You are on page 1of 3

I- Giới thiệu tổng quan

Tập đoàn dầu khí việt nam với tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP gọi tắt
là PETROVIETNAM (viết tắt là PVN) là công ty nhà nước được tiến hành các hoạt động dầu
khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo quy
định của pháp luật.
PETROVIETNAM Là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước, thực hiện vai trò là công
cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tập
đoàn có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60.000 người, có trình độ cao, làm chủ
các hoạt động dầu khí ở trong nước và ngoài nước.
PETROVIETNAM Đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ
tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch
vụ dầu khí, góp phần quan trọ ng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.
Bên cạnh đó, còn là tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư
ra nước ngoài. Đến nay Tập đoàn đang triển khai thực hiện hoạt động dầu khí tại 14 nước
trên thế giới.
PETROVIETNAM Là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành Dầu khí; là trụ cột, đầu tàu dẫn dắt
các lĩnh vực kinh tế khác phát triển; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa -
Vũng Tàu - Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi - Đà Nẵng, Nghi Sơn -
Thanh Hoá...
Về logo của PETROVIETNAM,
Biểu tượng (Logo) với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ của ngọn lửa
hai nhánh thể hiện thành quả hoạt động tìm kiếm thăm dò-khai thác và các lĩnh vực hoạt
động khác để đưa tài nguyên dầu khí từ lòng đất, lòng thềm lục địa Việt Nam lên phục vụ
đất nước. Ngọn lửa đỏ hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V (chữ đầu của từ Việt
Nam) được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước. Nhánh
màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

- Lịch sử phát triển


Ngày 27/11/1961
Với cơ sở nhận định về triển vọng của ngành dầu khí ở miền bắc việt nam, lúc bấy giờ
đảng ta đã cho thành lập đoàn thăm dò dầu lửa với số hiệu 36 (thường gọi là đoàn 36)
với nhiệm vụ tiến hành thăm dò dầu hỏa và khí đốt trên phạm vi việt nam ta, và để
tưởng nhớ truyền thống này, đảng ta đã công nhận 27/1 là ngày truyền thống dầu khí
việt nam.
Sau khi ta phát hiện được mỏ khí tiền hải với trữ lượng ước tính khoảng 1,3 tỉ mét khối,
trữ lượng thu hồi khoảng 600 triệu mét khối, được xem là một mỏ rất nhỏ nhưng được
các cấp lãnh đạo nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sau một thời gian khai thác thử, mỏ đã
được đi vào sử dụng chính thức với phương án khai thác hợp lí là 45-50 triệu mét
khối/năm trong vòng 20-25 năm sau đó.
Tiếp đó 6 tháng sau khi phát hiện mỏ khí tiền hải, nhận thấy tầm quan trọng của ngành
dầu khí , đang ta đã cho thành lập tổng cục dầu mỏ và khí đốt việt nam theo quyết định
số 170/CP của hội đồng chính phủ. Và ngày 3/9 hằng năm được cho là ngày thành lập
tập đoàn dầu khí việt nam.
Cái tên PETROVIETNAM được ra đời vào ngày 9/9/1977 theo quyết định số 251/CP, trực
thuộc tổng cục dầu mỏ và khí đốt việt nam.
Và sự kiện chính, đánh dấu sự ra đời của một ngành công nghiệp mới – công nghiệp khai
thác dầu khí ở thềm lục địa việt nam bắt đầu khi ta tìm ra và khai thác thành công dầu
thô từ mỏ bạch hổ 25/12/1983 và liên tiếp sau đó, mỏ Rồng và mỏ Đại hùng cũng được
phát hiện, mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí việt nam.
9/7/1999, Nhà máy khí hóa lỏng (LPG) đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng
vào ngày 04/10/1997. Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và hệ thống thu truyền dữ liệu được
điều khiển tự động với tổng số vốn đầu tư là 79 triệu USD, xây dựng tại Dinh Cố, xã An
Ngãi, Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 89.600 m2. Nhà máy được thiết kế
với công suất 1,5 tỷ m3 khí/năm.
Ngày 15/12/2004, ngày khánh thành dự án nhà máy đạm phú mỹ, Dự án Nhà máy đạm
Phú Mỹ được đánh giá là rất thành công. Lần đầu tiên một công trình trọng điểm nằm
trong chương trình khí-điện-đạm của Nhà nước đạt được cả 3 mục tiêu: chất lượng, tiến
độ và hiệu quả. Nhà máy đạm Phú Mỹ sử dụng các công nghệ tiên tiến sản xuất amoniac
của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) và sản xuất ure của SnamProgetti (Italia), thiết bị
hiện đại của các nước G7 và EU theo tiêu chuẩn quốc tế, khi chạy thử là ra được sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đạt công suất thiết kế. Tiến độ xây dựng được hoàn
thành trong 34 tháng. Chi phí đầu tư 380 triệu USD; so với Tổng dự toán được duyệt là
445 triệu USD, thì tiết kiệm được 65 triệu USD; so với hạn mức đầu tư là 486 triệu USD
thì tiết kiệm được 106 triệu USD. Chỉ sau 5 năm nhà máy đã thu hồi vốn và trả hết nợ
vốn vay.
Giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của PETROVIETNAM với sự ra
đời của nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 và đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau thuộc tổ
hợp dự án cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu dung quất, NMLD đầu tiên
của VN, và cho tới thời điểm gần nhất, 17/9/2015, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có
công suất 1200 MW (2x600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 01 từ ngày
31/12/2014 và tổ máy số 02 từ ngày 12/5/2015. Đây là Nhà máy nhiệt điện than có công
suất tổ máy lớn, sử dụng công nghệ đốt than phun trực tiếp tiên tiến, hiệu suất cao, đáp
ứng tốt yêu cầu về bảo vệ môi trường, hàng năm cung cấp cho hệ thống khoảng 7,2 tỷ
kWh điện.
II- Tầm nhìn và sứ mệnh
Với slogan Năng lượng cho phát triển đất nước, tập đoàn PETROVIETNAM mang sứ mệnh là
"Đảm bảo an ninh năng lượng(2) Quốc gia(8) - Đầu tàu kinh tế xây dựng và phát triển(6) đất
nước Việt Nam(3) hùng cường "

"Đảm bảo an ninh năng lượng(2) Quốc gia(8) – Nguồn lực xây dựng và phát triển(6) đất
nước Việt Nam(3) hùng cường"
Tầm nhìn chiến lược công ty đến 2035

Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng
bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập
khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dầu khí có tiềm lực
mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao; chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

You might also like