You are on page 1of 17

1.

Định nghĩa của mở khí quản


- Mở khí quản (MKQ) là vết rạch ở khí quản tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da, đặt
Canule Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn vào, cho phép không khí đi qua khi có
tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản, giúp việc cai thở máy
(do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở), cho phép thở nhân tạo dài
ngày.
- Chăm sóc bệnh nhân mở NKQ, MKQ là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc bệnh
nhân hồi sức cấp cứu bao gồm các quy trình thường quy, được tiến hành tại
giường, hằng ngày cho bệnh nhân

Hình1. Bộ dụng cụ mở khí quản

2. Các loại mở khí quản


- MKQ cao: khoảng đốt sụn 1-2 trên eo tuyến giáp; Ưu điểm mở nhanh, do khí
quản ở nông, nhưng khó rút ống sau này: (Có thể chỉ định trong cấp cứu).
- MKQ trung bình: Khoảng sụn 2-3 hoặc 3-4, ưu điểm là khí quản không quá
sâu, quá nông để mở dễ dàng nhưng gặp eo tuyến giáp, phải vén lên hoặc kéo
xuống, cặp cắt rời,.. (Thường MKQ cấp cứu hiện nay).
- MKQ thấp: Khoảng đốt sụn 4-5 hoặc 5-6, dưới eo tuyến giáp; Ưu điểm có thể
mở vĩnh viễn, nhưng chỉ thực hiện trong trường hợp mở chủ động, mở đoạn
thấp, phẫu thuật đoạn cao...

Hình 2. Những điều cần biết về mở khí quản

3. Chỉ định và chống chỉ định mở khí quản


3.1. Chỉ định mở khí quản

3.1.1. Các trường hợp gây trở ngại đường hô hấp trên

Các trường hợp này bao gồm các nguyên nhân làm cản trở sự thông khí từ mũi tới
thanh hầu:

- Vết thương vùng mũi, thanh quản.


- Bỏng thanh khí quản
- Các u vùng mũi, mặt
- Các dị vật đường khí quản
- Bệnh bạch hầu thanh quản

3.1.2. Những tổn thương ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp

Những tổn thương này ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp, ảnh hưởng đến sự lưu thông
không khí.

- Chấn thương sọ não, dập não, hôn mê sâu.


- Các biến chứng sau mổ: U não, áp xe não, u hố sau.
- Các trường hợp viêm màng não nặng nề ảnh hưởng tới hô hấp có tăng tiết
nhiều đờm dãi.

3.1.3. Một số phẫu thuật lồng ngực làm ảnh hưởng tới cơ hô hấp và sự co giãn của phế
nang

- Phẫu thuật cắt thùy phổi, bóc tách màng phổi.

- Sau một số phẫu thuật ở lồng ngực và trung thất.

3.1.4. Cơn viêm cấp trong giãn phế quản gây ngạt thở nặng ở những nơi không có điều
kiện đặt nội khí quản.

3.1.5. Các trường hợp khác

- Dự phòng sự ngạt thở có thể xảy ra trên đường vận chuyển người bệnh tới cơ sở điều
trị.

- Để chuẩn bị cho một phẫu thuật lớn như khối u hạ họng.

3.2. Chống chỉ định MKQ

- Người bệnh có rối loạn về đông máu

- Viêm trung thất

- Người bệnh có tuyến giáp quá to.

4. Nguyên nhân và sinh lý bệnh

Bệnh nhân đặt canuyn mở khí quản, có phơi nhiễm nhiều yếu tố nguy cơ. Trong quá
trình theo dõi có nhiều biến chứng.

Tại chỗ gồm: Loét, viêm phù nề, loét hẹp khí quản, thủng khí quản.

Liên quan đến quy trình chăm sóc gồm: Hở bòng chèn cuff), tuộc ống, tắc đờm, viêm
phổi bệnh viện.

Biến chứng liên quan đến thở máy: Viêm phổi, tràn khí áp lực, rối loạn huyết động,...

5. Biến chứng mở khí quản

5.1. Viêm phổi bệnh viện:


5.1.1. Sinh bệnh học:

Nội sinh: dịch dạ dày trào ngược Ngoại sinh: dụng cụ, bàn tay NVYT

Kết tập trên niêm mạc hầu họng

Mở khí quản
Hít vào khí phế quản

Tăng sinh trên khí phế quản

Tăng sinh trên khí phế quản

Viêm phổi

5.1.2. Nguy cơ nhiễm trùng cao do:

- Bệnh nặng, nhiều bệnh mãn tính kèm theo, cơ địa suy giảm miễn dịch (đái tháo đường,
giảm bạch cầu, dùng corticoid kéo dài…)

- Hệ thống lọc khí ở đường hô hấp trên không được dùng do thở máy qua canun mở khí
quản dài ngày.

- Dễ sặc các chất ở hầu họng.

- Giảm hoạt động của các lông chuyển.

- Niêm mạc bị tổn thương do hút đàm nhiều lần.

- Phản xạ ho kém, mất khả năng hít thở sâu.

- Các dung dịch hoặc thiết bị dùng bị nhiễm bẩn.

- Thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn.

- Viêm nhiễm chung quanh chân da dưới ống mở khí quản do ẩm ướt.

- Tư thế bệnh nhân nằm lâu gây ứ đọng đàm nhớt ở phổi.
5.1.3. Biểu hiện của nhiễm trùng:

- Đàm: tiết nhiều, màu xanh, vàng hoặc bẩn, mùi khó chịu.

- Nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy.

- Thở khò khè, thở nhanh, tăng nhu cầu oxy.

- Bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân, bạch cầu tăng hoặc giảm.

- Ho mới xuất hiện hoặc ho nặng lên.

- X-quang phổi: có hình ảnh thâm nhiễm hoặc xẹp phổi, có thể có tràn dịch màng phổi.

- Kết quả nuôi cấy dương tính (máu, đàm, dịch rửa phế quản…)

Hình ảnh minh họa bệnh viêm phổi


Hình ảnh X-quang bệnh viêm phổi

5.1.4. Dự phòng viêm phổi bệnh viện:

5.1.4.1. Tránh đưa vi khuẩn, nấm vào đường thở bằng cách:

- Ưu tiên sử dụng thông khí nhân tạo không xâm nhập nếu không có chống chỉ định.
- Rút ngắn thời gian thở máy.
- Tuân thủ kỹ thuật vô trùng khi hút đàm.
- Đảm bảo chỉ các dụng cụ thiết bị sạch, vô trùng được dùng cho từng bệnh nhân riêng.
- Thay dây và bình hút hằng ngày, loại bỏ nước đọng ở dây thở, bẫy nước.
- Duy trì áp lực bóng chèn tối ưu.
- Vệ sinh tay: Bằng dung dịch xà phòng sát khuẩn với nước hoặc bằng dung dịch sát
khuẩn tay nhanh trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc hệ thống máy thở.
- Chăm sóc răng miệng: Vệ sinh răng, khoang miệng bệnh nhân 4 lần một ngày bằng
bàn chải đánh răng hoặc gạc sạch với dung dịch NaCl 0.9%.
- Đặt đầu giường của bệnh nhân cao từ 15-30 độ, dây thở ra của máy thở từ chạc nối
chữ Y để thấp hơn canun mở khí quản để dịch tiết không chảy trở lại phổi bệnh nhân.

- Tránh thay đường ống dây thở không cần thiết.


5.1.4.2. Tránh ứ đọng đàm bằng cách:
- Hút đàm mỗi 2 giờ/lần hoặc khi cần thiết.
- Thay canuyn mở khí quản thường xuyên.
- Làm ấm, làm ẩm khí thở vào
- Xoay trở, nghe phổi, vỗ rung cho bệnh nhân 2 giờ/lần.
- Vận động vật lý liệu pháp.
- Hướng dẫn bệnh nhân hít thở sâu, giữ phản xạ ho đủ tốt để làm sạch đường hô hấp.
- Hạn chế dùng thuốc an thần.
- Thường quy kiểm tra tình trạng ứ đọng của dạ dày trước khi cho ăn qua ống sonde.
- Duy trì pH dịch vị bình thường.

Hình ảnh nút đàm trong canun mở khí quản

5.2. Tắc ống

5.2.1. Nguyên nhân:

+ Cục máu đông

+ Bóng chèn chùm lên đầu ống

+ Nút đàm (nghẹt đàm)

5.2.2. Triệu chứng: tùy tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn
+ Rì rào phế nang giảm hoặc mất

+ Không có luồng không khí qua ống (nếu tự thở)

+ Áp lực đỉnh đường thở tăng vọt hoặc thể tích khí lưu thông giảm (đang thở máy)

+ Bệnh nhân trong tình trạng suy sụp nặng

5.2.3. Xử trí

+ Ngay lập tức gọi bác sĩ, người hỗ trợ.

+ Thay đổi tư thế đầu và cổ của bệnh nhân, nếu nghi xoắn ống hoặc đầu ống tì vào thành
khí quản.

+ Tháo bóng chèn vì có thể do bóng chèn

+ Đưa ống thông hút đờm qua, nếu không đưa được sâu hoặc bệnh nhân không ho có thể
do nút đàm, nhanh chóng cố gắng hút đàm trước khi làm các biện pháp khác.

+ Khi bệnh nhân có canuyn hai nòng, rút nòng trong và xem có nút đàm không, nếu có,
thông khí cho bệnh nhân qua phần còn lại của canuyn sau đó thay thế nòng trong.

+ Các biện pháp trên vẫn thất bại thì cần rút ống và thay ống.

+ Nếu bệnh nhân mới được mở khí quảng dưới 5 ngày, chỗ mở chưa hình thành đường
hầm sẽ bị đóng lại khi rút canun. Nếu sợi chỉ cố định dùng khi mở khí quản còn được để
lại thì kéo chỉ để mở vết mổ khí quản

+ Ngay khi rút ống, thông khí ngay cho bệnh nhân trước khi đặt lại ống.

5.2.4. Dự phòng tắc ống:

+ Sau khi mở đặt khai khí quản thì điều dưỡng cần phải hút đàm 5-10 phút/lần để tránh
cục máu đông làm tắc nghẽn đường thở.

+ Hút đàm nhớt thường xuyên, nên nghe phổi trước và sau khi hút đàm.

+ Tập vật lí trị liệu giúp tống xuất đàm nhớt để dày (vỗ rung phổi 2h/ lần ), trăn trở
người bệnh 2h/ lần.

+ Hướng dẫn người bệnh hít sâu thở đều, giúp người bệnh vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

+ Thường xuyên kiểm tra bóng chèn.


5.3. Rò bóng chèn (cuff)

Hình ảnh canun mở khí quản

5.3.1. Mục đích của bóng chèn (cuff) mở khí quản:

- Giữ cho ống mở khí quản không bị tuột.

- Tránh mất áp lực đường thở trong trường hợp thở máy.
- Ngăn chặn dịch tiết từ họng miệng vào đường thở.

- Tránh nhiễm trùng.

Vị trí bóng chèn trong canuyn mở khí quản

5.3.2. Áp lực của bóng chèn (cuff) mở khí quản:

- Áp lực của bóng chèn cần nhỏ hơn áp lực tưới máu mao mạch ở khoảng 18 - 22 mmHg
hoặc 25 - 30 cm nước.

- Nếu quá cao gây thiếu máu tổ chức tại chỗ bóng chèn dẫn đến loét do tì đè → hoại tử
→ thủng khí quản.

- Nếu để quá thấp thì không đạt được mục đích.

5.3.3. Phát hiện rò bóng chèn (cuff):

- Lỗ rò nhỏ bóng chèn xẹp chậm, vỡ bóng chèn hoặc lỗ rò lớn thì bóng chèn xẹp nhanh
xẹp hoàn toàn. Tùy theo lỗ rò to hay nhỏ nên bóng chèn sẽ xẹp nhanh hay chậm.

- Khi bóng chèn bị xẹp người bệnh đang thở máy sẽ thấy luồng khí lên họng miệng, sùi
bọt ở miệng, máy báo áp lực đường thở thấp, cần kiểm tra lại áp lực, kiểm tra lại dây và
van bóng chèn.

5.3.4. Xử trí rò bóng chèn:

- Trào dịch hầu họng đọng phía trên bóng chèn xuống phổi: nhanh chóng duy trì lại áp
lực bóng chèn và tiến hành hút đờm ngay.
- Nếu van bóng chèn bị hỏng, dùng kim luồn vào dây bóng chèn, bơm bóng chèn và
dùng chạc ba khóa lại.

- Nếu bóng chèn bị vỡ cần phải rút và thay ống mở khí quản.

5.4. TUỘT ỐNG

5.4.1. Nguyên nhân:

+ Sút dây cố định

5.4.2. Triệu chứng

+ Rì rào phế nang giảm

+ Luồng khí quan ống yếu hoặc không có.

+ Bóp bóng hoặc thở máy thấy tiếng kêu ở họng, miệng, bụng chướng.

+ Bệnh nhân kêu được.

5.4.3. Xử trí:

+ Điều dưỡng viên kêu gọi người đến giúp nhưng đồng thời dùng kềm banh rộng lỗ mở,
cho thở oxy hỗ trợ trước khi có bác sỹ đặt canuyn mới.

+ Chuẩn bị dụng cụ phụ bác sỹ đặt canuyn mới.

5.4.4. Dự phòng:

+ Cột dây có gút, độ căng của gút vừa đủ để được 2 ngón tay cách giữa da và dây cột.
Tránh để nút cột ở vùng động mạch cảnh hay gáy của bệnh nhân. Quan sát da có bị dị
ứng dây, dấu day tì đè vào cổ.

* Lưu ý: Khi thay dây cột mới cần cột an toàn dây mới trước khi cắt dây cũ.
6. Quy trình hăm sóc người bệnh có khai khí quản
6.1. Nhận định tình trạng người bệnh

- Trước thủ thuật: điều dưỡng nhận định về hô hấp, tình trạng nghe, khả -năng ngôn ngữ,
khả năng viết của người bệnh để chọn lọc phương pháp giao tiếp sau khi mở khai khí
quản. Nhận định tình trạng hiểu biết về thủ thuật, giao tiếp, và sự lo âu của người bệnh.
- Sau thủ thuật:
 Nhận định về tần số thở, nhịp điệu thở, thở sâu, kiểu thở
 Nhận định sự di động của lồng ngực, tình trạng ho, số lượng và chất tiết qua khai
khí quản, hút đàm
 Kiểm tra vùng đặt canule về chảy máu, sưng nề, tràn khí dưới da quanh vùng cổ
 Kiểm tra áp lực bóng chèn mỗi tua trực.
 Kiểm tra nơi cột dây có quá chặt hay quá lỏng, nên để ngón tay số 2 dưới dây vừa
khít là tốt.
 Nghe phổi mỗi giờ hay trước và sau hút đàm để nhận định tình trạng thông khí
của người bệnh. Nhận định tình trạng phát âm của người bệnh nếu họ nói được
nghĩa là có tình trạng nghẹt ống.
 Kiểm tra dò khí qua khai khí quản, kiểm tra băng thấm dịch hay máu, dấu hiệu
nhiễm trùng, mủ, phù nề, nhiệt độ, số lượng bạch cầu.
 Nhận định tình trạng viêm phổi, rối loạn nhịp thở, dấu hiệu ho, đau ngực, mạch
nhanh, dấu hiệu khó thở, tri giác, huyết áp của người bệnh.
6.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
6.2.1. Người bệnh khai khí quản có bóng chèn:
 Có chỉ định trong thở máy và bảo vệ đường thở, giúp thông thương giữa đường
thở trên và dưới, giúp chất tiết, thức ăn không lọt vào khí quản nhưng nó không
tham gia giữ ống mở khí quản. Khi bơm bóng chèn sẽ kín sự thông thương giữa
ống ngoài canuyn và thành khí quản.
 Áp lực trong bóng chèn không vượt quá 20cm H2O. Cần theo dõi tình trạng
chèn ép thiếu máu nuôi tại thành khí quản.
 Cách tốt nhất nên kiểm tra và bơm cuff bằng máy đo áp lực bóng chèn.
* Bơm bóng chèn:
- Bơm từ từ tới khi tiếng luồng khí phụt thoát ra quanh bóng chèn khi thở vào
áp lực dương không còn (nghe bằng ống nghe đặt lên khí quản).
- Bơm bằng máy đo tới vị trí áp lực thích hợp thì ngừng.
=> Luôn kết hợp bơm - đo và nghe với tình trạng thông khí.
* Cách đo áp lực bóng chèn bằng máy đo:
- Kết nối máy đo với đầu của dây bóng chèn, đọc kết quả áp lực trên đồng hồ
đo.
- Tháo máy đo ra nếu áp lực đã đạt mức chuẩn hoặc bơm thêm đến khi đạt đủ.
- Kiểm tra lại 1 lần nữa chắc chắn.
Lưu ý: đo áp lực bóng chèn lúc người bệnh không có kích thích, không ho, co
thắt thanh quản.

Máy đo áp lực bóng chèn

* Dấu hiệu cảnh báo xì rò bóng chèn:

- Cuff xẹp chậm lỗ dò thường nhỏ, vỡ cuff lỗ rò lớn cuff xẹp nhanh xẹp hoàn
toàn. Tùy theo lỗ rò to hay nhỏ nên cuff sẽ xẹp nhanh hay chậm.

- Khi cuff bị xẹp, quan sát thấy luồng khí lên họng miệng, sùi bọt ở miệng, máy
báo áp lực đường thở thấp. Xẹp ít thấy sùi bọt ở miệng BN. Cần kiểm tra lại áp lực,
kiểm tra lại dây và van cuff.

- Nếu van bị hỏng, cuff bị vỡ cần báo bác sĩ để thay ống khai khí quản.
6.2.2. Suy giảm khả năng trao đổi khí
6.2.2.1. Nguyên nhân
 Hít máu vào đường thở, đàm nhớt ở vùng hầu họng, hít chất nôn ói
 Tăng tiết đàm nhớt ở khí phế quản
 Mất khả năng ho và hít thở sâu
 Hạn chế giãn nở lồng ngực từ sự bất động
 Do những nguyên nhân khác: béo phì, mất nước, viêm phổi, tràn khí
6.2.2.2. Can thiệp điều dưỡng
 Ngay sau khi mở khai khí quản điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên. Nên
hút 5-10 lần trong 3-4 giờ đầu. Lượng giá nồng độ oxy trong máu qua khí máu
động mạch, SaO2.
 Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt như dấu hiệu khó thở, tím tái, …
 Nghe phổi trước và sau khi hút đàm.
 Cần xác định tình trạng người bệnh có cần hút đàm không vì việc hút đàm thường
xuyên trên người bệnh cũng có nhiều nguy cơ thiếu oxy, tăng kích thích cho
người bệnh. Ghi chú về hút đàm, đáp ứng người bệnh, đánh giá chức năng lồng
ngực và điều trị. Người bệnh luôn nằm trong tầm nhìn của điều dưỡng 24/24 giờ.
6.2.2.3. Kỹ thuật hút đàm:
 Nên cung cấp oxy trước khi hút. Ống hút nhỏ hơn canule.
 Hút không quá 10 giây/lần (vì mỗi lần hút áp lực oxy giảm xuống 30mm Hg).
 Ngưng hút ngay khi người bệnh có dấu hiệu suy giảm hô hấp, trong lúc hút cho
người bệnh bị nghẹt đàm mà có dấu hiệu thiếu oxy thì điều dưỡng cung cấp oxy
ngay khi hút bằng 5 hơi dài qua bóp bóng oxy ẩm.

6.2.3. Cung cấp oxy cho người bệnh:


 Cung cấp oxy cho người bệnh bằng oxy ẩm, ấm, tránh biến chứng khô phổi,
xẹp phổi.
 Duy trì đủ độ ẩm để loãng đàm giúp hút đàm dễ dàng, nếu cần thì bơm vào
canuyn 5-10 ml nước muối sinh lý trước khi hút đàm.
 Nên cho người bệnh tập vật lý trị liệu lồng ngực tùy theo tình trạng người bệnh
và lý do khai khí quản.
 Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quãng nên dùng canuyn có bóng
chèn. Thường áp lực bóng chèn không quá 25cm H2O hay 20mmHg.
 Cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên.
 Cung cấp đủ nước cho người bệnh.
 Duy trì nhiệt độ bình thường.
 Cung cấp đủ oxy cho người bệnh.
6.2.4. Tình trạng nhiễm trùng phổi do lỗ mở khí quản ra da
6.2.4.1. Nguyên nhân:
Do hút đàm không đảm bảo vô khuẩn, viêm nhiễm xung quanh chân da dưới ống
khai khí quản do ẩm ướt, do thay băng không vô khuẩn, do quá nhiều đàm nhớt.
6.2.4.2. Can thiệp điều dưỡng:
 Theo dõi dấu sinh tồn, nhận định màu sắc đàm, theo dõi choáng, chảy máu, suy
hô hấp, biến chứng của mở khí quản.
 Lượng giá vết thương trong suốt mỗi phiên trực, và ghi hồ sơ cẩn thận về chảy
máu, mủ, tình trạng mô xung quanh, quan sát da dưới canuyn.
 Chăm sóc canuyn mỗi khi gạc dưới chân ống khai khí quản ẩm ướt, rửa vết
thương khi ẩm ướt, rửa nòng trong mỗi 4 giờ. Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm.
 Tránh dùng bình phun, bột phấn, che gạc hoặc giấy mỏng có chứa cotton tránh
người bệnh hít ngoại vật vào đường thở. Cẩn thận khi cạo râu hay cắt tóc cho
người bệnh tránh lông tóc rớt vào khí quản. Gạc dùng che chân khai khí quản nên
cắt trước hay dùng gạc không bị tưa chỉ.
6.2.5. Nguy cơ sút canuyn do sút dây cố định
 Cột dây có gút, độ căng của gút vừa đủ để được 2 ngón tay cách giữa da và dây
cột. Tránh để nút cột ở vùng động mạch cảnh hay gáy người bệnh.
 Quan sát da có bị dị ứng dây, dấu dây tì đè vào cổ. Lưu ý là khi thay dây cột cần
cột an toàn dây mới trước khi cắt dây cũ.
 Trong trường hợp sút canuyn: Điều dưỡng nên kêu gọi người đến giúp nhưng
đồng thời dùng kềm banh rộng lỗ mở, cho thở oxy hỗ trợ trước khi có người đến
đặt lại canule mới.
6.2.6. Lo lắng do không giao tiếp bằng lời, do sợ lỗ mở trên cổ
 Lượng giá mức độ lo lắng người bệnh, giải thích cách hút đàm tạo sự tự tin cho
người bệnh.
 Do người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho người bệnh các
dụng cụ giao tiếp: Giấy, bút, phấn, bảng, chuông gọi... Có thể giao tiếp qua dấu
hiệu, người bệnh cần được học tập điệu bộ trước mổ.
 Chăm sóc hồi phục: Hướng dẫn người bệnh dùng tay che canule để nói nhưng cẩn
thận không thực hiện với những người bệnh nặng, khó thở.
6.2.7. Nguy cơ suy dinh dưỡng do khó nuốt
 Phát hiện sớm dấu mất nước, suy dinh dưỡng.
 Truyền dịch hay cho bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày hay bằng miệng.
 Theo dõi cân nặng người bệnh mỗi ngày và lượng nước xuất nhập.
 Nếu ăn qua ống thông dạ dày nên cho người bệnh nằm đầu cao khi ăn và giữ tư
thế đó sau khi ăn 30 phút. Nếu người bệnh nặng, hôn mê nên cho thức ăn nhỏ giọt
qua sonde dạ dày.
 Chăm sóc hồi phục: Đánh giá khả năng nuốt. Kiểm soát và cung cấp dinh dưỡng
đủ cho người bệnh, để giúp người bệnh ngon miệng nên cho người bệnh ngửi,
nhìn, nếm thức ăn trước khi ăn. Cho người bệnh uống nhiều nước giúp loãng đàm.
6.2.8. Quản lý khi người bệnh xuất viện
 Phải hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc ống mở khí quản tại
nhà gồm: Thay băng, hút đàm, thay nòng trong, thay dây cố định, cho người bệnh
ăn qua sonde dạ dày. Người bệnh và người nhà phải biết nơi mua các dụng cụ y tế
cần thiết tại nhà như dây cố định, gạc, sonde dạ dày, ống hút đàm... và nơi trở lại
thăm khám.
6.2.9. Tập cho người bệnh trước khi rút ống mở khí quản
 Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tham gia tự thở qua mũi. Đầu tiên nên
cho người bệnh che ống khai khí quản 5-20 phút tùy thuộc vào tình trạng hô hấp,
tự tin của người bệnh. Sau đó tăng dần thời gian cho người bệnh thích nghi và
giảm lo sợ, theo dõi tình trạng oxy máu người bệnh.
 Chuẩn bị rút canule
- Lượng giá khả năng thở, hiệu quả ho, phản xạ nuốt của người bệnh.
- Báo các triệu chứng bất thường của người bệnh cho bác sĩ.
- Che lại lỗ khai khí quản và gia tăng thời gian che ống. Hướng dẫn người bệnh
cách thở hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi che lỗ khai khí quản lại, cách khạc
đàm, cách ho.
- Cung cấp thông tin cho người bệnh: Sau khi rút khai khí quản người bệnh sẽ được
băng kín vết thương nơi lỗ khai khí quản, nhưng nếu người bệnh có khó thở hay nhiều
đàm nhớt thì vẫn có thể mở ra để thở. Người bệnh sẽ lành vết thương sau 1-2 tuần nếu
chăm sóc và dinh dưỡng tốt. Kiểm tra lại và chắc chắn người bệnh thực hành được chăm
sóc và an tâm sau khi rút.
- Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu hô hấp, hút đàm nhớt thật kỹ, tháo dây cố định an toàn,
rút canule nhanh. Có thể hút đàm qua lỗ mở, cho người bệnh thở oxy, nằm tư thế Fowler
hay ngồi dậy.
- Công tác tư tưởng cho người bệnh như hướng dẫn người bệnh thở đều không
hoảng sợ. Theo dõi hô hấp người bệnh sau rút 3-6 giờ. Theo dõi sát hô hấp cho đến khi
người bệnh tự thở đều và không còn dấu hiệu khó thở, mức độ tăng tiết đàm nhớt, đánh
giá lại tâm lý người bệnh, nên có mặt thường xuyên bên cạnh người bệnh để người bệnh
không lo lắng, vì yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến hô hấp người bệnh.
- Băng lại lỗ mở, kiểm tra và thay băng mỗi ngày, quan sát các dấu hiệu nhiễm
trùng. Có thể thực hiện cho người bệnh thở oxy qua mũi.

You might also like