You are on page 1of 4

Nghiên cứu - Trao đổi

Một vài sử liệu về thế giới đương thời trong


GIÁ VIÊN TOÀN TẬP

蔗園全集
?Nguyễn Hoàng Thân *

tác phẩm) của Phạm Phú Thứ với hơn 1.600 trang chia
"Giá Viên toàn tập" là tác phẩm đồ sộ của thành 26 quyển, có cả thơ, văn và các loại thể, có lời
Phạm Phú Thứ, có rất nhiều giá trị học thuật bình, tựa, bạt của những nhân vật quan trọng trong
như sử liệu, văn học, tư tưởng... Trong bài viết triều Tự Đức (1848 - 1883) và quan nhân Trung Hoa lúc
này, chúng tôi chỉ giới thiệu khái quát một phần
giá trị sử liệu về thế giới đương thời, phần lớn
ở phương diện văn hóa phong tục. Qua đó giúp
nhà nghiên cứu thấy được một số nét tương
đồng dị biệt của hai nền văn hóa Đông - Tây
cũng như sự giao thoa giữa hai nền văn hóa ấy.

1. Khái lược về Phạm Phú Thứ và Giá Viên


toàn tập
Phạm Phú Thứ (1821 - 1882) là một người con ưu tú
của Quảng Nam, là một Nho sĩ xuất sắc của thời đại, là
một đại thần huân công của triều Nguyễn. Lúc còn nhỏ,
ông là người thông minh hiếu học, kiến văn uyên bác,
đỗ đạt đại khoa; khi làm quan, ông là người chính trực,
khẳng khái, hộ quốc tí dân, ra Bắc vào Nam, đi Đông
sang Tây. Trong lĩnh vực lập ngôn, ông để lại cho đời
một khối lượng sáng tác đồ sộ, phong phú về nội dung,
đa dạng về thể tài.1 Tổng cộng có ít nhất 12 biệt tập, 17
hợp tập (với các tác giả khác), 4 bộ sách khoa học kỹ
thuật phương Tây và 1 bộ về chính trị Tòng chánh di quy
(從  政  遺  规) (chỉ thực hiện giới thiệu và xuất bản).2
Trong đó nổi bật nhất là 2 bộ: Giá Viên toàn tập (蔗 園
全 集) và Tây hành nhật ký (西 行 日 記).
Giá Viên toàn tập là một tổng tập đồ sộ (gần hết các Trang bìa Giá viên toàn tập

*
ThS., Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
53
Nghiên cứu - Trao đổi

bấy giờ. Giá viên toàn tập do Án sát sứ tỉnh Quảng Nam
là Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại và Án sát sứ tỉnh Quảng
Trị là Doãn Tân Trương Trọng Hữu kiểm tập, con cháu
dâu rể và người thân quen của cụ kiểm khắc, được in
vào đầu thế kỷ trước. Văn bản được khắc bằng thể chữ
Khải chân phương, thông thường, đều đặn, có xen lẫn
một số chữ dị thể và nét chữ không đều ở một số trang
trên giấy tốt có kẻ khung. Văn bản tuân theo quy định
của văn bản học Hán Nôm, có lối khiêm xưng và kỵ húy
6 chữ từ đời Tự Đức đến đời Thành Thái (1889 - 1907),
gồm: thời (時), hồng (洪), nhậm (任), tông (宗), hạo (皓)
và hoa (花).
2. Hình ảnh thế giới qua kiến văn của
Phạm Phú Thứ
Trong quá trình làm quan, Phạm Phú Thứ đã 2 lần
ra nước ngoài. Một lần công cán sang Trung Quốc vào
năm 1851 và một lần đi sứ phương Tây từ năm 1863
đến năm 1864. Đây là những cơ hội tốt giúp ông mở
rộng kiến văn, nâng tầm hiểu biết. Là một người luôn
có tư tưởng canh tân tiến bộ, Phạm Phú Thứ luôn ghi
chép tỉ mỉ về mọi điều tai nghe mắt thấy ở xứ người.
Ngoài bộ Tây hành nhật ký hết sức nổi tiếng và đã được
dịch ra tiếng Việt, ông còn có 2 tập thơ chữ Hán phản
ánh về 2 chuyến “công du” ở Trung Quốc và phương
Trang in chân dung Phạm Phú Thứ trong Giá viên toàn tập
Tây. Đó là Đông hành thi lục (東 行 詩 錄), quyển thứ
4 của Giá Viên toàn tập, lưu dấu quá trình công cán của
ông ở Quảng Đông (Trung Quốc), gồm 86 bài thơ và 嶺 外 繁 花 粤 海 瀕. 江 上 帆 樯 紛 似 織.
Tây phù thi thảo (西 浮 詩 草), quyển thứ 8, gồm 32 月 中 燈 火 炫 生 銀…: Vu Lan thắng hội mở đúng
bài thơ, diễn tả hành trình đi sứ Tây phương của phái thời. Việt hải phồn hoa sóng trùng khơi. Thuyền bè
đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản. trên sông như dệt cửi. Dưới nguyệt đèn hoa tỏa sáng
Tây hành nhật ký, như tên gọi của nó, ghi chép chi ngời…)3
tiết từng hoàn cảnh, sự kiện trên con đường đi sứ theo Tác giả còn viết lời chú thích: Quảng thành Trung
từng thời điểm tương ứng. Chính vì vậy, tác phẩm này nguyên tiết, tác phóng hà đăng mỗi chu giá kết pha li
đã được biên dịch và giới thiệu rất sớm, từ thập niên đăng chí nhất nhị thiên trản, như thử giả sổ thập đỉnh
60 của thế kỷ trước. Song Đông hành thi lục và Tây phù trung thịnh hương hoa tác Phật sự (廣 城 中 元 節 作
thi thảo gần như chưa được biên dịch, giới thiệu trọn 放 河 燈 每 舟 架 結 玻 璃 燈 至 一 二 千 盞,
vẹn ngoại trừ 2 bài trong số 86 bài của Đông hành thi 如 此 者 數 十 艇 中 盛 香 花 作 佛 事: Ở thành
lục (in trong Thơ đi sứ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Quảng Đông vào tết Trung nguyên, [người ta] thả đèn
và một số bài của Tây phù thi thảo do Quang Uyển và trên sông, mỗi thuyền kết từ một đến hai ngàn ngọn
cháu của Phạm Phú Thứ chọn dịch. Trong bài viết này, đèn thủy tinh, khoảng chục thuyền như vậy, [người ta
chúng tôi giới thiệu một vài sử liệu về thế giới đương bày] hương hoa [để] cúng Phật).
thời dưới góc nhìn của Phạm Phú Thứ chủ yếu qua 2
Đặc biệt, Quảng Đông từ lúc bấy giờ đã thường
tập thơ Đông hành thi lục và Tây phù thi thảo.
xuyên có chợ đêm. Trúc Đường Phạm Phú Thứ đã lắng
Trong một chuyến Đông hành, khi hòa mình vào nghe trong không gian tinh mơ những thanh âm gần
đêm hoa đăng trong lễ hội Vu Lan ở Quảng Đông, gũi của cuộc sống đời thường từ phía chợ đêm vọng
Phạm Phú Thứ đã tái hiện lại phong cảnh nơi đây bằng lại. Ở đó có cả bức tranh thiên nhiên, có cả cái xôn xao
bài thơ Trung nguyên tịch giang lâu thư hoài (中 元 夕 của cuộc sống con người và có cả những bóng hình
江 樓 書 懷) với những vần thơ hữu tình: Vu Lan thắng lặng lẽ, như trong bài Hiểu khởi (曉 起): Tiêu tiêu phong
tịch triển giai thời. Lãnh ngoại phồn hoa Việt hải tân. diệp mãn giang can. Triệt hiểu thương thanh tống dạ
Giang thượng phàm tường phân tự chức. Nguyệt trung hàn. Tẩu thị nhân qui tranh tiện mãi. Cao lâu thu viễn độc
đăng hỏa huyễn sinh ngân… (盂 蘭 勝 席 展 佳 辰. bằng lan (蕭 蕭 風 葉 满 江 干. 徹 曉 商 聲 送

54 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi

夜 寒. 走 市 人 歸 爭 賤 買. 高 楼 秋 遠 獨 憑
欄: Sông thu gió nhẹ lá muôn ngàn. Tiếng chợ sớm mai
tiễn đêm hàn. Mọi người tranh nhau mua giá rẻ. Lầu xa
lẻ bóng tựa lan can).
Tác giả có chú thích rõ hơn về chợ đêm ở đây: Thành
tây hữu dạ thị tạp hóa, đa du tẩu đáo thử tục vị chi tẩu thị
nhân, lợi kì giá tiện tranh mãi chi (城 西 有 夜 市 雜
貨, 多 偷 走 到 此 俗 謂 之 走 市 人, 利 其
價 賤 爭 買 之: Phía tây thành có chợ đêm [bán] tạp
hóa, nhiều người đến đây. Tục gọi [những người ấy] là
người đi chợ, [họ] lợi dụng những lúc hàng hóa giá rẻ
thì tranh nhau mua).
Ngoài ra, trong tập Đông hành thi lục còn cung cấp
nhiều vấn đề khác như sử liệu về Thiên Hậu, về vua
Hàm Phong (1831 - 1861) của nhà Thanh, hoặc sử liệu
về người Tây tập trung đông đúc ở phương Đông, cũng
như việc họ vận chuyển buôn bán hàng hóa ở Hàng
Phố hay sử liệu về tôn giáo ở nơi đây như bài: Châu
Giang kỷ kiến tạp vịnh (珠 江 紀 見 雜 咏) (tờ 23b).
Đặc biệt trong Đông hành thi lục, lần đầu tiên ta thấy
xuất hiện từ ngữ công ty (公 司) ở trong bài Tự Châu
Bốn chữ "Hoa" với tự dạng khác nhau trong Giá viên toàn tập
Giang phiếm chu chí hoa địa Thúy Lâm Viên kỷ sự (自 珠
江 泛 舟 至 花 地 萃 林 園 紀 事) (tờ 24a). Đây (赤 海): Khất phiến nhân tình thiết. Thông phong bố đại
là tài liệu rất đáng tin cậy và có ý nghĩa đối với các nhà mang (乞 扇 人 情 切. 通 風 布 帒 忙: Mượn
ngôn ngữ học. quạt, thắm nhân tình. Túi gió thổi dốc mình). Ông chú
Nếu như ở Đông hành thi lục, Phạm Phú Thứ nói về thích thêm: Tây nhân bất huề phiến, duy phụ nhân dụng
vùng Quảng Đông với những nét tương đồng với nước chi. Quá thử nhiệt thậm, đáp thuyền Tây quan mỗi hướng
ta, thì đến Tây phù thi thảo, tác giả lại chủ yếu so sánh sứ bộ khất phiến giả, Thuyền trưởng cấp hạ thông phong
những khác biệt lớn giữa nước ta và các nước phương đại vi tầng khán hỏa cơ thủ lương (西 人 男 不 攜 扇,
Đông với các nước Pháp và Tây Ban Nha ở phương Tây. 惟 婦 人 用 之. 過 此 熱 甚, 撘 船 西 官 每 向
使 部 乞 扇 者, 船 長 急 下 通 風 帒 爲 層 看 火
Ở Việt Nam ngày nay, người ta đã quen với “văn hóa 機 者 取 凉: Người Tây đàn ông không mang quạt, chỉ
bắt tay” trong giao tiếp, nhưng ở thời Phạm Phú Thứ phụ nữ dùng. Qua nơi này rất nóng, trên thuyền quan
(trước khi đi sứ) thì chưa có. Ông rất lấy làm lạ về điều Tây thường hỏi đoàn sứ bộ [Việt Nam] để mượn quạt,
này và đã phán ánh "văn hóa bắt tay” này qua bài: Xuất thuyền trưởng vội vàng mở ống thông gió dùng đốt
Cần Giờ tấn dữ thuyền nhân tự hậu thư thử (出 芹 蒢 động cơ để lấy hơi mát”
汛 與 船 人 敘 後 書 此): Đồng chu kì lợi thiệp. Ốc
thủ thả vi hoan (同 舟 期 利 涉. 握 手 且 爲 歡: Hay sử liệu về lễ nghi tặng hoa cho sứ giả được
Cùng thuyền mong thuận lợi. Bắt tay nhau làm quen) Phạm Phú Thứ phản ánh trong bài Đăng Á-lợi Xoang-lí
và thêm chú thích: Tây nhân mỗi tảo tương dữ tự vấn ốc hành đài (登 亞 梨 腔 里 行 臺): Qui lai nhất thốc
thủ vi lễ. Kì tạm thời dữ khách diệc nhiên (西 人 每 早 danh hoa tặng. Do thị Xoang-thành tam nguyệt thiên (歸
相 與 敘 問 握 手 爲 禮. 其 暫 辰 與 客 亦 然: 來 一 簇 名 花 贈. 猶 是 腔 城 三 月 天: Trở
Người Tây có thói quen mỗi sớm bắt tay chào hỏi nhau. về tặng một bó hoa đẹp. Ngày ấy tháng ba xứ Xoang-
Với khách tạm thời lúc này cũng như vậy). Lễ nghi giao thành). Dòng chú thích nói rõ hơn về lễ nghi đón tiếp
tiếp này còn được Phạm Phú Thứ thường xuyên nhắc sứ đoàn: Ngã quốc thất nguyệt Y-diệp quốc lịch vi tam
đến trong Tây hành nhật ký. Như vậy, đây cũng là một nguyệt, thời Y quốc tiếp sứ viên Ha-biếc-đạo quan chư đài
tư liệu đủ độ tin cậy để chúng ta có thể khẳng định cập kì danh viên trích hoa tam thốc trì tặng (我 國 七 月
về văn hóa giao tiếp “bắt tay” của người Việt có lẽ xuất 伊 葉 國 曆 爲 三 月. 辰 伊 國 接 使 員 呵 暼
hiện muộn nhất cũng từ thập niên 60 của thế kỷ XIX. 導 觀 諸 臺 及 其 名 園 樀 花 三 簇 持 贈: Tháng
bảy [âm lịch] ở nước ta là tháng ba âm lịch của Y-diệp,
Một chi tiết khác cũng được ông lưu ý là việc đàn lúc ấy Tiếp sứ viên của Y-diệp là Ha-biếc-đạo quan sát
ông phương Tây không cầm quạt qua bài Xích hải các đài và cầm ba bó hoa đẹp đem tặng).

Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng
55
Nghiên cứu - Trao đổi

Bắc sứ qui đối chước thư tặng (喜 阮 恂 叔 北 使 歸


對 酌 書 贈)…
Tất cả những điều trên đối với nhãn quan của chúng
ta hiện tại thì không có gì nổi bật. Song trong cái nhìn
của người đương thời thì những hình ảnh thế giới như
vậy lại là hiện tượng thiên kỳ vạn dị, không thể nào
không ghi chép lại và truyền cho nhiều người. Chẳng
phải có một số câu chuyện bi hài về cái chết oan của
một vài vị khi đi sứ phương Tây hoặc ra nước ngoài về
kể lại những sở kiến cho triều đình Tự Đức đó hay sao?
Tóm lại, Giá Viên toàn tập chứa rất nhiều sử liệu về
thế giới đương thời ở nhiều lĩnh vực khác nhau, là tài
liệu quan trọng và chân xác để chúng ta nghiên cứu về
mối quan hệ của Việt Nam với thế giới cũng như sự hiểu
biết về thế giới của người Việt Nam ở thời điểm lịch sử
bấy giờ. Đồng thời cần tổ chức biên dịch, giới thiệu và
nghiên cứu thơ đi sứ, đặc biệt thơ đi sứ phương Tây của
nhà nước phong kiến nhằm mở rộng phạm vi đề tài
văn học Việt Nam thời trung đại mà bấy lâu nay còn
bỏ ngỏ.
Tờ 16a của quyển thứ 8 Tây phù thi thảo N.H.T.

Ông cũng miêu tả về quang cảnh văn minh hiện


đại ở nước Pháp nhìn từ trên đường xe lửa: dù ở thành
thị hay thôn quê, người ta đều xây nhà mái bằng có
lầu, cửa bằng kính. Ngay cả cửa trên tàu hỏa cũng làm
Chú thích
bằng kính. Các cột dây điện thoại chạy dài theo cả con
đường. Điều này được phản ánh qua bài: Phú-lãng-sa
1
Chúng tôi đã nghiên cứu và công bố về Giá Viên toàn
hỏa xa đạo trung thư sự (副 浪 沙 火 車 道 中 書 tập qua các bài viết/công trình như: Sưu tầm và giới thiệu di
事): Lập quốc thiên dư bát bách niên. Phú cường cơ xảo cảo Hán Nôm của Phạm Phú Thứ (Đề tài NCKH cấp cơ sở), Đà
Nẵng, 2007; “Khảo sát chữ húy trong Giá Viên toàn tập”, Kỷ
thiện Tây biên. Giang sơn hoa thụ li song lý. Lâu quán nhai
yếu Hội thảo Ngữ học trẻ 2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam,
cù điện tuyến biên (立 國 千 餘 八 百 年. 富 彊 機
và Đại học Vinh phối hợp xuất bản, Tháng 4.2008; Nghiên
巧 擅 西 偏. 江 山 花 樹 璃 窗 裡. 樓 館 街 cứu văn bản và giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập (Luận
衢 電 線 邊: Nghìn tám trăm năm nước lập thành. Trời văn cao học Hán Nôm), ĐH KHXH & NV, Hà Nội, 2008; “Một
Tây giàu mạnh nổi lừng danh. Non sông, hoa cỏ gương vài giá trị sử liệu của Giá Viên toàn tập”, Khoa học và Giáo
lồng bóng. Đường sá, lâu đài, điện báo quanh - Hoài dục ĐHSP Huế, Số 3 (07)/2008; “Tìm hiểu giá trị văn học của
Mai dịch). Giá Viên toàn tập”, Kỷ yếu Ngữ học toàn quốc 2009, Hội Ngôn
ngữ học Việt Nam và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp
Ngoài ra, một số bài trong Tây phù thi thảo còn cung
xuất bản, Tháng 4.2009; Nghiên cứu đặc điểm văn cúng của
cấp những tư liệu về việc làm đường cát, dùng lừa để Phạm Phú Thứ qua Giá Viên toàn tập (Đề tài NCKH cấp cơ
vận chuyển hàng hóa, thời tiết khô hạn ở A-điên; trang sở), Đà Nẵng, 2009; “Văn cúng và văn cúng của Phạm Phú
trí kiến trúc, đèn đường ở Paris, rượu sâm banh, vấn đề Thứ”, Văn hóa dân gian Đà Nẵng - Cổ truyền và đương đại,
tôn giáo, ngày thiết triều của phương Tây... Bài Đông Nxb Đà Nẵng, 2010.
Tây dị thú ngũ vận (東 西 異 趣 五 韻) nói về sự khác 2
Nhiều nhà nghiên cứu nhầm lẫn cho rằng 4 tác phẩm:
biệt giữa phương Đông và phương Tây về múi thời Bác vật tân biên, Hàng hải kim chân, Khai môi yếu pháp, Vạn
gian, sắc phục quân lính, tình hình quân đội, văn hóa quốc công pháp là của Phạm Phú Thứ.
ẩm thực, văn hóa ứng xử giao tiếp nam nữ… 3
Toàn bộ nội dung trích dẫn được sử dụng đều do
Giá Viên toàn tập cũng còn đề cập đến sự khác chúng tôi phiên âm và tạm dịch. Nếu do người khác dịch,
biệt về giáo dục, lễ tục của Trung Quốc với các nước chúng tôi có ghi chú bên cạnh.
phương Tây như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, đồng thời nêu ra TÀI LIỆU THAM KHẢO
sự thỏa thuận giữa họ trong việc thành lập các cơ quan Phạm Phú Thứ, Giá Viên toàn tập (蔗 園 全 集). Ký hiệu
để thông thương như trong bài Hỉ Nguyễn Tuân Thúc VHv.8/1-4. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội.

56 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi


Ñaø Naüng

You might also like