You are on page 1of 11

CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ

LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
Chiến lược quốc tế tức là công ty thực hiện một chiến lược kinh doanh trên tất
cả các thị trường trong và ngoài nước bằng cách chuyền dịch các kỹ năng và sản
phẩm có giá trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ cạnh tranh nước
sở tại thiếu các kỹ năng hoặc sản phẩm này.

2. Đặc điểm

Chiến lược quốc tế thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi bước đầu thâm
nhập vào thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp này có xu hướng tập trung chức năng nghiên cứu - phát triển
và sản xuất sản phẩm ở trong nước, rồi thiết lập hệ thống phân phối và tiếp thị ở
quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc dựa vào hệ thống sẵn có ở quốc gia
đó để phân phối sản phẩm.

Những kinh nghiệm, kiến thức có được ở trung tâm sẽ được tích lũy, san sẻ và
truyền đi đến các chi nhánh. Công ty chuyển giao các lợi thế của mình ra thị
trường nước ngoài.

Cách thức tiếp thị sản phẩm ở các thị trường ngoài nước cũng giống với cách
tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước. Và chỉ đáp ứng một phần ít sự khác
biệt hóa địa phương trong việc cung cấp sản phẩm hay chiến lược marketing.

Các hoạt động sản xuất và tiếp thị của các công ty con được kiểm soát chặt chẽ
bởi công ty mẹ. Vai trò của chi nhánh nước ngoài là đẩy mạnh những lợi thế đã
tạo được từ trung tâm.

3. Ưu điểm

Công ty đã chuyển giao các lợi thế của mình ra thị trường nước ngoài. Nghĩa là,
công ty thành lập các nhà xưởng sản xuất, hình thức quảng cáo, thông điệp sản
phẩm ở các thị trường ngoài nước giống như các mô hình sản xuất, marketing
trong nước. Tận dung các kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế về sản phẩm,
kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.

4. Nhược điểm

Do sử dụng cùng mô hình nên sản phẩm của công ty ở các thị trường giống
nhau, cách thức tiếp thị cũng như nhau, vì vậy sản phẩm của công ty đáp ứng
được những yêu cầu chung nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ
chưa thể đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của từng khu vực; hay thực
hiện chiến lược này công ty thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương.

Nếu công ty thực hiện chiến lược quốc tế ở thị trường có áp lực yếu tố địa
phương cao thì công ty sẽ khó nắm được lợi thế cạnh tranh. Do có các đối thủ
cạnh tranh sản xuất sản phẩm tập trung vào những yêu cầu khác biệt ở từng địa
phương và thực hiện các chiến lược marketing, phân phối, chiêu thị,... theo
những yêu cầu riêng biệt đó.

Hơn nữa, thay vì đưa các sản phẩm được sản xuất trong nước ra thị trường nước
ngoài, công ty lại thành lập các nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm đó ở ngoài
nước nên cũng không thể tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm và tiết kiệm chi
phí.

5. Điều kiện áp dụng


Công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để có thể xây dựng lại toàn bộ hệ
thống sản xuất và phân phối ở nước ngoài. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để
công ty tồn tại và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khi họ có những động thái
cạnh tranh như: giảm giá, khuyến mãi,...
Công ty có năng lực cốt lõi để tạo sự khác biệt về kỹ năng, sản phẩm mà các đối
thủ nội địa khó đáp ứng. Do công ty cung cấp các sản phẩm giống nhau trên tất
cả thị trường của mình nên sản phẩm của công ty phải có những ưu thế hơn hẳn
so với các đối thủ thì mới cạnh tranh được.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp. Chiến lược quốc tế
đòi hỏi nguồn kinh phí khá cao, chi phí sản xuất sản phẩm gần như được cố định
bởi chi phí đầu tư cho các trang thiết bị ban đầu nên khó để giảm giá thành. Vì
vậy, nếu thị trường yêu cầu giảm giá mạnh thì công ty không thể đáp ứng và dễ
bị mất lợi thế trên thị trường
Sức ép yêu cầu địa phương thấp. Sản phẩm và các hoạt động chiêu thị ở các thị
trường là như nhau do vậy các sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu tương đồng
của khách hàng. Chiến lược không đáp ứng được hết các yêu cầu địa phương.
 Doanh nghiệp áp dụng chiến lược quốc tế khi áp lực về chi phí và áp lực
đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.
6. Tóm lược lý thuyết

Nói chung chiến lược quốc tế thích hợp với những công ty có năng lực cốt lõi đủ
để tạo sự khác biệt với các đối thủ về kỹ năng hay sản phẩm. Đồng thời, công ty
đó phải hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm chi phí và yêu cầu địa phương
hóa thấp.

Thực hiện chiến lược này, trụ sở chính của công ty đóng vai trò trung tâm, từ trụ
sở chính các chính sách được hoạch định một chiều tới tất cả các thị trường trên
toàn cầu. Ban đầu, các doanh nghiệp thâm nhập thị trường thực hiện chiến lược
quốc tế, nhưng thị trường luôn có những biến động và cạnh tranh khốc liệt. Một
khi sức ép đủ lớn buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để đáp ứng thị
hiếu khách hàng, yêu cầu địa phương tăng lên.

MICROSOFT

Giới thiệu sơ lược về công ty


Lịch sử hình thành

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ, có trụ sở chính đặt tại
Redmon, Washington. Đây là tập đoàn chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh
bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan
tới máy tính. Microsoft được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày
4/4/1975 với tham vọng: “Máy tính các nhân có trên bàn của mỗi hộ gia đình”.
Những tưởng chỉ là những tham vọng mơ hồ nhưng sau 30 năm, điều đó đã trở
thành sự thật. Ý tưởng cách mạng này không chỉ tạo ra một công nghệ hữu ích
cho con người mà còn thay đổi cả thế giới.

Tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới
và cũng là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Tháng 1/1977, công
ty đạt được thỏa thuận với tạp chí ASCII tại Nhật, đặt văn phòng quốc tế đầu
tiên tại đây, còn trụ sở chính được dời đến Bellevue, Washington vào 1/1979.

Giai đoạn nổi bật

1984 – 1994: Windows và Office

20/11/1984, công ty cho ra đời Microsoft Windows, HĐH mở rộng của MS-
DOS sử dụng giao diện đồ họa

1990, công ty giới thiệu bộ phần mềm Microsoft Office: Microsoft Word,
Microsoft Excel.
22/5, công ty cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác người –
máy, tăng cường khả năng cho “chế độ bảo vệ” của bộ vi xử lý Intel 386.

1995 – 2005: Internet và kỷ nguyên 32 – bit

24/8/1995, công ty tung ra Windows 95 – HĐH đa nhiệm, hoàn thiện giao diện
người dùng với khả năng tương thích 32 bit và cung cấp giao diện Win32 API
tương tự NT. Rẽ nhánh vào thị trường mới năm 1996, công ty hợp tác với NBC
Universal lập đài thông tin 24/7 mang tên MSNBC.

25/10/2001, tung ra Windows XP có giao diện thân thiện với mã nền tảng NT.

2005 – 2011

Để cạnh tranh với các công ty như dịch vụ tìm kiếm Google, năm 2005 công ty
đã công bố phiên bản mới của dịch vụ tìm kiếm MSN.

Năm 2006, công ty đưa ra Microsoft adCenter, nỗ lực tiếp tục phát triển doanh
thu thị trường tìm kiếm.

2009, Windows 7 ra đời.

2011 – 2014

Giai đoạn này công ty luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội để tăng doanh thu với nhiều
hoạt động:

2011: mua lại Skype với giá 8,5 tỷ USD

2012, MS phát hành một loạt các máy tính bảng Surface chạy cả Windows 8 RT
và Windows 8 Pro.

10/2012, MS phát hành Windows 8

9/2013, mua lại điện thoại thông minh của Nokia

2014, công bố Surface Pro3

Mục tiêu hoạt động


Microsoft mong muốn tạo ra những sản phẩm công nghệ giúp thay đổi cách mọi
người làm việc, vui chơi và giao tiếp, tăng giá trị cuộc sống con người. công ty
tạo ra doanh thu bằng cách phát triển, cấp phép và hỗ trợ một loạt các sản phẩm
và dịch vụ phầm mềm và dịch vụ phần mềm, thiết kế và bán các thiết bị phần
cứng. Ngoài bán các sản phẩm dịch vụ cá nhân tập đoàn còn cung cấp đầy đủ các
sản phẩm và dịch vụ (Sản phẩm bao gồm HĐH cho thiết bị máy chủ, điện thoại
và các thiết bị thông minh khác. Công ty cũng thiết kế và bán các thiết bị phần
cứng).

Tình hình hoạt động kinh doanh


Như thống kê, so với năm 2011, thì doanh thu 2012 của công ty tăng 8,96 tỷ
USD chủ yếu là do doanh số bán hàng tăng của những dịch vụ và sản phẩm của
các công cụ và Microsoft Office 2010, từ đó đã bù đắp một phần doanh thu giảm
của HĐH Windows. Doanh thu năm tài chính 2012 cũng bao gồm doanh thu của
Skype.

So với 2012, doanh thu 2013 tăng chủ yếu do doanh thu tăng thêm từ các sản
phẩm mới và dịch vụ gồm: Windows 8, Surface, Office mới, nó đã bù đắp doanh
thu giảm vì vì thị trường X86.

Gần đây nhất, theo kết quả kinh doanh quý tài khóa IV/2018 của Microsoft vừa
được tiết lộ, theo đó doanh thu đạt 30,1 tỷ USD, thu nhập ròng 8,9 tỷ USD, EPS
(lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) 1,14 USD. Các chỉ số này cao hơn so với cùng kỳ
năm 2017 (lần lượt là 23,3 tỷ USD, 6,5 tỷ USD và 0,83 USD). Ba mảng kinh
doanh đều chứng kiến tăng trưởng hai chữ số (gồm mảng doanh nghiệp, đám
mây thông minh và điện toán cá nhân).

Các nhà phân tích dự báo Microsoft thu về 29,21 tỷ USD doanh thu và EPS 1,08
USD. Nhờ vượt mức kỳ vọng, cổ phiếu công ty tăng điểm trên thị trường chứng
khoán ngoài giờ. Trong một tuyên bố, CEO Natya Sadella đánh giá Microsoft đã
có một năm không thể tin được, chạm mốc doanh thu 100 tỷ USD nhờ vào nỗ lực
không ngừng nghỉ của nhân viên và lòng tin của khách hàng. Ông cũng cho biết
các khoản đầu tư vào đám mây và trí tuệ nhân tạo đang có kết quả.
Doanh thu 100 tỷ USD là con số vô cùng ấn tượng. Thành công này có được nhờ
kế hoạch biến Microsoft thành doanh nghiệp đám mây của ông Nadella. Cổ phiếu
Microsoft đã tăng 180% kể từ khi ông trở thành người đứng đầu năm 2014. Giá
trị thị trường của hãng lần đầu tiên vượt mốc 800 tỷ USD vào đầu tháng 7/2018..
Đến nay, Microsoft vẫn được coi là nhà cung cấp hàng đầu về phần mềm so với
các đối thủ khác trên toàn thế giới.
II. Chiến lược toàn cầu áp dụng(1975-2009)
Mục đích của Microsoft là trở thành người dẫn đầu (leader) trong thị trường
thuộc lĩnh vực mà họ theo đuổi. Chính vì vậy, từ khi mới chỉ là công ty
start-up, họ luôn theo đuổi những chiến lược này
- Mua lại hoặc cộng tác cùng những công ty dẫn đầu trong các thị trường.
- Luôn tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào những thị trường mới.
- Dùng những chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.(link về chiến lược cấp đơn
vị kinh doanh http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-chien-luoc-cap-don-vi-
kinh-doanh-business-level-strategy-51117/)
- Luôn tìm cách để thấu hiểu nhu cấp của khách hàng, nhóm các nhóm khách
hàng theo vị trí địa lí của thị trường và lấy lợi thế từ các chiến lược khác
nhau, ví dụ như vụ việc ở seattle (link
https://www.familyseattle.com/microsoft)
- Phân biệt hóa các sản phẩm, ví dụ vào những năm 1980 thì phát triển
QDOS(hệ điều hành) và Windows(GUI)(giao diện người dùng)
Sau khi Microsoft đặt được nền móng vững chắc, thì họ đã thay đổi chiến
thuật trở thành
- Sử dụng tối đa lượng tài nguyên cùng lượng vốn góp từ cổ đông để đạt
được mức tăng trưởng tối đa
- Không ngừng phát triển và thâm nhập vào các thị trường mới và các thị
trường mà họ đã có lợi thế cạnh tranh từ trước
- MICROSOFT trở nên thân thiết hơn với các đối tác khác trong thị trường
bằng cách kí thêm một vài thỏa thuận nhằm ứng phó với đạo luật mở cửa
từ bộ tư pháp mỹ
- Microsoft ngày càng to lớn hơn, thì tỉ lệ tăng trưởng của công ty cũng chậm
lại nếu so với các công ty đối thủ trong ngành công nghiệp này, một phần
lí do là vì đặc tính phức tạp và không dễ phát triển của hệ điều hành
windows
Đôi nét về thị trường công nghiệp phần mềm nói
chung và lãnh vực Microsoft đang hoạt động nói
riêng.
1. Ngành công nghiệp phần mềm được ví như một miếng bánh cực
khổng lồ vào thời bấy giờ, hiện tại miếng bánh đó vẫn còn rất bự
và còn rất nhiều tiềm năng khai khác, và hiển nhiên miếng bánh
bự như vậy thì sẽ có cực nhiều người muốn xâu xé miếng bánh
này, dẫn đến việc thị trường cực cạnh tranh. Sau đây là 5 nét chính
về thị trường công nghiệp phần mềm.
1.1. Nhiều đối thủ tiềm năng
- Trong thị trường phần mềm, người ta ít phải lo về việc tên thương hiệu phải
gắn liền với sản phẩm, mà thứ quan trọng hơn chính là chất lượng sản phẩm.
Vậy nên dù nó có là một thương hiệu mới hay thương hiệu đã có từ lâu, thì
việc bán được nó hay không là do cái chất của sản phẩm, hiệu năng và chi
phí bỏ ra. Trong ngành này, hầu như các khách hàng ít khi trung thành với
1 thương hiệu cụ thể, chỉ cần 1 thương hiệu mới với tiềm năng xuất sắc hơn
với công nghệ tân tiến hơn đều có thể gây đe dọa đến các thương hiệu lâu
năm khác. Và chính phủ không hề ra đạo luật nào nhằm ngăn chặn việc gia
nhập thị trường cả vậy nên việc thâm nhập vào ngành công nghiệp này các
cực kì dễ dàng.
1.2. Cạnh tranh cao từ các đối thủ có sẵn
- Nếu như ngành công nghiệp này là dễ tham gia, thì việc tất nhiên là các
công ty có máu mặt ở thị trường sẽ không chịu để yên cho đàn em lấn lướt
như vậy. Microsoft có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng nhóm ngành như
là Apple, Corel, Google, IBM, Oracle,... Nổi bật nhất có Linux với việc
cạnh tranh trực tiếp ở lĩnh vực hệ điều hành máy tính cùng sản phẩm hệ
điều hành Linux.
1.3. Khách hàng ít có ảnh hưởng
- Vì sản phẩm mà khách hàng sử dụng là sản phẩm công nghệ, thứ mà họ
không có khả năng tự cung, dẫn đến việc họ chỉ có đổi sản phẩm khác chứ
không thể mặc cả được. Thêm vào đó là việc thị trường làm ăn của
Microsoft rất rộng lớn, nên mỗi khách hàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong
thị phẩn của công ty => ít sức mạnh mặc cả.
1.4. Các nhà cung cấp ít có ảnh hưởng
- Microsoft hầu như ít cần đến các nhà cung cấp, vì lãnh vực chính mà họ tập
trung là hệ điều hành nên quan trọng nhất với họ chỉ là nguồn nhân vực
(programer), vốn là thứ mà họ có thể tuyển. Thêm vào đó, Microsoft có chế
độ đãi ngộ rất khôn khéo đối với nhân viên của họ, nên nhân viên của
Microsoft phần lớn là có xu hướng yêu thích và gắn bó với công ty =>
Microsoft không phải lo chảy máu chất xám.
1.5. Ít mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế
- Trong ngành này có rất ít các sản phẩm thay thế các sản phẩm phần mềm
do mỗi phần mềm đã được tìm hiểu kĩ về nhu cầu và thiết kế riêng cho nhu
cầu đó. Do vậy, hầu như có rất ít mối đe doa đến từ các sản phẩm thay thế.

Chiến lược quốc tế


1. Lí do lựa chọn chiến lược quốc tế
- Có 3 lí do khiến cho Microsoft chọn áp dụng chiến lược quốc tế,

Thị phần hệ điều hành của Mỹ


100
90 88.76
85.16 82.3 83.41
80 80.9 80.52
77.05 76.35 76.86 76.95
70
60
50
40
30
20 18.56 20.59 19.48
14.78 15.28 14.53 16.67 17.12
13.31
10 10.01
2.98 2.49 5.13
0 0.65
0.58 0.82
0.71 1.61
1.31 0.84 1.33
0.73 1.48
1.33 1.9 1.4 1.61
0.94 1.99
1.58
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Windows OS X Linux Other

- Thứ nhất, nhìn vào biểu đồ về thị phần hệ điều hành của mỹ, ta dễ dàng
nhận thấy rằng đã từ lâu Microsoft đã thống trị trong mảng này tại nội địa,
cộng với việc kích cỡ của công ty đang phát triển quá to, với một gã khổng
lồ như vậy thì miếng bánh nhỏ bé như Mỹ là không thể đủ no, vậy nên
Microsoft chọn cách gia tăng thị trường của họ ra bên ngoài nhiều hơn.
- Thứ hai, với việc Microsoft có nguồn vốn tài sản lớn nhưng kích cỡ cũng
đang quá bự, công ty muốn cắt giảm chi phí xuống tối thiếu đồng thời cũng
rất muốn gia tăng sản lượng bán hàng và mở rộng thị trường, “đồng bộ hóa”
các sản phẩm của mình trên toàn quốc.
- Thứ ba, thời bấy giờ với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin khiến
cho nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử tăng mạnh, máy tính cũng vậy, thế
nhưng lại có rất ít công ty có nguồn lực đủ mạnh để tạo nên một hệ điều
hành riêng cho mình, còn Microsoft thì đã dồi dào kinh nghiệm chinh chiến
tại thị trường nội địa. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Microsoft đã lựa chọn
cho mình một chiến lược thích hợp đó là chiến lược quốc tế.
2. Áp dụng chiến lược quốc tế
- Để áp dụng chiến lược quốc tế, Microsoft đã phần lớn phát triển sản phẩm
của mình tại Redmond, Washington, trụ sở chính của công ty. Mặc dù tập
đoàn này có thực hiện nội địa hóa tại một vài nơi khác thì cũng chỉ dừng lại
ở việc sản xuất các phiên bản tiếng nước ngoài cho các chương trình
Microsoft nổi tiếng.
- Ngoài ra Microsoft còn phát triển các country-specific update(bản nâng cấp
quốc gia) cho mỗi khu vực riêng. Ví dụ như bản nâng cấp quốc gia SEPA(là
khu vực được thiết lập thanh toán bằng đồng châu âu), đây là bản nâng cấp
hỗ trợ các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha trong việc ghi lại lịch sử giao
dịch, mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu, ghi nợ và hối phiếu, thuận tiện
hơn cho giao dịch tại các nước này khi họ sử dụng phần mềm Microsoft
Dynamics AX 2009 SP1, Microsoft Dynamics AX 2012 và Microsoft
Dynamics AX 2012 R2.(nôm na là phần mềm hỗ trợ giao dịch, mua bán,
ghi nợ dành riêng cho khu vực sử dụng đồng tiền chung EURO)
3. Thành tích đạt được

Biểu đồ Net Income


25000 23150
21863 22074 21204
20000 18760
17681
16978 16798

14065 14569
15000
12254 12599 12193

10000
7829 7531 8168

5000

0
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Net Income
- Biểu đồ 1 là biểu đồ Net Income của Microsoft từ 2002 tới nay, cho thấy
rằng Microsoft bên cạnh việc tăng doanh thu đều đặn từng năm thì lợi nhuận
của công ty cũng tăng nhiều không kém, duy chỉ cá biệt có vài năm là lợi
nhuận của công ty xuống thấp hơn bình thường nhưng lí do không phải là
vì tập đoàn mất thị phần vào tay các đối thủ mà là do yếu tố ngoại cảnh như
khủng hoảng kinh tế thế giới làm doanh thu năm 2009 giảm xuống 3 tỷ $,
và các thương vụ mua lại của Microsoft không được thành công cho lắm,
tiêu biểu có thương vụ mua lại Nokia của Microsoft ngốn mất 7.6 tỷ $ của
tập đoàn trong nỗ lực dành lại thị phần Smart Phone về tay mình.
- 2 Biểu đồ cuối cùng là biểu đồ thị phần quốc tế hằng năm và riêng năm
2017 ngành hệ điều hành, dễ thấy rằng Microsoft vẫn là ông lớn trong
ngành này với việc chưa có một ai có tới mức 10% thị phần trong ngành
này, điều này thể hiện rõ uy lực và độ hiệu quả của chiến lược quốc tế mà
tập đoàn áp dụng.
4. Nhược điểm của chiến lược
- Do đặc thù nhóm ngành nên hiện tại Microsoft vẫn còn thống trị tại lĩnh
vực hệ điều hành máy tính nhưng không thể phủ nhận nhược điểm chính
của chiến lược này là theo thời gian, không thể tránh khỏi việc các đối thủ
xuất hiện, nếu hội đồng quản trị của Microsoft không mau chóng cắt giảm
chi phí và không ngừng phát triển công nghệ, tập đoàn sẽ mau chóng bị các
đối thủ nước ngoài hoặc tệ hơn là các đối thủ từ chính thị trường quốc nội
của mình vượt mặt. Đáng chú ý nhất hiện nay chính là Apple và Android
với IOS và Android dù chỉ phát triển hệ điều hành cho Smart Phone nhưng
vẫn chưa biết khi nào cả 2 ông lớn này sẽ nhúng tay vào mảng hệ điều hành
máy tính quá to lớn này.
5. Chiến lược phát triển sắp tới Microsoft nên áp dụng
- Thành lập và phát triển các liên minh chiến lược tại những ngành công
nghiệp mới
- Tập trung xây dựng mối quan hệ với nhân viên, vốn là nguồn sống của
Microsoft
- Tập trung phát triển về SaaS (link về SaaS https://techtalk.vn/phan-mem-
dich-vu-saas-la-gi.html)
- Thâm nhập vào lãnh vực mới như Cloud Computing (thuật toán đám mây)
của Google
Tài liệu tham khảo

1. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị chiến lược, 2013, Chương 8, tr. 477-
512
2. Fred R. David, Strategic Management Concepts and Cases, bản dịch 2015,
Chapter 11, tr.362-393
3. Du Lam, 2018, Doanh thu Microsoft vượt mốc 100 tỷ USD. [Available at]
https://ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-thu-microsoft-vuot-moc-100-ty-usd-
170038.ict
4. http://www.tinmoi.vn/thong-tin-tham-khao-ve-lich-su-phat-trien-cua-
microsoft-011106037.html
Oanh(Lí thuyết – giới thiệu microsoft)
Long(còn lại)

You might also like