You are on page 1of 14

Cơ hội

1. Về kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường năm 1986, Việt Nam đã có những
bước tiến mạnh mẽ. GDP trên đầu người đạt 1068 USD tính đến cuối năm
2009 so với mức 700 USD năm 2006 theo tính toán của IMF, con số này tăng
lên tới 2306 USD và dự kiến tăng tới 2600 cho tới năm 2024.

Các nhà đầu tư vẫn trung thành với thị trường Việt Nam trong suốt quãng thời
gian qua, năm 2009 FDI đầu tư vào việt nam là 21 tỉ USD(so với 64 tỉ năm
2008) thì nay đã tăng lên lại 28 tỉ USD vào tháng 10/2018 vừa qua.

Trong 18 ngành, lĩnh vực có vốn FDI như chế tạo, công nghiệp chế biến vẫn
tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đăng ký là 13,279 tỷ USD. Ngoài ra nhìn vào số
liệu trong năm nay hết sức phấn khởi: Có 954 lượt dự án đăng ký điều chỉnh
vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 6,543 tỷ đồng, bằng 90% so với
cùng kỳ năm 2017; 2.458 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư với tổng số vốn đăng ký cấp mới lên đến 15,028 tỷ USD, bằng 92,2% so
với cùng kỳ năm 2017; 5.342 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài với tổng giá trị vốn góp 6,34 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm
trước Tính đến ngày 20/9/2018, ước tính số vốn FDI thực hiện đã đạt 15,1 tỷ
USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017. Theo các nhà đầu tư nước ngoài
đã đầu tư vào 18 ngành, có 847 dự án đăng ký mới. Lĩnh vực kinh doanh bất
động sản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký là 5,714 tỷ USD có 79 dự án
đăng ký mới. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, mô tô, xe máy, sửa chữa
ô tô với tổng vốn đăng ký là 2,385 tỷ USD. Trong tổng 105 quốc gia có vốn
đầu tư vào Việt Nam thì Nhật Bản đang dẫn đầu với tổng vốn đăng ký là
7,684 tỷ USD có 356 dự án đăng ký mới, tiếp đó là Hàn Quốc, Singapore,…
Về địa bàn đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20/10/2018, Hà Nội là địa
phương dẫn đầu, tiếp theo là TP.HCM, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu…

(https://expertis.vn/von-fdi-dau-tu-lon-vao-viet-nam/)

Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu
tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh
tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh.
Thông thường sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành.

GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đã tăng trưởng 7,08% so với cùng kỳ
năm trước, theo số liệu của Tổng cục thống kê. Đây là kết quả tốt nhất trong nửa
đầu năm, kể từ năm 2011, cơ quan này cho biết.

Tính riêng trong hai quý đầu năm, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lần lượt
đạt 7,45% và 6,79% so với quý I và quý II.2017. Thông thường, các quý sau GDP
tăng trưởng mạnh hơn các quý trước. 2018 là năm hiếm hoi tăng trưởng quý II thấp
hơn quý I.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% - 6,8% trong năm 2018.

Chỉ cần duy trì mức trăng như hai quý đầu năm, Việt Nam sẽ dễ dàng vượt
chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2018.

Tăng trưởng của hai lĩnh vực đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế, là công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đạt mức kỷ lục trong nửa đầu năm nay.

Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng ba năm gần đây.
Đặc biệt, ngành công nghệ chế biến, chế tạo đạt mức tăng kỷ lục trên 13% so với
cùng kỳ năm ngoái.
 Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định như trên, đồng nghĩa với việc dân
việt nam đang thoát nghèo ngày càng nhiều hơn, cùng với lượng dân cư
đông đúc( hơn 97 triệu dân) thì thị trường việt nam là một nơi tiềm năng
cho việc phát triển thị trường sữa ở đây, và làm bàn đạp để Vinamilk vươn
xa hơn ở thị trường quốc tế

b. Lạm phát

Lạm phát cũng là 1 nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Lạm phát
cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao
sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư cuả các
doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình
trệ. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm
phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế , kích thích thị trường
tăng trưởng .

Trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017
là dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%). Là
một mức lạm phát tạm ổn và hợp lý, điều này làm cho lượng tiền mặt trong nhân
dân tăng trưởng chậm rãi lại, và tiền lương của họ có thể bắt kịp. Đồng nghĩa với
việc dân chúng có nhiều tiền để tiêu xài hơn vào mặt hàng tiêu dùng mức độ trung
cấp như sữa hay các chế phẩm từ sữa, vốn là các sản phẩm mà khi lạm phát cao họ
sẽ ít chi tiền để mua.

Và đặc biệt giá sữa của Vinamilk vẫn giữ ở mức trung bình dù chất lượng chỉ
có tăng lên do việc áp dụng các công nghệ mới, cụ thể giá sữa hộp và bịch vẫn giao
động từ 6.000 tới 15.000 đồng/hộp(bịch) và sữa bột giao động từ 150.000 tới
250.000 đồng/lon.
 Tạo điều kiện cho người dân mua nhiều sữa hơn, từng bước mở rộng và
thâu tóm thị phần trong nước.

c. Chính sách tiền tệ, tỉ giá hối đoái và lãi suất

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái có thể tạo vận hội tốt cho doanh nghiệp.
Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế
của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của
các doanh nghiệp. Lãi xuất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh
nghiệp. Đồng thời khi lãi xuất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền
vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
Từ năm 2009 đến nay, mặt bằng lãi suất đã có nhiều biến động theo những
thăng trầm của nền kinh tế. Về cơ bản, lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn
2009-2011 do lạm phát tăng cao khiến NHNN phải áp dụng chính sách thắt
chặt tiền tệ. Điều này đã dẫn tới hiện tượng khan hiếm tiền đồng trên toàn
hệ thống, thúc đẩy các ngân hàng bước vào cuộc chạy đua lãi suất mặc dù
NHNN đã đưa ra nhiều chính sách để hạn chế tình trạng tăng lãi suất. Trong
giai đoạn 2012-2014, mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm dần theo định hướng
của NHNN. Cùng với đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP và lạm phát đều
khởi sắc hơn, tạo đà cho các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng lãi suất được duy trì tương đối ổn định theo
chiều hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ (tuy nhiên gần đây lãi suất huy động
trung dài hạn có chiều hướng tăng do các ngân hàng cần huy động nguồn
vốn TDH để đáp ứng Thông tư 06), giữ nguyên lãi suất huy động USD ở
mức 0% và tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế và chống đô la hóa.
 Việc giảm và duy trì lãi suất ở mức thấp là điều kiện tiên quyết giúp cho
doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định khi kinh doanh. Với lãi suất thấp như
này sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để vay tiền khiến ngân
hàng chỉ còn lo lắng về vấn đề lòng tin đối với doanh nghiệp, thứ mà
Vinamilk luôn sẵn có với kinh nghiệm và uy tín kinh doanh lâu năm dày
dặn của mình.
(http://research.lienvietpostbank.com.vn/dien-bien-lai-suat-tu-nam-2009-
den-nay)

Tỷ giá hối đoái tăng do ảnh hưởng từ thế giới Việc Fed tăng lãi suất lần
thứ hai trong quý 2 là một trong những nhân tố quan trọng nhất đẩy đồng
USD tăng giá và khiến nhiều đồng nội tệ mất giá. Điều này tác động đáng
kể tới tỷ giá hối đoái VND/USD trong quý 2. Theo đó, cả tỷ giá trung tâm
và tỷ giá giao dịch tại các NHTM đều tăng nhẹ.

 Việc này cũng đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài,
khiến sữa rẻ hơn ở thị trường quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh ở môi trường
quốc tế, trong khi đó cũng nâng giá chứng khoán của Vinamilk lên, thu hút
thêm 1 khoản đầu tư không nhỏ.

d. Hệ thống thuế và mức thuế

Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông
qua luật thuế.
Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc
nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của
doanh nghiệp thay đổi.

Theo khảo sát của Ban Bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ
Công Thương, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn từ 20% - 40%
so với giá sữa cùng loại ở các nước trong cùng khu vực. Mức thuế suất trung bình
với sữa bột nguyên liệu ở Việt Nam là 3-5%, còn sữa nguyên hộp là khoảng 20%;
thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ở các nước khác trong khu vực, ví dụ như Thái
Lan, thuế nhập khẩu các mặt hàng này dao động từ 9-40% (DDDN, 2009).

 Chứng tỏ rằng trong ngành sữa, các công ty sữa ở VN ta khá được Chính
phủ cưng chiều và ưu ái, là điều kiện để Vinamilk phát triển mạnh hơn,
chiếm lĩnh thị trường nội địa làm bàn đạp khi vươn xa ra thị trường quốc tế.

(http://www.ors.com.vn/upload/BaoCaoPhanTich/20100429153930BAOCA
ONGANHSUA.pdf)

Ngoài ra khi CPTPP có hiệu lực, các nước khác sẽ mở cửa để đón các dòng sản
phẩm từ việt nam với mức thuế suất 0%, và ngành sữa nói chung và Vinamilk nói
riêng, với ưu thế về nền nông nghiệp nước nhà sẽ có cơ hội thâm nhập và thâu tóm
thị phần ở các thị trường đó.

2. Về xã hội, văn hóa, nhân khẩu học và môi trường tự


nhiên

2.1. Môi trường tự nhiên

- Một số nhà cung cấp sữa lớn của Vinamilk


Tên nhà cung cấp Sản phẩm
Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột
Hoogwegt International BV Sữa bột
Perstima Binh Duong, Vỏ hộp
Tetra Pak Indochina Thùng carton đóng gói và
máy đóng gói

+ Vinamilk có 4 trang trại nuôi bò sữa ở Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm
Đồng, Thanh Hóa với khoảng 10.000 con bò sữa cung cấp khoảng hơn 50%
lượng sữa tươi nguyên liệu của công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông
dân.Vinamilk tự chủ động trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ
thuộc vào nước ngoài.

+ Ngoài ra, công ty còn có những đối tác là các trang trại bò sữa trong cả
nước.

- Quy mô đối tác:

+ Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực
về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng
mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất
lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty
Vinamilk.
+ Hoogwegt International đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế
giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà
sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói
chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Hoogwegt có khả năng đưa ra những
thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh
hướng của thị trường sữa ngày nay.

+ Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, chúng tôi có các mối quan hệ lâu
bền với các nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua.

 Với số lượng nguồn cung lớn làm hậu thuẫn, cộng với tiếng vang về ngành
nông nghiệp nước nhà, Vinamilk có lợi thế trong việc đảm bảo chất lượng
và số lượng trong kinh doanh trong và ngoài nước.

2.2. Nhân khẩu

Dân số Việt Nam lớn, theo thống kê năm 2017 là 95,54 triệu người, theo
dự báo của tổng cục thống kê, dân số việt nam sẽ đạt tới 102.7 triệu người
vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm 2049.

Với quy mô dân số tăng tương đối nhanh mở ra cho sữa Vinamilk thị
trường rộng lớn, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu. Với việc
tư duy nhân dân Việt Nam hiện nay đang quốc tế hóa và vấn đề chiều cao
cũng vậy, khiến cho việc hầu hết mọi người đều chú ý đến việc mua và
uống sữa một cách đều đặn và nhiều hơn. Trước đây hầu hết các sản phẩm
sữa được tiêu thụ mạnh ở các khu vực thành thị, thì giờ đây ở nông thôn
mức độ tiêu thụ cũng đang cải thiện và tăng mạnh, 1 phần là do các siêu
thị ở nông thôn phát triển hơn.
Báo cáo cho thấy, ở hai thành phố chính là Hà Nội và TPHCM thì ngành
hàng sữa bột cho trẻ trên 1 tuổi hiện đang đối mặt với tình trạng suy giảm
lượng người mua lẫn sản lượng tiêu thụ mặc dù thị trường FMCG đang
sáng sủa hơn. Trong khi ở nông thôn, sữa và các sản phẩm từ sữa có mức
tăng trưởng tốt. Cụ thể, tăng trưởng giá trị đạt 10% và tăng trưởng khối
lượng đạt 7%. Ở mặt bằng chung, thị trường FMCG ở 4 thành phố lớn là
Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Cần Thơ tiếp tục tăng trưởng cả về giá trị
(5,6%) lẫn khối lượng (2,8%), còn thị trường nông thôn đang lấy lại đà
tăng trưởng. Trong ngắn hạn, thị trường ở nông thôn đã đạt mức tăng
trưởng cao nhất từ quí 2-2016 đến nay, tăng trưởng về giá trị (5,1%) và
tăng trưởng khối lượng (2,9%).

(https://www.thesaigontimes.vn/160771/Tieu-thu-sua-cac-san-pham-tu-
sua-tai-thanh-thi-giam.html)

3. Tình hình chính trị, chính phủ và pháp luật


3.1. Môi trường chính trị

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị
khá ổn định kể từ khi kết thúc là thuộc địa của Đế quốc Mỹ.

Việt Nam đứng thứ 59/163 quốc gia và vùng lãnh thổ theo Chỉ số Hoà bình
Toàn cầu và là một trong 10 nước hoàn toàn không có xung đột theo Viện Kinh tế
và Hòa bình (IEP).

3.2. Luật pháp

Chính phủ Việt Nam đã đề ra bộ tiêu chuẩn sữa, TCVN 7028:2009 do Ban
kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố.

Đây chính là tiêu chuẩn mà chỉ cần Vinamilk đạt được, sẽ có được một bằng
chứng nhận về chất lượng sữa của mình, khiến người tiêu dùng yên tâm khi
lựa chọn sữa của Vinamilk, tạo được lợi thế khi cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác.

3.3. Chính phủ

Vinamilk luôn cam kết thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước,
chính phủ về bảo vệ môi trường, thực hiện luật lao động, kinh tế, cạnh tranh
lành mạnh, sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu
dùng...

Vinamilk cũng nhận được sự quan tâm, ưu đãi của nhà nước thông qua các
chính sách khuyến khích nông dân nuôi bò sữa ở các vùng cao nguyên, đổi
núi, vùng kinh tế mới. Chính từ những chính sách đó tạo nguồn nguyên liệu
cho công ty, giảm thiệu được lượng lớn nguyên liệu nhập khẩu. Để tự đó
ngành sữa trong nước phát triển.

4. Về công nghệ

Vinamilk luôn chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ

Để có được sự ghi nhận này, Vinamilk luôn chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị,
công nghệ nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Lãnh đạo Vinamilk nhiều lần khẳng định sẽ luôn đẩy mạnh mũi nhọn khoa học
công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nhằm tăng
chủng loại và tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, lựa chọn công
nghệ thích hợp đối với các sản phẩm mới, nâng cao trình độ cạnh tranh đối với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường…

Trong 5 năm vừa qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để
đầu tư xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao ngang tầm khu vực và
thế giới. Nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa
tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay,
nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu
vào đến đầu ra sản phẩm.

Từ 2 nhà máy sữa đầu tiên là Nhà máy Sữa Thống Nhất và Nhà máy Sữa Trường
Thọ, đến nay Vinamilk đã có tổng cộng 13 nhà máy trên cả nước, trải dài từ Bắc đến
Nam, mà nổi bật nhất là siêu nhà máy sữa sản xuất sữa nước hiện đại bậc nhất Thế
giới.

Nói thêm về siêu nhà máy sữa nước Vinamilk tại Bình Dương, đây là một trong số
ít nhà máy trên thế giới có công nghệ tự động tiên tiến nhất mà tập đoàn Tetra Pak
từng triển khai. Với diện tích xây dựng 20 ha, công suất giai đoạn 1 là hơn 400 triệu
lít sữa/năm và dự kiến đầu tư tiếp giai đoạn 2 vào năm 2017 để nâng công suất lên
800 triệu lít sữa/năm.

Hiện nay tại Việt Nam, Vinamilk đứng đầu thị phần ngành hàng sữa nước. Năm
2016, ước tính Vinamilk đưa ra thị trường hơn 7 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ
cho người tiêu dùng cả nước. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm của Vinamilk hiện
có mặt ở 43 nước trên thế giới.

Theo đánh giá của giới chuyên gia trong ngành, cùng với mục tiêu phát triển bền
vững và vươn tầm quốc tế, Vinamilk đã có những đổi mới không ngừng, luôn đặt
người tiêu dùng trong tâm điểm kinh doanh khi luôn đưa ra những giải pháp đảm
bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Với sự ra đời của siêu nhà máy sữa hiện đại
nhất Việt Nam, Vinamilk đang dần hiện thực hóa giấc mơ đưa thương hiệu sữa
Vinamilk vào bản đồ ngành sữa thế giới và trở thành thương hiệu đáng tin cậy hàng
đầu cho hàng triệu gia đình Việt và trên thế giới.

Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc
sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn)
Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách
khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn
sàng cho chế biến tiệt trùng UHT. Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có
hại và bào tử vi sinh vật.

Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 độ C, sau đó
sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 độ C, giữ được hương vị tự nhiên và các thành
phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển đến chứa
trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.

Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng
UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon
trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.

(http://baodatviet.vn/kinh-te/vinamilk-luon-chu-trong-dau-tu-doi-moi-thiet-
bi-cong-nghe-3326041/)

5. Về cạnh tranh

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang tồn tại nhiều xu hướng trái ngược
nhau. Điều này một mặt mang lại cơ hội, cũng đồng thời tạo ra thách thức cho
việc phát triển, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của ngành sữa Việt
Nam khi hội nhập quốc tế.

Để đánh giá về áp lực cạnh tranh của Vinamilk, ta tiến hành phân tích mô
hình 5 tác lực cạnh tranh của Porter

- Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: các công ty trong ngành sữa
có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu
sữa, trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng sữa của
cả nước. Bên cạnh đó, ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập
khẩu từ nước ngoài. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp
tương đối cao.
- Năng lực thương lượng của người mua: ngành sữa không chịu áp lực
bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu
mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn
phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ phia
nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng của
người mua thấp.
- Đe dọa của sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản
phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng ,
sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe
khác như nước giải khát…Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm
thay thế.
- Nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng: Đối với sản phẩm sữa thì
chi phí gia nhập ngành không cao. Ngược lại chi phí gia nhập ngành đối
với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng hơn để thiết
lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy nguy cơ
của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao.
- Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: ngành sữa bị cạnh tranh
cao ở các công ty sữa trong ngành như Hanoimilk, Abbott, Mead Jonson,
Nestlé, Dutch lady…Trong tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục
mở rộng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
Như vậy ngành sữalà môi trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư vì sự cạnh tranh cao, môi trường nhập cuộc tương đối cao, chưa có sản
phẩm thay thế nào tôt trên thị trường, nhà cung cấp và người mua có vị trí
không cao trên thị trường.

(https://text.123doc.org/document/2417115-loi-the-canh-tranh-va-nang-luc-
dac-thu-cua-cong-ty-vinamilk-phan-tich-moi-truong-ben-ngoai-ben-trong.htm)

You might also like