You are on page 1of 48

1

Danh mục dự án

PhẦN 1 – GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN


• Mạng lưới đại lý, CTV
• Tên dự án
• Hệ thống quản trị
• Giới thiệu về dự án
• Xây dựng ERP hợp nhất
• Thông tin về dự án
• Xây dựng website, mạng xã hội, B2C
• Mục tiêu của dự án
• Hệ thống đối tác
• Sự khác biệt
• Người sáng lập & đội nhóm
PHẦN 3 – THỰC HIỆN DỰ ÁN
• Tính pháp lý của dự án

• Chiến lược chung


PHẦN 2 – NỘI DUNG DỰ ÁN
• Lộ trình dự án
• Dự toán tài chính
• Mô hình tổng thể của dự án
• Một số vấn đề liên quan đến dự án
• Mô hình nền tảng là gì
• Phụ lục kèm theo
• Diễn giải một chu trình
• Chiến lược của dự án
PHẦN 4 – NHÀ ĐẦU TƯ
• Sự mở rộng của dự án
• Tính khả thi của dự án
• Giới thiệu
• Sản phẩm và dịch vụ của dự án
• Mục đích tìm nhà đầu tư
• Xây dựng thương hiệu
• Hình thức đầu tư
• Thị trường
• Lộ trình đầu tư
• Đối thủ cạnh tranh
• Các nội dung liên quan
• Kênh bán hàng
• Hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng
• Kế hoạch marketing, truyền thông

2
PHẦN 1 – GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

3
Tên dự án

Tên dự án: Helia (Latin – Hoa hướng dương) - Xây dựng nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo
dược

Diễn giải:

Tên dự án tập trung vào từ “xây dựng nền tảng” mà không phải là thành lập doanh nghiệp, xây dựng website,
mở cửa hàng, … đó là điểm hoàn toàn khác biệt.
Mô hình nền tảng là một mô hình kinh tế mới, một xu hướng lớn nhất hiện nay, thường được gọi với tên kinh tế
4.0. Mô hình nền tảng có cách xây dựng và hoạt động hoàn toàn khác biệt với các mô hình cũ còn lại với rất
nhiều ưu điểm và sự gia tăng phát triển cực kỳ nhanh chóng, tuy nhiên để xây dựng một mô hình nền tảng hiệu
quả và thành công sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm.
Với một nền tảng chắc chắn, ổn định và hoạt động hiệu quả sẽ làm tiền đề cho xây dựng một hệ sinh thái các sản
phẩm và dịch vụ có nguồn gốc thảo dược.

Dự án được coi là 1 Startup 4.0 thực sự, một hình mẫu tiêu chuẩn và tiên phong của các Startup trong nền kinh tế
mới.

4
Giới thiệu về dự án

Dự án xây dựng nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được ra đời từ một xu hướng nhu cầu
hiện nay đó là các cản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giúp bảo vệ sức khỏe. Các loại sản phẩm này đã có rất
nhiều trên thị trường từ lâu, tuy nhiên những năm gần đây dưới ảnh hưởng của kỷ nguyên thông tin, mạng xã hội,
các công cụ truyền thông và mức thu nhập ngày càng tăng lên, dẫn đến hiểu biết và nhu cầu sử dụng các sản
phẩm của khách hàng ngày càng tăng cao.

Một vấn đề rất lớn đó là giá thành sản phẩm của các sản phẩm nguồn gốc thảo dược khá cao so với mặt hàng tiêu
dùng đại chúng và cách để bán hàng, marketing đến khách hàng tốn kém nhiều chi phí nếu làm theo cách truyền
thống, dẫn đến ít hiệu quả. Điều đó đã được khắc phục theo mô hình kinh tế mới, tận dụng tối đa sức mạnh của
công nghệ thông tin, của thương mại điện tử, mạng xã hội và mô hình kinh tế chia sẻ.

Với sự kết hợp giữa sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm có nguồn gốc thảo dược và các ưu thế của mô hình kinh tế
mới chính là khởi đầu cho dự án xây dựng nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

5
Thông tin về dự án

• Tên dự án: Helia - Xây dựng nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược
• Kiểu dự án: Startup
• Mô hình của dự án: Mô hình nền tảng hợp nhất (kinh tế 4.0)
• Độ lớn của dự án: Trung bình (doanh số ước tính dưới 100 tỷ)
• Độ phức tạp: Cao (mô hình nền tảng cần nhiều kinh nghiệm)
• Tỷ lệ thành công: Cao, tốc độ phát triển dự án từ 80-150%/1 năm.
• Chủ dự án: Công ty cổ phần Zoro Aya Việt Nam.
Văn phòng đại diện : Số nhà 11, Khu Biệt Thự Liền Kề C14 Bắc Hà, đường Tố Hữu, Phường
Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Mã số thuế : 0107977077
Hotline: 0888021555 / 02226518186
• Thời gian triển khai thực hiện: Đang thực hiện ở giai đoạn chạy thử nghiệm tại địa chỉ www.helia.vn

6
Mục tiêu của dự án

Đối với mô hình nền tảng sẽ có các mục tiêu đặc thù riêng, dự án nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn
gốc thảo dược cũng như vậy. Các mục tiêu chung gồm có:

• Xây dựng được một nền tảng hiệu quả, phát triển ổn định, bền vững, có tương tác tích cực, có khả năng
nâng cấp và mở rộng.
• Trở thành một Startup tiên phong, lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực
• Xây dựng được một cộng đồng trên 10.000 khách, sử dụng hệ thống quản trị CRM.
• Phát triển được mạng lưới bán hàng toàn diện, hợp nhất giữa online (website, mạng xã hội, website
B2C) va offline (các đối tác, mạng lưới đại lý, CTV).
• Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tạo thành một “hệ sinh thái” đáp ứng toàn diện các nhu cầu của
khách hàng.
• Tốc độ phát triển của dự án trung bình trên 100%/1 năm.
• Kết nối thêm nhiều đối tác, các nhà đầu tư cùng tham gia vào dự án.

7
Sự khác biệt của dự án

8
Người sáng lập và đội nhóm

9
Tính pháp lý của dự án

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ZORO AYA


Mã số thuế 0107977077
Ngày cấp 28/08/2017
Tình trạng hoạt động Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Nơi đăng ký quản lý Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân
Địa chỉ trụ sở Số 325 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam
Điện thoại 0888021555
Chủ sở hữu Nguyễn Thị Hạnh
Ngành nghề kinh S96310 - Cắt tóc, làm đầu, gội đầu
doanh C3250 - Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng
G4632 - Bán buôn thực phẩm
G4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Ngành chính)
G4659 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
G4772 - Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
G4773 - Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
N82990 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
P8532 - Giáo dục nghề nghiệp
S96100 - Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể
thao);
C2023 - Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
N78200 - Cung ứng lao động tạm thời
N7830 - Cung ứng và quản lý nguồn lao động

Các sản phẩm của công ty đều được đăng ký sở hữu trí tuệ và thương hiệu.
10
Trong một thị trường có quá nhiều
sản phẩm tương tự nhau như hiện nay,
ai có mô hình kinh doanh tốt hơn,
theo kịp xu hướng hơn sẽ chiến
thắng.

11
PHẦN 2 – NỘI DUNG DỰ ÁN

12
Mô hình tổng thể của dự án

13
Mô hình nền tảng là gì?

Mô hình nền tảng là mô hình kinh tế mới nhất hiện nay, được kế thừa phát triển từ các mô hình truyền thống, mô
hình thương mại điện tử và các mô hình cũ khác. Mô hình nền tảng thường được gọi là mô hình kinh tế 4.0.
Mô hình nền tảng trên lý thuyết rất dễ hiểu, nhưng để xây dựng một dự án thật sự hiệu quả thì rất khó khăn, cần
nhiều kinh nghiệm.
Các ưu điểm chính của mô hình nền tảng gồm có:

- Kết hợp và phát huy tối đa lợi thế, ưu điểm của mô hình kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử
- Xây dựng được một nền tảng hợp nhất dựa trên công nghệ, giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu quả kinh
doanh
- Có sự phát triển theo cấp số nhân dựa trên sử dụng các hiệu ứng về truyền thông và thương hiệu
- Tạo ra các tương tác tích cực, tốc độ cao với khách hàng và khách hàng là trung tâm của mô hình.
- Tỷ lệ đầu tư/hiệu quả mang lại là cao nhất trong tất cả các mô hình kinh doanh và chi phí đầu tư thường thấp
nhất.

14
Diễn giải một chu trình hoạt động của nền tảng

15
Chiến lược của dự án

Dự án xây dựng nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược sẽ tập chung vào các chiến lược
chính sau:

- “Nhanh –Tiết kiệm - Chính xác – Hiệu quả” là chiến lược cho thực hiện dự án ở tất cả các giai đoạn.
- Xây dựng một mô hình nền tảng lõi đồng bộ, tiêu chuẩn và hợp nhất ngay từ ban đầu, giúp sau này khi dự án
phát triển việc nâng cấp, mở rộng dễ dàng.
- Xây dựng các kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn và công việc trước khi thực hiện, điều này đảm bảo tính
chuyên nghiệp cao, sự tương thích, giảm rủi ro, có thể đánh giá được tổng thể hiệu quả ngay từ đầu.
- Dự án sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn để phù hợp với năng lực thực hiện, khả năng tài chính và cơ hội
của dự án.
- Luôn “lắng nghe” các tương tác, phản hồi đa chiều, đa kênh để xử lý và ngày càng hoàn thiện các thành phần
của dự án.
- Luôn có phương án linh hoạt cho các trường hợp về thay đổi dự án, xử lý rủi ro, có thêm nhà đầu tư, vv…

16
Sự mở rộng của dự án

Sự mở rộng này gồm có: Mở


rộng về quy mô, nhân sự, hệ
thống quản trị, doanh số, số
lượng khách hàng, đối tác, mạng
lưới đại lý, CTV, website, tài
chính, …. Và tất cả các thành
phần của dự án.

17
Tính khả thi của dự án

Có rất nhiều phương pháp đánh giá tính khả thi của một dự án kinh doanh như định lượng, định tính, phương
pháp tham chiếu, phương pháp số học, …. Đối với dự án xây dựng nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn
gốc thảo dược sẽ sử dụng một phương pháp riêng – phương pháp 4C.

1. Có sản phẩm: Các sản phẩm đã được nghiên cứu, bán thử nghiệm cho kết quả tốt, đồng thời các yếu tố liên
quan đến sản phẩm (thương hiệu, hình ảnh, thiết kế, …) đều được chuẩn bị kỹ lưỡng.
2. Có nhóm nhân sự chất lượng: Nhân sự đều có chuyên môn tốt, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau.
3. Có bản dự án chi tiết: Đây là yếu tố bắt buộc của xây dựng một nền tảng, dự án đã được nghiên cứu và đánh
giá tính khả thi.
4. Có các lợi thế riêng: Các lợi thế về tài chính, kinh nghiệm quản trị, kinh nghiệm chuyên môn, văn phòng,
mối quan hệ, ….

Dự án sẽ được đánh giá tính khả thi chính xác nhất khi đã xây dựng được nền tảng lõi đầu tiên của dự án và hoạt
động cho kết quả tốt. Khi đó sẽ có các đánh giá khách quan.

18
Mô hình khách hàng thành viên

Dự án có 2 nhóm khách hàng, khách hàng tự do và khách hàng thành viên, dự án được xây dựng theo mô hình
nền tảng, vì vậy sẽ điều hướng khách hàng (người dùng tự do) trở thành khách hàng thành viên.

Thành viên chính thức - Helia Premium ( 99.000 vnđ/1 năm, tặng 1 năm miễn phí cho khách hàng mới, tặng
thêm 1 năm sử dụng cho khách hàng giới thiệu khách hàng mới) , với các ưu tiên gồm có: Free ship cả nước,
Giảm 5% hóa đơn trực tiếp, Chăm sóc khách hàng ưu tiên, Quà tặng (sinh nhật, ngày lễ) Hoàn tiền nếu không hài
lòng sản phẩm.

Mô hình của Helia là hướng đến phục vụ theo từng nhu cầu của khách hàng (tối ưu người dùng), vì vậy sẽ định
hướng để gia tăng số lượng thành viên. Việc đăng ký thành viên sẽ qua 3 giai đoạn: (1) Đăng ký cơ bản (qua
website helia.vn, FB, Zalo, kênh khác, . với thông tin tối thiểu: Họ Tên, Số điện thoại,) -> (2) Hoàn thiện và bổ
xung thông tin, helia sẽ chủ động liên lạc với khách hàng để xác thực và bổ xung thông tin (thêm email,, hotline
địa chỉ, ... tùy theo). ->(3) Nhập thông tin khách hàng vào CSDL CRM.
Thành viên tự do: Là các người dùng tự do tương tác, không có các lợi ích như thành viên chính thức. Helia sẽ
điều hướng thành viên tự do thành thành viên chính thức.

19
Sản phẩm và dịch vụ

Dự án tập trung vào các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thảo dược với các dòng sản phẩm chính.

Hiện tại đang có các sản phẩm sau:

- Dầu gội thảo dược


- Tinh dầu các loại
- Xà phòng tắm
- Sữa tắm
- Dung dịch vệ sinh
- Các sản phẩm khác

Trong tương lai, khi dự án mở rộng phát triển sẽ phát triển đa dạng sản phẩm cả về danh mục lẫn các loại sản
phẩm, tạo thành một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh. Ngoài ra, sẽ có thêm các sản phẩm và dịch vụ
của đối tác, giúp tối ưu giá trị.

Mục tiêu dự án sẽ có khoảng 20 danh mục sản phẩm, hơn 100 loại sản phẩm, cùng với một số dịch vụ.

20
Xem thêm sản phẩm tại: http://zoro-aya.com/ (một website tạm của dự án, sau này sẽ dùng tên
21
miền và website khác)
Xem thêm sản phẩm tại: http://zoro-aya.com/ (một website tạm của dự án, sau này sẽ dùng tên
miền và website khác) 22
Xây dựng thương hiệu

Dự án xây dựng thương hiệu 4.0 kết hợp với các hiệu ứng mạng xã hội, hiệu ứng Startup để xây dựng thương
hiệu nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các nội dung chính của xây dựng thương hiệu cho dự án gồm có:
- Logo: Sự đơn giản tối đa bằng chữ cái . (tên thương hiệu chính khác tên thương hiệu sản phẩm).
- Tên website: Tên miền website sẽ được chọn phù hợp với thương hiệu, ví dụ thaoduoc.vn, (tên miền sẽ được
mua và công khai khi dự án chạy chính thức).
- Màu sắc chủ đạo: Xanh lá cây.
- Slogan/thông điệp: Đang nghiên cứu, sẽ có trong bản dự án chi tiết.
- Bài viết PR/Câu chuyện truyền thống: Trong bản dự án chi tiết
- Người sáng lập: Cần xây dựng hình ảnh và câu chuyện về người sáng lập
- Hình ảnh: Người sáng lập, đội nhóm, văn phòng, đối tác, vv…
- Các bên liên quan đến dự án: Giúp tăng thêm thương hiệu cho dự án.

Mục tiêu của xây dựng thương hiệu đó là đứng trên góc nhìn của khách hàng, của thị trường, đối tác, … thì sẽ
hướng đến dự án là 1 Startup tiên phong xây dựng một mô hình kinh tế mới để kinh doanh các sản phẩm có
nguồn gốc thiên nhiên.

23
Thị trường

Thị trường của dự án sẽ được phát triển theo các giai đoạn và được phân
chia theo khu vực và đối tượng khách hàng.

1. Trị trường online


Gồm thị trường cả nước nhưng sẽ tối ưu cho thị trường là các thành phố
lớn với các đối tượng khách hàng cụ thể. Điều này giúp tối ưu khả năng
kinh doanh. Đồng thời, với thị trường Hà nội hiện tại sẽ có các phương
pháp riêng biệt, ví dụ như giao hàng trong 2h.

2. Thị trường truyền thống


Đây là thị trường mà hệ thống TMĐT (online) không thể tiếp cận, gồm
có các khu vực nông thôn, ngoại thành, các đối tượng ít biến đến công
nghệ.
Để phục vụ thị trường này sẽ thông qua mạng lưới đối tác, đại lý, CTV.

Cả 2 thị trường này có sự hợp nhất, tối ưu và hỗ trợ cho nhau.

24
Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay ở Việt Nam có hàng trăm công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với sự đa
dạng về chủng loại, nguồn gốc, phân khúc, chất lượng. Nếu thống kê sẽ có hơn 2.000 loại sản phẩm khác nhau –
một con số rất lớn.

Khi trị trường đã có quá nhiều sản phẩm thì công ty nào có mô hình kinh doanh tốt hơn, hệ thống bán hàng hiệu
quả hơn sẽ chiến thắng – đó mới là vấn đề chính và cũng là yếu tố quan trọng mà dự án đang hướng đến xây
dựng một nền tảng – một mô hình đủ khả năng cạnh tranh và phát triển hiệu quả.

25
Kênh bán hàng

Gồm có 2 kênh:

1. Online – mô hình bán hàng trực tiếp: Gồm có website chính chủ, mạng xã hội (Facebook, Zalo, …), các
website B2C (Lazada, Tiki, Adayroi, …), đặt hàng qua điện thoại, …. Dự án sẽ trực tiếp xử lý các đơn hàng.

2. Offline – mô hình bán hàng qua trung gian: Gồm mạng lưới các cửa hàng, nhà phân phối, đối tác, đại lý,
CTV, ….và các trung gian này tự xử lý các đơn hàng. Các trung gian sẽ nhập sản phẩm và bán lại khách hàng
để nhận %. Dự án sẽ có các kế hoạch để hỗ trợ trung gian bán hàng hiệu quả nhất, giảm thiểu vấn đề “khó bán
hàng, muốn chiết khấu cao, luôn chuyển chậm, trả lại sản phẩm, …”. Đây là một quy trình với các kế hoạch
phức tạp, sẽ được xây dựng trong bản dự án chi tiết và dần dần hoàn thiện theo sự phát triển của dự án.

Các kênh bán hàng sẽ có sự hỗ trợ lẫn nhau, ví dụ các đại lý, CTV sẽ được kênh online hỗ trợ về marketing,
truyền thông (khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin chi tiết về các đại lý, CTV trên website để mua
hàng trực tiếp từ đại lý, CTV).

26
Hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng (CRM)

CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng. Dự án sẽ sử dụng phần
mềm CRM của một công ty cung cấp tại Việt Nam (ví dụ GetFly CRM https://demo2.getflycrm.com Giám đốc:
bangiamdoc / Pass: 12345678). CRM là một phần trong hệ quản trị hợp nhất ERP.

Phần mềm CRM có rất nhiều tính năng, đối với mô hình nền tảng của dự án thì CRM được sử dụng để xây dựng
một cơ sở dữ liệu về khách hàng và bán hàng, marketing dựa trên cơ sở dữ liệu này. Trong phần dự án chi tiết sẽ
có các kế hoạch cụ thể hơn.

Hệ thống CRM của dự án sẽ được xây dựng với các đặc điểm riêng cho dự án và có các nâng cấp dựa trên sự phát
triển của dự án.

27
Marketing và truyền thông

Để tăng hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, dự án sẽ áp dụng chủ yếu vào “Marketing hiệu ứng”
thông qua mạng xã hội, báo chí, cộng đồng, … với các thông điệp ấn tượng, đi theo xu hướng 4.0.

Ngoài ra, sẽ có các hình thức khác:

- Chạy quảng cáo trên Google, Facebook, ….


- SEO content cho website
- Marketing qua kênh truyền thống
- Tổ chức các chương trình, sự kiện

Dự án cũng sẽ tham gia vào các cuộc thi, hoạt động liên quan đến khởi nghiệp (Startup).

Các kế hoạch về marketing và truyền thông rất phức tạp, sẽ được nghiên cứu và xây dựng trong bản
dự án chi tiết, cụ thể hóa khi dự án đi vào thực hiện.

28
Mạng lưới đại lý, CTV

Mạng lưới đại lý, CTV (và các đối tác) thuộc về kênh kinh doanh truyền thống. Có một sự khác biệt ở đây đó là
mạng lưới này được sự phối hợp và hỗ trợ từ phía online và cả một mô hình kiến trúc mới của dự án.

Cụ thể hơn, lấy các đại lý là trung tâm mạng lưới, thì:

- Các đại lý sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để bán hàng hiệu quả (hướng dẫn kinh doanh, cung cấp tài liệu, cách
bán hàng, …)
- Nhận được mức % tùy theo doanh số (theo quy định của dự án, có cônh khai)
- Các phần thưởng theo doanh số, theo tháng, quý.
- Các lợi ích khác.

Các đại lý đều được kết nối vào hệ thống website tại trang chủ với đầy đủ thông tin (Tên đại lý, địa chỉ, điện thoại,
hình ảnh đại lý, bản đồ Google map, hạng sao đánh giá, phản hồi đánh giá từ khách hàng, …). Khách hàng có thể
mua trên website (TMĐT) hoặc mua tại các đại lý gần nhất (mua trực tiếp).

Theo một chiến lược tổng thể, mạng lưới địa lý cũng sẽ được ưu tiên cho việc thu thập và xây dựng CSDL khách
hàng, hợp nhất với Cơ sở dữ liệu khách hàng trung tâm.
29
Hệ thống quản trị

Như phần chiến lược dự án có mô tả, chiến lược cho dự án đó là “nhanh –chính xác – tiết kiệm – hiệu quả”, hệ
thống quản trị cũng sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chí này.

Sử dụng mô hình quản trị hợp nhất ERP, kết hợp giữa phần mềm và con người quản trị, yêu cầu mọi thứ đều được
xây dựng theo các quy trình chuẩn hóa và minh bạch thông tin cao. Với hệ thống quản trị này sẽ giúp giảm thiểu
rủi ro, tăng sự chuyên nghiệp, dự án vận hành ổn định.

Trong phần dự án chi tiết và khi triển khai thực hiện sẽ từng bước xây dựng hệ thống quản trị dự án.

30
Hệ thống ERP cơ bản của dự án (sẽ điều chỉnh khi thực hiện dự án)

31
Xây dựng website (website đang chạy thử nghiệm phiên bản đầu tiên tại helia.vn)

32
Mạng xã hội, Website B2C

1. Mạng xã hội đóng vai trò “vệ tinh” cho website, giúp marketing, phát triển thương hiệu, cộng đồng, để có thể
đạt hiệu quả cao nhất trên nền tảng các mạng xã hội, cách phổ biến đó là sử dụng mô hình Viral Marketing,
với sự “chia sẻ và lan tỏa”. Theo cách thông thường, chi phí chạy quảng cáo là rất lớn và hiệu quả thấp. Các
mạng xã hội sẽ được sử dụng gồm có: Facebook, Twitter, Youtube, Instagram, Zalo, … Mỗi mạng xã hội sẽ có
các kế hoạch phù hợp.

2. Website B2C (hoặc B2B2C): Đây là các website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến, các website này sẽ
giúp mở rộng kênh bán hàng cho dự án. Các website sẽ hợp tác gồm có: Lazada, Tiki, Adayroi, Sendo, Vatgia,
…. Ước tính có khoảng 30 website sẽ hợp tác.

3. Nhóm website, ứng dụng khác. Chủ yếu là các website (hoặc APP) ưu đãi, giảm giá, mua theo nhóm.

33
Hệ thống đối tác

Dự án nền tảng kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược gồm các nhóm đối tác sau đây:

1. Đối tác sản xuất: Gồm các đối tác sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu riêng của dự án

2. Đối tác hạ tầng công nghệ: Các hệ thống về ERP, CRM, website, máy chủ, bảo mật, …..

3. Đối tác giao hàng: Dự án sẽ sử dụng nhiều đối tác về giao vận với sự ứng biến khác nhau cho các trường hợp

cụ thể để tối ưu hiệu quả, các đối tác ví dụ như giao hàng nhanh, Viettel Pos, ..

4. Đối tác về thanh toán: Ngân hàng, các cổng thanh toán, ví điện tử, …

5. Đối tác về bán hàng online: Các website thương mại điện tử, khuyến mại, …

6. Đối tác về Marketing, truyền thông: Các đối tác cung cấp dịch vụ, đối tác hỗ trợ truyền thông

7. Đối tác cung cấp các sản phẩm dịch vụ bổ xung vào nền tảng

8. Đối tác hỗ trợ : Pháp lý, hợp tác…

34
PHẦN 3 – THỰC HIỆN DỰ ÁN

35
Chiến lược chung

Dự án được xây dựng theo mô hình nền tảng, độ khó và phức tạp cao, cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
chiến lược thực tập trung vào các điểm chính sau:

- Định vị một mô hình dự án tiêu chuẩn ( mô hình lõi) và lộ trình phát triển ít nhất 5 năm
- Dự án phải được nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch chi tiết, đánh giá toàn diện từng kế hoạch cụ thể trước khi
bắt đầu.
- Tận dụng tối đa các nguồn lực phù hợp, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất (P/P). Các nguồn lực này gồm có
nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.
- Ứng với giai đoạn khác nhau của dự án sẽ có chiến lược thực hiện tương ứng
- Linh hoạt trong sự thay đổi nhưng vẫn đảm bảo được chiến lược và mục tiêu chung của dự án.
- “Lắng nghe” sự phản hồi từ đa chiều để đưa ra các kế hoạch xử lý phù hợp nhất.
- Các thành viên tham gia vào dự án cần có sự tuyển chọn kỹ lưỡng, phân công vai trò, trách nhiệm cụ thể.
- Hàng ngày, hàng tuần sẽ có các cuộc họp thảo luận tất cả các thành viên liên quan đến dự án.

36
Lộ trình dự án

37
Dự toán tài chính

Dự án sử dụng mô hình nền tảng, vì vậy các tính dự toán tài chính sẽ có nhiều điểm khác biệt với các mô hình
kinh doanh khác. Mô hình nền tảng đơn giản nhất sẽ có 2 phần đó là tài chính cho giai đoạn đầu tư xây dựng nền
tàng và tài chính cho giai đoạn phát triển nền tảng. 2 giai đoạn này sẽ có các kế hoạch về tài chính riêng.

Đối với giai đoạn hiện tại của dự án – giai đoạn đầu tư xây dựng nền tảng thì chi phí của dược án gồm các nhóm
chính sau:
- Chi phí cho hạ tầng công nghệ
- Chi phí văn phòng, trả lương nhân sự
- Chi phí cho phát triển sản phẩm, sản xuất sản phẩm
- Chi phí cho vận hành doanh nghiệp và dự án hàng tháng
- Chi phí marketing, xây dựng thương hiệu
- Tài chính lưu động/dự phòng dự án
- Các chi phí khác.

Theo ước tính, tài chính cho giai đoạn này của dự án vào khoảng từ 1 tỷ - 1,6 tỷ.

Giai đoạn phát triển dự án sẽ tùy theo tình hình cụ thể để có các kế hoạch phù hợp.
38
Một số vấn đề liên quan đến dự án

- Dự án sử dụng mô hình nền tảng, một mô hình kinh tế 4.0 kết hợp giữa online và truyền thống. Mô hình này
đang là 1 xu hướng tất yếu, đã có rất nhiều dự án trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam thực hiện.
- Dự án hoàn toàn tuân thủ dúng pháp luật, các quy định, vấn đề đạo đức kinh doanh.
- Dự án sử dụng mô hình quản trị hợp nhất dựa trên nền tảng công nghệ nên các thông tin,số liệu hoàn toàn
minh bạch, theo các quy chuẩn.
- Mô hình của dự án có thể được “chuyển đổi” để áp dụng cho nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác. Nhất là các
Startup đi theo xu hướng mới.
- Dự án được sự hỗ trợ từ phía Cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam và nhiều chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm.

39
PHẦN 4 – NHÀ ĐẦU TƯ

40
Mục đích tìm nhà đầu tư

Dự án Helia đã có đầy đủ nền tảng để thực hiện, gồm con người, dự án được nghiên cứu kỹ lưỡng, đang chạy thử
nghiệm tại www.helia.vn , có một văn phòng nhỏ.

Để dự án được xây dựng và hoạt động chuyên nghiệp ngay từ ban đầu sẽ cần tìm nhà đầu tư, do dự án không đủ
khả năng tài chính. Các nhà đầu tư sẽ trở thành nhà đầu tư, cổ đông sáng lập của dự án.

Các khoản đầu tư sẽ được sử dụng đúng mục đích, có lộ trình cụ thể, có các bản kê chi tiết và điều quan trọng, các
nhà đầu tư sẽ có vai trò tham gia cùng điều hành dự án, để giám sát và giúp dự án phát triển.

Sau khi thống nhất và chấp thuận đầu tư vào Helia, các thành viên sáng lập dự án sẽ có buổi gặp gỡ các nhà đầu
tư, trình bày, trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư.

41
Cam kết của đội ngũ sáng lập

Helia là một dự án Startup và lại là một mô hình kinh doanh mới, vì vậy sự tin tưởng vào dự án, vào đội ngũ sáng
lập thực hiện dự án rất quan trọng.
Các thành viên sáng lập dự án (gồm Nguyễn Thị Hạnh – vai trò chính, Hoàng Mạnh Thắng) cũng sẽ có các cam
kết như sau:

- Luôn trung thực, coi trọng danh dự, uy tín cá nhân và chuyên tâm hết mình để thực hiện dự án
- Thực hiện dự án theo các lộ trình và các công việc đề ra theo các kế hoạch
- Có các báo cáo đầy đủ về tình hoạt động, tiến độ dự án, sử dụng tài chính và các vấn đề khác liên quan đến dự
án cho các nhà đầu tư (cổ đông sáng lập).
- Trong các trường hợp cần thiết, tất cả các thành viên của dự án cần bàn bạc, thảo luận về các vấn đề để dự án
được hiệu quả, ngày càng phát triển.

42
Số vốn cần gọi

Các giai đoạn


Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
dự án
Thời gian Tháng 9-10/2018 Tháng 11 Các thánh tiếp
theo
Mô tả Xây dựng dự án Chạy thử nghiệm Chạy chính thức

Số tiền cần đầu 800 triệu Hơn 2 tỷ


tư ước tính

Tổng số tiền cần 3 tỷ VNĐ với thời gian hoạt động dự án đến đầu năm
được đầu tư 2020 để giúp dự án có lợi nhuận.
(Số tiền đầu tư sẽ có kế hoạch tài chính cụ thể khi dự án
thực hiện)

43
Hình thức đầu tư

Các nhà đầu tư sẽ đóng vai trò cổ đông sáng lập của dự án Helia, bởi vậy:

- Dự án sẽ hạn chế nhiều nhà đầu tư, tối đa 3 nhà đầu tư.
- Các nhà đầu tư có thể nắm giữa không giới hạn tỷ lệ cổ phần dự án, tối đa là 80%
- Với cổ phần nắm giữa, các nhà đầu tư sẽ có vị trí trong ban điều hành dự án.
- Nhà đầu tư cần sử dụng tiền mặt khi đầu tư
- Các giai đoạn giải ngân đầu tư vào dự án sẽ có bàn bạc cụ thể giữa tất cả thành viên tham gia vào dự án.
- Các khoản đầu tư sẽ được giám sát, báo cáo thường xuyên.

44
Quyền lợi nhà đầu tư

• Các nhà đầu tư đóng vai trò cổ đông sáng lập dự án, vì vậy dự án sẽ thành lập một công ty cổ phần mới (công
ty Helia Việt Nam), với sự phân chia tỷ lệ cổ phần nắm giữ dựa trên số tiền đầu tư vào dự án.
• Các nhà đầu tư có quyền tham gia vào điều hành dự án
• Các nhà đầu tư được pháp luật Việt Nam bảo vệ khi đầu tư vào dự án
• Hợp đồng cùng các tài liệu chi tiết sẽ có cho từng nhà đầu tư
• Các nhà đầu tư có thể bán, cho, tặng cổ phần, hoặc mua thêm cổ phần dự án Helia từ các bên khác.
• Các nhà đầu tư cần tuân thủ các quy định riêng của dự án
• Trong trường hợp có các vấn đề phát sinh, các thành viên của dự án (gồm đội ngũ sáng lập, cổ đông sáng lập)
cần thảo luận để giải quyết.

45
Tỷ lệ cổ phần

Tỷ lệ cổ phần dự án Helia dự kiến

20% Nhà đầu tư (tối đa


3)
Thành viên sáng
lập dự án
80%

Tỷ lệ cổ phần có thể thay đổi tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên

46
Các vấn đề liên quan khác

- Dự án Helia là một mô hình nền tảng nên chủ yếu chuyên về Thương mại theo mô mình kinh tế mới.
- Các nhà đầu tư khi tham gia vào dự án sẽ là các cổ đông sáng lập
- Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhà đầu tư sẽ được bàn bạc cụ thể.
- Sẽ cần thành lập công ty mới, công ty cổ phần Helia Việt Nam khi các nhà đầu tư tham gia
- Công ty Zoro aya Việt Nam do Nguyễn Thị Hạnh sở hữu sẽ không có vai trò pháp lý liên quan đến dự án, mà
sẽ trở thành một công ty sản xuất sản phẩm mang thương hiệu mới và cung cấp cho công ty Helia Việt Nam
theo các đơn đặt hàng (hay thường gọi là nhà cung cấp phía sau).
- Trong tháng 8, các nhà đầu tư cần chốt đầu tư vào dự án để giúp dự án đi theo lộ trình.
- Sẽ có các buổi gặp mặt gồm các nhà đầu tư, các sáng lập và các bên liên quan để thảo luận, thống nhất về dự
án.

47
Phụ lục dự án

http://khoinghiepvietnam.org/
http://zoro-aya.com/
http://congdoanhnghiep.vn/
http://npif.org/
http://smehospital.com/
http://platformrevolution.vn/
https://www.lazada.vn/
https://tiki.vn/
http://sharktankvietnam.com/
http://startupcity.vn
http://startupwheel.vn/
http://pti.edu.vn/

48

You might also like