You are on page 1of 13

Cơ hội

- Về kinh tế
- Vinamilk có cơ hội phát triển lớn và dẫn đầu ngành trong thị trường
sữa việt nam - một nền kinh tế mạnh mẽ.
 Lí do
+ Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế ổn định, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị
trường năm 1986, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. GDP trên đầu
người đạt 1068 USD tính đến cuối năm 2009 so với mức 700 USD năm 2006
theo tính toán của IMF, con số này tăng lên tới 2306 USD và dự kiến tăng tới
2600 cho tới năm 2024.
+ Các nhà đầu tư vẫn trung thành với thị trường Việt Nam trong suốt quãng
thời gian qua, năm 2009 FDI đầu tư vào việt nam là 21 tỉ USD(so với 64 tỉ
năm 2008) thì nay đã tăng lên lại 28 tỉ USD vào tháng 10/2018 vừa qua.
+ Trong 18 ngành, lĩnh vực có vốn FDI như chế tạo, công nghiệp chế biến
vẫn tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đăng ký là 13,279 tỷ USD. Ngoài ra nhìn
vào số liệu trong năm nay hết sức phấn khởi: Có 954 lượt dự án đăng ký điều
chỉnh vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 6,543 tỷ đồng, bằng 90%
so với cùng kỳ năm 2017; 2.458 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký cấp mới lên đến 15,028 tỷ USD, bằng
92,2% so với cùng kỳ năm 2017; 5.342 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 6,34 tỷ USD, tăng 35,8% so với
cùng kỳ năm trước Tính đến ngày 20/9/2018, ước tính số vốn FDI thực hiện
đã đạt 15,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017. Theo các nhà đầu tư
nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, có 847 dự án đăng ký mới. Lĩnh vực kinh
doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký là 5,714 tỷ USD có 79
dự án đăng ký mới. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, mô tô, xe máy, sửa
chữa ô tô với tổng vốn đăng ký là 2,385 tỷ USD. Trong tổng 105 quốc gia có
vốn đầu tư vào Việt Nam thì Nhật Bản đang dẫn đầu với tổng vốn đăng ký là
7,684 tỷ USD có 356 dự án đăng ký mới, tiếp đó là Hàn Quốc, Singapore,…
Về địa bàn đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20/10/2018, Hà Nội là địa
phương dẫn đầu, tiếp theo là TP.HCM, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu…
(https://expertis.vn/von-fdi-dau-tu-lon-vao-viet-nam)
+ Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Điều này là
bởi Việt Nam là một quốc gia đông dân, cơ cấu dân số trẻ với mức tăng dân
số cao khoảng 1,2%/năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình
quân đầu người tăng 14,2%/năm. Những yếu tố này kết hợp với xu thế cải
thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu
thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.

+ Thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Nếu cách đây vài năm chỉ
một vài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trường
thì nay hàng chục thương hiệu từ Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk, Mộc
Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi milk gia nhập
với mức giá chênh lệch không nhiều.
(http://www.brandsvietnam.com/4594-Thi-truong-sua-nuoc-Cuoc-chien-)
- Về chính trị, chính phủ, pháp luật
- Cơ hội của Vinamilk để mở rộng thị trường bên ngoài.
 Lí do

+ Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái có thể tạo vận hội tốt cho doanh
nghiệp. Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế có ảnh hưởng
đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt
động của các doanh nghiệp. Lãi xuất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của
các doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi xuất tăng cũng sẽ khuyến khích người
dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng
giảm xuống.
+ Từ năm 2009 đến nay, mặt bằng lãi suất đã có nhiều biến động theo
những thăng trầm của nền kinh tế. Về cơ bản, lãi suất tăng mạnh trong giai
đoạn 2009-2011 do lạm phát tăng cao khiến NHNN phải áp dụng chính
sách thắt chặt tiền tệ. Điều này đã dẫn tới hiện tượng khan hiếm tiền đồng
trên toàn hệ thống, thúc đẩy các ngân hàng bước vào cuộc chạy đua lãi
suất mặc dù NHNN đã đưa ra nhiều chính sách để hạn chế tình trạng tăng
lãi suất. Trong giai đoạn 2012-2014, mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm dần
theo định hướng của NHNN. Cùng với đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô như
GDP và lạm phát đều khởi sắc hơn, tạo đà cho các ngân hàng tiếp tục giảm
lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng lãi suất được duy
trì tương đối ổn định theo chiều hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ (tuy nhiên
gần đây lãi suất huy động trung dài hạn có chiều hướng tăng do các ngân
hàng cần huy động nguồn vốn TDH để đáp ứng Thông tư 06), giữ nguyên
lãi suất huy động USD ở mức 0% và tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD để
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chống đô la hóa.
 Việc giảm và duy trì lãi suất ở mức thấp là điều kiện tiên quyết giúp cho
doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định khi kinh doanh. Với lãi suất thấp như
này sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để vay tiền khiến
ngân hàng chỉ còn lo lắng về vấn đề lòng tin đối với doanh nghiệp, thứ mà
Vinamilk luôn sẵn có với kinh nghiệm và uy tín kinh doanh lâu năm dày
dặn của mình. Điều này phần nào giúp Vinamilk có hậu thuẫn vững chắc
khi tiến sâu ra thị trường ngoại.

+ Tỷ giá hối đoái tăng do ảnh hưởng từ thế giới Việc Fed tăng lãi suất lần
thứ hai trong quý 2 là một trong những nhân tố quan trọng nhất đẩy đồng
USD tăng giá và khiến nhiều đồng nội tệ mất giá. Điều này tác động đáng
kể tới tỷ giá hối đoái VND/USD trong quý 2. Theo đó, cả tỷ giá trung tâm
và tỷ giá giao dịch tại các NHTM đều tăng nhẹ.
 Việc này cũng đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài,
khiến sữa rẻ hơn ở thị trường quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh ở môi trường
quốc tế, trong khi đó cũng nâng giá chứng khoán của Vinamilk lên, thu hút
thêm 1 khoản đầu tư không nhỏ.

+ Ngoài ra khi CPTPP có hiệu lực, các nước khác sẽ mở cửa để đón các dòng
sản phẩm từ việt nam với mức thuế suất 0%, và ngành sữa nói chung và Vinamilk
nói riêng, với ưu thế về nền nông nghiệp nước nhà sẽ có cơ hội thâm nhập và thâu
tóm thị phần ở các thị trường đó.

– Nguồn và giá nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính
phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm:
 Lí do
+ Với chỉ tiêu phát triển ngành sữa dưới đây, có nghĩa là chính phủ sẽ ưu ái hơn
cho các công ty sản xuất sữa quốc nội, đặc biệt là công ty có 1 phần vốn cổ phần
nhà nước như Vinamilk, với chính sách đó vấn đề nguyên liệu cho công ty không
còn là gánh nặng quá lớn, giúp công ty 1 phần nào đó kiểm soát chi phí và nguyên
liệu đầu vào.

(http://www.dairyvietnam.com/vn/TT-Sua-Viet-nam/Muc-tieu-phat-trien-nganh-
sua-Viet-Nam.html hình ảnh của trang lấy từ bộ công thương)

+ Theo khảo sát của Ban Bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh,
Bộ Công Thương, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn từ 20% -
40% so với giá sữa cùng loại ở các nước trong cùng khu vực. Mức thuế suất trung
bình với sữa bột nguyên liệu ở Việt Nam là 3-5%, còn sữa nguyên hộp là khoảng
20%; thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ở các nước khác trong khu vực, ví dụ
như Thái Lan, thuế nhập khẩu các mặt hàng này dao động từ 9-40% (DDDN,
2009).

 Chứng tỏ rằng trong ngành sữa, các công ty sữa ở VN ta khá được Chính
phủ cưng chiều và ưu ái, là điều kiện để Vinamilk phát triển mạnh hơn,
chiếm lĩnh thị trường nội địa làm bàn đạp khi vươn xa ra thị trường quốc
tế.
(http://www.ors.com.vn/upload/BaoCaoPhanTich/20100429153930BAOCA
ONGANHSUA.pdf)

- Về xã hội, văn hóa, nhân khẩu học và môi trường tự nhiên


- Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn:

+ Dân số Việt Nam lớn, theo thống kê năm 2017 là 95,54 triệu người, theo
dự báo của tổng cục thống kê, dân số việt nam sẽ đạt tới 102.7 triệu người
vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm 2049.

+ Với quy mô dân số tăng tương đối nhanh mở ra cho sữa Vinamilk thị
trường rộng lớn, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu. Với việc
tư duy nhân dân Việt Nam hiện nay đang quốc tế hóa và vấn đề chiều cao
cũng vậy, khiến cho việc hầu hết mọi người đều chú ý đến việc mua và
uống sữa một cách đều đặn và nhiều hơn. Trước đây hầu hết các sản phẩm
sữa được tiêu thụ mạnh ở các khu vực thành thị, thì giờ đây ở nông thôn
mức độ tiêu thụ cũng đang cải thiện và tăng mạnh, 1 phần là do các siêu
thị ở nông thôn phát triển hơn.

+ Báo cáo cho thấy, ở hai thành phố chính là Hà Nội và TPHCM thì ngành
hàng sữa bột cho trẻ trên 1 tuổi hiện đang đối mặt với tình trạng suy giảm
lượng người mua lẫn sản lượng tiêu thụ mặc dù thị trường FMCG đang
sáng sủa hơn. Trong khi ở nông thôn, sữa và các sản phẩm từ sữa có mức
tăng trưởng tốt. Cụ thể, tăng trưởng giá trị đạt 10% và tăng trưởng khối
lượng đạt 7%. Ở mặt bằng chung, thị trường FMCG ở 4 thành phố lớn là
Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Cần Thơ tiếp tục tăng trưởng cả về giá trị
(5,6%) lẫn khối lượng (2,8%), còn thị trường nông thôn đang lấy lại đà
tăng trưởng. Trong ngắn hạn, thị trường ở nông thôn đã đạt mức tăng
trưởng cao nhất từ quí 2-2016 đến nay, tăng trưởng về giá trị (5,1%) và
tăng trưởng khối lượng (2,9%).

(https://www.thesaigontimes.vn/160771/Tieu-thu-sua-cac-san-pham-tu-
sua-tai-thanh-thi-giam.html)
+ Ngành sữa đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nên Vinamilk có nhiều tiềm
năng phát triển. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam
tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của kinh tế, người tiêu dùng
quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm sữa.
Mức tiêu thụ bình quân của Việt Nam hiện nay là 14l/người/năm, thấp hơn
so với Thái Lan (23l/người/năm), Trung Quốc (25l/người/năm).
+ Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân
số là trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn.
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6%/năm.
- Về cạnh tranh
- Các đối thủ cạnh tranh đang suy yếu do nhiều lí do như là vấn đề liên
quan đến chất lượng và quan điểm người Việt dùng hàng Việt được
hưởng ứng, hay là mức độ nhận diện của các hãng sữa khác không cao:

+ Thị phần sữa Việt Nam hiện nay là sân chơi của các ông lớn như Vinamilk, Nestle,
Frieslandcampina, Nutifood,.. thế nhưng các ông lớn trên khó có ai toàn diện được
như Vinamilk về chất lượng hay là mức độ nhận diện sản phẩm. Cụ thể là ông lớn
Nestle với các vụ bê bối với sản phẩm Milo của mình.
“Nestle vừa phải bỏ nhãn đánh giá 4,5 sao tốt cho sức khỏe trên sản phẩm Milo
hộp thiếc sau khi bị tố lách luật để có mức điểm cao.

Theo Sysney Morning Herald, sau một thời gian dài bị tố cáo lợi dụng lỗ hổng trong
hệ thống đánh giá sao tốt cho sức khỏe, Nestle đã phải xóa bỏ nhãn đánh giá 4,5 sao
trên các sản phẩm thức uống lúa mạch Milo.

Hệ thống sao không để đánh giá chất lượng sản phẩm

Cụ thể, Milo, sản phẩm có nguồn gốc chocolate và lúa mạch dạng bột có lượng
đường chiếm gần một nửa thành phần, đã mang đánh giá sao không chính xác trong
3,5 năm liền.

Lợi dụng hệ thống chấm sao theo "cách pha chế", Nestle đã tính toán sản phẩn Milo
được 4,5 sao nếu một người Australia pha 3 thìa sản phẩm với 200 ml sữa tách béo.
Vấn đề nằm ở việc sản phẩm Milo thường được pha chế theo nhiều cách như pha
với sữa nguyên kem, ăn trực tiếp bột Milo hoặc rắc bột lên kem. Nếu được dùng
riêng lẻ, sản phẩm Milo chỉ có mức đánh giá sao sức khỏe là 1,5 sao.

Tổ chức tiêu dùng Choice tin rằng Nestle chỉ nên gắn mác 1,5 sao vì sức khỏe cho
sản phẩm Milo.

Cơ quan này cũng cho rằng việc Nestle xóa bỏ nhãn đánh giá là một chiến thắng của
những người tiêu dùng.

"Khi người tiêu dùng nhìn thấy một sản phẩm có chứa gần một nửa là đường mà vẫn
mang nhãn 4,5 sao, họ sẽ có quyền thắc mắc về hệ thống đánh giá sao sức khỏe",
chuyên gia Katinka Day từ Choice cho hay.

Trong khi đó, tờ Syney Morning Herald cũng dẫn lời hãng thực phẩm này thừa nhận
mức đánh giá sao sức khỏe cao của Milo có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Hãng vẫn sẽ tuân theo hệ thống chấm sao được thiết kế để giúp người tiêu dùng lựa
chọn các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng sẽ bỏ mức đánh giá sao.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện của Nestle Việt Nam lý giải hệ thống tiêu chuẩn đánh
giá sản phẩm tốt cho sức khỏe tại Australia và New Zealand giúp người tiêu dùng
có thông tin ban đầu để lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe, không dùng để đánh
giá về chất lượng sản phẩm.”

(http://docbao.vn/kinh-te/nestle-bi-to-lach-luat-phai-bo-nhan-cham-diem-45-sao-
tren-milo-tintuc522154)

+ Cộng thêm vụ việc gần đây là gần 400 học sinh ở hậu giang nhập viện sau khi
uống sữa Milo, khiến cho nhãn hàng lớn này phần nào mất đi lòng tin ở người sử
dụng.

(https://news.zing.vn/gan-400-hoc-sinh-nhap-vien-sau-khi-uong-sua-milo-mien-
phi-post790886.html)

+ Ngoài việc ông lớn Nestle dính bê bối chất lượng, chính sản phẩm của công ty này
đã thua trong một cuộc chiến nhỏ về quảng cáo với công ty Ovaltine.
+ Bên cạnh thua về chất lượng, các công ty sữa lớn khác còn yếu kém về mức độ
nhận biết thương hiệu, là cơ hội cho Vinamilk độc chiếm thị trường này trong
tương lai.
(- Top of mind (Nhận biết đầu tiên không có gợi ý)
- Expansive (Độ phủ quảng cáo của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông
TV/ báo/ tạp chí/ bảng quảng cáo,…)
- Ever used (Đã từng sử dụng)
- Most often used (Sử dụng thường xuyên nhất)
- Intention (Mong muốn sử dụng nhất trong tương lai).
- Top of mind (Nhận biết đầu tiên không có gợi ý)
- Expansive (Độ phủ quảng cáo của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông
TV/ báo/ tạp chí/ bảng quảng cáo,…)
- Ever used (Đã từng sử dụng)
- Most often used (Sử dụng thường xuyên nhất)
- Intention (Mong muốn sử dụng nhất trong tương lai). Nguồn Vinaresearch)
+ Sau hàng loạt phát hiện về sản phẩm sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc, các
nước lân cận và việc một số sản phẩm sữa bột thành phẩm có hàm lượng đạm thấp
hơn nhiều so với hàm lượng công bố trên bao bì tiếp tục được phát hiện trong năm
2009 đã góp phần thúc đẩy xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm
của những thương hiệu có uy tín. Đây là cơ hội lớn cho Vinamilk khẳng định chất
lượng sản phẩm của mình.
(https://anninhthudo.vn/the-gioi/lai-phat-hien-sua-nhiem-melamine-tai-trung-
quoc/376864.antd)
+ Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” (8/2009) mà mặt
hàng sữa được vận động đầu tiên đã làm tăng thêm sức cạnh tranh của các công ty
sữa trong nước, trong đó có Vinamilk.
+ Sau 8 năm thực hiện, cuộc vận động đã có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi suy nghĩ
của nhiều người tiêu dùng Việt. Khi tinh thần yêu nước được khơi gợi, trở thành nếp
văn hóa, trở thành hơi thở của cuộc sống, của mọi công dân thì mọi chuyện sẽ thay
đổi. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy người dân của các quốc gia đã và đang phát triển
như Trung Quốc, Nhật Bản... luôn ý thức về văn hóa tiêu thụ, nghĩa là tiêu thụ sản
phẩm trong nước, với họ đó là trách nhiệm, nghĩa vụ, như một cách khẳng định giá
trị của quốc gia mình.
(http://tapchimattran.vn/thuc-tien/cuoc-van-dong-nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-
hang-viet-nam-duoi-goc-nhin-van-hoa-10212.html)
- Trở thành người tiên phong và luôn dẫn đầu trong việc đầu tư ra thị
trường nước ngoài
+ Từ năm 2000, làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) được rộ lên thấy rõ ở cả Việt
Nam nói chung và ngành sữa nói riêng
+ Năm 2010 đánh dấu cột mốc mới trong hoạt động M&A của Vinamilk khi Công
ty tiến hành đầu tư ra nước ngoài, góp 19,3% vốn điều lệ xây dựng Nhà máy Sản
xuất sữa Miraka ở New Zealand. Vinamilk trở thành doanh nghiệp Việt Nam tiên
phong đầu tư sang thị trường sữa nước ngoài. New Zealand có vị trí địa lý thuận lợi,
khí hậu phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa và không bao lâu quốc gia này đã trở
thành nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.

+ Việc tiến hành M&A theo chiều dọc giúp Vinamilk tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị
sản xuất sữa, tận dụng hiệu quả kinh tế theo chiều dọc (Economies of Vertical
Integration), đảm bảo nguồn cung sữa cho thị trường trong nước không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, việc tiên phong đầu tư ra thị trường nước ngoài của Vinamilk cũng
được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao, cho dù kết quả khoản đầu tư này chưa thể
xác định, nhưng danh tiếng cũng như thương hiệu của Vinamilk đã tăng đáng kể sau
thương vụ này.

- Về công nghệ
- Cơ hội cắt giảm chi phí, tiếp cận công nghệ mới với sự đổi mới của Công
Nghiệp 4.0

+ Với sự phát triển và độ lan tỏa của Công nghiệp 4.0 hiện nay, là quá trình thay
đổi mô hình sản xuất và/hoặc kinh doanh, tạo ra doanh thu và giá trị mới bằng
công nghệ số (Digital Transformation) với đòn bẩy của công nghệ nền thế hệ thứ
ba (Third Platform Technology) bao gồm: Điện toán di động, mạng xã hội, điện
toán đám mây (i-Cloud Computing) và các gói dữ liệu lớn (Big Data), internet
kết nối vạn vật (IoT: Internet of Thing), công nghệ giám sát vận hành (OT:
Operational Technology), công nghệ người máy (Robotics)… Vinamilk có thể
tận dụng lợi thế này để tự động hóa chuỗi sản xuất của mình như hệ thống vắt
sữa tự động, thu hoạch tự động,... Cũng có thể áp dụng các các phương pháp như
JIT hay QTM, QTC để cải thiện 1 phần nào đó chuỗi cung ứng của mình, tối
thiểu hóa chi phí lưu kho và tăng vòng xoay hàng tồn kho như cách mà Apple
đang làm dù cả 2 ở 2 mảng ngành khác nhau.

+ Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với Big Data là một cơ hội lớn nếu như phân tích
được, ta sẽ nắm được nguồn thông tin lớn về khách hàng trong và ngoài nước, để
sửa đổi chiến lược marketing, phát triển R&D cho hợp với thị hiếu hiện tại và
tương lai, từng bước hùng bá và chiếm lĩnh thị trường.

- Cơ hội trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường về chất lượng
+ Theo thông tin mới nhất từ Công ty TNHH Nielsen Việt Nam, sản phẩm
sữa tươi Vinamilk 100% của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đứng
đầu về cả sản lượng lẫn doanh số bán ra trong phân khúc nhóm các nhãn hiệu
sữa tươi từ năm 2015 đến nay (*). Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn dẫn
đầu thị trường với sản phẩm sữa tươi số 1 Việt Nam và nhiều sản phẩm dinh
dưỡng chất lượng quốc tế. Với những nỗ lực cải tiến công nghệ và tiên phong
với các xu hướng sản phẩm mới, Vinamilk tiếp tục củng cố và khẳng định vị
trí là công ty sữa số 1 Việt Nam.
+ Vinamilk hiện đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô
lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống
trang trại sữa tươi Vinamilk 100% trải dài khắp Việt Nam tự hào là những
trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp
Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.).
+ Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển đàn bò sữa với
công nghệ hiện đại, có thể thấy như Vinamilk đã phát triển đàn bò ở khắp
các tỉnh thành. Cách phát triển của Vinamilk là đi song song bằng cả 2 chân.
"Mở một số trang trại làm giống công nghệ cao mà người dân không làm
được để chủ động một phần sữa. Còn lại doanh nghiệp ký hợp đồng với dân
để thu mua sữa. Doanh nghiệp đang thu mua sữa từ khoảng 120 ngàn con bò
sữa trong dân”, ông Chinh cho hay. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết thêm,
định hướng phát triển vùng nguyên liệu hiện nay rất rộng, còn phụ thuộc vào
doanh nghiệp đầu tư công nghệ như thế nào, quy mô chăn nuôi ra sao. Quan
điểm là không nên bám chặt vào cây lúa, vùng nào trồng lúa không hiệu quả
có thể để doanh nghiệp chuyển đổi để trồng cỏ nguyên liệu. Mục tiêu phấn
đấu từ nay đến năm 2030 phải chủ động được khoảng trên 50% nhu cầu về
sữa.

+ Ba năm vừa qua Vinamilk tiếp tục tăng trưởng 2 con số và gia tăng thị phần,
khẳng định vị trí số một của Vinamilk trong ngành sữa, nâng cao uy tín và niềm tin
về chất lượng với người tiêu dùng. Không ngừng nỗ lực áp dụng những công
nghệ và tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, Vinamilk
được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với
giá trị thương hiệu đạt 1.7 tỷ USD và liên tục trong 3 năm liền Vinamilk được bình
chọn là nhãn hàng tiêu dùng nhanh số 1 Việt Nam theo số liệu báo cáo của Kantar
Worldpanel. Uy tín của công ty cũng như chất lượng sản phẩm lại một lần nữa đã
được khẳng định khi sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% được Công ty Nielsen
chứng nhận là nhãn hiệu đứng đầu phân khúc sữa tươi Vinamilk trong năm 2015,
2016 và 7 tháng đầu năm 2017 về cả doanh số và sản lượng.
(https://www.vinamilk.com.vn/vi/thong-cao-bao-chi/1598/sua-tuoi-vinamilk-100-
thuong-hieu-sua-tuoi-dan-dau-thi-truong-viet-nam)

You might also like