You are on page 1of 10

I.

Về kinh tế

Tỉ giá đồng VN so với các ngoại tệ


30000

26387.82 26541.4
25000 24701.69
24118.27
22675 23275
22285 22285
20000

16636.26 16927.48
15791.21 16057
15000

10000

5000
3342.42 3249.92 3428.28 3333.86

0 342.58 319.52 389.57 351.74


19.58 19.52 19.81
2015 2016 2017 201820.26

USD CNY JPY EUR RUB KRW SGD

1. Vinamilk có cơ hội gia tăng xuất khẩu khi việt nam kí kết nhiều hiệp
định thương mại như FTA, WTO, CPTPP... và tỉ suất hối đoái đang
diễn ra theo chiều hướng có lợi cho xuất khẩu việt nam.
- Ví dụ; Sau khi việt nam kí kết hiệp định FTA với EU, ta biết rằng
EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt
Nam, hiện tại, EU là bạn hàng lớn thứ 2 về xuất khẩu, thứ 5 về
nhập khẩu của Việt Nam. Sau khi ký Hiệp định, sẽ có 90% hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng mức thuế suất
0%. Nhằm tận dụng cơ hội từ thị trường EU, hiện Việt Nam đang
điều chỉnh chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), chú trọng chất lượng nhà đầu tư với khả năng chuyển giao
công nghệ mới… và Vinamilk có thể tận dụng lợi thế về nông
nghiệp của Việt Nam cùng với sự giảm thuế suất này để đánh
mạnh vào các thị trường đó.
- Bên cạnh cơ hội từ các hiệp định quốc tế, tỉ giá hối đoái cũng là
một lí do khiến cho ngành sữa việt nam nói chung và Vinamilk nói
riêng có thêm cơ hội.
+ Bảng trên là thống kê về tỉ giá hối đoái giữa VND và các đồng
tiền khác có ảnh hưởng lớn đối với xuất khẩu việt nam khi các hiệp
định được kí kết, ta có thể thấy rằng các đồng tiền có sức mạnh lớn
và có quan hệ xuất-nhập khẩu với việt nam như Nhân dân tệ, Đô la
mỹ, Đồng Euro, Yên nhật,.. đều có xu hướng tăng hay nói cách
khác là đồng tiền của chúng ta mất giá, điều này dẫn đến việc là
hàng xuất khẩu từ Việt Nam ta trở nên rẻ hơn nhiều. Lợi thế này
cộng với lợi thế giảm thuế suất từ các hiệp định thương mại tạo
thành một lợi thế so sánh của Vinamilk khi xuất khẩu sữa ra thị
trường bên ngoài.
+ Tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng và USD cũng tăng nhanh kể
từ cuối tháng 5 tới nay, với tỷ giá hối đoái trung tâm (ngày 24/7)
đang ở mức 22.654 đồng/USD, tăng khoảng 1% so với thời điểm
đầu năm 2018.
II. Về xã hội, văn hóa, nhân khẩu học và môi trường tự nhiên
1. Cơ hội về nhóm sữa Organic và sữa hạt khi nhu cầu về nhóm sữa này
đang có xu hướng tăng mạnh.
- Việt Nam ta ngày càng phát triển, thì càng nhiều người trong thế
hệ mới 8x 9x có tư duy và xu thế “hướng” ngoại nhiều hơn, một
trong những xu thế đó là xu thế quan tâm nhiều hơn về sức khỏe
trong tình trạng “mua cái gì cũng sợ” hiện nay ở Việt Nam. Chính
vì vậy trong ngành sữa, họ quan tâm nhiều hơn về sữa Organic,
sữa hạt, loại sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức
khỏe và yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Đây là
những dòng sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, người tiêu dùng sẽ
phải giảm chi tiêu ở một số mặt hàng tầm trung để tiêu dùng nhiều
hơn vào hàng cao cấp. Điều này khiến số lượng sản phẩm trong giỏ
hàng hóa tiêu dùng sụt giảm. Riêng ngành sữa, theo phân tích của
Kantar Worldpanel, sữa động vật và sữa bò đang có xu hướng
giảm sút tại Việt Nam do người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thay
thế như sữa thực vật hay các loại đồ uống dinh dưỡng khác.
- Đến 2021 doanh thu sản phẩm sữa organic dự kiến đạt hơn 32
tỷ USD
- Theo Báo cáo của Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ, tổng
doanh thu sản phẩm sữa organic trên toàn cầu đạt 15 tỷ USD năm
2014 và 16,7 tỷ USD năm 2015.
- Dự báo doanh thu sản phẩm sữa organic tăng lên 26 tỷ USD năm
2019 và 32,2 tỷ USD năm 2021.

Doanh thu sữa organic dự báo đến 2021 (Nguồn: Viện nghiên cứu
nông nghiệp hữu cơ, đơn vị: Tỷ USD).
- Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến
sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng
sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu
cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.
- Với quy hoạch kể trên, các hãng sữa phải thay đổi chiến lược phát
triển sản phẩm để thu hút được người tiêu dùng và việc sản xuất
các sản phẩm sữa organic là điều khó có thể thiếu với các doanh
nghiệp sản xuất sữa.
(https://vietnambiz.vn/cuoc-chien-sua-organic-chi-moi-bat-dau-
90580.html)
- Bên cạnh việc quan tâm sức khỏe và chất lượng, thì việc uống sữa
làm từ hạt còn bắt nguồn từ xu hướng ăn chay của thế giới nói
chung và việt nam nói riêng.
- Dựa theo một khảo sát của công ty Vinaresearch điều tra trên 355
nam và 304 nữ từ 16 tuổi trở lên
- Trong tổng số 659 người tham gia khảo sát thì có hơn một nửa
thường xuyên ăn chay, chiếm 59%. Đa số thường ăn chay vào các
thời điểm như ngày Rằm và Mồng Một hàng tháng, hay vào những
dịp lễ lớn của Phật giáo. Giữa nam giới và nữ giới không có sự
khác biệt nhiều về mức độ thường xuyên ăn chay.
- Điều này chứng tỏ giới trẻ hiện nay đang có xu hướng ăn chay
nhiều hơn và họ sẽ chọn những loại đồ ăn thức uống có nguồn gốc
thiên nhiên, đây sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng mà Vinamilk
nên đánh mạnh vào trong tương lai.
(https://vinaresearch.net/public/news/563-
Xu_huong_an_chay_cua_nguoi_Viet_Nam.vnrs)
III. Về chính trị
1. Cơ hội phát triển ổn định ở một nơi có nền an ninh đảm bảo, chính trị
ổn định như việt nam.
- Dân việt nam có câu An cư lạc nghiệp, điều này cũng có nét tương
đồng về môi trường phát triển của các doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp thì môi trường chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng
minh bạch là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thành lập
và phát triển một cách thuận lợi, Việt Nam ta là một nơi như vậy,
Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất
ổn về an ninh, chính trị. Các nước thường có chính sách bảo hộ
cho ngành Sữa trong nước mặc dù đã tham gia WTO. Thời gian tới
khi chính sách bảo hộ được chính phủ Việt Nam được xem xét và
đưa vào áp dụng, doanh nghiệp ngành Sữa Việt Nam sẽ có thêm
lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh mạnh
hay yếu lại tùy thuộc vào cách thức xây dựng chính sách bảo
hộ của chính phủ Việt Nam. Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm
2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành
phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành thực
phẩm Việt Nam nói chung và ngành Sữa nói riêng.
- Ngoài môi trường thuận lợi, mức độ an toàn của Việt Nam luôn
được cải thiện theo từng năm. Việt Nam đang dần trở thành quốc
gia an toàn hơn so với nhiều nước khác và đã tăng lên 11 hạng về
chỉ số an toàn, xếp thứ 76 trong 187 quốc gia trên thế giới. Đó là
thông tin được đưa ra tại buổi họp báo diễn ra sáng 18/4, tại
TPHCM, do UL - công ty về khoa học an toàn toàn cầu thực hiện.
Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2017, tỷ lệ thương
tích nói chung đã giảm đáng kể, tỷ lệ tử vong do đuối nước giảm
15%, ngộ độc giảm 14% và tử vong do giao thông giảm 8%. Điều
này đã giúp Việt Nam nâng vị trí xếp hạng lên đứng thứ 5 trong
khu vực Đông Nam Á về chỉ số an toàn. Chỉ số an toàn được
nghiên cứu dựa trên 3 yếu tố ảnh hưởng: các yếu tố về thể chế như
kinh tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, thương tích không chủ ý và tử
vong. Việc nghiên cứu xếp loại chỉ số an toàn giúp thúc đẩy môi
trường sống và làm việc an toàn cho người dân Việt Nam cũng như
các quốc gia khác trong khu vực và thế giới. Chỉ số này cũng đóng
góp thông tin về mặt sức khỏe và an toàn công cộng. Việc gia tăng
chỉ số an toàn là nhờ Việt Nam đã có những nỗ lực thực hiện các
chính sách ưu tiên đầu tư để cải thiện mức độ an toàn.
(http://voh.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/muc-do-an-toan-cua-viet-nam-
tang-11-hang-267986.html)
- Bên cạnh độ an toàn và môi trường, thì sức mạnh quân sự cũng là
một yếu tố chính làm thu hút sự phát triển và đầu tư kinh tế, bởi lẽ
ở Việt Nam rất ít khi có một vụ khủng bố lớn nào làm tắc nghẽn
kinh tế nước ta. Năm 2017, sức mạnh quân sự Việt Nam tăng
đáng kể trên bậc xếp hạng của website GlobalFirepower, đứng
vị trí thứ 16 trong số 133 nước và vùng lãnh thổ. Trang web
GlobalFirepower (tạm dịch là Hỏa lực Toàn cầu) đánh giá sức
mạnh quân sự các nước trên các phương diện như nhân lực, không
quân (đánh giá các loại máy bay của tất cả các quân chủng), lục
quân, hải quân, tài nguyên, hậu cần, tài chính, và địa lý.
Việt Nam đứng ở vị trí 16 trong bảng xếp hạng của GFP năm
2017, gồm 133 nước và vùng lãnh thổ. Ảnh chụp màn hình trang
web GFP.
- Năm 2016, GlobalFirepower (GFP) xếp Việt Nam ở vị trí 17
nhưng là 17 trong tổng số 126 nước và vùng lãnh thổ. Như vậy so
với năm 2016, sức mạnh quân sự của Việt Nam 2017 về thực chất
có thể coi là tăng vài bậc chứ không chỉ một bậc. Trong bảng xếp
hạng của GFP 2017, Việt Nam đứng trên Brazil, Đài Loan (Trung
Quốc), Ba Lan và Thái Lan trong top 20. Việt Nam xếp ngay dưới
Hàn Quốc, Pakistan, Indonesia, và Israel.
IV. Về cạnh tranh
1. Cơ hội cho vinamilk đánh bại các tay chơi sẵn có và sắp gia
nhập ở Việt Nam khi Việt Nam gia nhập TPCPP và TPP.
- Khi gia nhập TPP và TPCPP, Việt Nam sẽ giảm thuế còn 0% ở
ngành sữa, việc này sẽ khiến cho ngành sữa Việt Nam sẽ bị tấn
công mạnh, khiến thị trường sữa giảm giá. Việc này tạo một áp lực
lớn lên không chỉ Vinamilk mà còn lên các doanh nghiệp đang
kinh doanh mảng sữa như Nutifood, FrieslandCampina, TH True
Milk... Điều này về lâu về dài sẽ khiến các doanh nghiệp nếu
không có đủ thị phần, nhà phân phối cùng các cơ sở vật chất đủ
mạnh sẽ dễ dàng suy yếu và bị đánh bật khỏi thị trường.
- Có thể thấy rằng, khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam phải mở cửa
để đón các dòng sản phẩm với thuế suất về 0%, mặt hàng sữa, một
mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam, sẽ phải đương
đầu với cuộc tấn công khốc liệt và trực diện từ các “ông hoàng”
sữa thế giới, đặc biệt là Mỹ, Úc và New Zealand.
(https://vietstock.vn/2018/03/nhom-nganh-chiu-tac-dong-tu-cptpp-
sua-viet-va-noi-lo-thua-tren-san-nha-768-587438.htm)
- Nhưng Vinamilk với nguồn vốn hơn 10 tỷ USD, doanh thu hàng
năm hơn 36,000 tỷ đồng, cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ, kênh
phân phối lớn mạnh sẽ có ưu thế trong việc trụ lại về lâu về dài
cùng với đó là thương hiệu việt và hình ảnh những chú bò của
vinamilk đã in sâu vào kí ức mọi tầng lớp dân chúng việt nam khó
lòng mà bị xóa mờ nhanh chóng như các nhãn hiệu khác.

You might also like