên thêm phần sau chỉ là phần phụ. Nhưng
không ngờ chính phần sau lại là phần gây tranh luận, cho nên chúng tôi xin
viết bổ sung bài này để nói rõ thêm một số ý.

2. Chúng tôi cho rằng, chuyện kị húy chữ càn đời Lý trong văn bản Phật thuyết đại
báo phụ mẫu ân trọng kinh là có cơ sở:

- Do văn bản thế kỉ XVIII đã được in đi, chép lại ít nhất là 4 đến 5 lần kể từ bản đầu
đời Lý, nên chúng ta hiện thấy có những trang chữ can // càn viết với tự dạng khác nhau:
có những trang chúng cố ý viết bất thường, không giữ bộ khất nữa (như ở trang 11/b,
trang 18/a, trang 34/a); và những trang có một chữ khất rất bình thường (như hai lần ở
trang 14/a, 1 lần ở trang 41/b).

- Có 2 dạng khác nhau vì sao? Dạng bình thường chúng ta hiện chưa hiểu thật rõ,
(vì người chép sơ suất? Hay không theo đúng dụng ý người xưa?) còn dạng bất bình
thường, chúng tôi tin chắc là dạng cố ý kị húy!
Sau đây, chúng tôi xin nói tỉ mỉ hơn.

3. Trong Tự điển Khang Hy, bên cạnh một dạng viết chính thức, thỉnh thoảng còn
thấy cho thêm những dạng khác nữa, 2 dạng thường được dẫn gọi là tục tự, cổ tự. Phân
tích về mặt lý luận văn tự học, tục tự, cổ tự cũng đều chỉ là những dạng khác nhau của
cùng một chữ cả: chúng cùng thuộc một nguồn gốc, cùng một nghĩa, một âm đọc như
nhau, chỉ viết khác nhau mà thôi. Cho nên, Ngô Đức Thọ gọi đấy là những dị thể.

Tục tự không những chỉ là một dị thể chỉ có ở Tự điển Khang Hy mà còn có ở cả lối
viết chữ Hán của riêng người Việt Nam nữa. GS Trần Kinh Hòa, sau khi nghiên cứu bộ
sử Toàn thư của Việt Nam, đã lập một bảng phụ lục, trong đó có dẫn một loạt rất
nhiều Việt Nam tục tự và khá nhiều chữ kị húy.

Căn cứ bảng phụ lục này chúng ta thấy: có nhiều chữ vốn là dạng kị húy được dùng
phổ biến lâu ngày nên sau được xếp vào danh sách Việt Nam tục tự, ví dụ chữ Chủng (tên
húy Gia Long), viết đảo bộ hòa sang bên phải; lại có những chữ vốn là Việt Nam tục tự,
sau dùng để làm dạng kiêng húy: như thanh phù ninh viết bỏ chữ tâm đã được bản Duy
Minh Thịnăm 1872 và bản Quan Văn Đường năm 1879 dùng kiêng húy tên vua Lê Trang
Tôn ở câu Kiều số 2789 và câu Kiều số 450. Cách viết chữ ninh tục tự này đã có mặt
trong bộ Phật thuyết, trang 31/a, điều đó chứng tỏ rằng, nó đã có từ rất lâu trước khi Lê -
Mạc bắt đầu phân tranh (đầu thế kỉ XVI).

Như vậy, theo Trần Kinh Hòa, 2 khái niệm tục tự và kị húy độc lập với nhau, không
bài trừ nhau, có thể đi đôi với nhau.

4. Còn nếu muốn lấy ngay những dẫn chứng đại để như vậy từ bộ Tự điển Khang
Hy thì chúng ta cũng có, ví dụ: hai dị thể của chữ diệu, Ngô Đức Thọ đã dẫn từ Thiền
uyển tập anh: một chữ diệu viết với bộ huyền và một chữ diệu viết với bộnữ; chữ đầu có
thể thay chữ sau khi kiêng húy; hoặc hai thể chữ hằng Trần Kinh Hòa đã đưa vào phụ lục
kiêng húy: một chữ hằng chưa kiêng húy và một chữ hằng đã kiêng húy, cũng có
trong Tự điển Khang Hy, nhưng kém một nét (nét ngang dưới cùng).

Điều đáng lạ là theo các lệnh Tự Đức đề ra năm 1861 không dùng chữ hằng thông
thường có trong các Hán - Việt tự điển.

5. Trong Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, ở mục Kiêng húy họ ngoại đời Trần,
trang 48 đến trang 52, Ngô Đức Thọ có đề cập đến việc kiêng húy chữ Kiền // Càn, sau
khi bàn đến chữ Nguyệt (trang 48), và trước khi bàn đến các
chữtuấn, anh, tảng, nam, tô (trang 50-52). Bảy chữ này đều là những chữ húy của triều
Trần cả. Riêng chữ Kiền // Càn có bàn đến hiện tượng kiêng húy của cả triều Lý nữa! Đó
là một chuyện lạ!
Nhưng theo ý chúng tôi, chuyện lạ này có thể giải thích được. Nguyên Trần Liễu
cũng có tước hiệu đời Lý ban cho làPhụng Càn // Kiền Vương giống như Lý Nhật Trung
đầu đời Lý. Nhưng lúc ấy, Trần Liễu chỉ là một anh con rể rất trẻ của vua Lý, chưa có
công lao gì, và sau khi nhà Trần lên, lại còn bị chuyện bất hòa chia rẽ với vua em đến
mức Trần Thủ Độ muốn đem ra trị tội rất nặng.

Trần Cảnh phải nêu tước hiệu của Trần Liễu ra là chỉ để cứu anh, thế thôi. Và một
thời gian rất dài sau đó (khoảng hơn 70 năm, trước khi có uy tín của con là Trần Hưng
Đạo cứu vớt), thì khi nói đến hai vị Phụng Càn Vương trùng tước hiệu, người ta cũng chỉ
nghĩ đến Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung mà thôi. Không phải ngẫu nhiên mà Thiền
uyển tập anh, khi muốn nói đến nhân vật Trần Liễu nhà Trần cũng đã phải quay
lại Phụng Càn Vương đời Lý để bàn bạc.

6. Thiền uyển tập anh đã theo dõi một bộ kinh Phật thuyết cổ đầu đời Lý, nhưng gọi
nhầm tước hiệu Lý Nhật Trung thành Phụng Yết Thiên Vương. Sự nhầm lẫn này đã làm
cho nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ quanh co biện luận mãi.

Thật ra, theo ý chúng tôi, nhờ có sự nhầm lẫn đó chúng ta mới tái khẳng định được
hai chuyện: viết nhầm Can // Càn // Kiền thành Yết là nhầm bộ phận bên trái thành
chữ xa, chuyện đó rất dễ giải thích: chỉ cần so sánh chẳng hạn dạng kị húy chữ Trần có
sẵn trong bộ kinh Phật Thuyết (xem trang 42/b và trang 43/a: Trần = đông + văn (*)) với
một dạng cổ hơn củaTrần, có xa thay đông trong Tự điển Khang Hy là đủ hiểu.

Nhưng viết nhầm Can // Càn // Kiền thành Yết thì rõ ràng đó vốn là một
chữ Can // Càn // Kiền tục tự, một dị thể không dùng bộ khất bên phải nữa. Nói một cách
khác, như trên đã nêu ra, đó chính là một chữ Can // Càn // Kiền ở dạng đã cố ý kị húy
của đầu đời Lý!

Và như thế có nghĩa là chính Ngô Đức Thọ cũng phải nghĩ đến chuyện đời Lý đã
có hiện tượng kị húy.

(1) Sau đông là chữ gì? TS Hoàng Thị Ngọ cho là đông + văn nhưng có người cho
là đông + truy! Nhưng dầu giải thích thế nào thì đây vẫn chỉ là một dạng đã bỏ bớt
nét để kị húy: trong Khang Hy, trước đông + văn (hay đông + truy) đang còn có một
bộ phụ nữa.

http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/3045-viec-kieng-huy-tuoc-hieu-cua-phung-
can-vuong-dau-doi-ly.aspx
Bàn về hai chữ Hán và hai chữ Nôm

AN CHI

Trần và càn không phải là những chữ kỵ huý.

Trong bài Một bản dịch Nôm đầu đời Lý: Bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng
kinh, đăng trên tạp chí Hồn Việt số 33 (3.2010), GS Nguyễn Tài Cẩn khẳng định:
“Trong phần kinh bằng chữ Hán, rõ ràng có 3 chữ kị huý liên quan đến 3 triều đại:
“Xin nói ngay: đó là 3 chữ LỢI, TRẦN và CÀN.
( …)
“– Chữ TRẦN: 2 lần khắc theo tự dạng ĐÔNG + VĂN ( ở trang 42/b và 43/a) là
cách kị huý biểu thị sự tôn trọng giai đoạn dòng họ nhà TRẦN đang cầm quyền.
“– Chữ CÀN: lại là một vết tích kị huý khoảng đầu thế kỷ XI đời nhà Lý …
“Sở dĩ phải kiêng huý cách phát âm CÀN là vì năm 1035 vua Lý Thái Tông đã phong
tước vương riêng cho một mình hoàng tử Lý Nhật Trung và từ đấy hoàng tử được
mang tước hiệu đặc biệt là PHỤNG CÀN VƯƠNG. Cũng từ đây sự tín nhiệm của Lý
Thái Tông đối với PHỤNG CÀN VƯƠNG càng ngày càng gia tăng: hễ vua phải thân
chinh đi đánh đâu xa là PHỤNG CÀN VƯƠNG thường được chỉ định giao giữ chức
“lưu thủ Kinh sư”, lo lắng an ninh, chống bạo loạn.
“Triều đình kính nể, sư sãi kính nể chuyện kiêng kị tên huý CÀN được khắc 3 lần
vào văn bản của bộ kinh PHẬT THUYẾT là một chuyện đáng chú ý (…) .”
Trở lên là lời khẳng định của GS Nguyễn Tài Cẩn về ba chữ kỵ huý, còn sau đây là
lời của ông căn cứ vào chữ CÀN để khẳng định thời điểm ra đời của bản kinh Phật
thuyết:
“Định niên đại của chữ huý CÀN như vậy, theo ý chúng tôi, cũng là gợi lên hướng
xác định niên đại của toàn bộ bộ kinh. Có chữ CÀN kị huý tức là có việc dịch kinh,
in kinh. Chữ CÀN đã gắn với khoảng đầu thế kỉ XI thì toàn bộ bản kinh cũng vậy.
Đây phải là một bản kinh cổ, cơ bản dịch đầu đời Lý, kể cả phong cách kị huý.” Lời
của GS Nguyễn Tài Cẩn thì chắc nịch như trên nhưng rất tiếc rằng chẳng những nó
không có cơ sở mà lại còn sai lầm nữa. GS nói đến phong cách kỵ huý đầu đời Lý
nhưng đời Lý làm gì đã có kỵ huý mà có phong cách! Chẳng phải là nhà kỵ huý học
Ngô Đức Thọ đã viết: “Từ kết quả khảo sát trên đây, với những cứ liệu văn khắc trên
bia chuông đời Đinh - Lê và đời Lý, chúng ta có cơ sở để kết luận: từ đời Lý trở
về trước, ở nước ta chưa có định lệ viết kiêng huý.” (Nghiên cứu chữ huý Việt Nam
qua các triều đại, Nxb Văn hoá, 1997, tr.37). Cứ cho là nhà kỵ huý học của chúng ta
chưa phát hiện đươc lệ kiêng huý ở thời Lý và GS Nguyễn Tài Cẩn là người tìm thấy
trường hợp đầu tiênthì cũng làm sao có được phong cách viết kiêng huý với chỉ một
trường hợp? Huống chi, CÀN chỉ là một yếu tố trong tước hiệu của hoàng tử Lý Nhật
Trung chứ có phải “tên cúng cơm” của ông ta đâu mà kiêng huý? Thế mà GS còn đi
quá xa nên mới viết thêm ở một đoạn sau:
“Rất có thể năm 1035, khi hoàng tử Lý Nhật Trung được phong tước PHỤNG CÀN
VƯƠNG, ông đã được giao cho tổ chức việc dịch kinh, in kinh, nên các nhà sư kính
nể, đã đưa chữ CÀN của ông vào kị huý trong bản kinh.”
Nếu các nhà sư hiểu rõ lệ kiêng huý thì đời nào họ lại kiêng một chữ trong tước hiệu.
Rồi thì năm được giao việc dịchkinh, in kinh cũng đâu có nhất thiết trùng với năm
được phong tước. Sao không phải là 1037 hay 1039? Đến như chữ TRẦN là tên một
triều đại thì sao lại có thể nói đến chuyện kỵ huý?
Nhưng cái điểm mấu chốt mà chúng tôi muốn nêu lên để mạn phép bác bỏ các ý kiến
trên đây của GS Nguyễn Tài Cẩn là: Chữ CÀN và chữ TRẦN trong bản Phật thuyết,
mà GS đã đưa tự dạng phóng to ra để làm bằng, chỉ là những chữ thông thường trong
kho Hán tự chứ tuyệt đối không phải là những chữ kiêng huý.

Chữ TRẦN

Thật vậy, chữ CÀN thông dụng là 乾 nhưng trong bản Phật thuyết thì lại khắc
thành 乹 tại các trang 11-b, 18-a và 34-a. GS Nguyễn Tài Cẩn khẳng định rằng 乹 là
một chữ kỵ huý. Chúng tôi xin thưa rằng 乹 là tục dạng của chữ乾, như đã ghi nhận
rõ ràng trong Khang Hy tự điển : 乹, 俗乾字 (乹, tục 乾tự). Vấn đề đã quá rõ ràng.
Còn chữ TRẦN thông dụng là 陳 nhưng trong bảnPhật thuyết thì lại khắc thành X tại
các trang 42-b và 43-a. GS Nguyễn Tài Cẩn khẳng định rằng đây là cách kỵ huý biểu
thị sự tôn trọng giai đoạn dòng họ nhà TRẦN đang cầm quyền. Chúng tôi cũng xin
thưa rằng đây không phải là một chữ kiêng huý. Và bên phải của nó cũng không phải
là chữ VĂN như GS khẳng định mà là chữ PHỐC. Khang Hy tự điển xếp X vào bộ
PHỐC攴,viết theo dạng 攵 (nên GS mới ngỡ là chữ VĂN) và giảng như sau: 敶或
作X,通作陳 (敶 hoặc tác X, thông tác 陳), nghĩa là “chữ 敶 cũng viết là X, thường
viết thành 陳”. Vậy 陳 là một chữ thông dụng còn X là dạng lược bớt của cái chữ gốc
là 敶, chứ tuyệt nhiên không phải là một chữ kiêng huý.
Tóm lại, trừ chữ LỢI đích xác là một chữ kiêng huý (nên chúng tôi không thảo luận ở
đây) còn hai chữ TRẦN và CÀN thì dứt khoát chỉ là những chữ bình thường. Có
nhiều văn bản xưa hay dùng những chữ lạ kiểu đó; nếu ta không nắm được mà cứ cho
là chữ kiêng huý thì rất dễ đi đến kết luận sai lệch. Cu thể là, ở đây, GS Nguyễn Tài
Cẩn cho rằng CÀN là một chữ kiêng huý đời Lý nên đã đẩy thời điểm ra đời
củaPhật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinhlên đến thế kỷ XI. GS cũng cho rằng
chữ TRẦN là một chữ kiêng huý biểu thị sự tôn trọng giai đoạn dòng họ nhà TRẦN
đang cầm quyền. Cả hai kết luận này đều sai.

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/an-chi-ban-ve-
2-chu-han-va-2-chu-nom.html

You might also like